Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | LINKS | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | SU'U TÂ`M TÊ'U | LA./KINH DI. !!! | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | DANH NHÂN | TH̉'I SU'. | TH̉'I SU'. [tt] | TÔN GIÁO | TÀI T̀NH

TA.P GHI 10

 

 

BCH TH TƯƠNG TRI DO ÁN KIM !

 

Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ

Lại đây cùng ta cạn một hồ trường !

(Hồ Trường- Nguyễn Bá Trác)

 

Con người sống trong đời, nếu không phải là bậc chân nhân thế ngoại t́m niềm vui trong cảnh giới tiêu dao tự tại của riêng ḿnh, th́ thường có nhu cầu đ̣i hỏi sự cảm thông và chia xẻ. Người ta thường nói niềm vui có người chia xẻ sẽ được nhân đôi, c̣n nỗi buồn nếu có người chia xẻ sẽ vơi đi một nửa. Nhưng ở đời có thể t́m được chăng một người tri kỷ? Tấm ḷng tri âm giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ, t́nh bạn tri kỷ giữa Quản Trọng và Bảo Thúc Nha có lẽ chỉ c̣n là huyền thoại.

 

Bạn tri kỷ chỉ do cơ duyên mà gặp, không thể gượng gạo mà cầu. Không riêng ǵ loài người mà cả loài vật cũng khát khao t́m tri kỷ, từ thế giới có sự sống của bao loài sinh vật cho đến thế giới tưởng chừng như vô hồn của sỏi đá, cỏ cây. T́nh tri kỷ không chỉ sưởi ấm ḷng người mà c̣n phủ lên sỏi đá, cỏ cây những phần hồn linh động. Có khi t́m tri âm, tri kỷ trong loài vật lại đem cho ta nhiều an ủi hơn so với loài người! Những người có tài hoa và nhân cách, thuở b́nh sinh hoặc khi lâm vào những cảnh ngộ khốn cùng, thường lấy loài vật làm tri kỷ. Loài vật, về mặt lư thuyết sinh vật học, c̣n tiến hóa dưới loài người nhiều bậc, nhưng về mặt thủy chung như nhất ắt hẳn vượt trên loài người rất xa.

 

Trương Trào trong "U Mộng Ảnh" từng viết một câu tha thiết :

"Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, th́ có thể không c̣n ân hận ǵ nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Uyên Minh làm tri kỷ, mai lấy Ḥa Tĩnh làm tri kỷ, trúc lấy Tử Do làm tri kỷ, sen lấy Liêm Khê làm tri kỷ, đào lấy những người trốn vua Tần làm tri kỷ, hạnh lấy Đổng Phụng làm tri kỷ, đá lấy Mễ Điên làm tri kỷ, trái vải lấy Thái Chân làm tri kỷ, trà lấy Lư Đồng, Lục Vũ làm tri kỷ, cỏ thơm lấy Linh Quân làm tri kỷ, thuần lư lấy Quư Ưng làm tri kỷ, chuối lấy Hoài Tố làm tri kỷ, dưa lấy Thiệu B́nh làm tri kỷ, gà lấy Xử Tông làm tri kỷ, ngỗng lấy Hữu Quân làm tri kỷ, trống lấy Nễ Hành làm tri kỷ, tỳ bà lấy Minh Phi làm tri kỷ .. Một khi đă gắn bó th́ ngàn thu không đổi".

 

(Thiên hạ hữu nhất nhân tri kỷ, khả dĩ bất hận. Bất độc nhân dă, vật diệc hữu chi. Như cúc dĩ Uyên Minh vi tri kỷ; mai dĩ Ḥa Tĩnh vi tri kỷ; trúc dĩ Tử Do vi tri kỷ; liên dĩ Liêm Khê vi tri kỷ; đào dĩ tỵ Tần nhân vi tri kỷ; hạnh dĩ Đổng Phụng vi tri kỷ; thạch dĩ Mễ Điên vi tri kỷ; lệ chi dĩ Thái Chân vi tri kỷ; trà dĩ Lô Đồng, Lục Vũ vi tri kỷ; hương thảo dĩ Linh Quân vi tri kỷ; thuần lư dĩ Quư Ưng vi tri kỷ; tiêu dĩ Hoài Tố vi tri kỷ; qua dĩ Thiệu B́nh vi tri kỷ; kê dĩ Xử Tông vi tri kỷ; nga dĩ Hữu Quân vi tri kỷ; cổ dĩ Nễ Hoành vi tri kỷ; tỳ bà dĩ Minh Phi vi tri kỷ .. .. nhất dữ chi đính, thiên thu bất di)

 

Tất cả những loài động vật lẫn thực vật trong câu nói của Trương Trào quả đă không uổng phí một phen tồn tại giữa cơi trần gian. Tôi xin ghi chú những điển tích lư thú và cảm động trong câu nói của Trương Trào, để bạn đọc tham khảo và nghiền ngẫm.

 

Cúc lấy Uyên Minh làm tri kỷ.

Uyên Minh Tức Đào Tiềm, hiệu Uyên Minh, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, người đă trả áo từ quan về vui cảnh điền viên, có bài "Quy khứ lai từ" rất nổi tiếng. Ông sống thanh cao, và rất yêu hoa cúc, làm nhiều bài thơ về hoa cúc. Trong hai mươi bài thơ "Ẩm tửu" có câu "Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn" (dưới rào phía đông hái cúc, xa xa nh́n thấy núi Nam)

 

Mai lấy Ḥa Tĩnh làm tri kỷ.

Lâm Ḥa Tĩnh tức Lâm Bô, nhà thơ đời Bắc Tống, được gọi là "Tây Hồ ẩn sĩ". Ông một ḿnh ở Tây Hồ, nuôi hạc trồng mai, và thường bảo lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con. Bài thơ "Sơn viên tiểu mai" với hai câu được xem là thần cú đă gắn liền h́nh ảnh nhà thơ ẩn dật với cành mai. Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển, Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.(Nước soi nghiêng bóng mai gầy, Dưới trăng, hương nhẹ thoảng bay trong chiều)

 

Trúc lấy Hữu Quân làm tri kỷ.

Hữu Quân Tức Vương Huy Chi, con trai nhà thư pháp lỗi lạc Vương Hy Chi, tự Tử Do, người đời Đông Tấn. Theo "Thế thuyết tân ngữ", Vương Huy Chi có lần đến ở trọ nhà người, bảo trồng trúc. Có người hỏi : "Ở tạm, sao phải phiền phức vậy?". Vương chỉ cây trúc, bảo: "Hà khả nhất nhật vô thử quân? 何可一日無此君!(Làm sao có thể một ngày thiếu người này được?). Không thể sống không có trúc, dù chỉ một ngày. Thử hỏi trong đời c̣n có mối t́nh tri kỷ nào sâu đậm hơn chăng?

 

Cúc lấy Liêm Khê làm tri kỷ.

Liêm Khê tức Chu Đôn Di, nhà lư học đời Nam Tống, yêu hoa sen, có bài "Ái liên thuyết" nổi tiếng ở đời. Ông sống thanh cao, suốt đời chỉ yêu hoa cúc. Trương Trào cho rằng cúc khiến người ta quê mùa (cúc linh nhân dă). Đây là cái "quê mùa" hồn nhiên thuần phác rất đáng trân trọng của những người gần gũi với thiên chân.

 

Đào lấy những người trốn vua Tần làm tri kỷ.

Theo "Đào hoa viên kư" của Đào Tiềm, có người nhặt cánh hoa đào trên suối, bèn lần theo con suối đi ngược về nguồn th́ gặp một làng trồng toàn đào sống thanh b́nh như cảnh thần tiên. Hỏi ra mới biết tổ tiên họ là những người trốn chính sách tàn bạo của nhà Tần lánh đến đây sống. Hoa đào đem lại thanh b́nh cho những kẻ trốn thời bạo loạn.

 

Hạnh lấy Đổng Phụng làm tri kỷ.

Đổng Phụng là danh y thời Tam Quốc, tự Quân Dị. Mỗi khi chữa bệnh cho người, ông không lấy thù lao mà chỉ yêu cầu trồng hạnh, được hơn mười vạn gốc hạnh. Khi hạnh ra trái, ông đem đổi gạo để giúp người nghèo. Chư Phật bảo : "Cúng dường chúng sinh là cúng dường Tam Bảo". Đổng Phụng là người đă dùng cây hạnh để làm Phật sự.

 

Đá lấy Mễ Phí làm tri kỷ.

Mễ Phí là thư pháp lớn đời Nam Tống. Ông yêu đá đến độ si cuồng, có lần khăn áo chỉnh tề ra lạy viên đá gọi là "ông nhạc" nên bị đời gọi là Mễ Điên.

 

Trái vải lấy Lệ Chân làm tri kỷ.

Lệ Chân tức Dương Quư Phi, rất thích ăn trái vải (lệ chi) của đất Bắc Việt Nam. Theo truyền thuyết, mỗi năm đến mùa vải, Đường Minh Hoàng phải cho ngựa trạm mang trái vải từ miền Bắc Việt Nam đến kinh đô Trường An cho Dương Quư Phi.

 

Trà lấy Lư Đồng, Lục Vũ làm tri kỷ.

Lư Đồng là nhà thơ đời Đường, hiệu Ngọc Xuyên Tử, rất mê trà, có bài thơ Trà Ca lưu truyền ở đời. Lục Vũ được đời xưng tụng là "Trà Thánh" (ông thánh về trà), tác gia đời Đường có cuốn Trà Kinh, được xem là cuốn kinh điển về trà.

 

Cỏ thơm lấy Linh Quân làm tri kỷ.

Linh quân tức Khuất Nguyên, nhà thơ lớn đời Chiến Quốc, có tập Sở Từ nổi tiếng. Trong thơ, ông nói đến cỏ thơm để ví với ḷng trung của người quân tử.

 

Thuần lư lấy Quư Ưng làm tri kỷ.

Trương Hàn, tự Quư Ưng, đời Tấn làm quan ở Lạc Dương, nghe gió thu nổi lên, bỗng nhớ món canh rau rút cá rô (thuần lư) ở quê nhà, bèn từ quan về quê; về sau từ "thuần lư" được dùng để chỉ ḷng nhớ quê.

 

Chuối lấy Hoài Tố làm tri kỷ.

Hoài Tố là tăng nhân đời Đường, đệ tử của Huyền Trang. Tục tính là Tiền, tự Tàng Chân. Tương truyền ông trồng hàng vạn gốc chuối, dùng lá chuối để viết thay cho giấy.

 

Dưa lấy Thiệu B́nh làm tri kỷ.

Thiệu B́nh làm đến tước Đông Lăng hầu đời Tần. Nhà Tần mất, nhà lâm vào cảnh nghèo túng, phải trồng dưa ở phía đông thành Trường An để bán. Dưa lớn trái thơm ngon, người đời gọi là Đông Lăng qua (dưa của Đông Lăng hầu).

 

Gà lấy Xử Tông làm tri kỷ.

Theo "Văn nghệ loại tụ" th́ Tống Xử Tông là Thứ sử đời Tấn, có lần mua được một con gà trống có tiếng gáy rất dài. Ông thương yêu rất mực. Con gà học được tiếng người thường cùng Tông nói chuyện suốt ngày, tỏ ra rất thông minh. Xử Tông nhờ đấy mà ăn nói giỏi giang thêm. Sư Sảng, bạn nhà thơ Tô Đông Pha, có nuôi một con gà trống màu trắng. Suốt mười hai năm, mỗi khi ông tụng kinh th́ con gà lại đến nằm một bên để nghe kinh. Như vậy, ta có thể nói thêm "Gà lấy Tăng Sảng làm tri kỷ"!

 

Ngỗng lấy Hữu Quân làm tri kỷ.

Hữu Quân tức Vương Hy Chi. Ông là nhà thư pháp lỗi lạc của Trung Quốc, chữ của ông rất quư. Tính ông rất thích ngỗng, có lần viết hai chương trong cuốn "Đạo đức kinh" để đem chữ đổi lấy một bầy ngỗng.

 

Trống lấy Nễ Hành làm tri kỷ.

Nễ Hành là cuồng sĩ đời Hậu Hán, được tiến cử lên vua Hán Hiến đế. Tào Tháo, lúc đó là Thừa tướng, sai người triệu Nễ Hành tới. Hành rất hận Tào Tháo lấn át quyền vua nên lúc đối đáp, Nễ Hành chê bai tất cả các văn quan vơ tướng của Tào Tháo. Tháo muốn làm nhục, cho Hành làm chức Cổ lại để sớm tối đánh trống hầu những buổi thiết triều. Hành không từ chối. Hôm sau, Tào Tháo mở yến tiệc để thết tân khách, rồi sai Nễ Hành ra đánh trống. Tên đánh trống cũ bảo Hành phải mặc áo mới. Hành không thèm nghe, cứ mặc áo cũ mà vào, xắn tay đánh ba hồi trống, âm tiết tuyệt diệu, nghe văng vẳng như có tiếng đá, tiếng vàng ngân theo ai oán. Cử tọa ngồi nghe đều bùi ngùi sa lệ.

 

Tỳ bà lấy Minh Phi làm tri kỷ.

Minh Phi tức Chiêu Quân, cung phi đời Hán Nguyên Đế (49-33 BC), một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Bị triều đ́nh nhà Hán đem cống cho vua Hung Nô để cầu ḥa, Chiêu Quân mang theo cây tỳ bà về phương Bắc để dùng tiếng đàn thổ lộ hết nỗi niềm sầu hận. Sự tích "Chiêu Quân cống hồ" với h́nh ảnh người con gái dung nhan tuyệt đại mặc áo choàng đỏ, ôm cây tỳ bà cưỡi con ngụa trắng giữa vùng thảo dă mênh mông đă là đề tài cho thi nhân Trung Quốc rất nhiều thế hệ.

 

Loài vật gắn bó với con người như thế ấy, cho nên mỗi khi đọc bốn câu đầu của bài thơ "Chước tửu dữ Bùi Địch" (cùng uống rượu với Bùi Địch) của Vương Duy, tôi không khỏi giật ḿnh, pha lẫn đôi chút ngậm ngùi :

 

Chước tửu dữ quân, quân tự khoan

Nhân t́nh phiên phúc tự ba lan

Bạch thủ tương tri do án kiếm

Chu môn tảo đạt tiếu đàn quan

 

(Rót rượu mời ngài, ngài cứ uống thong dong. T́nh người tráo trở như sóng nước. Bạn tương tri giao du với nhau từ thuở đầu xanh cho đến khi tóc trắng, thế mà lúc gặp nhau vẫn c̣n để tay lên đốc kiếm đề pḥng! Bạch thủ tương tri do án kiếm. Bạn thuở hàn vi đă sớm thành đạt th́ cũng đừng nên tới thăm để khỏi bị cười vào mũi!).

 

"Đàn quan" tả cái cử chỉ phủi mũ vội vàng để chuẩn bị lên đường. Theo "Vương Cát truyện" trong Hán Thư, th́ đời Tây Hán có Vương Cát là bạn chí thân với Cống Vũ. Vương Cát làm quan lớn, Cống Vũ cũng vội vàng chuẩn bị khăn gói đến t́m bạn để xin một chức quan. Người đời gọi là "Vương Cát tại vị, Cống Vũ đàn quan". Nhiều tài liệu cho rằng câu đó biểu hiện đó là sự khắn khít của t́nh bạn, nhưng không nhận ra ư mỉa mai ngầm.

 

Cho nên trong câu thơ của Vương Duy mới thêm một chữ "tiếu" là cười. Đừng mơ mộng hăo huyền khi muốn nhờ vả những người bạn chí cốt thuở hàn vi, khi họ đă bước chân vào thế giới của tiền tài và thế lực. Chữ "tri kỷ" tự cổ chí kim đă trở thành một món hàng xa xỉ trước bệ cổng nhà quan.

 

Hán Quang Vũ nhà Hán khi c̣n nhỏ tuổi, có một người bạn thân tên gọi Nghiêm Tử Lăng. Sau khi Hán Quang Vũ lên làm Hoàng đế, Nghiêm Tử Lăng bèn lánh ra Phú Xuân giang làm người câu cá. Hán Quang Vũ cho triệu ra làm quan, nhưng ông từ chối, không chịu "đàn quan"! Những kẻ đời nay sẽ cho đó là thái độ gàn, thậm chí ngu ngốc của một kẻ "không thức thời", nhưng chính đó là một nhân cách lớn quá đỗi hiếm hoi.

 

Mối t́nh tri kỷ "Một khi đă gắn bó th́ ngàn thu không đổi" chẳng lẽ chỉ có giữa người và loài vật thôi ư, để khi gặp nhau không c̣n "án kiếm"? Vậy th́ hạnh phúc vô cùng cho những ai có được một người tri kỷ để cùng nhau "cạn một hồ trường" giữa cơi "thiên hạ mang mang".

 

 

Huỳnh Ngọc Chiến

 

(Ngô Quang Vơ sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter