Những
người Đông
dương
trên đất Pháp
- Hồn ở đâu bây giờ ?
(Tác giả: Nguyễn thị Cỏ
May)
Cụ Nguyễn
văn Thành, Cỏ May có nhắc trong bài trước, là một
trong 20 000 người bị nhà cầm quyền thực dân
Pháp ở Việt Nam cưỡng bức vội vàng qua Pháp
để lao động không lương phục vụ cho
Nhà nước Pháp. Những
người này bị Nhà nước Pháp liên tục từ
trước Đệ II Thế chiến tới nay quên lăng
một cách vô cùng tự nhiên.
Gần
đây có nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, sinh viên làm Tiểu luận
Cao học và Luận án Tiến sĩ, lần lượt nhắc
lại và đặt vấn đề trách nhiệm với
Nhà nước Pháp . Nhiều buổi hội thảo, thuyết
tŕnh được tổ chức tại những địa
điểm nơi những người Đông Dương
này đă ở qua, làm việc trước kia, để vực
dậy trí nhớ của những người trách nhiệm.
Và đồng thời cũng nhằm giúp những thế hệ
sau này có những thông tin về thân nhân của họ.
"Công Binh,
đêm Đông Dương dài" (Công Binh, la longue nuit
indochinoise) là một cuốn phim do Lâm Lê thực hiện
để nhắc lại những người lính thợ
đông dương trong đó có nguời cha của tác giả
và một số ít hiện diện như những nhơn
chứng trong phim hăy c̣n sống sót ở Việt Nam và ở
Pháp ngày nay.
Trước
khi Đệ II Thế chiến khai diễn, Nhà nước
thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng
người dân xứ thuộc địa đưa về
chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS =
Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng
kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm
quyền thực dân bắt 20 000 thanh niên đưa khẩn
cấp qua Pháp để thay thế lính Pháp phải đi
đánh giặc. Sau khi Pháp thất trận, những người
Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân
Đức và những người Pháp hợp tác với
Đức sử dụng. Họ phải sống lưu
đày cơ cực dưới thời Đức chiếm
đóng. Một số người này là những người
đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.
Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền
pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị Hà Nội
kết tội là những người phản quốc.
45 ngày tới Pháp.
Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo
Đông Dương phổ biến một Nghị định
theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng
cưỡng bách 20 000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp,
không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên
môn. Mỗi gia đ́nh nào trong làng có 2 con trai tuổi từ
18 tới 45, phải nạp một người nhưng
tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ
cúng gia tiên. Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi th́
người cha phải chịu ở tù. Chánh quyền thuộc
địa được lệnh phải kết thúc chiến
dịch tuyển người trong ṿng 6 tháng. Có nhiều
người bị bắt đi không kịp từ giă vợ
con. Nói là 20 000, nhưng con số tới Pháp là 19 550 người
trong đó có 6900 người ở Bắc, 10 850 người
ở Trung, tức xứ Annam, và 1800 người ở xứ
Nam kỳ thuộc địa.
Họ xuống
tàu ở Hải Pḥng, Đà Nẵng và Sài G̣n. Và cuộc hải
hành của họ thường phải mất 45 ngày. Dĩ
nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị
cấm lên boong v́ nơi đây có người pháp và sĩ
quan. Họ ngủ cứ 5/6 người trên một sạp
gỗ, không nệm, chiều dài 1, 50m. V́ hầm tàu là nơi
chở hàng nên không được trang bị các điều
kiện vệ sinh nên mùi hôi bốc lên nồng nặc.
Ăn uống, cứ 10 người nhận 1 cái thau thức
ăn chia nhau.
Tới
Marseille, 75 Đội được đưa tới
Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm
chờ phân phối đi các nơi làm việc. Lúc đó chỗ
ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường
của Marseille c̣n tồn tại tới ngày nay. Ở nhiều
trại, công nhân ăn không đủ no v́ bị tham
nhũng ở khâu cung cấp lương thực. Mỗi
người phải tự xoay xở lấy giải quyết
cái đói. Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và
cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người
ta không c̣n nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa
ma nữa.
Nhà nước bảo hộ
hay nhà tù? Tháng 6/1940, Pháp thua trận. Vài
ngàn trong số công nhân này được hồi
hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển
Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân
Anh, 14 000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp. Bộ
Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những
công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt,
nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường,
hay cho chánh quyền địa phương để
đào cống rănh, lấp đầm lầy, đốn
cây, .. với giá nhân công rẻ mạt. Khi mướn công
nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao
động, đúng hơn, với Sở nhân công bản xứ
(M.O.I = Service de la Main dOeuvre Indigène)), trả tiền làm việc
thẳng cho M.O.I, tức Cai thầu. Suốt
nhiều năm dài, Cai thầu thực dân thu tiền bán nhân
công nhưng lại không trả lại cho công nhân một
đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết. Họ
làm việc không lương, chỉ nhận được
một số tiền phụ cấp bằng 1/10
lương của công nhân Pháp lúc đó. Họ c̣n bị bữa
đói, bữa no, ngược đăi, chỗ ở tồi
tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh,
không được đi lại tự do.
Những công nhân ở lại, không về xứ được
do chiến tranh, tập trung ở Miền nam Pháp, trong những
Trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.
Nước
Pháp được Đồng minh giải phóng khỏi sự
đô hộ của Đức quốc xă nhưng t́nh trạng
của những công nhân lao động cưỡng bách Việt
Nam lại không thay đổi. Những đợt hồi
hương đầu tiên chỉ được tổ chức
vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm
1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ. Có
khoảng một ngàn người lấy quyết định
ở lại Pháp sanh sống. Từ đó, 20 000 công nhân Việt
Nam bị cưỡng bách tới Pháp trước Thế
chiến để giúp làm chiến tranh giài phóng Nhà nước
Bảo hộ tại bổn quốc hoàn toàn bị lịch
sử Pháp bỏ quên. Như những người này
chưa bao giờ hiện hữu trên đất Pháp.
Cũng may,
năm 1986, một nữ sinh viên ở Đại học
Nanterre làm một Tiểu luận Cao học về thân phận
của những người bị bỏ quên này. Qua năm
1996, Ông Lê Hữu Thọ, nguyên Giám thị-Thông ngôn (Surveillant-Interprète)
của Đội 35 cho Nhà L'Harmattan, Paris V, ấn hành những
kỷ niệm của ông dưới nhan đề "Lộ
tŕnh của một quan lại nhỏ" (Itinéraire d'un petit
mandarin). Tiếp theo, nhà báo Pierre Daum, như bị thu hút mănh
liệt bởi hoàn cảnh nghiệt ngă của những
người nghèo khổ ở tận Đông dương bị
Nhà nước Pháp bỏ quên, bèn lao ḿnh vào cuộc t́m ṭi
thông tin, nhân chứng suốt bốn năm liền. Sau cùng,
ông cho ra đời được "Những người
di cư bị cưỡng bách, những người lao
động Đông Dương trên đất Pháp (1939-1952)",
do nhà Actes-Sud xuất bản . Tác phẩm của ông
đưa ra ánh sáng trang sử thuộc địa đen tối
của Pháp. Với sự khuyến khích thêm của Ông Lê Hữu
Thọ, Ông Pierre Daum vận động Thị trưởng
Thành phố Arles tổ chức triển lăm và nói chuyện về
những người phục vụ nước Pháp bị
Chánh phủ Pháp bỏ quên suốt 70 năm dài. Chọn Thành
phố Arles để khơi dậy kư ức của nước
Pháp v́ chính nơi đây, 70 năm trước, có 1500
ngựi Việt Nam được gởi tới làm ruộng
muối và ruộng lúa. Họ đă thành công ngoài sự hi vọng
với cách làm ruộng như ở Việt Nam. Bởi họ
vốn gốc nông dân bỗng bị bốc khỏi đồng
ruộng đem qua đây.
Ruộng lúa Camargue
do họ khởi công cày cấy từ những năm 1941-
1945 đă đem lại cho vùng này sự phồn thịnh.
Ngày nay, không riêng người dân Camargue ăn gạo cấy
gặt từ đây, mà trên thị trường xứ Pháp,
gạo Camargue cũng được bày bán rộng răi. Với
nhiều thứ như gạo lứt, gạo trắng, gạo
hột tṛn, gạo hột dài, gạo thơm, gạo đỏ,
gạo đen, .. Cỏ May từ lâu nay ăn gạo
Camargue, gạo lứt, gạo đỏ, thay thế gạo
trắng Thái Lan. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Lần
đầu tiên, Thành phố Arles, nhờ sự vận động
của nhà báo Pierre Daum, hồi tháng 12 năm 2009, tổ chức
lễ tưởng nhớ công ơn những người
Việt Nam đă khó nhọc giai đoạn đầu cày cấy
ruộng lúa Camargue nhờ đó mà ngày nay có gạo Camargue.
Mà đó lại là điều mọi người không ai biết
tới chớ đừng nói nhắc tới. Trong buổi
lễ, trước sự hiện diện đông đảo
của dân chúng địa phương và, đặc biệt
hơn hết, của mươi tác nhân và chứng nhân, tức
trong số 20 000 người trước kia nay c̣n sống
sót được, ông Thị trưởng đă chánh thức
thừa nhận nước Cộng Ḥa Pháp đă có trang sử
đen tối đó trong thời làm thực dân.
Gạo Camargue.
Trước chiến tranh, năm 1938, Pháp nhập cảng mỗi
năm 600 000 tấn gạo từ Á châu mà hết 80% của
Việt Nam. Pháp thất trận, Đế quốc thực
dân cũng bị sụp đổ theo luôn. Chánh phủ Vichy,
năm 1941, có sáng kiến sử dụng nhân công Việt Nam
những người gốc nông dân chuyên nghiệp để
thử trồng lúa ở vùng ngập nước Camargue
không khác những điều kiện nước, đất
như ở Việt Nam. Thế là 225 công nhân không chuyên môn Việt
Nam gốc nông dân được gởi tới Camargue. Lúa
giống, mua ở Ư. Những người Việt Nam này bắt
tay làm ruộng theo cách thức đă từng làm ở Việt
Nam từ bao nhiêu đời. Năm 1942, vụ gặt đầu
tiên trúng mùa: 182 tấn lúa thu hoạch trên 50 mẫu đất
canh tác. Qua năm sau, thu được 600 tấn lúa trên 230
mẫu đất. Năm 1944, 2200 tấn lúa thu được
trên 800 mẫu đất. Đà sản xuất này kéo dài tới
năm 1960. Lúc bấy giờ, người ta làm được
3 mùa. Gạo đạt phẩm chất tuyệt hảo.
Người dân Camargue c̣n nhớ dưới thời bị
Đức chiếm đóng, gạo là vàng. 1kg gạo đổi
được 50kg xi-măng nên có nhiều người dân
Camargue đă trở thành điền chủ giàu nhờ vài mẫu
ruộng. Và một sự khám phá kỳ thú về gạo
Camargue do nông dân Việt Nam, những người bị
lưu đày biệt xứ, khai sanh ra tại đây. Một
hôm, nhà báo Pierre Daum vào xem nhà máy chà gạo Lustucru ở Arles
nh́n thấy những bức h́nh nông dân Việt Nam, ông bèn t́m
hiểu tới và đă khám phá ra lịch sử gạo
Camargue ngày nay đang lưu hành trên thị trường.
Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những
công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến
và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng
ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên
bố sẽ làm bia tưởng niệm những người
bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại
một địa điểm xứng đáng trong Thành phố.
Nguyễn thị Cỏ May
(K.O.P sưu
tầm
và chuyển)