Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | LINKS | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | SU'U TÂ`M TÊ'U | LA./KINH DI. !!! | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | DANH NHÂN | TH̉'I SU'. | TH̉'I SU'. [tt] | TÔN GIÁO | TÀI T̀NH

TA.P GHI 12

 

 

THĂM CON TRÊN ĐẤT KHÁCH

 

(Phùng Nhân)

 

 

 

Phi trường quốc tế của tiểu bang Victoria nhộn nhịp hẳn lên, khi cây kim đồng hồ chỉ đúng 10 giờ sáng, th́ trên tấm bảng lịch tŕnh của máy bay hạ cánh của hăng Qantas cũng nổi mấy hàng chữ landed rơ ràng. Mọi người đều dán mắt nh́n lên mừng rỡ. Có người th́ buộc miệng la lên:

 

- Nó đáp rồi ..

 

Một người nào đó hỏi bâng quơ:

 

- Có đại úy Hạnh nữa hả. Ông đi đón ai?

 

- Tôi đi đón bà già; thôi th́ ḿnh về không được, đành phải rước qua ..

 

Mọi người đều đứng dồn về chỗ đường đi, để mong gặp mặt người thân mà từ bao nhiêu năm trường xa cách. Nên bao nhiêu chiếc máy quay phim, máy chụp h́nh đều chĩa về một phía, để thâu cho bằng được những tấm ảnh trong ngày trọng đại nầy.

 

Trong khi đó th́ những bà mẹ Việt Nam, c̣n đang lúng túng đứng sắp hàng trong pḥng nhà kiếng, để đợi cảnh sát hải quan họ tra xét những va li đồ, mà trên gương mặt lại hiện lên từng nét lo âu. Bởi nh́n những ông Tây bà Đầm, th́ người nào vừa mới ngó qua cũng đều khó khăn hết trọi.

 

Làm sao tôi có thể h́nh dung ra hết những h́nh ảnh đau thương, vừa bi tráng vừa tủi ḷng của những bà mẹ Việt Nam kéo lê những thùng đồ đi trên con đường lát gạch để đứng đợi họ xét hỏi giấy tờ. Mà trên gương mặt lại lộ ra biết bao nhiêu nỗi sợ sệt bâng quơ, v́ tiếng Anh làm sao nghe cho được. Nhưng rồi mọi việc sẽ cho qua, bởi trong va li của những bà mẹ Việt Nam chỉ xách theo áo lạnh. Hoặc bánh mứt cho con, hay vài hột giống mà mẹ nghĩ nơi xứ lạ quê người không có ..

 

Trong pḥng quan thuế nhập cảnh, má tôi vẫn kiên nhẫn đứng đợi trong hàng. Nhưng đến khi người quan thuế cất tiếng hỏi:

 

- Cái ǵ đây? Cần sa phải không ..

 

Má tôi mau mắn trả lời:

 

- Thuốc G̣ Vấp đó ông ơi ..

 

Người quan thuế không hiểu, ông ta cứ dán mắt nh́n vào má tôi như một gă điều tra. Sau đó ông ta đưa mũi lên ngửi rồi nói tiếp:

 

- Cái thứ nầy trồng ở bên vùng tam giác vàng: Miến Điện, Thái Lan, Lào tôi biết quá mà ..

 

Dáng má tôi hơi hoảng. Bà bèn ra dấu:

 

- Bằng cách móc cuộn giấy quyến trong túi ra xé một miếng, cuộn tṛn lại dường như đang vấn thuốc. Sau đó đưa vào miệng bập gió vài hơi, rồi ngửa cổ lên hả miệng ra nhả khói lên trời. Đôi mắt lim dim dường thể như bà đang phê dữ lắm, mọi cử chỉ của má tôi trông thật thà như một người nhà quê đang hồi tới cữ thiệt!

 

Người quan thuế không hiểu ất giáp ǵ về những điều má tôi vừa nói, nên ông ta kêu bà trưởng đoàn Việt Kiều du lịch đi lại biểu làm thông dịch. Bà thông dịch giải thích ḷng ṿng một hồi th́ ông ta tạm hiểu, bởi qua đôi mắt của một người hải quan với nhiều năm kinh nghiệm, rồi ông ta vẫy tay cho đi với cái nh́n không thiện cảm, khi thấy mấy bà già Việt Nam đă đi đến một đất nước văn minh như thế nầy, mà c̣n xách theo mấy thứ thuốc giồng đó để làm chi, làm cho ông ta phải mất thời giờ khám xét ..

 

Tới một bà già khác, th́ trên tay cứ giữ chặt bịt trầu tươi và gói cau khô. Ông quan thuế lại nói một tràng tiếng Úc, với vẻ mặt đanh lại khó đăm đăm, như một vị quan ṭa lạnh lùng khó tánh. Nhưng bà ta vẫn để lộ hàm răng đen nhánh, không có một dấu hiệu ǵ sợ sệt. Ông quan thuế lại ngơ ngác một hồi, rồi cũng ngoắt bà trưởng đoàn Việt Kiều lại biểu làm thông dịch.

 

Nhưng dịch thế nào đây! Trầu, cau, vôi làm ǵ có trong tự điển, hoặc nếu có th́ cũng không thể nhớ ra. Bà trưởng đoàn c̣n đang ngần ngừ, để lựa từ cho nó tương xứng với trầu cau, th́ bà già kia nhắc khéo:

 

- Nầy cô Bảy thông ngôn. Cô nói giùm với ông Tây đang khám xét, là hễ thiếu trầu cau, vôi th́ cái miệng của tôi nó cứ nhàn nhạt, buồn buồn không mắc nói chuyện với ai! Tôi ghiền nó gần 45 năm nay rồi đó ..

 

Cô Bảy thông dịch dọn miệng nói với ông quan thuế:

 

- Cái nầy là một loại lá cây, và trái cây dùng để nhai cho cái miệng đỡ lạt, mà người già bên xứ Việt Nam phần đông họ đều ghiền, nên đi tới đâu họ phải xách theo, cho nên hôm nay họ đi thăm con ở đây th́ cũng vậy ..

 

Người quan thuế thắc mắc hỏi vặn:

 

- Sao "tao" thấy trong đoàn nầy, người có, người không? Hay là cần sa đây bà chị ..

 

Cô Bảy trưởng đoàn cố hết sức diễn đạt thông dịch của ḿnh bằng cử chỉ, bằng tiếng nói tích lũy kiến thức ngoại ngữ từ trước tới nay. Rốt cuộc th́ người quan thuế cũng hiểu, sau đó ông ta cho một ḍng người lũ lượt bước ra.

 

Tiếng kêu má, kêu ba, nội ngoại hoà trong nước mắt. Bởi v́ từ lúc xuống ghe đi vượt biển, đâu có ai ngờ được ngày nầy, nên đôi mắt đỏ hoe, khi đối diện với người thân mà cứ tưởng như đang nằm mộng.

 

Trong giây phút đó, ḷng tôi như thắt lại. Tôi muốn chụp cho má tôi một tấm ảnh để đời, một bức h́nh mà má tôi đang kéo cái tráp như ngày xưa đi lỉa mạ. Nhưng không được, tay tôi run v́ xúc động. Bởi tôi chưa phải là người chụp h́nh chuyên nghiệp, nên tay tôi bấm máy mà lại quên vặn cần trục lên phim, rốt cuộc lại tôi chỉ ấn ngón tay vụng về, mà ánh đèn không chớp sáng.

 

Phi trường quốc tế Melbourne dậy lên sinh khí tột đỉnh của con người, khi những tiếng kêu thảng thốt cất lên, một cuộc đoàn viên trong nước mắt. Những bàn tay già nua run run rờ lên má, lên môi của người thân sau bao năm trời xa cách, mà cứ ngỡ rằng đă trầm xác dưới đáy biển đông, khi nh́n thấy đứa con của ḿnh âm thầm ra đi trong đêm tối.

 

Tôi ráng dằn cơn xúc động, mà nước mắt vẫn trào, c̣n vợ chồng d́ Sáu Út th́ long lanh ngấn lệ. Má tôi tuy c̣n đi đứng được, nhưng dấu vết thời gian đă hằn xuống lưng c̣ng. Má tôi hỏi trong lạc lơng như cảnh tết năm Mậu Thân 1968:

 

- Sao bà con ḿnh vượt biển qua tới đây mạnh hết hả con?

 

Không đợi chúng tôi trả lời, rồi bà nói tiếp:

 

- Mẹ họ nó lên máy bay ngồi rồi mà nó không chịu chạy. Nó cứ nhúc nhích tới, nhúc nhích lui. Lúc đó má cứ sợ là tụi nó kêu hành khách bà con thôi vui ḷng đi xuống đẩy, như mấy chiếc xe đ̣ đang chạy dưới con lộ đá làng ḿnh ..

 

Trên đường về nhà, từ phi trường đến vùng East Doncaster cũng mất một tiếng đồng hồ xe chạy. Má tôi nói chuyện huyên thuyên, bằng sự thuần nhứt của tuổi già, nhớ đâu nói đó, không cần biết tới đầu đuôi. Nào là lần đầu tiên mới bước tới phi trường, mới nh́n thấy mấy chiếc máy bay. Một khối sắt nằm lù lù một đống, vậy mà khi nổ máy một hồi th́ nó lại bay đi trong gió như một cánh chim. Cái đó mới thiệt là lạ chớ ..

 

Ngồi trong xe thỉnh thoảng má tôi hỏi:

 

- Sao ở đây có người tóc vàng, có người tóc hoe vậy con? C̣n con mắt nữa, cái ǵ mà kỳ quá. Có đứa cặp mắt đục lừ, như mắt cá đối chết śnh vậy ..

 

Ba Hoàng chồng Sáu Út, là anh em cột chèo với tôi giành nói:

 

- Tây mắt đục đó má ..

 

Bà già buột miệng kêu lên:

 

- Hèn chi ..

 

Ba Hoàng nói tiếp:

 

- Hồi năy bị khuya quá. Chớ không má bị tây nó hun rồi ..

 

Má tôi cự lại:

 

- Dám. Tao xáng chiếc guốc cho lủng mỏ ác chớ đừng tưởng bở ..

 

Khi chiếc xe chạy về tới cửa. Ba Hoàng lấy Remote Control ra bấm. Cửa Garage tự động cuốn lên, chiếc xe từ từ chun vô, rồi cánh cửa từ từ hạ xuống. Thấy lạ, bà hỏi:

 

- Đứa nào mở cửa mà tao không thấy vậy bây?

 

Ba Hoàng trả lời:

 

- Tụi con có mướn một thằng Tây. Nó làm cũng siêng lắm má ..

 

Bà già ngơ ngác, đảo mắt kiếm rồi hỏi:

 

- Khuya khoắt như vầy mà bắt nó thức canh cửa cho tụi bây, đối xử như vầy thật là ác nhơn ác đức quá!

 

Rồi bà nói tiếp:

 

- Thằng Tây đâu con. Bước ra đây, cho bà Tư nh́n mặt chút coi. Mẹ họ mầy tây u ǵ mà không chịu học hành, dốt đến nỗi ban đêm mà c̣n ngồi canh cửa, đợi chủ người ta đi chới về đó hả?

 

Ba Hoàng lỡ trớn, tới luôn:

 

- Con gắn nó ở trong tường á má ơi. Cái thứ tây nầy, phải cột dây điện vô chưn nó, c̣n không th́ nó làm biếng không chịu làm.

 

Má tôi lắc đầu mắng yêu:

 

- Đừng ác quá vậy con. Tiền tài như phấn thổ, nhơn nghĩa mới bền lâu. Tụi bây đừng có quên hồi mới đẻ ra, nhờ nước cơm mà nuôi lớn. Ngày nay có mướn được kẻ ăn người ở trong nhà, th́ cũng phải đối xử với nhau cho có hậu. Chớ đừng ỷ làm chủ người ta rồi hành hạ, sau nầy trời trả báo đó nghe con .. 

 

 

Má tôi ngồi đó như một bóng cây đại thụ, sau một cơn băo lớn xơ xác lá cành. Giờ chỉ c̣n lại phần rễ cái cắm sâu vào ḷng đất. Tôi cầm cái máy chụp h́nh Canon F 1 mở flash, lấy khẩu độ 5.6 để chụp độ gần. Trong thấu kính gương mặt má tôi đă hiện lên, đầy đủ nét gấp của một đời người dầu dăi phong sương. Nhưng đôi mắt của bà dường như đang khóc, làm cho tôi quá đỗi bồi hồi. Sau nầy cũng chính tay tôi lựa ra được tấm h́nh nầy, phóng lớn để thờ như ḷng bà hằng mong ước.

 

Sáu Út là em vợ tôi, vợ của Ba Hoàng xẩn bẩn đứng gần. Một người đàn bà làm cho tôi ngạc nhiên không ít, từ lúc đoàn viên cho đến giờ vẫn giữ được vẻ b́nh thản ở nét mặt bên ngoài. Người phụ nữ đó, đă một lần bước đi trên ngọn sóng bạc đầu, đă bỏ hai đứa con nằm lại trên đảo Mă Lai, và hai chiếc lắc đeo tay của hai đứa con cưng vẫn c̣n cất trong ngăn tủ. Có lẽ v́ vậy mà hôm nay dường như rắn rỏi một cách phi thường, cô ta chỉ âm thầm làm những việc cần thiết như nấu những món ăn. Chớ không ngồi kế bên khóc kể những chuyện thường t́nh, mà những người đàn bà khác thường gặp phải.

 

Sau khi hâm nóng tô cháo trứng gà giải cảm, Sáu Út bưng lại nhẹ nhàng để xuống bàn ăn, đây là những giây phút b́nh yên nhứt của đời người. V́ tôi đă đọc được trong đôi mắt ấy, đă hơn 13 năm xa cách tấm t́nh mẫu tử thiêng liêng trong ánh mắt ..

 

Sáu Út cầm tay bà nâng niu như một tín đồ ngoan đạo. C̣n về phần má tôi, th́ bà mang dáng dấp của một người sư nữ hơn là phàm tục. Tuy nhiên tâm trí của bà lẫn lộn bất thường, thỉnh thoảng bà lại chửi bâng quơ, những điều bà chửi cũng có thể là những việc dồn nén từ trước trong kư ức. Dường như bà đang đối diện với những điều phẫn uất trong ḷng.

 

Rồi bà chửi bông lông. Mẹ họ nó .. cách mạng ǵ mà ăn hối lộ dậy trời, chỉ có xin cái Hộ Chiếu nầy thôi, vậy mà nó chém gần hết nửa cây vàng chớ đâu có ít. Chỗ nào nó cũng hả họng như c̣, nhờ có anh Hai mầy biết đường chạy chọt. Chớ không th́ đừng mong có được cuốn Hộ Chiếu trên tay ..

 

Bây giờ th́ tụi nó hết nói tao là bà già phản động, dám cho con vượt biển. Thằng công an Ba Chà đi lại nhà chưa kịp nói, th́ tao dọng cho nó vài lít rượu đế th́ lại êm re. Hễ mỗi lần gặp tao bất cứ ở đâu cũng đều thưa bà Tư hết ráo. Tao coi ṃi tụi nó cũng muốn mở ngăng hết ráo trọi rồi, đói thấy bà mà làm ǵ nổi nữa, hợp tác hợp tiếc ǵ cũng buông trôi. Như sực nhớ lại điều ǵ, bà quay sang tôi hỏi:

 

- Sao .. c̣n thằng Ba mấy năm nay làm nghề ǵ con. Tội nghiệp ngày xưa cũng là thầy thợ chưn dép chưn giày, vậy mà bây giờ trông hốc hác quá chừng, hay là con đang bị cảm ..

 

Tôi trả lời:

 

- Mới thất nghiệp mấy tháng nay!

 

Má tôi lại móc bịt thuốc G̣ Vấp ra vấn. Nhưng Ba Hoàng cản lại, nói:

 

- Má bỏ cái nầy đi, hôi lắm. Hút thuốc gói có cán đầu lọc của con mới mua đây nè ..

 

Má tôi buồn ḷng, vầng trán nhăn lại, đôi mắt ngó xa xăm. Dường như bà đang cảm nhận, con gái, thằng rể bây giờ tụi nó đang trở thành ông tây bà đầm hết rồi. Nó dám cả gan chê thuốc G̣, thuốc Rê, thuốc Gộp của bà hôi. Như vậy th́ tụi nó sống thêm ở đây chừng năm mười năm nữa, th́ sẽ trở thành người mất gốc.

 

Tôi biết trong ḷng của bà đang nghĩ ǵ, mặc dầu tôi là người con rể. Tôi đă hiểu tánh của bà từ khi mới bước chân đi làm rể lần đầu, bà thương con rất mực, nhưng cứng rắn vô cùng, và h́nh như tuổi của bà cũng hạp với tuổi tôi. Tôi cầm tay bà nói khẽ:

 

- Má đừng giận thằng Ba Hoàng, vả lại có một cục thuốc nầy hút chừng vài tuần lễ rồi cũng hết. Hơn nữa ở đây, chánh phủ người ta bắt buộc thuốc điếu phải có đầu lọc, đặng lọc bớt chất độc khi ḿnh hít vào trong buồng phổi đó má ơi ..

 

Bà cự lại:

 

- Cái ǵ. Ba thằng Việt Cộng ở đâu cũng đ̣i thuốc cán, có đầu lọc nên dân t́nh của ḿnh bây giờ mới xơ xác đó. Nói xong câu đó, dường như bà hả giận, rồi ngó xuống tấm thảm mới, rồi lấy bàn chưn chà thử lên lớp lông tơ. Má tôi chợt hiểu, nếu mấy sợi thuốc G̣ Vấp nầy mà rớt xuống th́ rất là khó lượm, hoặc lấy chổi quét nó sao ra, bởi mấy thứ lông thảm nầy, sẽ hút bụi vào không có cách chi mà giũ ra cho hết được.

 

Qua cơn giận dỗi, bà lôi ra mấy tấm h́nh màu chụp ngồi nghiêng, phía sau có ghi tên tuổi và địa chỉ. Nh́n những cô thiếu nữ trong h́nh, làm cho tôi mường tượng mấy chú chim non, khi lông vừa mọc đủ th́ ngước lên nh́n bầu trời rộng, để mơ một cuộc đi xa.

 

Rồi bà nghiêm nghị nói:

 

- Con nhỏ nầy là con của thằng Hùm, con nầy là con của thằng Beo, con nầy là con của thằng Kha. Tụi nó nhờ má qua nói lại với con, coi có thằng Việt Kiều nào giới thiệu cho nó làm phước. Tội nghiệp, chỉ chụp có mấy tấm h́nh nầy mà văng mất hai công cấy đó tụi bây ơi ..

 

Rồi chẳng đợi ai trả lời. Bà nói tiếp:

 

- Việt Kiều ra làm sao, mà ai cũng mê hết vậy con. Họ có khác với người Việt của ḿnh hôn? Báo hại bây giờ làm mấy đứa thanh niên ở bển bị ế vợ, đi cưới vợ cũng không được nữa chớ. Bởi ai có con gái cũng trông đợi Việt Kiều, cứ rộng lại để dành đợi Việt Kiều về gả đặng kiếm miếng ăn, chừng nào nó lỡ dại có bầu rồi hăy tính sau. Chớ nhứt định, không thèm gả cho con trai bản xứ của ḿnh.

 

Sáu Út cười ngất trả lời:

 

- Thấy cái mă Việt Kiều của họ th́ ham, qua tới bên nây rồi mới biết. Đi xe trả góp, mang nợ lút đầu. Ai có con gái vô phước, mà đem dâng cho mấy ông đó. Nó làm cho một bụng rồi nuôi đẻ thấy mồ, chớ họ có tính lănh lời ǵ mà mong được đến đây ..

 

Bà già hả miệng ra hỏi lại:

 

- Bộ có thiệt vụ đó nữa sao?

 

Tôi cầm cái muỗng lên, khuấy tô cháo cho nguội rồi ép bà ráng ăn thêm cho khỏe. Má tôi h́nh như quá e dè trước những tiện nghi ở xứ người, bởi thứ nào cũng đẹp cũng sang. Ngay như cái chén cái tô, nếu không phải là nhà con cái th́ làm sao bà dám cầm đến để ăn cơm. Toàn nhà chỗ nào cũng thảm, c̣n không th́ lót gạch Italy bóng dợn. Những tấm khăn lông c̣n mới, đă bị giạt ra làm tấm lau gị hoang phí, đă đẩy bà lùi về với quê hương ..

 

Hôm sau Sáu Út dẫn má tôi đi vào pḥng tắm. Đây là lần đầu tiên bà mới được tắm một cách dị kỳ. Sau khi cởi đồ bà ra, rồi bắt bà nằm dài trong cái bồn tắm Spa. Ṿi nước trong veo chảy rào rào bắt đầu khỏa dần lên thân thể. Má tôi kêu trời, tắm ǵ mà kỳ quá y như là làm dưa cải vậy bây ơi. Tới chừng Sáu Út bấm nút, mấy lỗ gió Spa bắt đầu làm việc, nước sôi lên ùng ục như một cái búng sâu bị giọt nước chảy mạnh rồi khoét thành ḥm. Má tôi hoảng quá, la lên:

 

- Bộ có thằng tây nào thọt cù léc dưới nách của tao đó hả?

 

Sáu Út cười giải thích:

 

- Nhờ trời mấy năm nay, tụi con làm ăn cũng khá. Nên có mướn một thằng Tây đấm bóp cho nó giăn gân, chớ c̣n không th́ đi làm về trời lạnh nhức mỏi tay chưn chịu đời ǵ nổi má ..

 

Má tôi dường như chưa hiểu, nhưng bà đă hiểu được tấm ḷng hiếu thảo của đứa con. Nên bà nằm yên chịu trận với ḷng lâng lâng sung sướng. Đến khi nước nguội, Sáu Út định xả nước nóng thêm, th́ bà vội vàng nói lớn:

 

- Đừng con. Thử chơi cho biết, bao nhiêu đó cũng đủ rồi. Bắt thằng Tây nầy đấm bóp cho cố, th́ mai mốt tụi con trả tiền điện cũng chết luôn ..

 

Cơn cực h́nh nằm trong bồn tắm đă qua. Má tôi được Sáu Út thay đồ. Bộ đồ xẩm màu xám trông vừa vặn, nhưng má tôi nằng nặc đ̣i cởi ra. Bà nói ăn bận ǵ mà chẳng giống ai, từng tuổi nầy c̣n bắt tao phải bận quần có sợi dây con rít. Sáu Út kiên nhẫn ngồi giải thích:

 

- Ráng đi má ơi. Đáo xứ tùy dân, chớ ở đây má bận bộ đồ bà ba đi ra ngoài đường. Tụi tây tưởng má khi dễ nó, nên nó kiếm chuyện rồi sanh thêm kỳ thị ..

 

Lần đầu tiên bà ngạc nhiên muốn nổ con mắt, khi thấy đứa con gái của ḿnh ngồi ôm vô lăng của chiếc xe hơi đời mới, phóng nhanh trên đại lộ như những chuyện cổ tích dân gian. Bà không tin cứ tưởng đó là giấc mơ, nên cứ đưa bàn tay xương xẩn ra bấu chặt xuống cái nệm ghế hoài.

 

Rồi bà nhớ lại, cách nay chỉ hơn mười năm thôi. Cũng một đứa con gái đó, một đời làm vợ, một đời làm dâu cam phận của ḿnh. Từng đêm nghe biết bao nhiêu lời nói tỏi, nói hành của bà già chồng với chị chồng rất là cay nghiệt. C̣n bây giờ, nó lại lái xe như bay trên màn ảnh. Có thật sự đổi đời chăng? Hay đó là một màn ảo thuật, mà con gái của bà nó đang xí gạt bà đây ..

 

Khi chiếc xe chun qua cây cầu treo, bắc ngang qua đại lộ. Má tôi hỏi:

 

- Sao cầu kỳ ǵ ở đây, mà họ bắc khơi khơi tao chẳng thấy sông rạch ǵ hết vậy?

 

Tôi giải thích:

 

- Đó là những trục lộ treo cho đỡ kẹt xe ..

 

Nhưng má tôi nào hiểu. Bà đưa tay lên gỡ cây kiếng lăo xuống lau bụi rồi đeo lại, rồi nhướng con mắt cho rơ hơn để nh́n lại cây cầu đă bắc qua trên nóc nhà lầu. Bởi trong thâm tâm bà, ở nơi quê nhà có những con kinh rất cần thiết để bắc một cây cầu qua lại, nhưng mấy năm rồi không có, phải gọi đ̣ ngang.

 

H́nh ảnh má tôi đă nổi lềnh bềnh giữa trời Châu Úc rất lạc loài. Gót chân của bà đang lúng túng bởi đôi dép mới mua, và một cái quần vừa tây vừa xẩm, th́ bà làm sao hiểu được những nề nếp xă hội ở đây. Thỉnh thoảng bà đưa tay lên, nới lỏng cái bâu áo chắc đă làm bà khó chịu, gần như là nghẹt thở. Cuối cùng th́ bà cất tiếng than:

 

- Thà là bâu áo dài mà tao chịu được, chớ c̣n cái loại nầy tao thấy nó nửa chợ, nửa quê làm sao ấy ..

 

Tôi ngậm ngùi nh́n dáng má tôi trên đất khách. Bởi bà đến đây, không có chủ ư là đi du lịch, mà bà đến đây để gặp mặt con, mặt cháu. Mà sau bao nhiêu năm trường bà đă đằng đẵng nhớ thương, nhưng có lẽ hôm nay bà đành thất vọng. V́ mấy đứa cháu ngoại của bà, hôm nay là người Úc gốc Việt nên nói trọ trẹ rất khó nghe. C̣n đứa con gái và hai thằng rể, trong đó có tôi th́ chẳng làm điều ǵ cho bà thỏa măn. Bởi tôi vẫn c̣n là một người Việt quê mùa, nhưng đă bị cuốn đi vào con đường vận tốc. Thỉnh thoảng, bà dừng lại nói với tôi. Tội nghiệp cho vợ con ở bên Việt Nam, nó hà tiện dữ lắm mới nuôi nổi mấy đứa con của mầy!

 

Khi má tôi bước vừa tới Myer Shopping, th́ cánh cửa tự động mở ra làm cho bà sợ hăi. Nên bà nh́n tôi rồi nói nhỏ:

 

- Quái. Cái thằng nào mở cửa mà tao không thấy?

 

Sáu Út vội trả lời:

 

- Cửa máy má ơi ..

 

H́nh như bà thèm trầu, khi mỏi chưn ngồi nghỉ trên băng ghế đá, nên bà nh́n sang mấy chậu trầu bà lá vàng có sọc, cũng giống lá trầu xà lẹt ở Chợ Lách Mỹ Tho, bà nh́n rồi nói nhỏ:

 

- Sao mà nó giống mấy nọc trầu của tao quá thể.

 

Sau một hồi nghỉ mệt, rồi bà cũng lê bước theo sự năn nỉ của chúng tôi. Khi tôi dắt tay bà bước lên cầu thang dây, nó đang cuộn tṛn từng mắt một, rồi nó tự động trồi lên hụp xuống theo ṿng quay, tay bà bấu chặt hơn v́ sợ. Đến khi bước ra khỏi cầu thang, bà ngoái lại nói:

 

- Mồ tổ nó. Xém chút nữa th́ nó liếm đứt cái chưn tao rồi. Ngữ nầy ở bên Việt Nam mà có được một cái, để cho mấy đứa nhỏ giả bộ đi chơi, rồi đưa bàn chưn vào cho nó nghiến một cái, th́ khỏi phải đi nghĩa vụ quân sự chắc là sướng lắm ..

 

Suốt cuộc đời má tôi cứ thương người, nên đi tới đâu bà cũng một ḷng lo cho con cái và người thân. Ngay cả trong lúc nầy, mà bà cũng nhớ về nơi quê hương cố quận. Có lẽ v́ vậy, mà đôi mắt của bà bất chợt buồn buồn. Tôi nh́n bà, rồi nghĩ đến cuộc sống của tôi. Có vui vẻ ở xứ người như bao nhiêu người khác, hay từng đêm tôi tháo thức nhớ tới vợ con. V́ đă mấy năm rồi, mà hồ sơ xin bảo lănh vợ con chưa nghe tin tức.

 

Tôi nh́n bà rồi chạnh nghĩ đến vợ tôi, đang một ḿnh thân c̣ trên cánh đồng quạnh vắng. Cố làm lụng vất vả để nuôi con, mặc dầu tôi cũng có gởi tiền về. Nhưng vợ tôi cứ viết thơ qua nói, là chưa cần thiết lắm. Hăy để dành tiền mai mốt mua nhà, v́ có an cư th́ ḿnh mới mong lập nghiệp. Trong lúc tôi đang nghĩ ngợi, th́ Ba Hoàng là người anh em cột chèo với tôi, day qua nói:

 

- Hay là anh lựa cho má cái quần Jean đi ..

 

Má tôi hoác miệng ra hỏi lại:

 

- Quần đó ra làm sao vậy con?

 

Ba Hoàng cười lấy hơi vô theo kiểu kép hát Văn Chung, rồi nói lớn:

 

- Nó giống y chang cái quần của con đầm, mới đi ngang qua trước mặt má đó ..

 

Bà già lại chửi:

 

- Rể con ǵ mà bạt mạng. Nó dám giỡn mặt với tôi đây chứ, để một lát về tới nhà, rồi tao "rin" cho mầy một hồi mới đă cái nư giận của tao ..

 

Má tôi năm nay vừa tṛn 75 tuổi. Mọi cái gian truân cuộc đời bà đều có nếm, kể cả nhiều lúc chịu sự hà khắc của cha mẹ chồng trong thời phong kiến xa xưa, nên bà rất mực thương con không hề phân biệt. H́nh như trong tâm của bà, không có ranh giới con rể con dâu ǵ cả. Nên bà la rầy không có nể lời, nếu người nào đó làm cho bà trái ư.

 

Má tôi ở nước Úc Đại Lợi tới tuần lễ thứ ba th́ triệu chứng nhớ nhà bộc phát, mặc dầu cái nhà ở nơi Vàm Đất Cả Cao chẳng có đáng giá ǵ. Nhưng có lẽ ở nơi đó, đă chứa đựng cả tuổi thơ của thời niên thiếu. Đêm đêm được nghe tiếng sóng bỏ ṿi từ phía bờ sông, hoặc mọi con nước lớn, nước ṛng đều nghe tiếng chim B́m Bịp kêu lên áo năo. Để giục giă mấy chiếc ghe thương hồ hăy t́m bến đậu, v́ con nước sắp ṛng, th́ tay chèo mệt mỏi làm sao vượt qua nổi khúc sông.

 

Có bữa bà kể lại hồi hôm nầy, sao bà quay quắt nhớ tới cái lư hương, hay tiếng con cá chẽm táp mồi trong ao để đợi ngày đám giỗ. Bà nói lảm nhảm về bờ dừa trước cửa, cùng với mồ hôi nước mắt nhỏ xuống đủ bốn mùa. Bà thường hay nhắc đến ông Hai Dừa, người láng giềng chí cốt. Hễ ban đêm nghe động tịnh, th́ mau mắn xách cây chĩa ba chạy lại tiếp cứu bà. Rồi bà căn dặn tôi, coi quần áo cũ gom lại, chừng bà về ráng xách theo. Tội nghiệp ở xóm Cả Cao của ḿnh, bây giờ có người quần áo tả tơi mà không sao mua sắm nổi!

 

Má tôi không biết chữ, ở đây treo toàn là lịch tây làm sao bà hiểu. Bà bèn nảy ra sáng kiến, dùng sợi dây thắt gút để tính ngày. Bà mong sao ngày tháng qua mau, để cho bà trở về làng xưa cảnh cũ, như người tù mong ra khỏi nhà giam để mong gặp mặt vợ con ḿnh.

 

Bà kể cho tôi những chuyện vui buồn nơi ăn chốn ở, nào là tụi cách mạng ba mươi tháng tư nó hiếp đáp bà như điên. Cách mạng b́nh nghị để cướp ruộng đất của bà, bà kể lại những năm tháng chưa nhận được sự tiếp tế của tụi con. Ở bển má phải ăn độn bằng củ chuối, bị táo bón cả tuần lễ mới đi cầu một lần. Nhưng không sao, trời sanh th́ trời nuôi, nên bây giờ má mới c̣n mạnh khỏe mà đi qua tới bên nây để thăm tụi con đó chớ ..

 

Bà chua xót khi nhắc lại những chỗ ơn nghĩa năm xưa cũng phôi pha theo hoàn cảnh, như thằng Ba Thêm hồi trước nó chạy tản cư lên Mỹ Tho ở đậu nhà ḿnh. Vậy mà khi túng cùng quá, má đi xuống nhà nó hỏi mượn đỡ một giạ lúa cũng không cho, th́ ra ở đời có lúa người ta mới cho ḿnh mượn gạo. Hồi đó chắc nó tưởng mấy đứa con trốn đi rồi không gởi tiền về được, c̣n bây giờ th́ cḥm xóm thiếu ǵ người. Họ cứ biểu má nếu có cần tiền th́ chị Tư cứ đến tôi, cầm tạm về xài chừng nào có trả lại cũng được, chớ họ không có tính tiền lời đâu ..

 

Chiều nay sau một hồi đi dạo một ṿng sau nhà. Má tôi bước vô nhà nh́n Sáu Út đề nghị:

 

- Nhổ sạch cỏ, trồng vài liếp bắp và lên vồng gieo hột rau muống xuống th́ lợi nhứt. Chẳng những tụi con có rau ăn, mà không cần ǵ tới cái máy cắt cỏ mắc dịch mắc ôn nầy. Bị bữa hổm má đă ngó thấy thằng Hoàng, nó giựt cái máy vậy thôi mặt mày đỏ ké mà không chịu nổ.

 

Lời bà nói khơi khơi, nhưng vô cùng thành khẩn. Bởi v́ trong lời nói, đă biểu lộ một sự thương cảm cho con, khi bà thấy thằng rể đẩy cái máy è ạch cắt cỏ cả buổi mới xong, mà bà nh́n thấy chẳng có chút ǵ lợi lộc. Tôi hiểu ḷng má tôi trong lúc đó, sang hèn ǵ mà tính trong lúc tạm cư, nên bà mới thốt ra những lời như vậy. Tội nghiệp cho Sáu Út, sợ bà giận nên cố phân trần:

 

- Đất ở đây là đất sét, với đất thịt không hà má. Nếu không trồng cỏ, th́ mỗi khi trời mưa xuống dơ chưn ḿnh dữ lắm.

 

Nhưng má tôi căi lại:

 

- Đất thịt, hay đất sét th́ cũng tốt chớ sao. Ḿnh trồng dưa leo, đậu bắp, khổ qua nó trái c̣n bền hơn đất cát nữa ..

 

Việc trồng tỉa c̣n đang tranh luận, th́ Ba Hoàng chen vào:

 

- Nghe nói vợ của anh Ba ở Bến Tre, có ông cán bộ chở gạo Thương Nghiệp tới nuôi. Chuyện đó có không vậy má?

 

Bà già hả miệng ra cười thấy lợi, rồi nói:

 

- Con đó mà thằng nào dê cho được. Tánh của nó khó dàn trời. Rồi bà quay qua tôi nói:

 

- Lo là lo cho cái thằng nầy nè. Sao mấy năm nay có bay bướm ǵ hôn? Mầy mà lạng quạng, nó qua tới bên nầy th́ nó lột da mầy đó ..

 

Má tôi vẫn thắt mỗi ngày một gút dây, khi mặt trời chiếu qua cửa sổ. Bà mong sao đếm cho đủ 90 gút, để trở về Việt Nam như ḷng mong đợi. Nên trên gương mặt của bà, đă tỏ dấu hiệu buồn buồn. Mỗi khi có dịp nhắc tới quê hương, th́ bà đều căn dặn tụi tôi, nếu bà có chết đi th́ ráng mua cho bà một cái hàng bằng cây danh mộc (cây sao), và tấm b́nh địa phải liền chớ không được nối. Khi chôn phải thỉnh cho được cái trống chầu, c̣n khi liệm phải nén lèn trà tàu cho thật chặt. Lúc khiêng đi phải giữ cho thân bà không được lắc, để cho con cháu sau nầy ăn nên làm ra. Người mẹ Việt Nam nào cũng quá ư vĩ đại, đến chết mà cũng vẫn c̣n nghĩ tới cơ đồ.

 

Nhưng bà mẹ Việt Nam của tôi đă bị bánh xe văn minh cán qua không thương tiếc. Bà đă ngỡ ngàng với cái TV ngồi từ xa bấm cái Remote control điều khiển, bà sợ đến cái ấm nước bằng điện khi nấu sôi nó ré lên như dậy giặc. Bà hay nói, cái ǵ mà kỳ cục quá, như có quỷ có ma nhập vào th́ làm sao tao dám xài. Má tôi nhăn mặt, mỗi khi thấy trên TV họ quảng cáo đồ lót đàn bà. Bà nói con cái nhà ai mà ở trần nḥng nhọng, nếu là con gái của tao th́ sẽ ăn roi. Chớ c̣n không khi lớn lên nó chỉ biết đứng đường, chớ cái ngữ nầy th́ có ai dám cưới ..

 

Má tôi lại tủn mủn đi xếp từng cái quần, cái áo của mấy đứa cháu ngoại dạt ra, cẩn thận gói lại để đợi ngày về cho lại mấy đứa cháu c̣n ở bên quê nhà. Tôi đứng nh́n bàn tay cần mẫn, làm việc siêng năng như những bàn tay đang đi cấy trên ruộng đồng. Trong lúc đó th́ mấy đứa nhỏ đang mỉm miệng cười, v́ tụi nó đâu có hiểu được những việc của bà ngoại đang làm đâu. Bởi tụi nó nói tiếng Việt lơ lớ như một người Tàu đang bán đậu phọng rang trong bến xe Chợ Lớn Sàig̣n. Nh́n cảnh đó ḷng tôi buồn vời vợi, nhưng v́ hoàn cảnh mưu sinh, mà cha mẹ của tụi nó phải đem gởi con vào nhà trẻ, rồi ngày lại tháng qua những đứa trẻ sanh đẻ ở đây nói rặt giọng Úc để quên dần nguồn gốc của ḿnh ..

 

Tội nghiệp cho hai vợ chồng Sáu Út và tôi, những mong rước má ḿnh qua để mong phụng dưỡng tuổi già. Những dự tính xin gia hạn, hoặc mướn luật sư làm hồ sơ xin bà ở lại luôn, v́ hiện tại ở Việt Nam không c̣n ai nữa.

 

Nhưng má tôi không chịu, bà đă tỏ thái độ mănh liệt khi mơ màng nhớ lại mấy con chó săn giữ nhà khi vắng chủ nó sẽ bỏ ăn, và ao cá rô Phi nếu không có bà th́ nó sẽ soi lỗ mội mà đi mất hết. Hơn nữa mồ mả gia tiên không thể dời đi, mọi thứ quê hương đều thuộc về núm ruột.

 

Má tôi ngậm ngùi khi nhắc lại từ tàu lá chuối te trong cơn gió thổi, kể cả những quân trộm đạo ŕnh nhà, và những đứa dựa hơi cách mạng 30/4/75 chuyên môn đi ăn chực. Bà kể lại những trận đánh ghen với t́nh địch hồi cha tụi bây c̣n sống, để giữ lại hạnh phúc gia đ́nh đang có trong tay. Con đàn bà nào mà cả gan chịu làm bé, th́ đạo đức có ra ǵ, tất cả chỉ v́ tiền, v́ lúa mà thôi. C̣n thằng đàn ông nào mà không mê của lạ. Nói một hồi cho đă, rồi bà quay qua tôi hỏi:

 

- Ở đây mấy con đầm bắt ghen có xài muối ớt không con? Nếu chưa biết, th́ bữa nào con nói để má dạy cho nó biết ..

 

Nh́n má tôi khi vui khi buồn lẫn lộn, trong những ngày đoàn viên ngắn ngủi mà ḷng dạ tôi rất đỗi ngậm ngùi. Liệu rồi bao lâu nữa tôi cũng như bà. Ba mươi năm nữa tôi có nhớ về Vàm Đất Cả Cao, rồi tôi cũng lảm nhảm hằng đêm để cho con cháu bực ḿnh rồi chở tôi gởi vào trong Viện Dưỡng Lăo, như đời sống ở đây mà xă hội thường làm. Việc đó có bất nhân, bất hiếu lắm không. Tôi không cần biết, nhưng tôi lại nghe một nỗi ngậm ngùi đang thấm tận tâm can.

 

Hay là tôi cứ nhớ măi đôi trâu cổ có cặp sừng lá hẹ nhọn hoắc, và bọt cá lia thia với trận mưa đầu mùa khi nước nổi, hay con gà ṇi nằm rỉa lông mằn cựa trong cái bội úp trước hiên nhà, để chờ bạn bè tới uống nước trà rồi bồng lên coi vảy luận bàn.

 

Tới chừng đó có lẽ tôi cũng như bà bây giờ, cười nói vu vơ trước cảnh ngỡ ngàng của đàn con cháu. Biết đâu tụi nó sẽ hốt tôi bỏ lên xe, chạy đi gởi trong Viện Dưỡng Lăo, hoặc chở lại pḥng mạch của bác sĩ chuyên môn trị bịnh tâm thần. V́ với tuổi trẻ đang sống trên phần đất tạm dung nầy, th́ làm sao c̣n nhớ tới quê hương nguồn cội ..

 

Má tôi thường thẫn thờ bấu tay lên cửa sổ, ở ngoài kia là những mái ngói chạy dài, hàng cột điện thẳng tắp hai bên lề đường, như trầm mặc với tháng năm. Má tôi dường như đang muốn t́m kiếm những bà bạn già, để mời với nhau những miếng trầu, hay điếu thuốc rê khói thơm mau bắt lửa. Nhưng dường như bà đang thất vọng, bởi láng giềng ở đây là những ông tây bà đầm, hoặc tụi Hồng Kông th́ bà mong ǵ t́m lại được t́nh người nơi bản xứ.

 

Thỉnh thoảng bà cũng thấy mấy con đầm mặc quần short và áo nịt vú đi nhởn nhơ ngoài đường. Mấy khi đó th́ bà lại thảng thốt kêu lên:

 

- Tụi ǵ ăn mặc coi lơa lồ quá xá. Phải chi nó ăn mặc cho kín đáo như người ḿnh, th́ trông nó đẹp biết bao. C̣n đằng nầy ăn bận cái ǵ, mà để vú móm ngờ ngờ rồi đi ngoài lộ ..

 

Những gói thuốc cán, được chế tạo tại Úc, Pháp, Anh, Mỹ không hấp dẫn bà bằng những điếu thuốc Rê, thuốc Mỏ Cày, G̣ Vấp, thuốc Giồng. Khi thèm quá bà chỉ rút một điếu hút qua cơn, chớ trong thâm tâm của bà vẫn nhớ tới miếng giấy quyến, kẹp giữa bàn tay rồi rứt một cục thuốc ấn vào. Vê điếu thuốc xong, bà c̣n điệu nghệ đưa lên lưỡi liếm, rồi kẹp chặt dưới hàm răng để chờ bật lửa. Khi ấy mùi cay sẽ tỏa lên đầu lưỡi, đôi mắt lim dim tỏa ra thích thú biết dường nào. Má tôi đang mơ màng trong cảm giác đó, và bà hằng ngày siêng năng lấy sợi dây ra đếm từng mắt gút, chín chục gút dây thắt xong chắc bà chờ đợi cũng mỏi ṃn!

 

Chiều nay sau khi ăn cơm xong. Sáu Út nh́n tôi hỏi:

 

- Anh Ba. Ḿnh t́m cách mướn luật sư xin giữ má ở lại luôn bên nây với ḿnh đi.

 

Tôi buồn bă trả lời:

 

- Gia hạn thêm ba tháng th́ có thể. Chớ c̣n lâu hơn nữa th́ má sẽ chết trong sự héo ṃn!

 

Sáu Út nh́n tôi, rồi phân trần:

 

- Tôi chỉ lo nhứt có một điều, là má về bên đó th́ tiền bạc biết làm sao. Gởi cho ai cất giữ bây giờ! C̣n chị Ba th́ anh đă đóng tiền mua vé máy bay rồi, chắc không bao lâu nữa th́ chỉ cũng qua đây. Tánh má tôi biết, ai nói ngọt với má, gọt hết của má cũng không tiếc nữa ..

 

Một tuần sau, vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ sáu. Tôi xách va li bước xuống thang lầu để về lại Sydney, cũng như ngày xưa tôi âm thầm vượt biển. Khi chiếc ghe nhỏ trọng tải chừng 8 tấn, chiều dài chỉ có 9 thước rưỡi, cái mũi đi đường sông. Nên vượt biển Thái B́nh Dương, chúng tôi phải đánh đổi bằng sanh mạng một mất một c̣n.

 

Lúc đó vào khoảng 12 giờ khuya, con rạch Cả Cao tối âm u với hai bên băi bần rủ bóng. Tôi h́nh dung lúc đó, má tôi cũng vừa thức giấc têm trầu, và đang khấn vái cho tôi vượt biển được b́nh yên.

 

Trong chuyến xe Bus về lại Sydney suốt đêm tôi không ngủ được. Tôi cứ mường tượng tới hai khóe mắt của bà, dường như lúc nào cũng đọng mối thương tâm, khi ngước mắt ngó qua mấy căn nhà hàng xóm kế bên không biết làm sao để mà thân thiết. V́ ngôn ngữ bất đồng, liệu ba tháng trời như vậy cuộc sống của bà rồi sẽ ra sao. Đêm từng đêm chắc có những tiếng thở dài, khi sáng ra đôi mắt thâm quầng v́ mất ngủ. Đó là h́nh ảnh của người mẹ Việt Nam đi thăm con trên đất khách, chỉ mong sao thắt cho đủ 90 mắt gút để đi về. V́ tuổi già sống ở đâu cũng không bằng ở quê hương, trong giây phút bàng hoàng đó tôi thấy đôi mắt của ḿnh cũng hơi ươn ướt. Tôi vội vàng đưa tay lên chậm, rồi nhắm mắt lại để thả hồn về nơi chốn xa xăm. 

                                                                                                        

 

PHÙNG NHÂN

 

 

(Rose KD sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter