BUÔN
GÁNH BÁN BƯNG
(Trần
Mộng Tú)
"Trăm dân no
đủ th́ trẫm lo ǵ không no đủ".
- Trần Thái Tông -
H́nh ảnh đẹp nhất
của Việt Nam là h́nh ảnh những người buôn
gánh bán bưng và những hàng quán bầy bán ngay trên vỉa
hè, ngay lối đi trên đường phố, không có một
trật tự nào, của cả ba miền Bắc, Trung,
Nam.
Trong suốt một tháng ở
Việt Nam, tôi thích nhất ngắm nghía những quang gánh,
xe ba bánh, xe đạp, xe thồ bán hàng trên hè phố. Thích
nghe những tiếng rao, tiếng mời chào của người
bán hàng. Thỉnh thoảng xen vào đó tiếng một thanh
niên mời đánh giầy, một cụ già, hay em bé bán vé số.
Không về Việt Nam th́ làm sao được ngẩn
người ra mà xúc động trước những h́nh ảnh
này. Ta xúc động không v́ ngắm nghía h́nh ảnh, ta c̣n
được nghe những mẩu chuyện của đời
sống những người buôn gánh bán bưng này. Những
người "Tha phương cầu thực" ngay
trên chính đất nước ḿnh.
Ở Sài G̣n, trong một con hẻm
khá sạch sẽ ở khu Tân Thái Sơn, khi chuông nhà thờ
đổ bốn giờ sáng, tôi thức dậy, đứng
trên hiên của từng lầu hai nh́n xuống. Hai vợ chồng
ở nhà đối diện sửa soạn nồi bún ḅ bán
ăn sáng. Người chồng lo xếp bàn ghế ra cả
lối đi của ngơ; người vợ lo nồi bún. Một
mẹt bún cao ngất ngưởng trắng tinh, một mẹt
rau xanh ngắt cao không kém để bên cạnh. Ống
đũa, ống tăm, chai ớt, hũ mắm, tô chanh cắt
miếng, nồi nước lèo tỏa khói lên cao, mùi
thơm tung hoành bay trong không gian. Tất cả săn sàng cho
người khách đầu tiên. Họ chỉ bán từ bẩy
giờ sáng đến chín giờ là hết nồi bún khổng
lồ. Đây là chỗ ăn sáng tương đối
tươm tất cho người trong xóm ghé ăn trước
khi đi làm, giá một tô bún chắc là phải vừa túi tiền
với người b́nh dân.
Đi xuôi xuống xóm một
chút có bà bán bánh cuốn nóng, ngay trước cửa nhà ḿnh.
Hàng của bà bầy trên mặt đất. Nồi tráng bánh
bên trong, bát, đũa, mắm, ớt trên một cái bàn nhỏ
bầy phía ngoài, ghế đẩu năm ba cái, người
ăn ngồi chung quanh, chờ bà tráng bánh nóng, ăn ngay tại
chỗ. Khách của bà phần đông là các cụ già, ăn
cho lành bụng và con nít chín, mười tuổi ăn
trước khi đi học. Không ra sớm th́ cũng tám giờ
là sắp dẹp hàng. Nhưng đă có hàng rong đang cất
tiếng rao chen vào rồi. Xôi, bánh gị, bánh khúc, bánh ḿ,
đang được cắp bằng cái thúng nhỏ bên cạnh
sườn hay thồ trên xe đạp, bà bán bún riêu, gánh
nguyên một gánh, nồi, bát, rổ rá, kĩu kịt trên
vai, ghé ngồi xuống đâu cũng được, kéo mấy
cái ghế nhỏ mắc ở hai bên quang ra là thành ngay một
tiệm ăn lưu động.
Vào trung tâm thành phố Sài G̣n
th́ cũng không thiếu ǵ hàng quà vặt bầy ngay trên
đường Đồng Khởi, Lê Lợi. Bàn thấp,
ghế đẩu dành cho Tây Ba Lô và những người
địa phương. Du khách Tây,Úc, Nga, Việt Kiều
sáng giá cứ việc lách qua mấy hàng quà này, để vào
những gian hàng mua bán, hay tiệm ăn, sang trọng đắt
tiền. Những gánh trái cây th́ nhan nhản khắp nơi.
Nhiều nhất là phía bên ngoài các chợ.
Mỗi miền, mỗi gánh
quà, mỗi gánh hàng bán rong rau trái, mang một sắc thái
riêng. Gánh quà của thành phố Sài G̣n coi tươm tất,
đầy đủ hơn cả. Trái cây nặng trĩu,
nồi bún, nồi chè trông bắt mắt người
ăn. Người bán hàng đon đả mời, giọng
nói tự tin, phấn chấn với món hàng ḿnh bán.
Ra đến Huế gánh hàng
vơi đi thật rơ ràng. Hai cái thúng chỉ có trơ một,
hai nải chuối, hoặc mấy mớ rau, mấy củ
khoai luộc, trông cũng bé lắm. Người bán hàng ôm ốm,
giọng nói nhỏ nhẹ như mấy củ khoai gầy
trên cái mẹt thấm nước mưa, cái mẹt cũng
tưa ra, không được nguyên lành. Mấy con cá to nhất
chỉ bằng cườm tay đứa trẻ lên ba, thoi
thóp thở trong cái thau nhôm móp mép, người bán hàng gầy
guộc, co ro ngồi dọc bên bờ sông Hương.
Thương cho cả con cá lẫn người ngồi bán
dưới mưa. Đi xa hơn nữa lên đến B́nh
Điền, khu Kinh Tế Mới, cách Huế chừng 20 cây
số, th́ chỉ thấy những quán chợ xiêu vẹo,
không thấy hàng rong nữa. Nghèo quá, chắc không có ai ăn
hàng vặt!
Ở Hà Nội, một giờ
sáng có tiếng rao "Bánh khúc nóng đây", tiếng rao
hàng xa dần, xa dần rồi lẫn vào tiếng xe tải
chạy trong đêm. Ngày không biết bắt đầu từ
mấy giờ cho những người bán rong, chỉ biết
khi tỉnh dậy, xuống đường th́ các hàng quà
đă đầy hai bên phố.
Hà Nội không biết có phải
là nơi hàng rong nhiều nhất Đông Nam Á không? Chỉ
thấy chỗ nào cũng có gánh, có thúng, có mẹt. Họ
gánh trên vai, cắp ngang hông hay thồ trên xe đạp. Cái
xe đạp này ngoạn mục lắm! Ta không nh́n thấy
khung, yên, hay thậm chí cả hai bánh xe. Chỉ thấy một
người bé nhỏ cầm tay ghi (tay lái) thồ xe đi
theo ḿnh. Không thấy thân xe, v́ tất cả một cửa
hàng hoa, một sạp trái cây, một tiệm bán bát đĩa,
hay hiệu bán quần áo phủ trùm lên cái xe đó. Đôi
khi ta đứng ở phía bên kia, ta không nh́n thấy cả
người đang thồ xe nữa. Chen vào những
người bán thức ăn, hoa trái, quần áo, bát đĩa
có những người chỉ có quang gánh với một xấp
giấy, báo, thùng cũ xé ra, hoặc quang gánh của một
hũ dưa chua, một hũ cà muối, vài miếng đậu
hũ.
Những bạn hàng ngồi
nguyên một chỗ cũng chật vỉa hè, đi đến
đâu cũng phải nh́n xuống chân, phải lách hoặc
phải đi ṿng xuống đường xe chạy. Ngay
trên miệng cống một hàng bánh cuốn có tiếng là
ngon, bầy la liệt thúng mủng, bát đĩa, một chậu
nước nhỏ đựng nước rửa bát. Hai ba
chồng bát đĩa dơ cao ngất ngưởng, chờ
nhúng vào đó. Người ngồi, kẻ đứng hân
hoan gọi phần ăn uống. Sát đó một tiệm
sửa xe gắn máy cứ việc gơ gơ, đập đập,
thử đề máy xe. Mùi dầu, mùi xăng xả vào những
đĩa bánh và khách ăn mù mịt. Chung quanh những rác
là rác. Rác ở đâu ra nhanh thế. Lúc năm giờ sáng,
tôi ngó ra đường hai bên phố sạch bong, phu rác
đă quét sạch tối qua. Bây giờ mới khoảng
chín giờ sáng, đứng giữa phố có thể hát
được bài ca "Hà Nội .. rác".
Những thanh niên đánh giầy,
cũng được coi như người bán hàng rong. Cửa
hàng của họ vỏn vẹn một cái túi nhỏ. Trong
đó có một đôi dép cao su, kim chỉ, dao kéo, đế
giầy và xi đánh giầy. Ai biết đâu c̣n món ǵ quan
trọng hơn cho cái tiểu công nghệ này cất ở
trong cái túi nhỏ đó. Họ tinh mắt lắm, liếc
nh́n rất nhanh xuống đôi giầy họ biết ngay
khách là Việt Kiều, là Đại gia (tiếng chỉ những
ngưới giầu nổi ở Việt Nam bây giờ) hay
là những quan chức nhà nước.
Khi được khách bằng
ḷng, họ đưa cho khách đôi dép cao su, cầm đôi
giầy của khách lên, đề nghị.
"Con sẽ làm cho chú một
đôi giầy mới, giầy của chú đắt tiền
nên c̣n tốt lắm!"
Thế là chưa đợi bằng
ḷng giá cả (Phần đông người đă bằng
ḷng cho đánh giầy không có hẹp ḥi với giá) anh lật
ngay đế giầy lên, cắt cắt, khâu khâu, rồi
đánh xi. Tất cả không quá 15 phút. Một đôi giầy
mới tinh ngay trước mặt khách.
Ông anh cùng đi với tôi, vừa
ngắm nghía anh làm vừa hỏi chuyện, anh cho biết cũng
như phần đông những người buôn gánh bán
bưng ở cả ba miền. Họ đến từ Nam
Định, Thái B́nh, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Cà Mau, Rạch Giá
v.v để kiếm tiền gửi về quê. Do đó mà
dân số Sài G̣n, Hà Nội tăng lên vùn vụt. Anh ở Thái
B́nh lên Hà Nội, vợ con ở lại quê nhà. Tết anh về
quê một lần, v́ ở quê muốn làm cũng không có việc,
làm ruộng th́ cũng không có ruộng mà làm. Ruộng của
nhà nước chia cho dân theo chính sách "b́nh quân". Tám
năm chia ruộng một lần, chia theo số người
trong gia đ́nh. Tính theo số sanh và tử trong năm. (Nếu
vừa chia ruộng xong mà vợ đẻ th́ tám năm sau
em bé mới có phần ruộng. Hoặc có người già
qua đời th́ tám năm sau mới bị bớt đi phần
ruộng).. Mỗi người được một sào,
sào miền Bắc có 360 mét vuông. Trồng loại lúa xấu,
lúa không ngon th́ một sào cho 1 tạ 6 lúa, sàng sẩy xong cho
ra khoảng 1 tạ gạo (bằng 1 yến =100 cân) Anh nông
dân chống cuốc, tính công anh làm cỏ, cầy bừa và
tiền mua phân bón cho ruộng tương đương với
tiền mang đi mua bấy nhiêu gạo đă làm sẵn.
Như vậy nghề nông không có lợi, cho dù anh muốn
làm thêm ruộng cũng không có mà làm. Anh bỏ đi lên tỉnh
kiếm việc làm khác.
Ban ngày anh đi đánh giầy, chiều
đi ăn cơm bụi (cơm gánh vỉa hè) xong về
nhà trọ, ngủ một giấc chín giờ tối, đến
ba giờ sáng dậy đi làm phu bốc dỡ (khuân vác). Ở
đâu thuê, anh đi, bất kể khuân vác nặng nhẹ
thế nào. Nếu anh ăn cơm ba bữa với giá
mười lăm ngàn một ngày (VN$16,000.- bằng 1 đô)
tằn tiện, cuối năm anh có hai triệu gửi về
nhà cho cha, mẹ, vợ, hai con nhỏ, hai đứa em tiêu
trong một năm.
Anh cười, nói tiếp:
- Nhưng chú ơi, con bốc
dỡ, mệt lắm, nhiều hôm đói quá, con phải
ăn đến hai mươi ngàn mới đủ.
Chị gánh cam đi bán rong ở phố
cổ Hà Nội cũng từ Thanh Hóa vào, chị ngủ ở
nhà trọ ngay chân cầu Long Biên. Chị mời:
-Trời tối quá rồi, cô mua nốt
hộ con mấy kí cam, bây giờ con đem về chỗ ngủ
trọ, th́ sáng ra ngủ dậy mất trộm hết.
Tôi hỏi:
-
Chỗ nhà trọ đó, nhiều người các nơi
đến ngủ chung buồng à?
-
Vâng, toàn ở quê ra cả. Cứ quây một cái màn chung quanh
giường là thành một buồng. Đàn ông riêng, đàn
bà riêng, nhà tắm chung. Không cẩn thận th́ cái ǵ cũng
mất, mất th́ thôi, chứ có kêu rát cổ cũng không lấy
lại được.
Tôi chợt nhớ một câu thơ của Bùi Giáng, khi
ông sống lang thang bị người lang thang khác lấy
trộm cái gói quần áo của ông.
Những tưởng đầu đường
thương xó chợ
Ai ngờ xó chợ chẳng thương nhau.
Tôi mua nốt gánh cam cho chị.
Một tháng trời, đi qua
ba miền đất nước, tôi đă gặp không biết
bao nhiêu người "Tha phương cầu thực".
Sài G̣n những anh tài xế taxi, những anh phu hồ nói giọng
Bắc - Bùi Chu, giọng Hà Tĩnh; Hà Nội những
người Nam Định, Thái B́nh, Thanh Hóa vào làm đủ
mọi nghề. Đi thăm làng Bát Tràng tôi gặp người
đàn bà nắm than cho ḷ gốm, quê ở Bắc Ninh. Tôi tự
hỏi như thế có đáng buồn không nhỉ? V́ tôi vừa
ở Nam Định về, tôi gặp hai người em họ
(Ba chúng tôi cùng chung một cụ nội) Một người
giầu nhất Nam Định, cả hai vợ chồng mới
qua tuổi 50, làm chủ ba ngôi nhà năm từng, c̣n người
kia ngoài 60 vẫn đi đạp xích lô, nghèo xơ nghèo xác.
Sài G̣n và Hà Nội luôn luôn có sự
tương phản như thế. Ngay bên cạnh ngôi nhà mục
nát, chễm chệ một căn hộ bốn, năm từng,
cửa sắt, tường hoa. Trước một cửa
hàng sang trọng, một gánh hàng gần như chỉ có
thúng, mẹt không với một người mặt xanh, má
hóp ghé ngồi (Coi chừng bị đuổi bây giờ). Thỉnh
thoảng lang thang trên phố một ḿnh, tôi gặp một
ông lăo mù, khua chiếc gậy cong queo, hay một em bé đang
tuổi đi học, bán vé số; một cụ bà tóc trắng
xóa, ngồi nhẫn nại với b́nh trà tươi, mấy
chiếc ly nhỏ cáu đen dưới gốc cây, ngay gần
miệng cống.
Buổi chiều về gặp
cô học tṛ thanh nhạc của em tôi (Em tôi dậy
dương cầm) cô mới 25 tuổi. Cô nói, cháu muốn
đi du lịch bên Mỹ, cháu có tiền kư quỹ 20 ngàn
đô, nhưng v́ trẻ quá nên khó đi, bên Mỹ chỉ nhận
người già theo diện du lịch.
Một cô gái trẻ có ngần
ấy tiền, nghe thật lạ lùng!
Mỗi năm về một lạ,
một khác. Cái lạ, cái khác này không làm ḿnh vui, ḿnh an tâm.
Không biết đến bao giờ
th́ những người lănh đạo đất nước
nhắc lại được câu nói của vị vua Trần
đầu tiên :
"Trăm dân no đủ th́ trẫm lo ǵ
không no đủ"
Câu nói đó thốt lên nghe mà
nhỏ lệ!
Trần Mộng Tú
(@ Internet)