BAO CÔNG XỬ ÁN
@@@ Thầy HỒ VĂN THỦY viết:
Xin gửi câu chuyện đùa thay lời
thăm hỏi tháng 6/07
Ngày xưa có môt Bà Lão
bán bánh tráng khi sang sông bị gió thổi
phăng tất cả bánh. Bà
lên bờ ngồi than khóc. Ngay lúc
đó Bao Công đi ngang qua, hỏi han
và bằng lòng xử vụ án này.
Nếu là Bạn, Bạn sẽ xử ra sao ?
Đây là cách của Bao Công:
Ông hỏi han sự việc xẩy
ra lúc mấy giờ, tại đâu rồi cho
tùy thần phi ngựa chạy xuôi theo gió
để tìm bắt tất cả tàu ghe
đã vượt qua khúc sông vào giờ
giấc nói trên. Ông hỏi cung để nắm
bắt được người phải chịu
trách nhiệm: đó là những người
đã cầu xin thuận buồm xuôi gió
và buộc họ bồi thường cho Bà Lão ! Điều này
là logich bởi anh
cầu được lợi nhưng đã gây hại
cho người
khác.
Bây giờ nếu Bạn gặp những
kẻ khốn cùng, bế tắc yêu cầu Bạn
đem lại công bằng. Bạn sẽ xử như thế
nào ?
Ha ! Ha !
@@@ Thầy HUỲNH NGỌC ẨN viết:
Quan điểm của “Thầy Tu”
Quí vị chắc
có nghe câu, “Ami de tous, ami de personne.”
Chúng ta có thể đoán được một người nghĩ
đến ai nhiều nhất bằng
cách nhìn danh sách email của người ấy.
Cám ơn Thầy HVT
ghi tên tôi vào danh sách của những
người bạn cũ và gởi mail cho chúng
tôi thường xuyên. Chẳng những thế Thầy HVT còn nêu ra
những câu hỏi suy gẫm để những
ông già tập suy tư, để không bị
chứng bệnh Alzheimer.
Tôi xin trả lời
câu hỏi của thầy HVT về cách cứu
xét trường hợp của một bà bán
bánh tráng bị gió thổi bay bánh.
Tôi thấy vấn đề thầy HVT nêu ra
có hai khía cạnh.
Khía cạnh
pháp lý
Nếu tôi là thẩm
phán, tôi sẽ không xử vụ này. Thứ
nhứt, trong một cuộc xét xử, cần phải
có hai bên: nguyên cáo và bị cáo.
Ở đây không có nguyên cáo, cho
nên không có phiên tòa. Thứ hai, vấn
đề ở đây không phải là một
vấn đề pháp lý, cho nên cũng
không xử được.
Tôi xin mở một
dấu ngoặc tại đây. Tại Hoa Kỳ hai phe
bảo thủ và tự do tranh luận về vấn
đề hợp pháp hóa việc gả cưới
của hai người đồng giới tính. Theo
tôi thì họ không cần mất thì gian
để tranh cãi , vì sự ăn ở
như vợ chồng của hai người đồng giới
tính không phải là một vấn đề
pháp lý, mà là luân lý.
Khía cạnh thiêng liêng
Tôi nghĩ rằng quí vị nhận email của
thầy HVT đồng ý một sự thật
này: “Đời là bể khổ.” Có nhiều lý giải về sự kiện
này. Cơ đốc giáo cho rằng khổ
nạn do sự phạm tội của loài người
gây ra. Những tai nạn mà người ta gọi
là “thiên tai,” dù Ông Thiên KHÔNG
gây ra, cũng có cùng một nguồn gốc.
Thứ hai, chắc quí vị cũng đồng
ý rằng cuộc đời thiếu công bằng.
Bà bán bánh tráng đi bán mỗi
ngày kiếm hai hay ba chục ngàn. Khi
bị gió thổi bánh đi thì thật
là quá “bất công.” Nhưng bắt
những người may mắn trả tiền bà mất
thì cũng bất công. Có thể họ
không cầu xin được “thuận buồm,
xuôi gió” vì họ chỉ tin mọi sự
xảy ra là do số mệnh, và không cần
phải cầu xin ai. Có thể bà bán
bánh tráng đã xin cho bà buôn may
bán đắt ngày hôm đó. Nhưng thay
vì buôn may bán đắt bà lại mất
vốn lẫn lời. Luật Murphy có
câu, “Sự gì có thể xảy ra sẽ
xảy ra.” Chúng ta có thể cầu xin Ơn
Trên ban cho điều gì tốt nhứt, trong khi
chuẩn bị
để đối phó với điều
gì tệ nhứt .
Thứ ba, Gia Cơ, một sứ đồ
hay tông đồ của Chúa Cứu Thế
có nói, “Anh chị
em không được chi vì không cầu xin;
anh chị em cầu xin mà không nhận được
vì cầu xin với ý xấu, để dùng
cho khoái lạc.” Câu này nói lên nhu cầu của con
người cần đến sự trợ giúp
thiên thượng. Nhưng Gia-Cơ cũng
cho biết lời cầu xin không xin với ý xấu.
Theo tinh thần của lời dạy của Gia-Cơ,
người chủ ghe cầu xin cho thuận buồm
xuôi gió, và bà bán bánh tráng
xin buôn may bán đắt , cả
hai đều không cầu xin với ý xấu. Tại đây có lẽ chúng ta
thêm một khía cạnh nữa, đó là
khía cạnh chính trị. Ý tôi muốn
nói rằng những chủ ghe hay tài công
đông hơn, cho nên lời cầu xin thuận buồm
xuôi gió thuộc
khối đa số, cho nên họ không bị
bắt buộc phải bồi thường cho bà
bán bánh tráng. Ngoài ra, lời
cầu xin của họ cũng bao gồm cầu xin điều
tốt cho bà bán bánh tráng.
Tuy nhiên, trong sự liên hệ giữa người
và người, người buôn may bán đắt
nên tự nguyện quyên tặng số tiền
bà bán bánh tráng bị mất mát
vì tai nạn gió.
HNA
Olympia, Washington
8 Tháng 6, 2007
Sau đây là một bài thơ viết
chưa xong, kính mời quí vị đóng
góp những cảm nghĩ cùng thế giới
quan của quí vị.
Ngày nào em mới hai
mươi
Mà nay em đã
bảy mươi tuổi đời.
Ngày nào nhan sắc đẹp
tươi
Bây giờ em
đã hắt hiu nụ cười.