NHI.P CÂ`U RA.CH GIÁ 1

MEO QUA .. MEO LA.I 9

Home | MEO QUA MEO LA.I | MEO QUA MEO LA.I (tt) | MEO QUA, MEO LA.I 1 | MEO QUA MEO LA.I 2 | MEO QUA MEO LA.I 3 | MEO QUA .. MEO LA.I 4 | MEO QUA .. MEO LA.I 5 | MEO QUA .. MEO LA.I 5 [tt] | MEO QUA .. MEO LA.I 6 | MEO QUA .. MEO LA.I 7 | MEO QUA .. MEO LA.I 8 | MEO QUA .. MEO LA.I 9 | MEO QUA .. MEO LA.I .. 10 | MEO QUA .. MEO LA.I .. 11 | MEO QUA .. MEO LA.I .. 11 * | MEO QUA .. MEO LA.I 11 ** | MEO QUA .. MEO LA.I .. 11 *** | MEO QUA .. MEO LA.I .. 12 | MEO QUA .. MEO LA.I .. 13 | MEO QUA .. MEO LA.I .. 14 | MEO QUA .. MEO LA.I 15 | QUY~ KHÂ?N CÂ'P | Tào-Lao-Wán MEO | Tào-Lao-Wán MEO (tt) | Tào-Lao-Wán MEO 1 | Tào-Lao-Wán MEO 2 | Tào-Lao-Wán MEO 3 | Tào-Lao-Wán MEO 4 | Tào-Lao-Wán MEO 5 | Tào-Lao-Wán MEO 6 | Tào-Lao-Wán MEO 7 | Tào-Lao-Wán MEO 8 | Tào-Lao-Wán MEO 9 | Tào-Lao-Wán MEO 10 | Tào-Lao-Wán MEO 11 | Tào-Lao-Wán MEO 12 | Tào-Lao-Wán MEO 13 | Tào-Lao-Wán MEO 14 | Tào-Lao-Wán MEO 15 | Tào-Lao-Wán MEO 16 | TàoLaoWán MEO 17 | TàoLaoWán MEO 18 | TàoLaoWán MEO 19

bar_vine.gif

bar_vine.gif

bar_vine.gif

bar_vine.gif

Nước mắt và văn hoá từ chức

 

 

Nước mắt và văn hoá từ chức

 

Trích: Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự - Số 229

ngày 07-10-2007

(Văn Quang)

 

 

Nước mắt và nước mắt ! Đó là những gì ai cũng nhìn thấy tại Việt Nam trong những ngày vừa qua. Cầu Cần Thơ sập vào ngày 26-9, còn chưa tìm hết được thi thể cuối cùng thì cơn bão số 5 lại ập tới. Tiếp đó vào ngày 5-10, lại xảy ra một trận lụt lớn nhất kể từ năm 1978. Trận lũ "lịch sử" này tàn phá mạnh nhất ở hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Cho đến nay, theo thông tin ban đầu đã có 50 người chết và mất tích, hơn 100 người bị thương; thiệt hại vật chất lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

 

Những con số thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỉ cứ hiện lên ám ảnh người dân đã nghèo càng thêm lo sợ. Trong khi đó giá thực phẩm, thuốc men vẫn cứ tăng vùn vụt, thậm chí có mặt hàng tăng tới 70 -80% từ đầu năm đến nay. Trung bình là 30% cho mọi mặt hàng thiết yếu của đời sống người dân từ thành thị tới thôn quê. Như một thùng mì, đầu năm mua khoảng 30 ngàn đồng thì bây giờ là hơn 40 ngàn đồng. Mặc cho nhà nước cố gắng kiềm chế lạm phát và kiềm chế giá cả, nhưng hầu như mọi cố gắng đều không mang lại kết quả cụ thể, chỉ có trên giấy. Mặc cho những bản thống kê có vẻ khách quan nhưng lại không sát với thực tế, chỉ có người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng mới hiểu rõ, biết đúng tình hình thị trường tiêu dùng như thế nào.

 

Giá cứ "hồn nhiên" tăng cũng như tình trạng giao thông tìm đủ biện pháp vẫn cứ kẹt, ngày càng gia tăng. Nhà nghèo khóc đã đành, nhà giàu cũng khóc, đó là những vị có xe hơi, bò như rùa trên khắp nẻo đường thành phố. Nhiều vị muốn bỏ "xế hộp" nhảy xuống đi xe gắn máy cho nhanh, nhưng quen đi "tu bin" rồi, xuống cái xe gắn máy "nó thế nào ấy".

 

Thiệt hại do kẹt xe ở thành phố Sài Gòn trong 1 năm là 14.000 tỉ đồng; 1km đường ở Hà Nội phải ậm ạch cõng 540 xe hơi và 5.900 xe máy. Hôm nay là 14.000 tỉ lãng phí vì kẹt xe ở một thành phố, ba năm nữa sẽ là một trăm ngàn tỉ, 10 năm nữa sẽ là bao nhiêu khi mà cả nước sẽ có đến 10 thành phố nghẹt đường, chật lốỉ

 

Những chuyện tầm phào

Mặc cho sập cầu, cho thiên tai bão lũ. Dân chơi cứ chơi. Móc túi được dân cứ móc.

 

Có thể nhìn thấy rất rõ là khoảng cách giàu nghèo cứ thế mà gia tăng. Giá cả tăng và kể cả thiên tai bão lụt hầu như không gây ảnh hưởng tới những gia đình giàu có, nó chỉ ảnh hưởng tới những gia đình trung lưu trở xuống đến anh nghèo mạt rệp mà thôi.

 

Trong khi đó, những chiếc xe hàng tỉ đồng vẫn được "rinh" về VN và có những "đại gia" mua ngay, dù mua chỉ để ngắm, chứ đi nghêng ngang ở Sài Gòn hoặc Hà Nội, nó ghét mặt quệt cho một phát rồi biến mất, làm sao mà đuổi. Có khi nó choang cho một hòn đá thì kiện củ khoai. Sau chiếc Maybach được nhập về VN năm ngoái, với giá sau thuế là hơn 400.000USD. Giới nhập xe cho biết một chiếc Rolls-Royce có giá hơn 1 triệu USD từ Mỹ sẽ được nhập về TP Sài Gòn trong năm 2007.

 

Trong tương lai, còn một số xe hơi "loại kinh tế" hợp với túi tiền của những vị làm ăn khấm khá (chưa nói là giàu) cũng sẽ có cơ hội tậu được chiếc xế bốn bánh mới. Những nhà sản xuất kinh doanh biết rõ tâm lý của dân Á Đông lắm, người đã nhỏ con lại ít tiền thì đi xe nhỏ như cái Matiz được rồi, giá chừng hơn mười ngàn đô. Bây giờ mười ngàn đô đối với dân buôn bán bình thường là con số cũng bình thường. Rồi hàng loạt xe đã qua sử dụng, hoặc qua những bãi rác trùng tu lại tí đỉnh, được đưa vào VN cho những vị chỉ đủ ăn đủ tiêu nhưng thích đi xế bốn bánh cho khỏi dầm mưa dãi nắng.

 

Phong trào "chơi xế bốn bánh" ở Việt Nam lúc này đang có xu hướng nở rộ. Cấp nào chơi theo cấp đó. Những vị đói rách kinh niên, bỗng kiếm được tí tiền, dường như việc họ nghĩ đến đầu tiên là cái nhà và sau đó là chiếc xe hơi. Mặc cho đường kẹt. Mặc cho giá cả lên xuống.

 

Những chuyện tầm phào như một hộp bánh Trung Thu trị giá 999 ngàn đồng cũng có khối người mua. Thường là mua để tặng, để biếu, để .. mua tí cảm tình của quan trên dọn đường hối lộ. Ít có người nào mua để ăn. Có ông mua tặng bố vợ (tất nhiên thuộc loại bố xịn) bị bánh mốc, đâm ra mang tiếng, bèn đi kiện cho ra lẽ. Đầu tháng 10 này, một cửa hàng tại tầng 6, Ruby Plaza (44 Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa trưng bày một bó hoa cưới trị giá 2 tỉ đồng. Bó hoa cưới gắn nhiều viên đá quý nhất tại Việt Nam. Với tên gọi Thiên Hoa Bách Ngọc (cho tình yêu vĩnh cửu và hạnh phúc trăm năm), bó hoa cưới được thiết kế mô phỏng theo hình thác đổ, được làm từ các vật liệu: Đá ruby, kim cương, cát, đá, sỏi, thép, sơn, hoa hồng trắng, ly ly trắng, hoa bách nhật 100 ngày, hoa lan trắng, rễ cây 100 tuổi, lông vũ .. Mấy đại gia chuẩn bị cưới cô bồ nhí nhấp nhổm, mấy cậu ấm con ông cháu cha chuẩn bị nghe "vị hôn thê" nũng nịu "mua cho em bó hoa đó đi anh".

 

Chu choa ! Người dân nghe mà phát rụng rời chân tay. Chẳng biết mấy gia đình bị tai nạn sập cầu và những gia đình bị bão lũ sẽ nghĩ gì.

 

Tôi chỉ đưa ra hai hình ảnh đó để bạn đọc thấy được những nghịch cảnh đau lòng hơn là thấy những hình ảnh đau thương từ những "hiện trường" đổ nát với những xác người, xác nhà của người dân lam chạy bão. Cũng may mà người Việt chúng ta ở khắp nơi sẵn sàng ra tay cứu trợ, cấp tốc hiến cả máu mình cho người bị nạn. Con số gần 60 tỉ đồng cứu trợ và chắc chắn sẽ còn gia tăng đã là nguồn an ủi rất lớn cho những số phận hẩm hiu. Chỉ mong rằng số tiền đó sẽ đến đúng địa chỉ, không rơi rớt" ở bất kỳ nơi nào khác.

 

Lại nói về văn hoá từ chức

Tính đến chiều 6-10, khi tôi viết bài này, tổng số nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ là 134, trong đó có 3 kỹ sư (2 người chết, 1 bị thương), 10 kỹ thuật viên trung cấp (4 người chết, 6 bị thương).

 

53 Người chết: Vĩnh Long 41 người, Cần Thơ 2, Hà Nam 2, Quảng Nam, Quảng Ngãi, An Giang, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hoá, Nam Định mỗi địa phương 1 người.

1 Người từ Vĩnh Long hiện vẫn đang mất tích.

 

Như tôi đã tường trình với bạn đọc kỳ trước, ông Hồ Nghĩa Dũng - bộ trưởng Giao thông - Vận tải - vừa mới phát ngôn được một câu .. chưa đến độ xanh rờn, mới chỉ xanh lơ lơ màu da trời rằng:

"Riêng cá nhân tôi, nếu cơ quan điều tra xác định tôi đã làm sai trong vụ sập cầu Cần Thơ, lúc đó tôi sẽ xem xét đến khả năng có từ chức hay không".

 

Và mới đây trong phiên họp báo của chính phủ VN ông tuyên bố tiếp "tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng".

Trong khi chờ ông Bộ trưởng "sẵn sàng" và "xem xét" có nên từ chức hay không, tôi xin mạn phép được "xem xét" rằng ông Bộ trưởng đáng khen vì ít nhiều đã học được văn hoá từ chức. Đối với những vị quan chức nước ngoài thì chuyện này là chuyện bình thường. Một vụ tai nạn nhỏ cũng có thể dẫn đến từ chức. Thứ văn hoá này không có trong luật lệ nào cả. Nó chỉ có trong lòng tự trọng của mỗi người. Thế nên ai muốn từ chức cũng được mà không cũng .. chẳng sao, không vi phạm luật lệ. Kiếm được một nhân vật cấp cao học được văn hoá từ chức ở VN lúc này không phải là dễ, cũng nên khen một câu cho phải phép.

 

Tuy nhiên mới chỉ nghĩ đến thôi, chứ cho đến khi tôi viết bài này ông Bộ trưởng vẫn tại vị và yên vị. Chắc là còn chờ xem trách nhiệm chính thuộc về ai. Chính phủ thì cũng đã nhận trách nhiệm rồi, nhà thầu Nhật Bản cũng đã nhận trách nhiệm rồi. Phái đoàn điều tra cũng đã lập xong. Nhưng đến bao giờ điều tra cho "đúng người đúng tội" thì chắc còn hơi lâu vì một lý do và cũng là trở ngại chính là sự am tường về kỹ thuật. Cuộc điều tra sẽ vô cùng tỉ mỉ, khó khăn. Ai cũng hiểu điều này và chờ đợi kết quả cụ thể. Ít ra cũng có được bài học kinh nghiệm như vụ sập cầu ở Quebec vào năm 1907 nhắc nhở các kỹ sư khi thiết kế và xây dựng những công trình ở Canada không bao giờ được quên bài học từ thảm hoạ đau xót của đất nước này. Từ đó, các kỹ sư tốt nghiệp đại học ở Canada luôn đeo một chiếc nhẫn bằng thép ở ngón tay út bàn tay thuận. Chiếc nhẫn vừa là mang tính linh thiêng, vừa là nỗi đau phải được nhắc nhở từng phút từng giây cho người có trách nhiệm. Còn những kỹ sư VN sẽ đeo cái gì ? Chuyện đó chưa ai tính tới.

 

Trở lại chuyện văn hoá từ chức, một chuyện nhỏ mà không nhỏ. Bởi dù có mười ông Bộ trưởng từ chức trong vụ sập cầu hoặc bão thì cũng chẳng cứu vãn được gì, cái gì đã mất không thể lấy lại được. Đấy là chưa kể đến việc, ông Bộ trưởng sau chưa chắc đã hơn gì ông trước. Cho nên từ chức hay không chẳng mang lại lợi ích gì thiết thực cho người dân, cho đất nước. Nhưng ít ra ở hành động này chứng tỏ được sự nhận lỗi cụ thể, bớt đi được phần nào sự phẫn nộ của người dân, mang lại một chút tin tưởng vào một nhân vật mới. Trường hợp ở VN thì chính bản thân ông Bộ trưởng còn tránh được nhiều rủi ro khác bởi những cây cầu, những công trình xây dựng bị bớt xén, làm ẩu chưa biết tai nạn xảy ra lúc nào. Lúc đó ngài cựu bộ trưởng cứ ăn no ngủ kỹ, ông tân bộ trưởng lại lãnh đủ.

 

Cho nên sự từ chức chỉ còn là lòng tự trọng và bày tỏ sự kính trọng đối với người dân. Với thái độ đó nên sự từ chức mang tính văn hoá.

Chẳng ai mong và cũng chẳng ai cần đến sự từ chức này. Tuỳ ông thôi.

 

Những dư luận sau vụ sập cầu

Nhìn qua những thông tin về nguyên nhân gây nên thảm hoạ vụ sập cầu, cho đến nay có rất nhiều nguồn tin khác nhaụ Cứ như các nhà bình loạn thể thao "tiên đoán" trước một trận đá banh vậy. Mỗi người nhìn theo một góc độ, mỗi người có một bằng chứng khác nhau. Có lẽ khiến độc giả cũng như người dân VN chưa thể tin vào một nguyên nhân nào, cứ u xoẹ cả lên. Tạm thời có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính qua dư luận:

 

Khi thảm hoạ vừa xảy ra, trong cơn kinh hoàng, đã có một số người dẫn ra đủ thứ luật này luật kia để chứng minh rằng chủ đầu tư đã làm đúng, nhà thầu làm đúng .., nhà nước cũng làm đúng y boong những gì luật lệ và điều kiện kỹ thuật đã cho phép. Tức là "sự cố" chỉ là sự rủi ro do .. thiên định hay cái gì đó chưa biết. Các đơn vị liên quan và cả những người có trách nhiệm không có trách nhiệm gì trong tai nạn này cả.

 

Lợi nhuận và lợi nhuận để lên hàng đầu

Nhưng bản chất sự việc không giản dị như vậy. Đã có những chứng cớ rất rõ ràng về những sự bán thầu, về việc tuyển công nhân bừa bãi, thậm chí người này làm việc nhưng lại lấy tên người khác, đeo bảng tên của người khác, nên khi tìm được tử thi của người chết thì còn sống nhăn, tìm mãi mới ra tên thật của người tử nạn.

 

Cụ thể như em Lưu Thanh Điền ấp Mỹ Hưng 2, xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, Vĩnh Long đến lúc chết đi mới được trả tên thật cho mình. Còn ngày thường khi đến công trình, em phải mang bảng tên của người anh kế là Lưu Tấn Mãi (19 tuổi, có 2 thẻ tên nên cho em mượn 1 cái), là công nhân của Công ty Vĩnh Thịnh, cùng tử nạn trong thảm kịch sập cầu Cần Thơ. Như vậy có tới 2 công nhân tử nạn cùng mang tên Lưu Tấn Mãi. Phải mướt mồ hôi mới tìm ra Lưu Thanh Điền. Trường hợp mượn tên để đi làm thuê tại công trình cầu Cần Thơ, không chỉ có trường hợp của hai anh em Mãi và Điền. Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Đông còn sống sờ sờ thì lại có tên trong danh sách .. người tử nạn; anh Huỳnh Văn Ngọc đi làm bằng tên Trương Văn Toàn sống sót trong vụ sập cầu trở về ..

 

Những chi tiết ấy chứng tỏ cung cách làm việc của những người có trách nhiệm thờ ơ đến không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thể dẫn chứng hết những chi tiết đại loại như thế này.

 

Chỉ xin tóm tắt dư luận đã chỉ ra rằng: Tuyển nhân công giá rẻ nhằm tăng lợi nhuận. Thuê nhà thầu phụ không có năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao động nhằm kiếm được nhiều tiền bao nhiêu hay bấy nhiêu. Giám sát không đến nơi đến chốn. Thi công ẩu nhằm bớt khó khăn, rút bớt ngày giờ cũng chỉ nhằm tăng lợi nhuận. Chạy theo tiến độ sao cho kịp thời gian hoặc "vượt kế hoạch" để không bị phạt là chính, được khen thưởng tuyên dương là chuyện sau. Có cả thông tin rằng nhà thầu phớt lờ những cảnh báo về độ an toàn các nhịp cầu cũng là nhằm tăng lợi nhuận ..

 

Tất cả những cái đó - mà mục đích cuối cùng là lợi nhuận - đã dẫn đến thảm hoạ. Cột trụ nghiêng, giàn giáo yếu, cả ngàn tấn bê tông, sắt thép sụp xuống chôn vùi trên 50 công nhân nghèo. Họ vì lợi nhuận mà coi rẻ con người.

 

Sau 3 ngày tang tóc những lời xin lỗi mới được cất lên, cứ như không thể nào làm khác được. Ít ra thì cũng phải có lời xin lỗi cho đúng với phép lễ độ tối thiểu giữa con người với con người. Nhưng xin lỗi chẳng thấm gì với nỗi đau của mấy chục gia đình mất người thân. Tất cả đã muộn. Vậy nên từ chức hay không từ chức, trách nhiệm đền bù thiệt hại, trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm quản lý .. đều trở nên không là gì cả trước thảm hoạ.

 

Công việc điều tra sẽ như thế nào ?

Có hàng ngàn việc phải làm đang đợi cơ quan điều tra, chưa thể biết trước những gì sẽ phát hiện ra. Chắc chắn sẽ có rất nhiều điều bất ngờ trong thảm hoạ này. Nhưng ở đây, tôi chỉ đề cập đến những gì phải làm khi vụ án này được khởi tố với một số quy định của pháp luật.

 

Thời hạn là 4 tháng dành cho cơ quan điều tra kể từ ngày 2-10-2007 để tìm ra thủ phạm. Nhưng vụ án rất phức tạp nên cuộc điều tra có thể phải gia hạn nhiều lần, song trễ nhất tới ngày 20-6-2009, tức là thêm tối đa là 16 tháng (tổng cộng 20 tháng) mọi việc phải kết thúc và có kết luận rõ ràng.

 

Khi khởi tố một vụ án, có thể cho thấy thảm hoạ sập cầu Cần Thơ không chỉ là do thiên tai hoặc rủi ro do “trời định” như bão lũ, mà có yếu tố của tội phạm do con người làm ra. Không ai khởi tố ông trời cả, phải chỉ đích danh sự việc và con người, có tên tuổi đàng hoàng.

 

Vậy là trước tiên là phải khởi tố một bị can nào đó. Trong vụ này, một người có thể bị khởi tố về một hay nhiều tội, cụ thể là "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

 

Người bị truy tố là ai ?

Theo điều 229 Bộ Luật Hình sự của VN, bất cứ ai đã góp phần vào việc gây tai nạn làm sập cầu, dù ở bất kỳ công đoạn nào, dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, dù cố ý hay vô ý đều bị khởi tố, lúc đó coi như "bị can".

 

Nếu sau này, khi điều tra, thấy ai đó bị oan thì sẽ được đình chỉ điều tra. Hoặc xét thấy có chứng cớ người đó còn phạm thêm những tội khác thì cơ quan điều tra có thể ra những quyết định bổ sung.

 

Trong vụ sập cầu này, tất cả các khâu từ "khởi thuỷ" như thiết kế, giám sát, trong xây dựng (tức khi thi công) từ những người có trách nhiệm cao nhất như ở cơ quan chủ đầu tư là Bộ Giao thông - Vận tải, đến các nhà thầu chính và cả nhà thầu phụ, nhà cung cấp nhân công, thậm chí cả những người trực tiếp xây dựng (thi công) nếu có vi phạm cũng có thể bị điều tra.

Trong thời gian bị điều tra họ có thể được tại ngoại hoặc bị giam, nhưng những bị can thường phải tạm đình chỉ công tác để thuận lợi cho công việc điều tra.

 

Đó là một số thông tin về công việc điều tra, nếu tuân thủ đúng những luật lệ này.

 

Tất nhiên chúng ta lại chờ đợi xem những gì sẽ xảy ra với mong đợi sẽ không có những thủ đoạn quá tàn nhẫn của bất cứ ai coi rẻ sinh mạng con người.

 

 

 

Văn Quang

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

 

bar_vine.gif

bar_vine.gif

bar_vine.gif

bar_vine.gif

Những mảnh đời gãy nát

 

Những mảnh đời gãy nát.

- Nam Dao (Adelaide) -

 

 

October 3, 2007

Nhìn những giọt nước mắt của những trẻ thơ và những gia đình nạn nhân lăn dài trên gò má dạn dày cơ cực trong tấm hình chiếc cầu Cần Thơ bị gãy sập tôi như nghe được tiếng đổ vỡ trong cuộc đời những người dân nghèo khổ đó. Một sự đổ vỡ phi lý và bất công mà dân tôi phải gánh chịu. Nhìn chiếc băng ca chở xác công nhân áo thẫm đỏ máu tôi liên tưởng tới chiếc băng ca của thời chiến tranh quốc cộng thuở nào. Ngày xưa băng ca dùng để chở xác những "anh hùng chống Mỹ cứu nước", thì ngày hôm nay băng ca chở xác những công nhân nghèo xây dựng cây cầu Cần Thơ. Cùng một phương tiện chở xác người là chiếc băng ca. Cùng một nạn nhân là dân tộc Việt Nam, và cũng cùng một đao phủ là chính quyền Cộng sản Việt nam. Thời xưa mạng sống người dân miền bắc được đem ra sử dụng cho mục đích đánh nhanh đánh mạnh để mau tiến tới Xã Hội Chủ Nghĩa, thì ngày hôm nay mạng người công nhân cũng được đem ra thí chỉ vì muốn đẩy nhanh tiến độ mà không kể đến tình trạng an toàn của cây cầu. Đó là còn chưa kể đến con sâu tham nhũng rút ruột vật liệu xây cầu cũng là một trong những yếu tố đưa đến những cái chết phi lý này.

 

Chỉ cần đối chiếu lời dư luận nói về lý do chính phát xuất từ việc muốn đẩy nhanh tiến độ mà không kể đến tình trạng an toàn của cây cầu, với lời phát biểu trên tờ báo Saigon Giải Phóng của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ Tịch Quốc Hội trong lúc những xác công nhân vẫn còn kẹt trong đống xi măng, nói rằng, Bộ Giao Thông Vận Tải cùng các cơ quan hữu trách phải sớm tiến hành điều tra về nguyên nhân gây ra thảm họa này, để từ đó rút ra kinh nghiệm hầu chấn chỉnh và đẩy mạnh tiến độ các công trình lớn của quốc gia, thì người ta nhìn thấy ngay bản chất của cái chế độ bất nhân chỉ coi mạng sống người dân như một dụng cụ mà thôi. Dân chết mặc bây, tiền Đảng bỏ túi.

 

Cái chết tập thể của hơn 60 công nhân và của hơn trăm người bị thương do tai nạn sập cầu Cần Thơ vẫn chỉ là không đáng kể so với những cái chết âm thầm khác mà những người sống sung sướng như chúng ta khó mà nhìn thấy được và đâu ngờ là nó đã và vẫn đang tiếp tục xảy ra từng giờ từng phút ở khắp nẻo đường đất nước. Nào ai biết mà nhắc đến những cái chết vì ăn phải thực phẩm chứa nhiều chất độc tố ? Nào ai hay những người chết vì thở hít không khí  hay uống phải những nước sông ô nhiễm ? Nào ai nghe được tiếng những người mẹ nghèo khổ ôm xác khóc con thơ vì núm vú khô cạn sữa ? v.v... Nào ai nghe được tiếng nấc của các trẻ em bị bắt cóc và bị giam cầm bán dâm cho tới khi kiệt sức chết vì bệnh AIDS ?  Chết từ thể xác, chết trong tâm hồn. Chết tiệm tiến theo từng giây phút sống đen tối mà không hề được biết mùa xuân hạnh phúc cơm no áo ấm là gì trên cái xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy bất công và bóc lột này.

 

Chuyện chiếc cầu Cần Thơ sập kéo theo mấy trăm mảnh đời công nhân gãy đổ hẳn sẽ là một hồi chuông thức tỉnh cho những ai đeo cặp kính hồng mơ về Việt Nam canh tân và xây dựng một xã hội dân sự với sự hiện hữu của những kẻ nắm quyền lăm le khẩu súng trong tay coi mạng sống người dân như một món hàng kiếm lợi nhuận không hơn không kém. Trên một sân banh là xã hội chủ nghĩa mafia lọc lừa gian ác, liệu những tay cầu thủ chính quyền tham nhũng có nhường để cho chúng ta đá trái banh xã hội dân sự lành mạnh để làm mất quyền lợi của họ hay không khi mà họ là kẻ mạnh nắm quyền lực trong tay ?

 

Ngày nào còn cái chế độ độc tài tham nhũng CSVN thì ngày đó sẽ vẫn còn xảy ra những cái chết phi lý kiểu như trên. Thái độ đấu tranh xin - cho không giải quyết được vấn nạn Việt Nam . Đã đến lúc phải quyết liệt đấu tranh chính trị để gỡ bỏ chế độ độc tài thối nát này để cho những thảm họa phi lý không còn xảy ra trên quê hương Việt Nam .

 

 

Nam Dao (Adelaide)

2/10/2007

(Bai Chuyen)

 

bar_vine.gif

bar_vine.gif

bar_vine.gif

bar_vine.gif

  

Nỗi đau của Cỏ

(Nhà văn Võ Thị Hảo)

 

 

Đâu rồi ? Đâu rồi, những người mang tên mộc mạc như cỏ: những Ngua, những Sóc, những Đùng, những Bé Sáu .. Và những vô danh đã chết không toàn thây dưới đống đổ nát của cầu Cần Thơ ?!

 

Những con người sống lẫn vào cây cỏ, mang tên nôm na như cỏ ấy, những cư dân của vùng Mỹ Hoà tang tóc ấy đã ra đi . Nằm trong giàn chết chóc hơn 150 nạn nhân vì sập cầu. Họ ra đi để lại người thân, hầu hết là những đứa con thơ dại đang cần nuôi nấng và mẹ, và vợ, và cha, là những nông dân nghèo, thất thần đờ đẫn chờ họ trước công trường và trước cổng nhà xác ! Ai sẽ nuôi cho họ những đứa con thơ ? Ai sẽ an ủi mẹ già của họ lúc xế chiều ? Những nạn nhân chết không toàn thây ấy ?

 

Đã có những người vì tình đồng loại xả thân cứu nạn, như anh Bùi Văn Bình - một con người nhỏ bé, nằm trong Đại đội trinh sát tỉnh Vĩnh Long đã không quản ngại hiểm nguy lao vào tham gia cứu nạn và trong vòng 24 giờ đã đưa ra khỏi đồng đổ nát được hơn 116 người. Đã có những chị bán bánh mì dâng hiến cả một nửa xe bánh mì của mình để đỡ đói lòng những thân nhân người bị nạn đang tê dại vì đau đớn. Và bao trái tim và cánh tay của báo chí, đồng bào khác sẵn sàng sẻ chia trong thảm họa xây dựng này.

 

Năm mươi chiếc bánh mì với nhiều người người khác rất ít ỏi. Nếu so với một bữa tiệc của bên "Chùm khế ngọt" và bên "Trèo hái mỗi ngày", so với những bữa tiệc của bên phê duyệt dự án với bên trình dự án nào đó trên đất nước này, thì chưa mua được một nửa ly rượu của họ. Chưa kể, lại càng quá nhỏ nhoi so với những tài sản kếch sù mà một số người liên quan có được qua rất nhiều công trình và nhiều dự án xây dựng lấy từ "của chùa" ! Nhưng với người bán bánh mì, và nhiều người nghèo khác, khi mà ở nhiều vùng, nông dân không kiếm nổi lấy mười ngàn đồng mỗi ngày cho cả nhà, thì đó là cả một tấm lòng vàng không thể đo đếm do mồ hôi nước mắt. Con của người bán bánh mì có thể phải nhịn đói vào ngày mai !

 

Mồ hôi nước mắt ơi ! Ai sẽ tính đếm và đền bù những nỗi đau cho mồ hôi nước mắt của những người nghèo và những công dân lương thiện ? Khi mà càng nghèo và càng lương thiện lại càng dễ bị tổn thương ?! Vụ sập cầu Cần thơ thì có liên quan gì đến mồ hôi nước mắt của họ nhỉ ?

 

Có đấy ! Có một liên tưởng, dù không muốn, nhưng vẫn không thể không nghĩ đến !

 

Khi mà chất lượng những công trình xây dựng từ ngân sách, từ những dự án, những chung cư, những cầu cống đường sá, lấy từ những đồng tiền thuế của dân, từ thắt lưng buộc bụng, cứ ngày càng xuống cấp ! Khi mà tiếng kêu của những hộ dân ở trong các chung cư, thậm chí được gọi là chất lượng cao, thỉnh thoảng lại ai oán vọng lên do bị sập trần, do bị tắc nước thải, do bị nứt vỡ, do bị đe doạ sập nhà .. mà cứ như rơi vào khoảng không, không có lời đáp. Bởi vì lời đáp chỉ là một quả bóng bị đá từ chân người này sang chân người khác.

 

Vụ sập cầu Cần Thơ cũng vậy thôi !

 

Và đến cầu Cần thơ thì những nạn nhân không thể kêu được nữa. Họ đã chết. Bị lèn chặt bởi những tấm bê tông, xi măng và sắt thép. Nguyên nhân nào khiến cho một con đường hoặc một ngôi nhà xây cách đây cả trăm năm, với nguyên vật liệu và kỹ thuật thô sơ hơn nhiều mà đến nay vẫn hiên ngang thi gan cùng tuế nguyệt ? Nguyên nhân nào khiến cho những toà nhà đồ sộ, những con đường, những cây cầu được đổ tiền vào với giá cả đắt gấp mấy lần một công trình dân tự xây cùng cỡ, với kỹ thuật cao cấp, với bao nhiêu là tiền bạc và cấp thẩm định duyệt dự án và giám sát chất lượng công trình, thì lại thường nứt vỡ và sụp đổ như vậy ?!

 

Tiếng kêu ai oán của người bị nạn và thân nhân của họ sẽ mãi còn văng vẳng trong không trung. Nhưng trong tiếng kêu đó không có đội ngũ người thân của những "tác giả" đã gây nên tai họa. Những tác giả ấy, họ ở xa lắm. Họ đã xong việc. Và rất nhiều khả năng, họ đang đi nâng cốc chúc mừng lễ khởi công hoặc lễ khánh thành một dự án hoặc một công trình nào đó ..

 

Mong rằng vụ sập cầu Cần Thơ chỉ là ngẫu nhiên. Là do động đất. Do xoáy ngầm, hay do gì đó. Mong rằng những người có trách nhiệm của cầu Cần Thơ hoàn toàn vô can. Mong rằng tội ác không có trong vụ này. Mong rằng tội ác đến từ trên trời hoặc từ dưới đất, chẳng phải do con người đâu !

 

 

VÕ THỊ HẢO

-Nguồn: Đọc báo trực tuyến-

(Tuan Duc Chu chuyển)

 

website counter