KIÊN GIANG, CẦU .. BẮC NGANG SÔNG .. ???
@@@ LL viết:
Quí vị,
Có người quen ở Miệt Dưới
(Down Under) hỏi, nhờ quí vị giúp dùm :
"Có 1 người chị hỏi
L mấy câu hỏi. Nếu
anh biết nhờ anh giúp dùm nhe:
1- Tên con sông ở cầu Ðúc
?
2- Tên con sông ở cầu quây từ chợ
qua ty Bưu Ðiện ?
3- Tên cửa biển hai con sông ấy đổ
ra.
4- Ngày giỗ Ðức Nguyễn Trung Trực ?
5- Ở tỉnh mình còn Lễ giỗ Vị
nào khác không ? "
Merci
LL
@@@ DIỄM XƯA viết:
Chủ quán ui.
DX đã dở lại tự điển RG
thì đọc được thế nầy
:
1)- Cầu Đúc
bắc qua "con kênh nhánh ông Hiển",
còn cầu là Cầu
Kênh Nhánh (Hay Kinh Nhánh ??)
2)- Cầu quây cũ của Rạch
Gía mình, nay là cầu trước Bưu
Điện TPRG thì xưa và nay vẫn bắt
ngang con "Rạch Giá". Nhưng bà con giờ
quen gọi là sông Kiên, còn cầu là cầu Sông Kiên.
3)- Cửa biển cả hai con kênh (hay
sông ) đổ ra là "Vịnh Rạch
Giá".
4)- Ngày giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực
chính thức bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 27/08
Âm lịch hằng năm.
5)- Tỉnh Kiên Giang hiện nay ngoài lể giỗ
anh hùng Nguyễn Trung Trực tại TP RG, từ nhiều
năm qua vẫn có lễ giỗ Ông Mạc Cửu tại Thị xã
Hà Tiên, nhưng
trước đây qui mô chỉ vài trăm
người dự . Từ 2006 đã bắt
đầu qui tụ đến hàng ngàn người
dân địa phương và du khách các
nơi về tham dự.
@@@ LL viết:
DX and All,
Cám ơn nhiều nhiều nghen. Sao giỏi vậy ? LL chỉ biết câu
ngày giỗ ông Nguyễn là 27/8 âm lịch
thôi .
Hình như dân Rạch Sỏi có lẽ
là làm giỗ
ông Nguyễn Hiền Ðiều (Ðình chỗ Giếng Cây
Trâm) hay
là chỉ cúng lễ Rằm Tháng Giêng ?
Nhờ dân Rạch Sỏi TLV xác nhận dùm ???
Còn Ðình Vĩnh Huề (Thờ ông
Võ Tánh ) hình như cũng
không có làm lễ giỗ mà chỉ
cúng Rằm Tháng Giêng mà thôi ???
Xin quí vị nào rành cho thêm ý
LL
@@@ H4C viết:
Tại Rạch Sỏi, nay cũng thuộc về TP Rạch
Giá, hàng năm dân địa phương đều
làm lễ giỗ Cụ
Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều tại đền thờ ở giếng
cây Trâm cách ngã ba Rạch Sỏi khoảng
1 km. Ba ngày lễ dân chúng được ban
quản trị khoản đãi ăn uống,
cháo khuya ...
@@@ LL viết:
H4C,
Giỗ ngày nào ?
Còn sông Cầu Quây cạnh An Hòa
là tên gì ?
@@@ H4C viết:
LL
Tao nhớ là mùng 6 hay là mùng 7
tháng giêng hàng năm. Hỏi Minh CD nó nhớ.
Con sông ở cầu
quây là sông An Hòa.
@@@ TRƯƠNG DẬU
viết:
Hi All.
Tôi xin trả lời
vài câu hỏi đã được nêu
ra. Nhìn chung chung thì câu trả lời của
tôi có vẻ trả lời huề vốn nhưng
mà thực tế.
1- Tên con sông ở
cầu Ðúc ?
Người ta thường
gọi là sông Cầu Ðúc vì có
cây cầu đúc bắc ngang. Sau khi cầu
đúc cũ bị giựt sập, mới xây lại
cây cầu đúc mới và được
đặt tên là cầu
Nguyễn Trung Trực. Ngày nay gọi là cầu Kinh Nhánh.
2- Tên con sông ở
cầu quây từ chợ qua ty Bưu Ðiện ?
Người bình
dân thì gọi là sông Tòa Án. Trong văn chương thì gọi
là Sông Kiên.
Cây cầu từ chợ cá qua
Ty Bưu Ðiện, Người lớn tuổi gọi
là cầu Quây
vì ngày xưa cầu này phải quây qua một
bên mỗi khi có tàu lớn muốn đi
ngang. Thông thường
thì người ta gọi là cầu
cá hay cầu chợ
cá.
Còn cầu Sông
Kiên là cây cầu nối liền đại
lộ Phó Ðiều với đại lộ
Cách Mạng bên bến xe
Hà Tiên.
3- Tên cửa biển hai con sông ấy đổ
ra.
Người dân quê Miệt Thứ
xách vỏ vọt đi chợ Rạch Giá. Họ nói tấp
vô cửa sông cầu đúc hoặc là tấp
vô cửa Ngư Cảng.
@@@ XO viết:
Hi anh TD và các bạn:
Sẵn đây xin bổ túc
và xin hỏi thêm.
Song song với cây cầu Ðúc, sau này
có xây thêm cây cầu nối liền
đường Ngô Quyền xóm bánh tầm
(bên kia sông) và đường
Phó Cơ Ðiều (bên này sông). Ngay
đầu cầu bên kia sông
là nhà thầu bán vật liệu xây cất
(gạch, cát, đá, xi-măng ...) Ong Ðình
Ký. Còn bên này đầu cầu
là quán mì Ðào Ký. Tên của
cây cầu này là gì ? Chắc các bạn còn nhớ, gần
quán mì Ðào Ký đi về phía trại
cưa Triệu Xuân Triều có khu đất trống
sát bờ sông. Chỗ này Tết
hàng năm là nơi biểu diễn mô-
tô bay show. Hồi đó show này là
"hot" lắm, một năm mới có một lần.
Ê H4C, trong Rạch Sỏi, ngoài cây cầu
quây nếu theo đường liên tỉnh đi
Sài Gòn thì ngay trước khi tới phi
trường Rạch Sỏi có cây cầu tên
thường gọi là cầu
quằng (hay oằn gì đó, không nhớ
rõ spelling) phải không ?
@@@ DAO PHAY viết:
DP biết hai cái cầu anh XO nói, vì 2
cái cầu này đều nối đường
nhà DP ở hồi đó để qua bên kia
hai bờ sông đối diện .
Cái cầu qua xóm nhà thờ có
cái dốc cao thiệt cao, đi xe
đạp mà không có thắng tốt thì
khi đổ dốc dễ té, tinh thần dễ bị
khủng bố vì sợ té. DP có kì chở nhỏ
em đi học bên trường Thanh Bình trong
xóm đạo, xuống dốc lạc tay
lái lủi vô bên hông té cái bịch,
rách quần trầy đầu gối. Ði học trường
NTT hồi đó, DP ít khi đi cầu này
mà phải chạy vòng qua đường Phan Bội
Châu, ngang nhà Diễm Lê, Lưu Tường
Kí, tiệm vàng Trần Quang, tiệm Cẩm
Tú rồi mới tới cầu Bưu Ðiện (cầu
chợ cá) để qua sông vô truờng. DP thuờng nghe gọi
là cầu dốc cao.
Còn cầu bên kia phiá
rạp hát Châu Văn qua xóm bánh tầm
thì thường nghe gọi là cầu sắt. Nhớ ngày xưa, mỗi lần đoàn xe
nhà binh chạy qua kêu rầm rầm , nghe rất hồi
hộp và buồn vì biết sắp có
đánh lớn miệt về huớng Tri Tôn,
Sóc Soài, Hà Tiên, hoặc có nguời
ra trận rồi trở về hòm gỗ đầy
hoa ..
Lâu dữ không nghe ai nhắc mì
Đào Ký, hồi đó ăn mì ở
đó thiệt là thơm ngon, chỗ ngồi lại
mát mẻ, gió sông thổi lên nhè nhẹ , vừa ăn mà không phải
thổi mì cho người hay bị đổ mồ
hôi .. Bên này mình ăn
mì hoài mà vẫn chưa bao giờ tìm thấy
hương vị năm xưa. À, cái quán
mì Đào Ký này bây giờ còn
không, ai ở bển có đi ăn, còn thấy
thơm ngon như ngày xưa em còn bé ăn
quà hông ?
Lâu quá mới nghe nhắc đến cầu Quằng, Cầu này DP
hay nghe má và bà ngoại kêu là như
vậy. DP cứ tuởng
cầu quằng là cây cầu quay chớ.
(Còn tiếp)