Giữa MẤT và C̉N
(Trần Huiền Ân)
Những ngày cuối năm .. Những ngày
đầu năm ..
Nhiều lúc nghĩ, thôi đừng quan trọng
hóa, năm cũ năm mới mà chi, cả cuộc đời
ta, một kiếp hư sinh, có làm được việc
ǵ để đánh dấu vào thời gian đâu, ngày tháng
nào chẳng vậy, bận tâm làm ǵ!
Nhưng rồi không thể không bận tâm.
Từ năm cũ sang năm mới .. Thời tiết: nắng
mưa sương gió có khác, đất nước: núi sông
cây cỏ có khác, không biết vài bậc thiền sư cao
đạo thế nào chứ mỗi cá nhân b́nh thường
nói ǵ th́ nói ḷng vẫn ít nhiều xúc cảm, tâm trạng có
khác, đó là cái phản ứng tự nhiên với ngoại
cảnh.
Dân Việt chúng ta, mối tương quan Mất
và C̣n, giữa con người với vũ trụ, thiên
nhiên, giữa con người với con người luôn luôn
sẵn có, đậm đà. Tết này gợi nhớ về
những tết xưa, nhất là thời thơ ấu, thời
thanh niên, thời gian khó. Ngày cuối năm, ngày đầu
năm, trong câu chuyện không quên nhắc lại đôi ba
thoáng chốc dĩ văng. Những nỗi buồn, nỗi khổ
đều biến thành nỗi vui, dẫu cho lúc ấy
nước mắt tràn đầy, bây giờ hồn nhiên tiếng
cười tự tạị
Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh em .. mất
đi, những ngày đau khổ đi qua, hết khóc rồi
măn tang, ủ rũ măi đâu được, phải nh́n về
tương lai, tiếp tục cuộc sống, tâm nguyện
rằng sống sao cho người thân, người yêu của
ta nơi suối vàng được yên vui, không hổ thẹn.
Cuối năm tu tảo mộ phần. Ba ngày tết trên
bàn thờ đèn không tắt, nhang không tàn. Hôm đám giỗ
mời bà con bạn bè đến dự. Đó là một
cách tưởng nhớ thiết thực, nếu không có thể
dễ dàng quên đi giữa lúc phải t́m trăm
phương ngàn kế lo cho cuộc sống.
Khi tiễn đưa linh hồn một
trinh nữ, ông Nguyễn Bính viết:
Chỉ
một vài ba năm thế rồi / Người ta
thương nhớ có ngần thôi
Người
ta nhắc đến tên nàng để / Kể chuyện
nàng như một chuyện vui ..
Mới nghe, tưởng như nhà thơ có
ngầm ư trách người đời: chỉ thương
nhớ một thời gian ngắn, sau đó khi nhắc
đến hóa thành chuyện vui. Thật t́nh th́ đây là
điều đương nhiên. Nhắc đến, mà măi
măi buồn thương th́ chắc ǵ linh hồn người
trinh nữ ấy bằng ḷng. Phải vui chứ, để
nếu linh thiêng, có giây phút hiện về, mỹ nhân
được ḥa đồng cùng bạn bè dương thế.
Mỹ nhân và danh tướng, thông thường Định
Mệnh không cho họ với nhân gian đến bạc
đầu. Có phải v́ vậy, coi sự tử như sự
sinh, mà các danh tướng (kể cả các văn quan lănh
nhiệm vụ vơ tướng) khi không giữ được
th́ chọn cái chết vinh với thành, chứ chẳng chịu
sống hèn sống nhục, làm một hàng thần. Buổi
trưa hè vắng lặng, bên khóm tre già nghe tiếng hát ru
"ơi hời" theo nhịp vơng đưa:
Ngó lên
ḥn tháp Cảnh Tiên / Cảm thương Ông Hậu thủ
thiềng ba năm ..
Với vị vơ tướng lừng danh: Hậu
quân Vơ Tánh, giữ thành Qui Nhơn, tự thiêu trên lầu củi,
lửa hồng đốt cháy tấm cô trung, thiên hạ
không khóc Người nữa, mà biết bao thương cảm.
Hai tiếng "Ông Hậu" trong ca dao, thật gần gũi,
thân mật. Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh
Giản, cùng các anh hùng vị quốc vong thân khác .. sống
măi trên ngàn năm bia miệng thời gian, trải bao lần
Tết đi Tết đến.
Chợt nhớ câu đối của cha tôi
- một nhà nho Trung Kỳ có lúc vào sống ở Nam Kỳ.
Thời ấy, Pháp đô hộ nước ta, chia lănh thổ
thành ba kỳ, ba chế độ cai trị khác nhau. Mùa xuân
đến, cha tôi không bi quan như Nguyễn Bính (trong
Đêm mưa đất khách), mà ngay thời điểm
giao thừa tâm niệm rằng Xuân đang khắp trời
Nam, Xuân toàn cả ba kỳ, với hương sắc
nước non như cũ.
Xuân măn
Nam thiên phong thủy cựu
Nhơn
tồn khách địa tuế thời tân
Tôi từng nhập tâm câu ấy. Mỗi lần
cuối năm, đầu năm, dù hoàn cảnh có thế
nào, vẫn thấy Mất và C̣n cứ song song hiện diện,
sáng lên một tia hi vọng, thấu hiểu Xuân măn Nam thiên,
để t́m thấy ư nghĩa sâu sắc của tuế thời
tân từ phong thủy cựu.
TRẦN HUIỀN ÂN
(NN Sơn sưu tầm, TN Phụng chuyển)