NỤ CƯỜI NĂM MỚI
(Cẩm Giang)
1.
- Xuyến!
Anh về rồi nè!
Tiếng đặt giỏ xách và giọng
trầm ấm của người vừa nói làm Xuyến giật
ḿnh, ngẩng lên. Mải mê tưới giàn lan, quay lưng về
phía cổng, lại vừa nghe nhạc, cô không nghe thấy
tiếng chân người vào sân. Cô cười, đứng
dậy. Nh́n trong ánh mắt th́ biết cô vui lắm, nhưng
vẫn không có biểu hiện vồn vă.
- Anh Thành về chơi được bao
lâu?
- Chắc qua Tết, anh đi liền. Công
việc c̣n nhiều em à. Tranh thủ về ghé thăm Xuyến
với gia đ́nh trước chớ biết anh về là
đám bạn đâu để yên.
- Than hoài. Vợ con ǵ chưa, hổng dẫn
về đây chơi?
- H́ h́ .. vẫn
chưa. Đang .. chờ
một người.
- Già rồi nghe. Anh gặp ba em chưa?
- Mới về tới đây. Anh chưa có
điện thoại cho thầy, tính giờ ghé thăm thầy,
thăm em, rồi anh mời thầy với em đi cà phê
- Em có bán cà phê đó. Anh vô vườn coi
hoa đi, em đi mời ba.
Xuyến thong thả vô nhà. Cô vừa đi
vừa cười tủm tỉm một ḿnh. Có cái ǵ
đó, hơn là niềm vui thông thường.
Thành ngắm nghía mấy chậu lan đang
khoe bông dưới gốc nguyệt quế già nua cao quá
đầu người. Nắng sớm như phấn vàng
rắc lên cánh hoa, phiến lá tựa hồ trang điểm
cho thêm phần duyên dáng. Nhiều năm rồi, mà trong mắt
Thành, Xuyến vẫn là cô con gái mới mười mấy
tuổi, nhí nhảnh, nhân hậu thật thà ..
2.
Trong cái xóm nhỏ ven sông Cẩm, ai cũng
biết mẹ con chị Kiều. Người đàn bà nhỏ
người tươi mặt, nuôi con bằng cái quán tạp
hóa nhỏ xíu như cái cḥi chơi .. bán quán. Hàng họ trong đó chỉ là vài
thứ bánh kẹo rẻ tiền, tương muối dầu
đường, ḿ gói, thuốc lá .. cái ǵ cũng có một chút - thứ mà chỉ
bà con nghèo mới cần tới. Đứa con trai của chị
là kết quả của một mối t́nh nồng nàn. Tuy
nhiên, bên chồng chê gia đ́nh chị không môn đăng hộ
đối nên phản đối quyết liệt. Chịu
không nổi áp lực, sau khi chị Kiều sanh đứa
bé được đầy tháng, cha nó không một lời
từ biệt, bỏ đi biệt dạng. Vài lần lui
tới bên chồng đều bị xua đuổi, hắt
hủi mà vẫn không tin tức ǵ, chị Kiều cũng
không qua lại đó nữa. Chị vốn mồ côi, cha mẹ
mất sớm, nên việc có thêm thằng nhỏ hủ hỉ
cũng là ơn phước của Trời, chị chẳng
lấy ǵ làm buồn phiền hay lo lắng. Mảnh vườn
quanh nhà chị Kiều từ đó có thêm luống rau liếp
đậu, vồng khoai, bụi sả .. để đỡ tiền chợ. Thằng
nhỏ, kể cũng lạ, nó b́nh an lớn lên, đi học
như những đứa trẻ khác. Con nít xóm nghèo, nhiều
chuyện để làm phụ cha mẹ sau giờ học,
nên không ai quan tâm tới chuyện nhà-chỉ-có-hai-người!
Bởi vậy, ngoài chuyện khó khăn thiếu kém một
chút so với một số gia đ́nh khác, th́ cuộc sống
của hai mẹ con rất b́nh an.
Cái năm thằng nhỏ mười bảy
tuổi, cũng đă kịp bỏ học hai năm để
đi phụ hồ, th́ bỗng nhiên cha nó t́m về thăm.
Cha con nh́n nhau bỡ ngỡ. Nhiều năm qua cha của nó
đă phiêu bạt khắp nơi, đă có thêm vợ con khác.
Họ đang sống đầm ấm ở một tỉnh
nào đó rất xa. Chị Kiều nghe loáng thoáng, ḷng như
hết vui buồn, không nói ǵ. Người đàn ông ngày nào
thề non hẹn biển, giờ như một người
khách ghé thăm. Bổn phận của chị là tiếp
đăi đàng hoàng. Hai người đàn ông một già một
trẻ ngồi rù ŕ nói chuyện với nhau một ngày trời.
Bữa sau, ông dẫn thằng nhỏ đi mua một chiếc
xe gắn máy, với lời dặn ḍ đây là kỷ niệm
cha dành cho con. Đó là tất cả những ǵ cha có thể làm
được cho con, lúc này. Rồi ông xách túi đi, đột
ngột như khi đến. Ngoài ánh mắt thương
yêu dành cho người vợ đă thui thủi một ḿnh,
đứa con có cha mà như không kia, ông không nói ǵ thêm.
Mười ngày sau, người bên nhà chồng
sang nhà chị Kiều, cho hay ông đă mất, kêu mẹ con
về để tang.
Chị Kiều đổ bệnh sau
đám tang chồng ít hôm.
Khi những món tiền dành dụm trong nhà
đă được vét sạch để lo cho những
toa thuốc bắc thuốc nam, đi bệnh viện lẫn
bác sĩ tư mà bệnh t́nh cũng không thuyên giảm, th́
chị được khuyên là phải đi bệnh viện
ở thành phố mới "chắc
ăn". Chị
nói với thằng con, nó "dạ" một tiếng nhẹ tênh, hỏi chừng
nào má đi để con thu xếp công việc, con
đưa má đi.
Lần đầu tiên, thằng con trai
bước chân tới tiệm cầm đồ, theo lời
tư vấn của thằng bạn thân. Nó cầm chiếc
xe đang đi.
Cô gái trong tiệm, ngó chiếc xe c̣n mới
tinh, đi chưa tới 1000 km, ṭ ṃ hỏi: "Anh cần tiền làm ǵ mà cầm xe?". Anh con
trai găi đầu: "Tui muốn
hỏi cái xe này cầm được bao nhiêu tiền? Tui cần
tiền đưa má tui đi Sài G̣n khám bệnh mà không biết
sẽ tốn bao nhiêu
..". Cô gái đếm đếm rồi
đưa cho anh một xấp tiền: "Đây là số tiền anh cần. Anh để
xe lại đây, về rồi tính." Cô ngó cái dáng anh con trai đi lừng lững
ra cửa mà thấy có cái ǵ đó nao nao trong ḷng. Những
người đến tiệm của cô thường cầm
thế đủ thứ để có tiền xoay sở
chuyện này chuyện khác, hiếm có người nào cầm
đồ lấy tiền lo cho người khác, dù là cha mẹ
ḿnh.
Hóa ra chị Kiều không có bệnh ǵ nặng.
Chỉ là do lao tâm lao lực quá, ít chia sẻ với ai nên những
buồn phiền vốn được đè nén, giấu kỹ
bây giờ mới bùng phát. Sau một số các xét nghiệm
cần thiết, bác sĩ cho về nhà, dặn bệnh nhân
cần nghỉ ngơi bồi bổ, bớt suy nghĩ âu
lo, chứ phần thuốc men không đáng kể.
Chưa đầy một tuần sau, cậu
con trai đă tới trả nợ. Cậu đưa cho cô
gái gần như toàn bộ số tiền vay hôm trước,
chỉ thiếu độ một phần. Cô gái tṛn mắt
ngạc nhiên: "Sao anh có
tiền trả nhanh vậy?". Cậu
con trai lại lúng túng găi đầu: "Có xài ǵ mà hết. Má tui không có bịnh ǵ nặng,
lại có bảo hiểm nên không tốn tiền bao nhiêu, tui
trả phần tiền này lại cho cô, sợ để
th́ cũng có chuyện xài nát hết .." Cô gái dắt
xe ra cho anh chàng. Cô nói rằng ḿnh sẽ hủy hợp đồng
vay, phần này không tính lăi. Phần c̣n thiếu, chừng nào
anh đi làm có tiền th́ trả lại, coi như cô cho
mượn .. Anh thắc
mắc, sợ cô chủ "lỗ" làm sao. Cô gái chỉ cười nhẹ
nhàng: "Ba tui biểu vậy!"
Ngoài sân, ông già vừa đọc sách, vừa
gật gù.
3.
Thành chậm răi rót trà vào tách, mời thầy.
Đây là người có công lớn trong việc hun đúc ư chí
để anh trở lại con đường học vấn,
và thành tài. Ông vẫn cười nhẹ nhàng như ngày nào
anh gặp, từ tốn hỏi han chuyện gia đ́nh,
chuyện làm ăn của anh.
Ngày đó, nghe cô út kể có một anh nhỏ
nhỏ vô cầm cái xe mới cáu để đưa mẹ
đi chữa bệnh, ông giáo về hưu thấy ḷng dậy
lên một cảm xúc khác thường. Bản thân ông cũng
một thân một ḿnh tự lo lấy thân, cũng ba ch́m bảy
nổi mới có thể học hành đàng hoàng, làm một
người thầy đứng trên bục giảng. Bây giờ
nghỉ hưu rồi nhưng ông cũng chưa ngày nào nghỉ
dạy. Những đứa học tṛ năm xưa lại
mang con tới nhờ thầy giúp .. Ông lấy đó làm niềm vui! Bởi vậy,
thấy đứa trẻ nào v́ lư do ǵ mà không đi học
được, ông đều t́m cách giúp đỡ. Riêng cậu
trai này, ông thấy có ǵ đó hay hay nên không thể bỏ
qua.
Lúc anh cầm tiền đi trả, khi quay
ra, ông rủ vào sân uống nước, hỏi han vài câu,
ông hỏi anh thích làm ǵ, v́ cái nghề phụ hồ, xem ra chỉ
là công việc nhất thời .. Được
người hỏi thăm, anh con trai mạnh dạn tṛ
chuyện, mở ḷng.
Anh được nhận vào học ở
một trường bổ túc văn hóa ban đêm. Ban ngày,
anh được gởi học nghề tại một công
ty sản xuất gỗ mỹ nghệ. Vượt qua những
khó khăn trước mắt để đi học lại
quả là không dễ dàng ǵ, nhưng mọi việc cũng
dần suôn sẻ, bởi ư chí phải tạo dựng một
tương lai khác tươi sáng hơn luôn nung nấu trong
ḷng anh. Hơn thế nữa, anh c̣n được khích lệ
bởi một người thầy luôn dơi theo từng
bước của tṛ.
Vậy mà cũng mười tám năm qua!
Không học th́ thôi, học th́ học "cho tới". Hết
chương tŕnh phổ thông, Thành tiếp tục vừa học
nghề vừa học chương tŕnh đại học.
Bây giờ, anh đă đàng hoàng là ông chủ của một
doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ đang ăn nên làm ra. Lần này, anh về chuẩn
bị Tết cho mẹ, cũng dự tính sẽ ḍ ư cô út
Xuyến để tính cuộc trăm năm ..
4.
Tôi biết được câu chuyện này
khi đứa con trai đầu ḷng của Thành được
tṛn năm. Cô chủ tiệm cầm đồ năm
xưa đă dẹp tiệm cầm đồ để làm
người quản lư cho công ty của Thành, đồng thời
kiêm nhiệm vụ làm .. mẹ
của cậu bé, cười cười mắc cỡ khi
nghe chồng kể chuyện t́nh hồi nẳm, c̣n chua thêm
một câu: "Mấy
ông thấy hông, vợ tui bả .. mê trai từ
hồi nhỏ lận. May mà tui đẹp trai chớ không
thôi, dễ ǵ .. !"
CẨM GIANG
(Diễm Xưa
sưu tầm và chuyển)