Trưa.
Ra cào tuyết. Ủa. Phải xe mình hông dậy
??? Dù ngay boong cái chỗ đậu thường
ngày. Sao "khổng lồ .. bự" quá thế
??? Cứ như xe Van, xe Truck. Cồng kềnh. Đồ sộ.Mũi trước dài ra.
Đằng sau cũng rứa. Cao vồng. Cao vều.
Không còn màu xanh dark blue như xưa mà
ôi chao là trắng. Trắng tinh. Trắng tuyền.
Trắng bồng. Trắng xốp. Trắng như mây
trời. Nom nhẹ bâng như bông nõn. Tuyết
trên mui xe cao hơn cái đầu mình trời
đất ạ, dù mình không phải dân
lùn tịt. Tội nghiệp. Bị "chôn
vùi nguyên con" trong tuyết giá 2 ngày trời.
Chả biết có bị "chết ngắc"
không ???
.. thứ hai ..
tháng hai ..
4 giờ
rưỡi sáng ra xe đi làm. Đâu có
chạy. Bò đi. Trườn tới không à.
(Bò + trườn với vận tốc 10 miles 1 giờ.
Nhiều khi nhích lên chút xíu. Nhiều khi
tụt xuống nhiều chút xíu). Đường
đầy đá (tuyết đóng thành
băng). Gập ghềnh như đường VN ngày
xưa, "ổ gà" lổn nhổn đá
xanh, đá cục ! Có chỗ trơn trợt thấy
ớn. Mỗi lần có xe khác ngược chiều,
tim đập ầm ầm, cứ sợ xe mình
"kiss" xe .. người ta. Hai vai đã mỏi nhừ
vì cào xúc tuyết hôm qua để "cứu
thoát xe" .. Giờ đau nhức hơn vì cố
gồng lên kềm tay lái. Răng nghiến lại.
Tâm niệm nam-mô .. Căng thẳng. Căng hơn
dây đàn. Căng hơn dây diều ngày
gió lộng. Đừng "đứt bóng"
nhe ta !!!
.. hơn tuần sau ..
Mùa
đông "em-đi" (MD) vẫn chưa chấm hết.
Trong khi những ngày Tết VN mình thoảng qua
cùng một chút rộn ràng tưởng nhớ.
Thì cũng có bánh chưng, cũng có
dưa hấu, cũng có .. .. .. , nhưng những
cái "không có" thì hết sức ..
vô cùng !!! Không có tiếng pháo giao thừa.
Không có bộ cánh trang trọng cho ngày
đầu năm xuất hành, lễ chùa, lạy
Phật. Không có cái tâm thành chờ
đón người xông nhà, đạp đất
như là đại diện của đấng
thiêng liêng ban phúc lộc đầu năm.
(Đâu có ai còn tin ba cái chuyện "vớ
vẩn" này nữa nhỉ ???). Không có
không khí tết của hàng xóm, láng
giềng. Không có bầu trời mới mẻ
mùa xuân. Không có hoa trên đường,
bên bờ dậu. Lủi thủi tết trong nhà,
trên bàn thờ hương trầm thơm
ngát. Chỉ có tuyết, tuyết và tuyết
chất đống lù lù trên mái
nhà, đằng trước, đằng sau, bên phải,
bên trái. Rất thừa thãi. Rất phong
phú. Tuyết trên đường đi, thành
đống thành ụ, nhiều khi án tầm
nhìn cho những cái cua quẹo gắt, chả biết
có một cái xe nào đó bất chợt
hiện ra bên kia bờ tuyết cao nghệu .. Còn
những rác rưới bọc trong bao nhựa đen,
nhựa trắng, nhựa xanh vất lung tung trên nền
trắng xỉn, nom áo não gì đâu
!!!
.. ..
Tuyết
vẫn lất phất rơi .. Ở trong nhà nhìn
ra đẹp lắm. Trắng tinh khiết. Trắng dịu
dàng. Mềm mại. (Phải chi đó là lộc,
là tiền "lì xì" ..!!!). Nhưng khi
các nàng rơi xuống. Kết dính lại.
Chia cái lạnh cho nhau. Đoàn kết thành một
khối băng. Một khối đá .. Eo ơi. Hai
bàn tay, hai cánh tay con người .. từ chết
tới bị thương (nhất là mấy
lão-bà-bà mắc chứng "thống phong"
.. huhuhuhu ..)
- TÍM
- TÍM
Tại sao mình "ái mộ"
Hữu Loan ??? Tài. Hẳn rồi. Nhưng thiếu
gì người tài. Tài bằng hoặc
hơn. Sao chỉ "phục" thế thôi ???
Với Hữu Loan là cảm
phục. Là ngưỡng
mộ. Là tôn sùng. Vì cách sống
độc lập đến ngạo nghễ của
ông. Vì thái độ rõ ràng, dứt
khoát, cứng cỏi, bất khuất (uy vũ bất năng khuất) của ông.
Rõ ràng ông là cây gỗ vuông.
Có góc. Có cạnh. Không dễ gì
bào mòn. Không dễ gì vần, lăn theo
ý kẻ khác.
Có
tác giả gọi ông là "người
đi bộ ngược chiều"( .. Chiều của
dòng chảy thuần tính xã hội, chiều
của a dua hay im lặng. Chiều của muôn vàn
cái ác, cái xấu nay đã trở
thành bình thường và được nhiều
người dửng dưng chấp nhận - MẶC LÂM).Có người gọi
ông là "cây gỗ
vuông màu tím". Với Nguyễn Duy, đờithi sĩ Hữu Loan của chúng ta gói gọn
trong ba chữ NGANG "
Ngang tàng, ngang trái, nghênh ngang,Hồn
sim tím một chiều hoang bên đời" ..
- Ngang tàng quá đi chứ, với những ai nịnh
hót, sai trái, xu thời phụ thế, ông chửi
thẳng vào mặt chả nể nang hoặc ngán
sợ.
- Ngang trái quá đi chứ. Người vợ
đầu tiên - Lê Đỗ Thị Ninh .. Nhưng không chết
người trai khói lửa, mà chết người
gái nhỏ hậu phương .. Với người
vợ sau, bà Phạm Thị Nhu, con gái của kẻ
thù chế độ (Trí, Phú, Địa,
Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ),
ông vẫn cưới, vẫn chung thân, chung
đường, chung sống dù Đảng không
cho phép cưới, Đảng đe nẹt, Đảng
khai trừ. Cho đến hôm nay, ông vẫn khẳng
định rằng ông không bị lầm lẫn
hoặc tiếc nuối gì về quyết định
này.
- Còn nghênh ngang nào hơn nữa .. Suốt trên
50 năm ròng, với cái xe cút kít, với
cây xà beng, với đôi tay chai sạn,
khô sần. Da nắng táp, sương chan. Gió
núi, mưa rừng. Tóc rễ tre tua tủa.
Râu bạc cước mọc quanh mồm. Hơn 50
năm, đầu đội trời, chân đạp
đất, làm người. Làm người hon hỏn
trái tim người. Làm người trong trẻo
cái tâm thiêng. Cái tâm không nhơ bợn
tình yêu giai cấp, đảng tính. Cái
tâm chan chứa yêu thương, trân trọng cuộc
sống tự do. Không lệ thuộc tập thể
độc dữ. Không trông chờ "tem phiếu"
của cái chế độ kỳ thị. Không
nao núng vì họ hàng nhiếc móc, sỉ
vả bởi không biết sống kiểu "gió chiều nào che
theo chiều đó". Ông đập
đá, làm ruộng, đánh dặm, tự trồng
trọt rau trái nuôi mẹ già, nuôi vợ,
nuôi con ..
Cái
may mắn (nếu gọi đó là may mắn),
cái phúc lộc trời cho ông là sức khỏe dẻo
dai, bềnbỉ. Nếu
không làm sao ông có thể quần quật
kiếm sống bằng những nghề "đổ
mồ hôi, sôi máu mắt" được
như vậy suốt một đời người, để
rồi mãi đến tuổi 95 mới được
"về hưu" nơi cõi khác. (Dĩ
nhiên luôn luôn có sự tiếp tay, kề cậncủa người vợ chấp nhận
"lấy nhau phải
cùng chung số phận" nữa).
.. Anh
Đán (Con trai của thi sĩ HL) kể: “Thời
đó, nhà nào cũng khổ, nhưng bố
mẹ tôi rơi vào hoàn cảnh ngặt
nghèo hơn, vì gia đình sống ngoài hợp
tác, hầu như không có tem phiếu, gạo
thịt”. 10 đứa con của vợ chồng thi
nhân lần hồi lớn lên bằng những chuyến
xe kĩu kịt đá của bố và những mớ
bánh chui nhủi của mẹ - bà Phạm Thị
Nhu. Chính sách hồi đó cấm nghiêm
ngặt việc chế biến, buôn bán, giết mổ.
Để có mỡ làm bánh, gia đình
nhà thơ từng phải nuôi chui một con lợn
trong chuồng kín. Lúc giết thịt, để
ngăn tiếng kêu của con vật, ông phải
trộn tro và ớt đổ cho lợn bị sặc,
rồi cho vào bao tải, ngâm xuống ao cho đến
lúc chết hẳn rồi mới giết. Làm ra mớ
bánh, gánh bún là bao nhiêu nhọc nhằn,
lam lũ của hai vợ chồng nhưng không phải
lúc nào gánh quà của bà Nhu cũng
đông buổi chợ.
“Những
hôm phòng thuế bắt chợ, cũng như
người ta, gánh bún của mẹ tôi bị
hắt xuống hào. Thương con, xót của, mẹ
tôi lội xuống, bốc về. Bố tôi đãi nước cho hết
cát để cả nhà ăn trừ bữa. Nhà
đông miệng ăn, gạo thường phải trộn
thêm rau, nấu thành cháo, ưu tiên chia phần
theo thứ tự từ đứa bé đến đứa
lớn. Nhà tôi giờ vẫn còn giai thoại
về những người anh húp cháo nóng rất
nhanh”, kể đến đây, anh Đán
miệng cười, nhưng mũi ửng đỏ,
đôi mắt, sau cặp kính trắng, dường
như không dám chớp mi. Người đối
diện, chỉ còn cách cũng vờ nhìn
quanh quất, để giúp anh ngăn dòng nước
mắt, bước qua một trong muôn vàn đoạn
ký ức khó nhọc chưa chịu phai mờ .
10 đứa
con đã lần lượt lớn lên, tưởng
như trời sinh voi, hẳn phải sinh cỏ. Nhưng
theo anh Đán, anh chị em anh
đã thành người bởi họ có một
người cha kiên cường và một người
mẹ biết chắt chiu, tần tảo. Thi sĩ Nga
Sơn, ban ngày mòn vai, chai chân thồ
đá, ban đêm còn vác te vó, xiếc
tép nuôi con. Đất nhiều, vườn rộng,
ông chịu khó trồng rau, trồng sắn, để
tháng ba ngày tám, phòng lúc đói
có sẵn cái để đào lên cho
các con ăn. (Vĩnh biệt tác giả MÀU TÍM HOA SIM -
Con trai nhà thơ chia sẻ ..)
Hữu Loan là
"nhân chứng sống" về cái dã
man, phi nhân tính của phong trào "Cải
Cách Ruộng Đất", của vụ án
"Nhân Văn-Giai Phẩm". Là bằng chứng
hùng hồn về sự bạc ác vô
lương của cái chế độ CS chỉ
lăm lăm nghiền nát những nhân tài
không-đồng-chí, không-đồng-tình
!!!
Theo thuyết "tài mệnh tương
đố" của Nho gia, Hữu Loan bị định-mệnh
"đì" vì có tài, vì hễ
có tài thì "chữ
tài liền với chữ tai" một vần. Thời
đại hôm nay, thế kỷ 21, Chính Trị
là một loại "định-mệnh-mới",
một "ông trời con" đáng sợ chả
khác gì "các bậc Đế
Vương" hồi xưa, thì người có
tài vẫn "liền với chữ tai một vần"
như thường. Nhất là dưới chế
độ lạc hậu, bị chui rúc, ngộp ngụa
trong cái chăn khổng lồ "Cộng Sản",
tha hồ cho rận rệp cắn, rúc, ngứa
ngáy, nổi mận, nổi nhọt, tụ máu bầm,
xuất huyết mà chết dần, chết mòn
trong câm lặng vì "hội chứng SỢ"
!!!Chỉ có Hữu
Loan (và các nhà đối lập "điếc
không sợ súng") là không bị chứng
bệnh này hành. Dù ông là một
trí thức đấy nhá, ông có tài
đấy nhá, nhưng ông không "cậy"
tài để trù dập, thượng đội
hạ đạp kẻ khác, hoặc luồn cúi
chế độ để được ký thịt,
cân đường. Ông quay về thiên
nhiên, ruộng nương, làm bạn cùng
đất đá, cỏ cây, nhiều khi "vật
lộn cật lực" với chúng để mang
thực phẩm về cho đàn con nheo nhóc. Tuyệt
nhiên không ngửa tay xin xỏ từ những kẻ
nhơn nhơn "xu thời, phụ thế". Cách
thế "tự lực cánh sinh" của ông,
công việc "tay làm hàm nhai" của
ông, không một ai đày ải hoặc bắt
chẹt hơn được nữa. Bởi vì ở
chốn cùng cực, tận cùng bằng số rồi,
đố thằng nào "bắt bí"
được ông !!! Tính khẳng khái,
kiên cường đỡ nâng ông qua suốt
những tháng ngày bẩn chật, cơm áo
lo toan.Cái tình thi
sĩ thiêng liêng chở che ông đi trọn
đường trần đầy "gió tanh mưa
máu" ..
Tưởng nhớ
Hữu Loan chính là tưởng nhớ "Chữ TÂM kia mới bằng
ba chữ TÀI" mà Nguyễn Du đã từng khẳng
định mấy trăm năm về trước !!! Và
riêng tôi, Hữu Loan là người đã
trao tặng nhân gian hai loài hoa tuyệt đẹp
: HOA SIM và HOA LÚA Việt Nam !!!
- XÁM
-
XÁM
"Màu xám là màu thông thường được
nhìn thấy trong tự nhiên. Nó được
tạo ra bằng cách trộn màu trắng và màu đen trong các tỷ lệ khác nhau. Phụ
thuộc vào nguồn sáng, mắt người
có thể cảm nhận màu sắc của một
vật hoặc là màu xám hay màu khác
.
..Màu xám đôi khi
tượng trưng cho cuộc sống tẻ nhạt,
chán ngắt, không có mục đích hay những
người có cuộc sống khắc khổ.
..Chất tạo thành
não người được nhắc tới như
là có màu xám và được gọi
là"chất xám", vì thế nó còn
có nghĩa là những cái gì đó
thuộc về trí thức."Lý thuyết chỉ là
màu xám..." (Theo
Bách Khoa Toàn Thư WIKIPEDEA)
Hồi xưa má tôi
hay nói về cái "hạn áo xám" (3 năm trời phải mặc
màu xám, màu tối, để cư tang thủ
hiếu với cha mẹ, thủ tiết với chồng),
trong thời gian tang chế này, con cái mà mặc
áo quần tươi sáng, lộng lẫy,
góa phụ trang điểm phấn son, đỏm
dáng đều bị bà con hàng xóm
chê bai, khinh bỉ gọi là "đồ bất
hiếu", "gái lẳng lơ" .. Đó
là làng quê miền Bắc xa xôi, xưa cũ
của má. Nhưng có điều áy náy
mãi mà tôi chưa bao giờ hỏi (và sẽ
chẳng bao giờ còn dịp để hỏi), từ
hồi còn ở Xóm Biển Rạch Giá,
lý do nào má không ưa và nhất
định không cho tôi mặc những màu tối,
đen, tím, nâu sẫm.. khi đang hơ hớ xuân thì. Má sợ
con gái má gặp những điều "xui xẻo"
tương lai, hay mang đến điềm "chẳng
lành" ngay cho má vậy ???
Cũng ngộ nghĩnh
ghê nơi nha. Tóc bạc (gray hair)
không ai ưa. "Hạn áo xám" không
ai chuộng. Mặt bủng da beo, xám xì xám xịt
không ai khoái. Nhưng đố ai thoát khỏi
cái vòng Sinh, Lão, Bệnh, Tử
đó.Chỉ có
"chất
xám" trong bộ não (theo
phát hiện của khoa học hiện đại),
là được trọng vọng nể vì. Bởi
vì óc những ai toàn trắng thì ngốc
chí tử (bị gọi đùa là óc
bã đậu = óc tàu hũ). Còn óc
người thông minh, tài ba xuất chúng
thì nhất định phải đặc lừ .. chất
xám.
Những
chế độ không biết coi trọng hiền
tài, như các ngài "đỉnh cao
trí tuệ" ở bển, đã từng lậm
bùa mê thuốc lú của Mao Xếnh Xáng
nhà ta mà bô bô "Trí thức
không bằng cục phân", nên VN hiện nay
bị coi như thất thoát "chất xám"
trầm trọng nhất thế giới. Có những
gã Việt Kiều khoa bảng lãng mạn, mơ
mộng hơn người .. tỉnh, nằng nặc
đem bằng cấp nước ngoài về gọi
là xây dựng đất nước (to đẹp
hơn, giàu mạnh hơn !?!?), nhưng "chịu
ĐÓI không thấu" (lương quá
"bèo" mà "lậu" thì không
có đường dây kiếm chác), lại
còn bị "kỳ thị" trầm trọng
(lý lịch ba đời, bốn kiếp) đành
phải từ từ tìm cách rút lui .. êm.
Để cho các "Tiến Sĩ .. giấy"nội địa tha hồ "Ghế chéo, lọng xanh
ngồi bảnh chọe, Tưởng rằng đồthật, hóa đồ ..
ve-chai" (Thơ NK, mạn phép sửa chữ cuối,
vì đồ chơi bi giờ, bên này, nhiều
cái cũng "mắc" thí mồ .. lận,
không dễ gì mua đâu à !!!).
*
.. "
Cho dù tình cảnh bạn thê thảm, thê
lương, khốn khổ, khốn nạn tới cỡ
nào, đừng bao giờ ban cho mình cái đặc
ân, là một nạn nhân. Và nhất là đừng ăn
vạ bất cứ ai,
bất cứ chuyện gì, bất cứ điều
gì: lịch sử, nhà nước, cấp
trên, cha mẹ, tuần trăng, tuổi thơ, đi
tiêu, đi tiểu ...".
Trên đây là những lời tâm sự của
Joseph Brodsky, nhà thơ Nga, Nobel văn chương, với
những sinh viên Đại Học Michigan, vào
năm 1988. (NGUYỄN QUỐC TRỤ
trích dẫn).
Ới
ông Nobel văn chương Nga, cám ơn ông hết
biết về cái vụ không nên tự "bi
thảm hóa" cuộc đời, tự biến
mình thành "nạn nhân" rồi ăn vạ
bù lu bù loa với tùm lum người, với
quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng
thú thật cùng ông, có ai ham
"được" làm "nạn nhân"
đâu .. ???
Vậy
mà, đang lái xe trên đường,
thiên hạ chợt "hun hít" mình bất
tử !
Vậy
mà, đang ngủ ngon trên giường, lửa
nhà hàng xóm lan sang .. hoặc con trốt Tornado
cuốn tốc mái .. !
Vậy
mà mưa lũ, ngập lụt,đất chuồi,
đá lở, bão tuyết, cổ thụ trốc
gốc đè sập nhà ..
Vậy
mà Tsunami, Hurricane .. Chưa kể những trận
động đất (như ở Haiiti hồi tháng
hai vừa rồi chết một hơi gần 200.000
nhân mạng .., như ở bên Tàu tháng
tư này gần ngàn người thương
vong, tháng 05 năm 2008 Tứ Xuyên có khoảng
trên 85.000 ngườichết và mất
tích !!!) ..
Và
cái mầu xám tai ương của đám
mây tro"NÚI LỬA
- ICELAND"hồi giữa tháng tư năm 2010
này,ai ngờ tạo
thiệt hại đến bạc tỷ cho công ăn
việc làm của ngành hàng không Châu
Âu, các dịch vụ thương mại dính
líu đến "không vận" quốc tế.
Con sinh từ lòng Mẹ
Hoa từ Đất nở ra
Nguồn - đẻ ra sông bể
Buồn - đẻ ra thi ca
(Paul Verlain)
Chả
biết ai sinh ra Thiên Tai "long trời, lở đất"
liền tù tì như vầy cà ????????????