ÐÊ
ÐẦU TƯ CỐ HƯƠNG
Rất nhiều lần đọc lại
những bài viết của các tác giả
khác mà tôi từng có diễm phúc
"năng nhặt chặt bị", trời ơi sao
mà nó đồ đậm thêm, làm đẹp
đẽ diễm lệ hơn, thanh thoát bay cao hơn
cho những tâm tư tình cảm lụn vụn, hạn
cục của mình không biết bao nhiêu
mà nói. Thí dụ như khi nói về Rạch
Giá, tác giả đồng hương Vĩnh
Thanh Vân đã viết như vầy:
.. "Người ta yêu Hà Nội
ngàn năm văn vật, Sài Gòn hòn ngọc
Viễn Đông, tôi yêu Rạch Giá,
Phú Quốc, Hà Tiên, và nhứt là Vĩnh
Thanh Vân trong cái hoang dại của ngày đầu
khẩn hoang lập ấp, xây đắp với mồ
hôi nước mắt của ông cha, pha với
đất bùn của rừng tràm và nước
đục của sông Trèm Trẹm .." (VĨNH
THANH VÂN)
Chỉ với những giòng
đơn sơ, chơn chất, mộc mạc vậy
thôi mà đã khiến tôi viết
được một mạch "Một bông hồng
cho Rạch Giá" đăng trong Ðặc San
Xuân Kiên Giang Nam Cali năm 2000. Sau
này vì vẫn còn thích nên tôi lại
trích vào bài Như Lục
Bình Trôi - PHÙ VÂN 19.
Hoặc mới đây nhất, khi
xem DVD của Hội Thân Hữu Nam Cali tổ chức
giỗ cụ Nguyễn lần thứ 139 (do Trịnh
Sơn Lượng gởi tặng) , tôi bỗng hiểu
thấm thía, hiểu rõ mồn một, hiểu
sâu sắc sự thành khẩn, sự tha thiết
của bốn chữ "đê đầu tư cố
hương" của Lý Bạch đời
Ðường.
Sàng tiền minh nguyệt quang [Ðầu giường ánh
trăng rọi]
Nghi thị địa thượng
sương [Tưởng
là sương trên mặt đất]
Cử đầu vọng minh nguyệt [Ngẩng đầu ngắm trăng
sáng]
Ðê đầu tư cố
hương [Cúi đầu
nhớ quê cũ]
(LÝ BẠCH)
Tưởng niệm anh hùng Nguyễn
Trung Trực, nghe sao quen quen một cách "thường
niên" của Người Rạch Giá-Kiên
Giang ở Cali, ở Texas .. Nhưng đến khi thấy các anh,
các bạn Rạch Giá Nam Cali trong ban tổ chức,
ban tế lễ, với quốc phục khăn
đóng áo dài, dáng điệu nghiêm
trang, toát ra vẻ cung kính (từ cách đi,
đứng, cách quỳ, cách lạy, cách cung
tay lên, vòng qua phải, đặt lên đầu
gối phải, hai bàn tay quay về vị trí ở
trước bụng, rồi nhất tề quì xuống
rập đầu bái lạy, trong tiếng chiêng trống
ba hồi, bốn hồi liên tục, vang lừng; theo
tiếng chủ lễ ban lệnh vang vang "lên
đèn .., nhị bái .., tam bái .., tứ
bái .., châm tửu .., châm trà .., bình thân .."; rồi
người phó tế đặt hết thành
tâm thiện ý lúc niệm hương,
lúc cắm nhang sao cho ngay ngắn không xệu xạo
nghiêng ngả; rồi toàn thể những người
tham dự buổi lễ hôm ấy, [ngoài những
lễ vật ê hề tự nguyện dâng
cúng như heo quay, xôi, bánh trái, hoa quả,
nhang đèn, những đồng hiện kim cho đội
lân, cho câu liễn đối ..], ai nấy đều
lên tuần tự thắp hương tưởng nhớ
cụ Nguyễn và người phụ tá đắc
lực Lâm Quang Ky - một lặp lại nét son
Lê Lai cứu Chúa -) .. thì
lòng tôi chợt rưng rưng, chợt hiểu rằng,
chợt tin tưởng mãnh liệt rằng vẫn
còn có rất nhiều những đứa con xa xứ
chưa bao giờ quên nguồn cội
của mình. Những đứa con dù bất
đạt hay đã công thành danh toại đều
là những đứa con càng ngày càng
trưởng thành nơi xứ người dưng,
luôn "ăn
trái nhớ kẻ trồng cây" ,
luôn "uống
nước nhớ nguồn", luôn khắc cốt ghi tâm công ơn dựng
nước và giữ nước của tiền
nhân, dù tiền
nhân ấy chết đi khi tuổi đời còn
quá trẻ (Cụ Nguyễn chỉ mới 30 tuổi
đầu đã đền nợ nước) ..
Lại đọc trong THƯ QUÁN BẢN
THẢO tập 4 ..
Gió ở đây cũng là
gió của người ta
đâu phải gió đồng bằng
đâu phải mưa châu thổ
Nước mặn Ðại Tây
Dương
đâu bằng nước ngọt phù sa
quạch đỏ
Ta nghe chừng như thiếu mội
hơi quen
(NGUYỄN CÁT ÐÔNG - Houston)
"Hơi quen" nghe chừng
như thiếu. Ðúng vậy, anh Nguyễn Cát
Ðông. Anh thử tìm ở
đâu, nơi anh sống "mẹ lưng còng
trong sân rêu phủ". Ở
đâu nữa "cha một mình trong dòng
kinh nước đục", rồi tìm ở
đâu hình bóng "chiếc xuồng
câu", rồi "mái chùa cong".
Ðể cho anh còn thấy "nhìn
em tóc bím, môi cười". Những
hình ảnh đẹp của quê hương dạo
nào, bây giờ chỉ còn lại trong tâm
thức của anh, qua những dòng thơ sau:
Ðể mỗi đêm dài
điếm cỏ đầu sương
ta mơ làm người Lý Bạch
"đê đầu
tư cố hương"
thấy lòng mình lượn lờ
nơi viễn phố
(PHẠM VĂN NHÀN-Quê
hương trong cõi thơ riêng của Nguyễn
Cát Ðông )
Cái tâm trạng nhớ xóm,
nhớ làng, nhớ con sông, nhớ cây cầu,
nhớ cây đa cũ, bến đò xưa, nhớ
cố nhân .. nó
bàng bạc trong thơ, trong nhạc, trong văn .. cứ như là cái gì cổ
điển lắm, xưa lắm, xưa rồi Diễm
ui, xưa như trái đất vậy .. Nhưng
xét kỹ mà coi, cái tâm trạng nhớ
nhà, nhớ cảnh cũ, tình xưa đâu
có thời nào giống thời nào,
đâu có nơi nào giống nơi nào,
dù cái cốt lõi vẫn là NỖI NHỚ
KHÔN NGUÔI đối với người ly xứ,
vì bất cứ một lý do gì đó, một
uẩn khúc nào đó, (bắt buộc hay tự
nguyện, buồn bã hay sướng vui ..)
Ta đi bỏ lại một
dòng sông
Một mái nhà xiêu một cánh đồng
Vài người bạn nhỏ dăm nỗi nhớ
Mấy mùa nắng hạ mấy chiều đông
..
(Tác giả
???)
.. "Quê hương nghe thấm
thía làm sao khi những người xa đất nước nhớ
về, nghĩ về nó, dù bất luận quá khứ của mỗi
người như thế nào, khi ở xa đều
nhớ về nó với chung một nguồn gốc : con người Việt Nam sinh ra, lớn lên và
trưởng thành trên dải đất Việt Nam. Từ
chén mắm ruốc, tô phở Hiền
Lương, bờ tre, ngọn lúa, dòng sông
... đều trở thành nỗi nhớ, lòng
yêu quê hương vô bờ của người
đi xa .." (KHÁNH LY)
Quê hương là
gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy
phải yêu
Quê hương là
gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(ÐỖ TRUNG QUÂN)
Bài thơ "Bài học
đầu cho con" của Ðỗ Trung Quân, nhờ
được Giáp Văn Thạch phổ nhạc với
đề tựa mới "Quê Hương"
đã bay bổng khắp miền đất nước,
theo ra đến cả xứ lạ, (theo đến
nơi nào có người VN máu đỏ da
vàng), đã từng làm rúng động
lòng tôi không ít những ngày còn
vướng víu ở VN, ngay cả khi đã đến
Mỹ hơn 15 năm ròng ..
Toàn bài thơ là những câu định
nghĩa "quê hương" đầy hình
tượng, chan chứa cảm xúc, (những
hình ảnh chỉ có trước 75, tâm tư
tình cảm cũng là của người VN
"chính hiệu Quốc Gia" dù bài thơ ra đời
sau tháng Tư đắng chát, dù được
chế độ mới chài mồi, "lăng xê"
bơm nổi): Quê hương là chùm
khế ngọt, là đường đi học,
là con diều biếc, là con đò nhỏ,
là cầu tre nhỏ, là hương hoa đồng
cỏ nội, là vòng tay ấm, là
đêm trăng tỏ, là vàng hoa bí,
là hồng tím giậu mùng tơi, là
đỏ đôi bờ dâm bụt, màu hoa sen
trắng tinh khôi .. Giữa tấm phông phong cảnh
thân thiết của cây trái, cánh diều ấu
thơ, của nhịp cầu tre, con đò, đêm
trăng .. giữa những
sắc hoa xinh đẹp "rợp bướm vàng
bay" của quê nhà như thế đó,
nổi bật lên hình ảnh mẹ như là biểu tượng
muôn đời: mẹ đi chợ về với chiếc
nón lá nghiêng che
..
.. "Quê hương mỗi người
chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi ..
Vâng, Đỗ Trung
Quân viết đúng, quê hương mỗi
người chỉ một.
Việt Nam
là quê hương của tất cả chúng
ta. Không có quê hương của người
quốc gia hay quê hương của người cộng
sản. Không có quê hương tư sản
hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có
đó và sẽ mãi mãi còn
đó cho ngàn đời sau. Quê hương là mẹ. Trong lòng mẹ
không có hận thù, không có xích
xiềng, không có lao tù
ngăn cách. Mẹ là mẹ của tất cả
chúng ta cũng như Việt Nam là quê
hương của tất cả chúng ta.
Thế nhưng, tại sao
tôi, các bạn và cả hai triệu người
Việt khác đều đã bỏ quê
hương mà ra đi.
Ai cũng có thể trả lời được, chúng ta ra đi vì tự do.
Quê hương đẹp và
đáng yêu nhưng không thể ở lại.
Quê hương thật sự mà
chúng ta đang có không phải là quê
hương như Đỗ Trung Quân đã viết.
Quê hương không bao giờ
đủ nghĩa nếu sống trên một quê
hương mà ở đó con người bị
đối xử như con vật. Sống trên một
quê hương mà ở đó con người
không có quyền nói những điều họ
muốn nói, hát những bài hát họ
yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn
viết. Hai mươi bảy năm qua, những người
Cộng Sản đã mang chiếc áo độc
tài vong bản choàng lên thân thể đau
thương, ốm o, gầy guộc của mẹ Việt
Nam, biến thánh địa của thương
yêu thành một ngục tù của thù hận.
Đỗ Trung Quân chẳng lẽ không thấy ra
điều đó".. (TRẦN
TRUNG ÐẠO)