Đó
là những ngày tôi "khổ" kinh khủng.
Khổ đến thất sắc như người bị
tình phụ hoặc hơn nữa ấy chứ. Vốn
"con nhà lính mà tính nhà quan",
ham ăn ngon mặc đẹp là nghề của
nàng, vậy mà khi nhai những món béo bở,
khoái khẩu thường lệ, mồm tôi cứ
trệu trạo như là nhai nuốt những thực
phẩm vô vị. Quần áo thì xệu xạo,
như được khoác vào một cái
xác vô tri. Những đồ trang sức, mỹ phẩm
được mang, máng, được tô vẽ
cho cái tượng bằng sáp vô hồn.
Còn cái tâm tôi, như ở trong một
mê cung tăm tối, ngộp thở. Giấc ngủ dĩ
nhiên là không ngon, không dài, không
đủ.
"Vì hận ghét kẻ
thù, ta bị thiêu đốt như lửa
cháy .." (Kinh nhà Phật)
Hồi
má tôi còn sống, mỗi lần má bảo
"ruột tao nóng như lửa đốt" ..
là thế nào cũng có chuyện xảy ra rất
nhãn tiền. Vậy mà nhiều đêm,
tôi gần như thức trắng, ruột gan cứ bừng
bừng như lửa, không phải lửa thường,
mà như là một cơn bão lửa, đốt
cháy phừng phừng tâm, can, tì, phế, thận.
Trời đất. Những giọt nước mắt
nóng bỏng trào ra trong đêm vật vã.
Tôi tụng kinh không mõ, không chuông.
Tôi niệm Phật liên hồi kỳ xứ. Nỗi
đau như cào xé ruột gan. Chưa bao giờ
tôi thấy mình bị xúc phạm như vậy.
Chưa bao giờ tôi biết mình bị dè bỉu,
khinh khi đến thế. Chỉ vì "ngôn ngữ
.. ngoại" của mình vừa đủ lá
khoai, nên họ đâu có coi mình là
"đồng nghiệp". Dù biết rõ
cái chuyện bị kỳ thị là tất yếu
ở trong lòng người bản xứ (cái xứ
mình ăn nhờ, ở đậu) mà sao vẫn
uất nghẹn, vẫn cành hông, vẫn dâng
trào "bà-la-sát" .. Đã tìm
đủ hết cách để làm chủ
mình, để đấu dịu nỗi đau quỉ
quái gây ra bởi hạng người thớ lợ
"Bề ngoài thơn thớt
nói cười, Mà trong nham hiểm giết người
không dao". Ngoài việc tụng niệm lầm
thầm, tôi còn cố công cố sức "hít vào tâm tĩnh
lặng, thở ra miệng mỉm cười". Thất
bại. Thất bại não nề. Hoàn toàn
"thua". Cười không nổi. Càng
không thể tĩnh tâm. Cũng là lần đầu
tiên, tôi nhận ra công lực tu tập của
mình còn quá đỗi "sơ cơ".
Nó nhỏ tí teo như giọt sương đầu
cọng cỏ mùa hè. Đúng là "Khi con chó của thử
thách và cám dỗ sủa lên .."
mình mới rõ, mới thấy, mới
biết, mới
hay
mình "dỏm ờ" đến cỡ nào
!!!
Khi
đến chỗ làm, có nhiều ánh mắt
nhìn tôi một cách "quái chiêu"
vì chạm cái bản mặt thấy ớn của
mình. Tôi vẫn ráng trân mình làm
việc như cái máy. Cũng chả biết bao
nhiêu lầm lỗi. Chả quan tâm những
cái đánh giá của xếp lớn, xếp
nhỏ, dù họ có đuổi cổ ngay hôm
ấy, cũng chẳng bận tâm chi .. (dù mới
trước đó, tôi lo ngay ngáy nếu bị
lay off thì chả biết sẽ trôi giạt về
đâu ???).
Hơn
hai tuần nên hộp thư lưu trữ ở bưu
điện đầy ứ và có một cái
chìa khoá .. Thì ra là những tập Videos
của chị Hoa Mùa Xuân ở Cali gửi cho,
không hề báo trước. Tôi mệt mỏi,
uể oải ôm gói bưu phẩm ra về. Trời
nóng. Đất nóng. Người nóng. Cứ
thấy mình như con kiến bò trên cái
chảo nóng. Chạy đàng trời cũng
không thoát khỏi cái loanh quanh .. bỏng rộp
!!!
Tôi
ơ hờ, đặt một dĩa video vào đầu
máy, quà tặng chắt chiu và chọn lọc
của một chị bạn vừa quen ở Hội Ngộ
Liên Trường Kiên Giang tại Cali hồi
tháng bảy năm 2009, chị Hoa Mùa Xuân
quí mến của tôi .. Ơ hờ nghe giọng một
vị sư đượm mùi chất phác,
đơn giản (sư Thích Viên Chơn, trụ
trì chùa Vĩnh Nghiêm, Úc Châu). Ơ hờ
xem cảnh vị sư ấy lặn lội từ một
xứ sở văn minh đi về Miến Điện, một
nơi hoàn toàn xa và lạ lẫm, lạ
ngôn ngữ, lạ thực phẩm, lạ phong tục
tập quán để ban rải niềm vui đến
những phận đời bèo bọt, hoặc về
ngay xứ sở mình, miệt Sóc Trăng, nơi
những người trẻ mà tàn tật,
mù lòa, người già thì ốm đau,
quặt quẹo ..
Lời
thầy thuyết minh bình dị mà thấm
thía "Những đứa
trẻ thơ ở đây, chúng được
sanh ra từ một gia đình nghèo, lớn
lên trong một xóm thôn nghèo, sống ở
một đất nước nghèo, cuộc đời
của chúng rồi đây chắc chắn sẽ
là một cuộc đời nghèo. Cơm
không có mà ăn, áo không đủ
mà mặc, chân đất không giày,
không dép, đầu trần khét nắng
thôn quê, chỗ ở thì lụp xụp,
vá víu, xệu xạo, hở trước trống
sau .." (nếu không có những hình ảnh
minh chứng thì chắc khó tin rằng ở thế
kỷ 21 này rồi mà còn có những cuộc
đời .. bạc hạnh đến vậy !!!)
Dần
dần thay cho cái ơ hờ là sự chú
tâm, chú mục. Thay cho lòng thờ ơ
là sự dõi theo từng con đường
sình lầy, cây cỏ hoang vu, từng cái
nhà chẳng thể gọi là nhà, từng
cái bếp lạnh tanh, những người già
teo tóp chắp tay cung kính, những đứa
bé gầy gò vô cùng lễ độ. Lũ
lượt từng gia đình, cha mẹ, con cái
quì lạy bên đường, đầu cúi
sát đất không quản đất sình lầy
lội, nhớp nháp sau cơn mưa đảnh lễ
các vị sư với tấc lòng thành
kính vô biên .. Không thể không chú
tâm nhìn những đứa bé, đã bị
mù từ khi vừa lọt lòng mẹ, khuôn mặt
non nớt ngước về nơi vô định,
đôi tay sờ soạng chung quanh chỗ ngồi,
vô hồn, thản nhiên. Không thể không
bám theo cái bước đi bằng một tay phải,
tay trái co quắp vào thân, hai cái chân
còng queo quẹt quẹt đường đất, chẳng
còn hình dạng bắp đùi, không
có bàn chân 5 ngón, lê lết như thế,
bước đi bằng một tay như thế, lên
từng bậc thang, xuống từng bậc thang, cả
đời khổ ải đi đi, về về .. suốt
một kiếp phù sinh. Không thể không
dõi nhìn những người mù lòa, một
con, hai con, có đôi mắt trắng mở to hoặc
nhắm nghiền câm nín, có đôi mắt
nguyên vẹn mà chẳng nhìn thấy điều
chi. Ơi, sao mà nhiều, quá nhiều những dị
dạng, dị hình tập trung nơi đây
(mù lòa, co quắp, bại xuội, tê liệt).
Quá nhiều những đêm dài một đời,
quá nhiều những lết lê trọn kiếp.
Ơi, sao mà thân đã khổ lại còn
bị thiên tai, bão dữ !!!Thế là chẳng biết
đến phần nào, đoạn nào của ba
cuốn Videos "Quạt gió đèn trăng"
"Thân phận bọt bèo" và "Vạn
dặm tình người" [do Thầy Thích
Viên Chơn quay phim, dựng phim, viết thuyết minh,
đọc lời bình và phát hành], mắt
tôi rưng rưng lặng lẽ, mũi sụt sịt
cay cay, nỗi đau lợn cợn ùa chảy theo
giòng nước mắt trào tuôn, cõi
lòng nhẹ bâng .. Tôi đã được
duyên lành "cứu độ" khỏi nỗi
phiền muộn riêng tư, nhỏ nhít, hồi
nào không hay !!!
Ai bảo đời không Phật,
Bạn bè tôi hằng hà ..
Hiện giữa lòng máu thịt,
Tim Bồ Tát nở hoa !
(P. H-T)
Thầy
Thích Viên Chơn có trái tim Bồ Tát
thì hiển nhiên rồi vì thầy là con
nhà Phật. Thầy xuất gia theo chân đức
Cù-Đàm thực hành tứ vô lượng
tâm (Từ. Bi. Hỷ. Xả). Nhưng còn biết
bao trái tim Bồ Tát vô danh, ẩn mặt
khác của các Phật Tử Úc Châu hoặc
Phật Tử bốn bể năm châu đã hiến
dâng những đồng tiền chơn chánh kiếm
được, mỗi người một ít,
"góp gió thành bão" kính chuyển
đến thầy, để thầy lặn lội gieo
duyên lành, ban rải niềm vui đến những
mảnh đời bất hạnh, khổ nghèo.
Hành
trình của thầy đầy những cảnh tượng
đổi thay, biến tướng: Lúc thì bay
trên mây êm ả. Lúc bị dằn
xóc, ê ẩm, đầu va vào thành xe
trên những đoạn đường đất
đá nhấp nhô. Lúc thì đi trong
mưa, trong gió, trên đất sình lầy lội,
nhớp nháp. Lúc lại hít bụi đường
mù mịt tung bay. Lúc lại lênh đênh
trên những chiếc ghe, giữa dòng sông
mênh mông không thấy bến bờ. Thầy
đi từ khi bình minh chưa lên, trời chạng
vạng vẫn chưa về, có khi phải ngủ lại
nơi cứu trợ vì đường xa sông
nước, đêm đen kịt mịt mùng trắc
trở. Có nhiều nơi không hề có
điện, không nước máy, không radio,
không có xe đạp để di chuyển, những
chiếc taxi thì cũng già háp bạc nhược.
Thầy không thể ăn những món lạ
vì sẽ bị "phá bụng" giữa
đường. Thầy làm sao yên ngủ khi mọi
việc cứu giúp còn đăng đăng
đê đê ..
Hình
ảnh vị tu sĩ áo nâu vai mang túi vải,
lặn lội đi vào những con ngõ hẹp, những
nơi nắng bụi mưa sình, ghé từng căn nhà
lụp xụp, xiêu vẹo, vá víu, đặt
những đồng tiền nhân ái vào từng
bàn tay cùng khổ .. làm lòng tôi
thêm cảm kích, niềm tin càng mãnh liệt
dâng trào: "Không thể có tình
thương ở đầu lưỡi mà phải
có tình thương nơi đôi bàn tay
dâng tặng".
***
***
Đó là khoảng 2 giờ
chiều giông gió chủ nhật (25/07/10), có
tiếng nổ bụp một cái từ xa vọng
đến, đèn đóm và Ti Vi đang xem
thình lình tắt phụt.Những tưởng chỉ
sau độ vài giờ là mọi chuyện lại
như xưa .. Nhưng không. Không như xưa.
Không bình thường. Không thể bình
thường. Bởi vì những sợi dây điện
của hãng Pepco, BGE, Dominion .. bị đứt tả
tơi ở DC, MD, VA, loanh quanh trong 3 tiểu bang này,
(còn những tiểu bang khác thì xin miễn
.. biết !!!). Nói vậy chứ, tuy cùng một
tiểu bang nhưng "trời kêu ai nấy dạ"
thôi hà, không phải đều khắp cả
đâu. Nhiều khi cùng một con đường,
dãy bên này cúp điện, nhà
bên kia đường vẫn sáng choang, thấymà .. "ghét" !!!
Sơ sơ vài trăm ngàn nhà dân
vùng này, vùng kia, điện cúp
"đui then". Số là những cơn gió mạnh
quật đổ cây cối. Cây cối đổ
đè sập nhà, đè sập cột điện,
bứt tung những đường dây và ..
"khổ ải" như vầy nè !!! Nhất
là khi ngoài trời nóng gần 100 độ
F. mà nhà ở đây xây theo kiểu
"kín cổng cao tường thứ thiệt"
để đỡ hao điện (cho máy lạnh
mùa hè hoặc hệ thống sưởi mùa
đông), nên nó ngộp thở thì
thôi. Tay quạt phạch phạch. Rã rời. Chả
mát nổi cái mặt chứ đừng nói
tứ chi. Đến lúc khát nước, muốn
nấu chút nước nóng pha trà (!). Mở
tủ lạnh để lấy thức ăn bỏ
vào Microwave vì đói (!) .. Ơ hơ
"ăn cơm nguội, uống nước phông-tên"
cho quen đi em hai, nếu bộ đồ lòng có
"biểu tình phản đối" thì
ráng chịu nghe !!! Còn nếu thừa mứa thực
phẩm đông đá thì đi kiếm chỗ
trọ cho nó (một cái tủ lạnh nhà
bà con nào không mất điện) rồi
"di tản" chúng ngay đi nha, hông thôi
càng "khô hỏi" [khổ] dữ nữa
à !!!
Tối đến, lọ mọ
với mấy cây nến, nom lãng mạn quá,
nhưng rầu rĩ thấy mồ. Ánh nến leo
lét, run rẩy. Bóng đen dầy, đặc,
dường như đặc sệt luôn, thiệt
mà. Khô khan. Ngứa ngáy. Mồ hôi âm
thầm làm việc "over time". Vừa ra khỏi
buồng tắm, mồ hôi mắc dịch lại
vã ra rồi. Siêng thế không biết.
Đâu có dám ăn bận sexy, đâu
có thể hở hang nhiều chút xíu, vì
nhà trọ có đàn ông, đàn ang,
con trai mà !!! Loanh quanh. Chả biết làm gì.
Cái cần làm thì không có điện.
Cái không cần điện thì chả cần
làm. Ban ngày, ban mặt muốn đi ra khỏi
nhà thì sợ nắng táp cho .. ná thở.
Rồi bị "heat stroke" bất tử nữa
thì thậm chí nguy. Đành ru rú trong
phòng như con dán ngày. Hồi nào tới
giờ, hai cái nguồn mang đến cho mình niềm
vui/nỗi buồn là cái Computer (mở máy ra bạn hữu đã đầy
nhà !!!), là cái T.V. (bật máy lên tin tức đã đầy
mắt, đầy tai !!!). Bây giờ. Tất cả
đều im lặng. Một sự im lặng nặng trĩu.
Thèm nghe một tiếng nhạc. Thèm đọc
những dòng "meo". Thèm nhìn thấy những
hình ảnh xinh đẹp của chim muông hoa
lá, của cảnh vật bốn phương .. Giờ
chỉ có im. Sững. Chỉ có lặng. Một sự
im lặng bất định. Ngán ngẩm. (Sau vụ
này, chắc chắn phải tậu cái radio
xài pin).
Ngày hôm sau, thức sớm
như thường lệ, hí hửng chuẩn bị
đi làm, mong thoát cảnh ngột ngạt
tù túng, lại đỡ phải "treo niêu".
Làm vệ sinh mặt mũi trong ánh nến lờ
mờ. Thay quần áo, trang điểm trong ánh
sáng leo lét. (Chả biết có lem nhem nhiều
không ?). Lái xe đi trên những con đường
tối (may mà có trăng). Đèn đường,
không. Đèn xanh, đèn đỏ, không.
Chạy được một đoạn, đường
bị cấm. Phải rẽ chỗ khác. May quá,
còn biết được đường thứ hai
này để đến chỗ làm kịp giờ.
Ồ, thích chưa, điện sáng lòa ở
khu vực này, địa hạt này. Quẹo
vào chỗ làm quen thuộc, mừng rơn. chắc
mẩm mọi việc sẽ bình thường nơi
đây. Có vài chiếc xe đến sớm
hơn mình, nhưng bãi đậu xe vẫn
thưa thớt hầu như .. trống lổng. Hăm hở
bước vào vùng sáng nho nhỏ, yếu ớt
hơn lệ thường. Người bảo vệ cổng
ngăn lại bảo rằng chỗ làm bị mất
điện từ hôm qua. (Cùng lúc với khu
nhà mình chắc ?). Chừng nào có điện
để đi làm lại ? Ai cũng mù tin. Lắc
đầu nhìn nhau một hồi, rồi mạnh ai nấy
lủi thủi ra về. Héo hắt .. "bạo"
!!! (Một ngày không làm việc có nghĩa
là "treo bao tử" [treo niêu] một
ngày. Nếu cúp luôn một tuần thì
có mà "chớt". Lại còn quay về
cái "bát quái trận đồ"
nóng bức, ngột ngạt, mệt thỉu thìu
thiu nữa. Rõ chán !!!)
Nhớ lại những ngày
cúp điện ở VN, hồi nẳm ở Bà
Chiểu, Gia Định, sao không có những cảm
giác ngán ngẩm này cà ??? Nóng
thì quạt bằng quạt giấy, quạt nan, quạt
mo. Nấu cơm canh thì đã có than, có
củi, có bếp dầu. Giặt quần áo
thì vò bằng tay, rồi phơi phóng lên
hàng rào, bờ dậu. Muốn nghe tin tức
thì nghe bằng radio chạy pin. Hồi đó,
nhà tôi không có điện thoại. Hồi
đó, nhà tôi đâu có máy vi
tính gì đâu mà hòng. Có
cái truyền hình trắng đen chỉ phát
hình ban đêm, nên cũng không "đam
mê" gì mấy !!! Nếu điện cúp
thì trời chiều chạng vạng ra trước
nhà hóng mát, tay thủ sẵn cây quạt
vừa quạt phành phạch kiếm chút gió
.. còm, vừa đuổi muỗi tấn công. Trong
nhà leo lét ngọn đèn dầu lửa, vặn
sáng vừa đủ, để đỡ hao
tiêm, hao dầu. Đêm nào trăng sáng,
điện cúp thì càng đỡ tốn. Sao
mọi chuyện thản nhiên thế nhỉ ??? Hay
vì còn mải mê, bận bịu với
cái sống, cái chết của triệu triệu
con người???
Dân
tộc tôi bốn ngàn năm áo rách,
Những
người chết đặc trong lòng đất
Những
mặt vàng sốt rét
Những
bộ xương đói khát vật vờ đi
..
(LƯU
QUANG VŨ)
Ở đây, cái xứ
đại cường này, mỗi lần có chuyện
gì động đến người dân, đến
khách hàng, như cái chuyện mất điện,
ông nhà đèn chạy sốt vó cả
lên, lo dò tìm, sửa chữa, nối lại ngay
các đường dây mối nhợ bị
"đứt đoạn" bởi cơn thịnh nộ
sơ sơ của Trời (mà còn bị tả oán,
ca cẩm, kèo nhèo ỏm tỏi cả lên !).
Gọi là "sơ sơ" vì chỉ độ
chừng vài trăm ngàn nhà trẻ con
khóc lóc, bù lu bù loa không ăn,
không ngủ được bởi cái nóng gay
gắt mùa hè. Người già ươn yếu
hơn, nhược người hẳn vì ở trong
những cái hộp bít bùng. Những người
lớn, giữa hai đoạn tuổi trên, thì tha
hồ sướt mướt, dầm dề mồ hôi
mồ kê .. chạy nhong nhong đi làm, vào
văn phòng mát rượi, vào hãng
xưởng đón "e" [air conditioning]. Hoặc
các bà nội .. trợ [đẩy theo, dẫn
theo đàn đống nhi đồng] thơ thẩn
trong Mall không phải để sắm sửa mà
để hưởng "ké" cái mát mẻ
thừa thãi nơi này (ngoại trừ những
khu vực điện bị "đứt dây
chùm" thì coi như .. "hẻo" !!!). Những
người "khá giả" ở chung cư
(condominium) có cái máy phát điện
(electric generator) riêng, thì tha hồ bị hàng
xóm sỉ vả .. thầm, vì những tiếng
kêu điếc con ráy vànhững cái hấm
háy, ứa gan của "trâu buộc ghét
trâu ăn", khi nhà "nó" có
đèn, có máy lạnh, nhà ta thì ..
nóng và tối như nhà mồ !!!
"Kể từ
ngày tìm ra LỬA thì nhân loại
đã từ từ giải thoát được cảnh
tối tăm, man rợ. Việc tìm ra LỬA
đánh dấu một bước tiến vĩ đại
trong lịch sử tiến hóa của loài người,
vì lửa đã chấm dứt cảnh ăn
tươi nuốt sống của người tiền sử"
(@
Internet). Nhưng
mãi đến khi, các khoa học gia biết biến
đổi các dạng năng lượng khác của
Lửa, của Than Đá, của Nước, của
Gió, của Mặt Trời, của Hạt Nhân
thành Nhiệt
điện, Khí
Điện,Thủy
Điện, Phong Điện, Điện từ năng
lượng mặt trời, Điện hạt nhân vv ..
thì nhân loại đã tiến đến
đỉnh cao ngất ngưởng của sự tiến
bộ .
Ngày nay khoa học, kỹ
thuật hiện đại đã biến con người
từ một sinh vật bị thiên nhiên đe dọa
(từng phải khấu đầu khấn vái Thần
Mây, Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Chớp ..
để cầu mưa thuận gió hòa, cầu
những vụ mùa no ấm), thì chúng ta
đang chinh phục và chế ngự thiên
nhiên, khiến thiên nhiên phải thần phục
con người. Từ những máy móc gia dụng,
đỡ đần sự vất vả cực nhọc
cho phụ nữ trong công việc tề gia, nội trợ
(bếp điện/gas, lò nướng điện,
máy giặt, máy xấy, tủ lạnh ..), đến
những máy móc trong công nghệ giao thông
trên mặt đất, trên trời, dưới bể
(xe hơi, máy bay, tàu bè, xe lửa cao tốc,
vệ tinh nhân tạo ..), đến những tiện
nghi vật chất hấp dẫn, diệu dụng(vô tuyến truyền
hình mỏng dẹp, máy vi tính có sẵn
Webcam, điện thoại cầm tay hiện đại,
Iphone, IPod ..). Con người còn đặt chân
lên mặt trăng, đang thám hiểm Thổ Tinh,
đang khám phá các hiện tượng trong vũ
trụ ..
Tôi thán phục quá
đi chứ, cái sinh vật mang tên Con Người,
con người viết hoa. Sao họ thông minh xuất
chúng đến vậy. Không có cánh,
không có chiếc thảm thần, nhưng họ
có thể sáng chế ra máy bay, có thể
mang mấy trăm người cùng bay với họ.
Không có chân như chân vịt để
bơi, nhưng họ có thể tạo ra tàu
bè mang hàng trăm, hàng ngàn người
cùng bơi qua đại dương với họ (New Titanic). Không
có đôi chân cà khêu của
Đà Điểu, nhưng họ có thể tạo
ra xe hơi, xe điện, xe lửa mang bao nhiêu là
người cùng chạy qua đường xa muôn
vạn dặm với họ. Lại còn xa mấy
núi, mấy đèo, mấy biển lớn, mấy
sông sâu chỉ cần nhấc phôn lên
là trò chuyện liên hồi. Lại còn mở
máy ra, bấm nút một cái, hội họp,
bàn thảo, thấy từng ánh mắt, nụ
cười, màu áo, kiểu tóc .. như gần
trong gang tấc mà thật ra cách biệt ngàn
trùng ..
Ôi những cái
"Nút Thần" mầu nhiệm. Chỉ cần nhấn
vào, bật lên, nhấp tay .. là những kho
tàng châu báu kiến thức nhân loại tỏa
sáng ánh kim cương, lưu ly, xa cừ, mã
não. Hay gần gũi nhất, khi về nhà, chỉ
cần bấm tách một cái, căn phòng
đang kín bưng, tối như hũ nút chợt
bừng lên ánh sáng nhiệm mầu .. Chỉ
cần vặn mở một cái,giòng nước sạch
sẽ, lạnh có, nóng có tràn trề
đầy ly, đầy chậu, đầy thau .. chả
phải vất vả gánh, đội, xách,
bê, cõng nước về nhà vượt qua
bao nhiêu gian nan, vất vả đường xa !!!
Vậy mà, chỉ mới 3
ngày, 2 đêm thôi không ĐIỆN (có
chỗ suốt một tuần luôn) .. mọi thú
tiêu dao biến mất. Thiên Đàng đang sa
xuống gần Địa Ngục thì phải. Bao
nhiêu những vật dụng đầy tiện nghi, thỏa
mãn ngũ quan nằm chỏng gọng, vô tích
sự, vô duyên, ngao ngán chưa từng:
đèn, quạt, máy điều hòa không
khí, máy giặt, máy xấy quần áo,
máy xấy tóc, bàn ủi điện, đồng
hồ điện, ghế điện massage, dụng cụ
exercices, máy rửa chén, truyền hình, bếp
điện, nồi cơm điện, Microwave, máy xay
sinh tố, tủ lạnh, điện thoại, máy vi
tính ..Chợt nhớ
lại những người không lệ thuộc nguồn
điện (không phải vì không muốn
mà không thể) như các người dân
trong 3 cuốn Videos của thầy Thích Viên
Chơn tự biên, tự diễn đã xem vừa
rồi. Họ (người cùng chung mẫu số
"nghèo") đã biết dùng "quạt
gió" [ngọn gió thiên nhiên "lúc êm ả như
ru, lúc phần phật như quạt"],
đãbiết hưởng
ánh sáng của "ngọn đèn trời"
soi vằng vặc đêm thâu .. Việc sử dụng
"quạt gió, đèn trăng" này từ
thời ông thời cha, đến nay con cháu họ
vẫn chấp nhận một cách an phận, thủ
thường. Nếu bây giờ cái-thằng-tôi
há miệng than rằng mình thiếu cái
này, cái nọ vì điện cúp, ai
oán quá vì cúp điện, thì
có khác nào "Bà chúa đứt
tay" than khổ hơn những kẻ "Ăn mày
đổ ruột" đâu chứ nhỉ ?!?!?!?
…
***
***
.. Mới vừa
rồi đây, ngày 29/4/2010 tạp chí Time
đã công bố danh sách 100 nhân vật
tiêu biểu trên thế giới trong năm 2010.
Trong đó bà Trần Thụ Cúc (Chen Shu Chu),
61 tuổi, người Đài Loan, đứng
vào hàng thứ tám trong nhóm được
mệnh danh là anh hùng (heroes). Cựu tổng thống
Bill Clinton là người đứng đầu trong
nhóm này. Bà Cúc được tạp
chí Time bình chọn vì tổng số tiền
bà cống hiến cho từ thiện, gồm
nuôi dưỡng trẻ mồ côi
và xây dựng thư viện, lên tới 10 triệu Đài tệ
(320.000 Mỹ kim), trong khi lợi tức bán rau mưu
sinh của bà chỉ có 1 Đài tệ mỗi
ngày (1 mỹ kim=30 Đài tệ). Bà kể lại,
năm 13 tuổi, mẹ bà qua đời nên
bà phải trông coi sạp rau của mẹ để
lại để nuôi các em ăn học, đến
nay được 48 năm. Động lực thúc
đẩy bà phát tâm từ thiện là
khi thấy các trẻ em bằng tuổi các em của
bà sống khổ sở. Được hỏi cảm
nghĩ khi được giải, bà Cúc trả lời
mộc mạc: “Lãnh giải gì cũng
không quan trọng, bán được nhiều rau,
có tiền giúp đỡ người khác mới
là quan trọng. Tiền phải dùng cho người
cần mới là hữu ích.”
Các bạn
hoạt động từ thiện thân mến, chắc
hẳn các bạn đồng ý với tôi rằng
chúng ta đã học rất nhiều từ những
suy tư và việc làm của các nhà từ
thiện trên (Bill & Melinda Gates, Warren Buffett, Oprah
Winfrey, bà Oseola Mccarty, Mississipi, 87 tuổi, thợ giặt
ủi, bà Trần Thụ Cúc, người
bán rau ..). Dù ở tầm vóc nào, họ
luôn biểu lộ một đức khiêm cung
và một tâm từ không biên giới. Họ
làm những gì cần phải làm, không
kiêu ngạo, không đặt mình cao hơn
người nhận, và không mệt mỏi
trên con đường đã chọn.
Nếu mỗi ngày chúng ta nuôi dưỡng
tâm mình bằng những thức ăn lợi
dưỡng này thì chắc chắn chúng ta sẽ
nghe thấy nhẹ nhàng thanh thản hơn trên
bước đường từ thiện, thực tập
hạnh Bồ Tát. Chúng ta sẽ
không còn cắn đắn so đo bởi cái
người-cái ta, cái được-cái mất,
cái như ý-cái bất như ý; mà
chỉ còn tràn đầy trong tâm một tấm
lòng từ “HIỂU và
THƯƠNG”. (NGUYỄN THANH
XUÂN - CMĐ)
Lại tình cờ đọc được
một câu hay quá của tác giả Khiết
Bông (Không Biết) trên Internet: "Con
người sinh ra không phải để tan biến
đi như một hạt cát vô danh
Lại
tình cờ đọc được một câu
hay quá của tác giả Khiết Bông
(Không Biết) trên Internet: "Con người sinh ra không phải để
tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ
sinh ra để IN DẤU lại trên mặt đất, IN DẤU lại trong trái tim người
khác". Mô Phật. Vấn đền
là "In Dấu" theo kiểu nào ??? Để
cả bàn dân thiên hạ tưởng nhớ,
tri ân, hay để "lưu xú vạn
niên" ???
Ngày
hôm qua, thứ sáu mười ba - tháng 08, một
đồng nghiệp của tôi ở DPI báo rằng
nhà chị ở Rockville bị cúp điện
(nghe đâu vài vùng ở VA, ở DC cũng rứa,
nhưng nhẹ hơn cơn
bão hồi cuối tháng 07). Hãng Pepco, BGE,
Dominion lại một lần nữa xất bất xang bang
vì cơn cuồng nộ của đất trời ..
Cũng như trong một thời gian dài, hãng BP sẽ
"được" nhớ mãi về thảm họa
dầu loang ở Vịnh Mexico (Gulf Mexico Oil Spill). Thoạt
đầu là thân nhân của 10 oan hồn uổng
tử, rồi lan rộng mãi ra .. người dân ở
Louisiania, ở Mississipi, ởFlorida, ở Mỹ Châu, ở toàn thế giới
"rùng mình" rúng động vì con
quái vật (oil spill) cứng đầu cứng cổ
không thèm khép mỏ, câm mồm hơn 2
tháng ròng. (Kỳ thiệt chớ. Khi khoan trúng
mỏ dầu, sướng quá. Lúc đóng mỏ
dầu, không được, khổ quá). Tiền
bạc tỷ đã đổ ra cho công việc
thu dọn vết dầu loang độc hại, cho việc
bồi thường (chả thấm tháp gì,
nhưng có còn hơn không) cho những thiệt
thòi của những ngư dân, của người
sống nhờ vào dịch vụ du lịch, khách
sạn, nhà hàng .. trong thời điểm "gạo
châu củi quế" của nạn suy thoái kinh
tế toàn cầu !!! Nhưng những sự kêu ca
về những "lời hứa .. cuội", việc
làm "đầu voi đuôi chuột" của
hãng này thì vẫn còn lên truyền hình
dài dài ..
Vậy
đó, tự nguyện hiến dâng hay để
thiên tai cướp sạch ??? Vui vẻ cho đi hay
để những rủi ro tai ương ngốn ngấu
gia tài ký cóp ??? Tỉnh táo nhận biết
như Ernest Hemingway:"Hạnh
phúc giữ trong tay chỉ còn là hạt, Hạnh
phúc đem san sẻ mới trổ hoa" hay mặc
tình tự tung tự tác "Tham thì thâm, dầm thì đen"
vì "Gieo Nhân nào gặt Quả nấy"
đâu sai chạy mảy may ?!?!?!
Cảm
ơn chị Hoa Mùa Xuân họ Trần ở Nam
Cali, đã từ bi gieo duyên lành "cứu
độ" cho cá nhân tôi thông qua những
Videos của Thầy Thích Viên Chơn - người
tu sĩ áo nâu vị tha vô lượng .. Cảm
tạ việc làm thiện nguyện tốt đẹp
thầm lặng của người Rạch Giá
(nói riêng), của người Việt (nói
chung), không phận biệt tôn giáo, tuổi tác,
nơi quê nhà hay khắp bốn bể năm
châu .. Cảm đội những tấm gương rạng
ngời của các nhà từ thiện thế giới
lưu danh kim cổ ..