Như con trâu già lim dim nhơi cỏ
khi rảnh rang, tuy không được in hệt vậy,
bởi hơn tháng ròng quay về Maryland, quay về
với công việc thường nhật, quay về với
cánh đồng cơm áo, quay về với
công việc cày bừa liên lỉ, nhưng
tôi vẫn cứ bàng hoàng, cứ ngơ ngẩn
"nhơi" lại hình bóng những ngày
qua ..
Những ngày mới đây,
hôi hổi, ở Nam Cali tháng 7, nắng gay nắng
gắt, nắng nám da, ngộp thở ở Las Vegas, ở
Grand Canyon .. Những ngày xa hơn, năm tháng
bơ vơ, lạc loài xứ lạ, chợt gặp
Thầy, gặp Bạn bổi hổi, bồi hồi "Bảng đen, phấn
trắng, phượng hồng, Ba mươi năm vẫn
một lòng tìm nhau" (HT).. Xa hơn nữa
những ngày chân ướt chân ráo đến
cái xứ phồn hoa, đô hội nhất thế
giới tự do ..
.. Cùng với hơn một triệu
người Việt tha hương từ sau 75 đang
định cư ở Mỹ, ở Pháp, ở
Úc, Canada, Đức, Phần Lan, Thụy Điển
.. v..v.., tôi cũng đã đến
đất MD này, rất muộn màng, với hai
bàn tay trắng nhợt, trắng nhạt, trắng lạnh
như xác chết, một đêm đông lạnh
kinh hoàng đối với người dân miền
nhiệt đới. Với hai cái va li đầy ắp
quần áo, khăn, mền, chén đũa,
gà mên, giỏ đi chợ, chắt mót từ
VN, từ Phi (cứ sợ ở bên này không
có hoặc mắc mỏ quá không mua nổi !!!) và nặng trĩu những
quyển Tự Điển cùng dăm ba quyển
sách gối đầu giường .. nhầu
nát; với một cái lưỡi ú ớ
dăm ba tiếng Mỹ .. "bồi" của một
thời "A.T. lụi"; với đôi mắt của
con nai lạc vào thành phố giật mình thon
thót vì tiếng kèn xe, rồi lại sợ
xanh cả mặt mũi vì những con đường
rộng ơi là rộng, xe chạy xuôi chạy
ngược năm, sáu hàng, mỗi bận
băng qua đường chẳng biết đằng
nào mà lần, với đèn xanh, đèn
đỏ, đèn vàng, mũi tên xanh, mũi
tên đỏ ..bật
loạn cả lên !!! .. (Trích MỈM CƯỜI)
Nhiều lần ngon trớn, thuận buồm
xuôi gió, tôi bay tuốt luôn về thuở
tí mù xa, ở tít bên kia bờ đại
dương, một thời áo trắng thong dong đến
trường, đọc "Hương rừng Cà
Mau" mà man mác buồn, dù chưa hề biết
cái cảm giác tha hương, biệt xứ
nó "ruột thắt, gan bào" đến cỡ
nào:
Chiều chiều nghe vượn
hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
... .. ..
Thân không là lính
thú
Sao chưa về cố hương
?
(SƠN NAM)
Ờ. Sao chưa
về cố hương ? Những
ngày nắng hạ nơi đây, những chiều
mưa giông chốn này, ôi những buổi
hoàng hôn trắng tuyết lạnh lùng xứ lạ !!! Ờ. Sao
chưa về cố hương ???
Dù cái cố hương đó, thoạt
đầu không hề là một mảnh đất
trù phú từ trên trời rớt xướng,
hậu đãi dân tình ăn sung mặc sướng
phủ phê ..
.. Ai biết thuở đầu mới
chỉ có những giồng, những bãi chơ vơ giữa cuồn cuộn chín cửa
sông, phi thường mà vật lộn chống trả
với ngàn cơn lũ để được
là giồng là bãi. Người khai khẩn
hai năm một vụ rạch mương, vật đất
phù sa bồi lên để giồng bãi trở
thành liếp cây ăn trái xanh tươi
chông chênh giữa bốn bề nước xối,
phát hoang những trảng cỏ sình mênh
mông gieo hạt thóc; đổ mồ hôi nước
mắt và cả máu, cho một đời sống,
cá tính và nhân cách riêng ..
(KHÁNH PHƯƠNG)
Vâng. Hơn tháng trời nay, tôi cứ
"trôi trên
dòng sông đời .." (PNT), cứ trôi trên con sông
Mékong, trôi miết xuống hạ lưu, qua
sông Tiền, sông Hậu, lênh đênh đến
xứ cù lao chi chít cây Giá lá
xanh, lá đỏ, bông vàng . Tôi vừa
trôi ..vừa thấy
lạiràng ràng mảnh
đất đầy sình lầy, um tùm rậm rạp
đưng lác, cây giá, mắm,bần, tràm .. ; cỏ cây hoang vu [nhiều khi chưa
có tên] bạt ngàn san dã; rùng rợn
gì đâu với tiếng cọp um trên rừng,
hằng hà cá sấu lội dưới sông,
đỉa vắt muỗi mòng đặc lừ đầm
lầy, vũng nước đọng, ..
Chèo ghe sợ sấu ăn chưn,
Xuống bưng sợ đỉa,
lên rừng sợ ma
Sợ thì sợ dẫu
rồi.Sợ
"Rừng
thiêng, nước độc, thú bầy".
(Nhất là ông-ba-mươi). Sợ Rắn,
Rít, Bọ Cạp. Sợ "Cỏ mọc thành tinh, Rắn đồng biết
gáy". Sợ đủ thứ lận à "Tới đây xứ
sở lạ lùng, Chim kêu cũng sợ, Cá
vùng cũng ghê". Nhưng
mà đâu còn đường thối lui
được nữa, khi sau lưng là "lệnh
nã tróc", là bản án lưu
đày, là mộc triện biệt xứ .. tự bên Tàu [Nhà Thanh], hay từ
bên ta [thời Trịnh - Nguyễn phân tranh] .
Mà cho dù không có lệnh truy nã của
Vua của Quan đi nữa, thì cái đói
cái khổ của vùng đất "chó
ăn đá, gà ăn muối" cũng là
cái cớ khẩn thiết cho kiếp tha hương tự
nguyện. Cho nên chỉ còn một hướng duy
nhứt là phải xấn tới phía trước,
lầm lũi mở đất sống về phương
Nam và đành phải ngậm ngùi "Xin nhận nơi này làm
quê hương, dẫu cho khó thương", dẫu cho nhớ "nhà cũ"
của mình đứt từng khúc ruột cầm
canh ..
Bởi vậy, tuy tôi dở ẹc về sử
ký, địa dư, nhưng khi nhìn cái
đám hậu sinh [cùng thời với tôi]
trong các trường Rạch Giá - Kiên Giang
thì ta mới thấy một biểu tượng
"Hiệp Chủng" thiệt là đẹp
đẽ gì đâu:
Rồi
vài trăm năm sau, ở ngay trên mảnh đất
mà hồi nẳm tổ tiên đổ mồ
hôi, sôi nước mắt "khai sơn, phá
thạch", cái đám hậu sinh [cùng thời
với tôi] không còn thấy đâu ngay cả
hình bóng cây Giá mọc đầy con Rạch
-nay
đã thành tên chung RẠCH GIÁ -mà đầy nam thanh nữ
tú, lũ lượt đến trường ..
.. Chả
cần phải làm một nhà khảo cổ, hay
địa lý gia chuyên nghiệp làm gì, cứ
thử bước vào một lớp học nào
đó của trường trung học Nguyễn Trung
Trực, Lâm Quang Ky, Phó Điều, Võ Văn,
Trung học Kiên Thành, Kiên Tân .. ta sẽ gặp
dân Bắc Kỳ Cựu, Bắc Kỳ di cư, (hoặc
mới nhất là Bắc Kỳ 75); người Trung
nói tiếng rất khó nghe (thoạt đầu);
rồi người Cao Miên (đàng thổ,
nói riết thành Thằng Thổ, dễ mích
lòng hết sức); người Hoa Kiều (hay gọi
nôm na là người Tàu, người Tiều,
Chệt Rẫy nếu trồng trọt miệt vườn),
có cả người Ấn Độ, người
Lào, người Tây... Đâu có phải
đại ngôn đâu nếu bảo Rạch
Giá - Kiên Giang cũng là một dạng Hiệp
Chủng Quốc nho nhỏ chứ hả ???
Và phát âm thì đặc sệt Gạch
Giá thấy mà thương: "Con cá
gô bỏ chong gổ, nhảy gột gột".
Như
vậy, từ căn cơ nguồn cội, người Rạch
Giá - Kiên Giang luôn mở rộng vòng tay mời
mọc thiết tha: "Đến đây thì ở
lại đây, Chừng nào bén rễ, xanh
cây cũng ..hổng
thèm về nhen" !!! Do đó, Rể Rạch
Giá, Dâu Kiên Giang, cùng bạn bè
thân hữu tứ xứ tụ về, ôi thôi,
càng làm thêm nức tiếng đất
lành chim đậu và người Rạch
Giá - Kiên Giang thì hiếu
khách tuyệt vời!!!(Trích "Như Lục
Bình Trôi" - PV19)
Mảnh
đất hoang đầy vượn hú chim kêu,
đầy cá sấu lội, đầy cọp gầm,
đầy đỉa vắt, muỗi mòng, đầy
những bất trắc của tai trời ách nước,
đầy những kinh dị của bí ẩn rừng
sâu thuở nào, đã mờ khuất như
chuyện cổ tích, như chuyện đời xửa
đời xưa, nhiều khi như là những truyền
thuyết không có thật .. Tiền
nhân một thời đổ mồ hôi, sôi
nước mắt, đổ cả máu, để cho
đám cháu, chắt, chít ..
hôm nay được súng sính mặc đẹp,
được cá đồng cá biển nêm nếm
bởi nước mắm nhỉ, hột tiêu cay
Phú Quốc, được gạo trắng nước
trong đồng bằng sông Cửu nuôi lớn từng
ngày hạnh phúc, ôm mộng ước bay cao
..
Để
rồi đùng một cái, Tháng Tư đen
đúa, Tháng Tư đau buốt lòng người:
Xe xích cán ngang thân lịch sử
Nghiến nát hồn oan, nát miếu
đường
Dăm mảnh cờ sao, ngàn cuộc lữ
Triệu đời lưu lạc giữa quê hương
(HÀ HUYỀN CHI)
Cái
đám "hậu sinh khả ..
ái" mang dòng máu "khai hoang, mở đất"
của ông cha lại theo gương tiền nhân
"giũ áo ra đi" tìm nơi "đất
lành chim đậu", cầm bằng ở lại
thì cũng lưu lạc ngay giữa quê
hương mình.
Chim có tổ mà ta thì phiêu lãng
Dắt nhau đi quờ quạng kiếm thiên
đàng
(TRẦN DZẠ LỮ)
Thiên
đàng nhất định không đồng dạng
cùng "gà què ăn quẩn
cối xay". Thiên đàng nhất định
không phải chỉ là khẩu hiệu suông,
là cái bánh vẽ, là tờ giấy
tuyên dương "lộng kiếng", chỉ
để dành "liệng cống" mà
thôi.
năm 1980
tôi trúng giải thơ
nông nghiệp
và con gái tôi ra đời
cái giải nông nghiệp kia đài,
báo khen tấm tắc
con
tôi đêm đêm trở giấc
khóc khuya
vợ tôi sáng chiều cơm độn bo bo
nên làm gì đủ sữa
nhìn con mút tay không nỡ
tôi mua cho con cái
núm vú ni-lông
khi đói
nó tự bú vào
núm-vú-hư-không
(NGUYỄN TRỌNG TÍN)
Thiên đàng đâu phải
là nơi "được" kết tội
dưng không bất cứ lúc nào, hoặc
"được" làm người tù
không bản án mút chỉ cà tha.Thiên đàng
đâu phải là cái chỗ mà cả
đất nước "được" trở
thành một nhà tù khổng lồ với
các ngài "đầy tớ nhân dân"
cai quản từ bao tử đến bộ óc từng
nhân-hộ-khẩu, nên từ đó trở
đi đành mang hình nhân-hậu-khổ thảm thê
(Có tiền, có vàng, có đất
có ruộng, có nhà cao, cửa rộng
thì "được" đánh tư sản
mại bản sạch nhách; thầy giáo, bác
sĩ, kỹ sư phải đạp xích lô,
vá xe, cắt tóc dạo kiếm sống sau khi
"được" kiểm lên kiểm xuống,
tra tới tra lui; sĩ quan hoặc nhân viên
hành chính cao cấp thì "được"
lao động rừng xanh mút mùa lệ thủy;
trẻ em, người già thì "được"
giao công tác ăn mày: "Dọn tí
phân rơi, nhặt từng ngọn lá, Ta nâng
niu gom góp dựng cơ đồ" [TỐ HỮU].
Ôi cái cơ đồ bốc mùi thum thủm
từ khuya mà nay mình mới trắng mắt ếch
ra !!!)
Tôi kể từ
ăn uống
Tội làm người
mưu sinh
Tôi kể từ
tiên tổ
Tội làm người
Việt Nam
.
Tôi kể từ
xương máu
Tội làm người
Quốc Gia
Tôi kể từ
tâm trí
Tội làm người
Tự Do
(CAO ĐỒNG
KHÁNH)
Trông lên, có tội. Trông
xuống, có tội. Trông sang phải, có tội.
Trông sang trái, có tội. Trông về
phía nào cũng "được" kết tội
ngon lành. Thì thôi, tam thập lục kế dĩ
đào vi thượng. Trong 36 kế, "dzọt"
là thượng sách. Dzọt đường bộ
qua Miên, qua Lào. Dzọt đường biển miền
Trung, hoặc xuống Miền Tây, Rạch Giá, ra
đảo Phú Quốc ..
Đóng vàng đi bán chính thức. Mua
con lai để đi. Ghép hộ cùng gia
đình có con lai cũng tiện ..
Sau này, đi diện H.O. thì thật là
đàng hoàng phong cách văn minh [nhờ
công đức vô biên của NGƯỜI VỢ
LÍNH..]
Và lạ lùng kỳ diệu thiệt.
Phôn qua phôn lại một hồi, nhiều hồi,
chợt thấy rằng Người Rạch Giá sao
mà có mặt khắp hoàn cầu: Mỹ,
Canada, Pháp, Đức, Nhật, Bỉ, Spain, Thụy Sĩ,
Úc Châu .. Mà hễ nơi
nào có người Rạch Giá tương
đối đông đảo một chút là
có Hội Ái Hữu, Hội Thân Hữu
Kiên Giang. Rồi năm 1999, [và năm 2000
luôn], một sáng kiến mới bất chợt
chào đời : "HỘI NGỘ
THẦY TRÒ KIÊN GIANG"bắt đầu tự Nam
Cali . Từ đó trở đi, 2 năm một lần
[tùy từng miền thuận tiện có thể du
di con số năm tháng này] niềm vui được
chuyển tiếp, sự hân hoan, nô nức
được lan tràn sang Canada (2002), về San Jose
(2004), qua Texas (2006), sang Úc Châu (2007) .. Tới
đâu cũng tưng bừng, tới đâu cũng
rộn rã nghĩa tình: Nghĩa Thầy Trò,
Tình Bè Bạn, Tình Đồng Hương ..tay bắt mặt mừng
hoan hỉ !!! Và tháng 07 năm nay luân chuyển
một vòng tròn trịa 10 năm, 10 năm biết
mấy rộn ràng về lại chốn đầu
tiên khởi xướng, miền nắng ấm Nam
Cali, nơi thủ phủ của người Việt : Little Sài Gòn !!!
Mà nếu cái dễ thương đó
chỉ lồ lộ trong ánh mắt hữu tình,
trong cái mỉm cười hữu duyên, trong
lời nói mộc mạc làm đắm lòng
người "đối diện" thì cũng
chưa mấy gì "chết người"
Như trên
đã kể, (Trích
"Như Lục Bình Trôi" - PV19), tôi có nói đến đặc
tính hiếu khách, xởi lởi, thơm thảo
của người miền Nam (nói chung), người
Rạch Giá (nói riêng)
"
.. Khi có bạn bè đến chơi, khách
đến nhà, dù gia cảnh có bần
hàn đến đâu, họ cũng cố gắng
đãi đằng bạn một cách cho
tươm tất:
"Bắt con cá lóc nướng trui,
Làm mâm rượu trắng đãi
người bạn xa"..
(TRẦN VĂN NAM
sưu tầm)
Nếu
không đơn thân độc mã lo liệu
món này món kia đãi bạn,
thì họ mời bạn cùng tham dự cái việc
"tay có làm, hàm mới có nhai"
này:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng ..
(CA DAO VN)
.. Trồng bầu vào
tháng 9 âm lịch để rồi khi trái vừa
lớn là tới lúc có cá trê, nấu
cá trê canh bầu. Vùng ruộng
sạ, gạo không ngon nhưng gạo lúa sạ vừa
mới gặt nấu cháo trắng ăn với
khô cá lóc thì hương vị
khó quên được. Nắng hạn, rủ
vài người bạn ra giữa đồng đem
theo cái hộp quẹt, một gói muối hột,
vài trái ớt rồi đến vũng nước
khô cạn nào đó mà bắt cá
lóc thứ to con, đốt gốc rạ và
rơm mà nướng trui, chấm muối
ớt, nhai thêm vài ngọn lá nghễ bên
ao. Lươn, rùa, ếch, rắn được chế
biến thành ra nhiều thức ăn ngon. Mùa nắng,
ăn canh chua vừa khỏe vừa đỡ
khát, hoặc là khổ qua hầm thịt .Bí rợ
hầm nước dừa, ăn với mắm
chưng vào buổi trưa, dưới
cơn mưa lất phất khi cấy lúa gần rồi
công. Mắm sống ăn với gừng non.Măng tre Mạnh
Tông hầm thịt là cao lương mỹ
vị .. (SƠN NAM).
Đó là thời đại
hoàng kim của những ngày trên vùng
đất mới khai khẩn phương Nam, khi mà những
thành quả thu hoạch coi thiệt là
"đã mắt" kìa. Chớ ngày nay ở
bển .. "được dzậy chết
liền" !!! Vũng nước
khô cạn ở đâu mà bắt cá
lóc thứ to con ? Lươn,
rùa, ếch, rắn ở đâu ra mà
mình thò tay ''tóm gọn" ngon ơ dzậy tía ??? Khi mà từ lúc nhân
dân "được" làm chủ rồi,
thì cọng rau, tấc đất trở thành của-riêng-tây
của mấy cha "đầy tớ" ráo nạo !!!
Nhưng, cái bản chất xởi lởi,
thơm thảo, hiếu khách của dân Nam ta,
đâu phải vì cái thắt ngặt của
thời cuộc mà làm thay đổi được
đâu:"Ai ơi, chua ngọt đã từng,
Non xanh, nước biếc ta đừng quên nhau"
!!!
Phải rồi. Làm sao quên nhau cho
nổi. Khi mà người này còn tồn tại
được là nhờ có người khác
"chung lưng đấu cật" chống lại sự
tàn phá của thiên nhiên vô tình
mà hung ác độc địa của thời tiết
vô chừng vô đỗi, mưa giông, bão
tố, cuồng phong; của loài thú ăn thịt
sống (trên rừng, dưới nước) .. Nếu không có bạn, ai sẽ
là người "cứu độ" những lần
"thập tử, nhất sinh":
Dấn mình vô
chốn chông gai,
Kề lưng cõng bạn
ra ngoài thoát thân
Lao xao sóng bủa
dưới lùm
Thò tay vớt bạn
chết chìm cũng ưng
(CA DAO MIỀN NAM)
.. Họ vốn là những lưu
dân đi tìm sự sống trong muôn ngàn
cái chết. Qua nhiều lần thoát hiểm nhờ
sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạn
tương cứu, sanh tử bất ly, họ càng thấm
thía thế nào là tình huynh đệ
hào hiệp ..
.. Lục Vân Tiên, Hớn Minh của
Nguyễn đình Chiểu cũng là những
nhân vật được xây dựng trên tinh
thần "Nhớ câu kiến nghĩa
bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh
hùng" ..
.. Trọng nghĩa gắn với khinh
tài. Nếu người xưa đã từng cay
đắng nhận rằng "nén bạc đâm
toạc tờ giấy" hoặc chua chát
"có tiền mua tiên cũng được"
thì tác giả Ca Dao miền Nam khẳng định:
"Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim,
Con le le mấy thuở chết chìm,
Người bạc tình bạc nghĩa kiếm
tìm làm chi"..
(TRẦN VĂN NAM)
Càng tìm hiểu về con người
Việt Nam, đặc biệt nơi miền quê
tôi được sinh ra, lớn lên và
đã học hành ở đó, tôi càng
kinh hoàng mà vô cùng hãnh diện nhận
thấy những cái tốt đẹp của bản
sắc dân tộc mình vẫn thắm đậm
nét son dù trải qua biếtbao vật đổi sao dời,
biết bao dâu bể tang thương. Ai dè, những
người dám làm cái nghề gan góc
cóc tía "nhứt phá Sơn Lâm,
nhì đâm Hà Bá" mà lại
có tấm lòng trung hậu đến vậy, nghĩa-trọng-tợ-thiên-kim. Vâng, nghĩa-trọng-tựa-ngàn-vàng, Còn tiền
tài như phấn thổ, tiền bạc chỉ
như là bụi đất mà thôi, mất
giá mấy hồi, nhất là trong những
ngày "kinh tế suy thoái toàn cầu"
(global recession) này thì thiệt là nhãn tiền
quá thể.
Bởi vậy, tôi dám chắc bụng
của Anh Chị Em trong Ban Tổ Chức HNLT kỳ kỷ
niệm 10 năm lần này chắc là
đánh "lô tô" dữ lắm, vì
biết có đủ số Thầy Cô, Bạn
bè các nơi về tham dự hay không (
Bởi vậy, tôi dám chắc bụng
của Anh Chị Em trong Ban Tổ Chức [BTC] Hội Ngộ
Liên Trường kỷ niệm 10 năm lần
này chắc là đánh "lô tô"
dữ lắm, vì biết có đủ số Thầy
Cô, Bạn Bè các nơi về tham dựhay không (?), khi mà con số
người thất nghiệp ở Mỹ, ở Pháp,
ở Nhật ..gia
tăng đau lòng, có người bị xiết
nhà, xiết xe, lang thang lưới thưới, ngay cả
những người có bằng cấp cao, job tốt
cũng gia nhập đạo quân ăn xin (tiền trợ
cấp thất nghiệp) .. đến
thấy mà thương !
Vậy mà, như là có sự
linh ứng của cụ Nguyễn phù hộ độ
trì, hay là cái Tâm Cao Đẹp sáng rỡ
"nghĩa trọng tợ thiên kim" đã
vượt thắng bụi đất bạc tiền tẹp
nhẹp ? Có trời đất
mà biết. Chỉ thấy số người ghi danh
tham dự trên website, đâu khoảng sáu, bảy
trăm, vậy mà lúc đến nơi thì
đông đen cả 2 Ballrooms của Marriott Hotel (chứa
cả ngàn không ít).Ôi,người nào có
ý kiến dời đổi từ nhà hàng
Tàu (sức chứa tối đa là 500 người)
sang Hotel này đúng là người có con
mắt nhìn xa trông rộng, liệu việc như
thần, đáng được gắn huy
chương vàng 24 ca-ra lận nha !!!
Đa tạ quí vị trong BTC biết đồng
tâm hiệp lực tổ chức buổi Dạ Tiệc
Hội Ngộ sang trọng, lộng lẫy, biết
"quyền biến" đúng lúc, kịp thời
để tránh những "lụp chụp"
đáng tiếc xảy ra ..
"Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tợ thiên kim" ..
Tiền tài được coi như là bụi
đất nào phải vì không cần thiết
[hiểu như thế là "sai một li, đi một
dặm" rồi]. Tiền tài chỉ bị coi
thường hơn, xem nhẹ hơn khi so sánh với
điều Nghĩa là "việc Phải nên
làm, cần làm", việc Nghĩa là ưu
tiên số một, đấy thôi. Đáng
đồ đậm nét nhất ở đây, "Nghĩa
trọng tợ thiên kim" không phải chỉ
là lời lưu hành truyền khẩu, đầu
môi chót lưỡi trong dân gian, nó
đã trở thành bản chất, đã
thành cá tính thiện hảo của cả một
giống nòi và nằm ẩn phục trong huyết
quản thế hệ hậu lai. Nên bây giờ, ở
hải ngoại này, hễ nói "HỘI NGỘ"
là đã thấy được cái NGHĨA,
cái TÌNH được trọng vọng lắm lắm
nên mới tha thiết tìm nhau, nên mới
nóng lòng mong mỏi được gặp lại,
còn bạc tình bạc nghĩa, vô nghì
thì mong cầu làm gì, tổ chức làm
chi cho hao hơi tổn sức, phải không
???
.. Đó là tính chất của
cả một nền văn hóa dân tộc: Lòng hiếu kính của môn
sinh đối với tôn sư. Tính chất
này được biểu lộ qua những vé
máy bay, qua việc Ban Tổ Chức đến từng
Thầy Cô để gởi tặng tấm bảng biết
ơn, qua bài vọng cổ mà thầy Cường
được mời lên ngồi trên ghế nghe một
em hát những lời tuyên dương công
ơn. Nội dung bài ca đã thích hợp
mà tài diễn xuất của hai Thầy Trò
lại rất đạt, khiến nhiều người mủi
lòng. Về vé máy bay, tôi được
biết kỳ Họp Mặt nào cũng
có một số em mua vé mời Thầy Cô
mình. Năm nay cũng có, nhưng tôi
không tiện kể vì tôn trọng sự
riêng tư ..
.. Tôi đã có may mắn
làm một vòng tròn quanh hai nước lớn
thứ tư và thứ nhì thế giới. Tới
đâu tôi cũng thấy "TÌNH",
tình đồng nghiệp, tình thầy trò,
tình bè bạn, tình thân thích. Sau hai
chữ Kỷ Niệm về Rạch Giá, có
thêm chữ tình là vậy" - 10/2003 - (Thầy
TRẦN QUANG ĐẠI)
.. .. ..
.." Tôi không biết có xứ
nào như xứ ấy không, xứ Rạch
Giá của tôi, đất đai đãi
người mà người cũng đãi người
rất hậu. Năm năm dạy học mà
tình thầy trò nhiều đến không kể
xiết. Năm năm bầu bạn với đất
đai sông nước mà tình nghĩa cao cũng
cỡ núi cỡ non. Những người phụ huynh
chở tôi đi những cuốc xe không lấy tiền,
mời tôi ăn bữa cơm chui đụt dưới
cái chái che dựa vách chùa, đưa
tôi mượn vốn đi buôn không một tờ
giấy lộn làm bằng và cũng không
ăn lời một xu nhỏ, đã nai lưng
gánh thế cho tôi những thúng đá nặng
oằn, đã dang thân hứng bớt cho tôi
búa liềm của đám công an tráo trở,
đã đưa tay đỡ đần cho tôi những
hồi túng quẫn, đã hết lòng mai mối
cho tôi một chuyến vượt biên dù rằng
không thành .. Thiệt tình nói sao cho hết
, những tấm lòng chung thủy trời biển
đó ..
.. Nghĩ coi có sướng không ? Ở giữa xứ người lạ
hoắc, ông thầy trẻ đã già đến
nỗi muốn nhìn không ra, vậy mà gặp
lại rồi thì trò cứ tíu tít
như một bầy chim sẻ - dù rằng bầy
chim cũng đã hơi xơ xác cánh
chút đỉnh. Nhưng có hề gì ba
cái tuổi rong rêu. Cái
tình nghĩa thầy trò nó đâu có
chịu già. Nó tươi rói như cọng
rau thơm mới cắt ngoài vườn vậy.
Nó cũng không chịu chết nữa. Nó
đã bị làm thịt mấy lần mà rồi
cứ sống nhăn như con Tấm trong chuyện đời
xửa đời xưa. Nó sống lại với
nguyên vẹn thảo ngay, hết dạ ân cần
như không có gì đã xảy ra mặc
dù mấy mụ "mẹ ghẻ" ác độc
đã nhổ lông, vặt cánh, xát muối
dồn mắm cả hũ ở phía bên kia biển
lớn .." (Thầy VÕ TRUNG HIỀN)
Hai đoạn văn của cả hai Thầy
trích từNgọc trong đá (PV 45), cứ như
là những tấm giấy khen tuy không
đóng mộc đỏ như son, nhưng
đã làm hởi lòng hởi dạ những
đứa học trò Rạch Giá có tấm
lòng "nghĩa trọng, tình thâm". Vui
sướng nào bằng được Thầy thấu
hiểu, được Cô yêu thương,
được Ân Sư tận tụy dắt dìu,
để Trò từ bóng đen dốt nát,
ngu si, bước vào vùng sáng chói chang của
kiến thức, của khoa học, nghệ thuật ..mà "thành
nhân chi mỹ" với đời !!! Trong khi
đó, điều đáng buồn không
tránh khỏi, "mỗi năm mỗi tuổi như
đuổi xuân đi", Thầy Cô đến
tham dự Hội Ngộ càng ngày càng vắng,
và nếu có mặt thì cũng thấy yếu
ớt hơn xưa nhiều:
Thầy Cô em gặp
hôm qua
Nhìn người
sức khỏe đã sa sút rồi
Lưng cong, gối mỏi,
da mồi
Thầy đi lụm khụm,
Cô ngồi lặng im
(VÕ NGÔ)
Bởi vậy, muốn tạ ơn ai, muốn
nói quí mến ai, hãy nói ngay lúc
này, hôm nay, nếu chần chừ, nếu lần
lựa, e sẽ bị lỡ chuyến đò thời
gian vĩnh viễn .. "bất phục hồi" phải
không bạn !!! Bởi vậy, những món
quà tạ ơn Thầy Cô của học trò
Kiên Giang mỗi lần Hội Ngộ, có đủ
làm ấm lòng Người Khả Kính buổi
hoàng hôn giá lạnh xứ người, hoặc
có đỡ đần được chút
nào sự khó khăn túng thiếu chốn
quê xưa ??????
Tới đây, sẽ thật là thiếu
sót nếu không nói đến mấy Chị,
mấy Em trong ban Ẩm Thực kỷ niệm 10 năm
ở Cali lần này, mà tôi đã
chân thành cảm tạ trong bài LỜI CẢM
ƠN "HẬU" REUNION (dù đâu biết
thế nào mới đủ)
Tới đây,
sẽ thật là thiếu sót nếu không
nói đến mấy Chị, mấy Em trong ban Ẩm
Thực kỷ niệm 10 năm ở Cali lần này,
mà tôi đã chân thành cảm tạ
trongLỜI CẢM ƠN
"HẬU" REUNION (dù đâu biết thế
nào mới đủ) ..
Tôi chỉ thắc
mắc là những nàng Con Gái quê tôi
đã có "bùa phép" gì mà
làm các Chàng Rể Rạch Giá tựthú tỉnh khô(trong đó có mấy
vị Thầy đến dạy học ở Kiên Giang
nữa nha, mà sao dám kể tên ra, sợ mấy
Thầy cho ăn "hột vịt" vì dám
"phạm húy" đây nè ..
!!!)
Trên rừng
có cây bông kiểng,
Dưới biển
có cá hóa long,
Anh đi lục tỉnh
giáp vòng,
Tới đây
Trời khiến đem lòng thương em.
(CA DAO MIỀN NAM)
Tới đây
là tới đâu ? Là miệt
nào .. ? Là địa chỉ
nào đây ? Mà cũng ngộ
ghê nha, cái chỗ chi mà hay, mà lạ, tới
ông Trời cũng phải nắm tay, khoèo
chân chỉ lối đưa đường, rồi
mách nước cho Chàng biết khéo mồm,
dạn miệng tán tỉnh thiệt ..thấy mà "ghét" !!!
Trời xanh,
bông trắng, nhụy huỳnh
Đội ơn
bà ngoại đẻ má, má đẻ
mình dễ thương.
(CA DAO MIỀN NAM)
Dễ thương
vì ánh mắt hữu tình, vì cái mỉm
cười hữu duyên, vì lời nói
chân tình mà làm "bần thần"người "đối diện"
thì cũng chưa mấy gì "chết người",
bởi vì mấy ông thường bảo "đường
đến trái tim người đàn ông
là đi qua dạ dày" đó thôi.
Tôi không phải
đàn ông, chỉ là nình bà ..già, vậy mà
tôi cũng thấy mê "bàn tay năm
ngón mưa .. [không] sa" của mấy
"nàng" Rạch Giá khéo léo, giỏi
giang:Em làm bánh lọt
mỏi nhừ hai vai; Chị trộn bì, tỉ mỉ
tẩn mẩn bỏ bì vào cái bọc cho biết
bao phần ăn ở Park;Em kiên nhẫn xắt hạt lựu lạp xưởng,
củ sắn để làm xíu mại; Em làm
nước mắm mấy bình khổng lồ; Cô
lột bắp, chặt bắp, rửa rau (với sự tiếp
tay của mấy ông); 2 cháu "Con đi mua
cái này cho mẹ .."; Anh chủ nhà "Bồ
làm dùm cái này cho em" và của chị
Hai nhà này [ướp thịt nướng, xắt
thịt làm bì, xẻ cá .. đến
cùi móng tay luôn].
Khi đang "đói
thụt lưỡi" nha, ngoài trời nắng
nha, nắng Cali mùa hè nha, lại còn đi tua
mấy ngày ngầy ngật say nắng, rám nắng
bỏng cháy ở Las Vegas, ở Grand Canyon, ăn
toànba cái thứ
đồ Mỹ khô khan nha, mà lúc quay về,
bước vô nhà chị Kim Lũy, hít
cái mùi thơm của khóm, của cà
chua, của bạc hà, của đậu bắp, của
ngò om, của tỏi phi, được húp
sì sụp tô bún chan võng nước canh
chua, ngọt cá catfish, thì mới thấy
"đã điếu" biết là chừng
nào. Có lẽ không phải chỉ có mình
tôi có cảm giác này đâu. Hổng
tin cứ hỏi mấy chị hai, chị ba, chị ..anh .. tá lả thứ
.. ở Texas, ở Úc Châu, ở
San Jose, ở San Diego .. thì biết
liền hà. Đúng là "miếng ngon nhớ
lâu" ..!!!
Nhiều người
khen chị có biệt tài nấu ăn ngon, nhanh nhẹn,
phần tôi, suốt thời gian ở nhà chị,
tôi thấy chính cái tính xởi lởi,
vui vẻ, hiếu khách của chị đã
làm bất cứ món nào chị nấu cũng
trở nên độc đáo. (Lại còn
được thêm "bonus" là cười muốn
"tè" ra quần vìbiệt tài kể chuyện
"tiếu lâm" tỉnh rụi, "made in Kim Lũy"
nhà ta). Chị có tấm lòng một người
Chị Cả thương đàn em líu tíu của
mình (người thì đầu tắt mặt tối
trong ba cái chuyện tổ chức, người
thì từ xa xôi tới Cali tham dự hội
hè), "ai tới nhà mình mà mình
không niềm nở, coi sao được nhỏ". Nói
vậy nhưng không phải ai chị cũng ngọt
như đường cát, mát như được
phèn hết đâu,"ai làm cái
gì không phải là tao "dzớt" liền
nhen mậy !". (Chuyện
"không phải" ở đây là làm
cho hai chữ Kiên Giang nó quê xệ, hoặc
làm Rạch Giá bị mang tai mang tiếng lãng
nhách thôi hà, vì chị cũng là một
thành viên của BTC vận động gây quỹ,
đồng thời chuyên về Ẩm Thực
cùng với chị Chín Quang thành cặp
bài trùng "kỳ cựu và thường trực"
ở Nam Cali này chứ bộ).
Chị là một
trong những người phụ nữ cùng quê Rạch
Giá mà tôi cảm phục. Càng biết những
việc chị làm càng làm tôi nhớ
má tôi quá xá, quà xa. Cả hai,
má tôi và chị, đều cực khổ từ
khi còn nhỏ, học hành không đâu tới
đâu (bởi vậy chị thường tự nhận
mình là "dốt đặc lỗ
đít", chớ có ai dốt ..
ngon như chị đâu ta ?). Má tôi thì 9
lần làm nhà, 9 lần tan nát bởi bom
đạn của Tây chống Việt Minh, mãi khi
ra Chợ Rạch Giá, đường Hoàng Diệu,
Xóm Biển mới thật sự "an cư lạc
nghiệp". Còn chị, ở VN, đã
bươn chải kiếm sống phụ gia đình
vì chị là Chị Hai mà. Khi sang Mỹ, vốn
liếng tiếng Anh, tiếng Mỹ đâu có bao
nhiêu, chị cũng làm chủ được một
cái shop may, rồi tậu nhà, sắm xe, nuôi
con học hành đến nơi đến chốn
đàng hoàng. Những khi chị bị tai nạn
như bị cướp bóc, ốm đau, làm
ăn thất bát, chị ít khi hé môi
than, chỉ nhẹ nhàng nói trong phôn, "bắt
đầu làm lại cuộc đời nhỏ
ơi, coi như mình từ dưới ghe bước
lên như hồi đó, chỉ có cái quần
xà-lỏn, cũng đâu có sao
!!!". Và hiện tại chị rất
"đội ơn Trời Phật" đã cho chị
một căn nhà "cầu được ước
thấy". Anh Xứng chồng chị, sau khi bị đột
quị, chân tay dần dần bình phục, có
thể lái xe nhưng chưa ra Free Way được.
Hai cô con gái cưng của chị thì cứ
ham học thêm, hết bằng này, lại tới
bằng kia, hổng thấy đua đòi chưng diện
hoặc ham bồ bịch như người ta. Cả
nhà tíu tít đón khách gần,
khách xa về tham dự Hội Ngộ, hết tốp
này tới tốp khác, nhiều khi chị chả
biết người đó là ai, miễn người
quen đưa tới là chị ân cần, xởi
lởi mời ăn ..
Kỳ này
tôi được gặp nhiều Người Rạch
Giá thật là tiêu biểu, thật
đáng quí, lặng lẽ làm việc Nghĩa,
âm thầm làm những việc cần-làm,
dù trong BTC hay không BTC gì ráo trơn. Bất
kể đó là chuyện dọn dẹp mất vệ
sinh ("ai ăn ốc bắt tui đổ vỏ" vậy
cà ?). Bất kể những
đêm mất ngủ, nhức mỏi tứ chi,
sưng chân, đi cà lơ xích xụi vì
vận hành "quá tải", vì trách
"nhậm" nặng nề ! Bất
kể ai biết mình là ai, như Rể Rạch
Giá với cái máy quay phim chụp hình thiệt
bự, khệ nệ từ Virginia qua, cứ "góp
công, góp phần" như người thiện
tâm làm "công quả". Có người
chụp hình bỏ vào CD gởi từ Úc,
cước phí cỡ trăm đô la cũng coi
như "tình cho không biếu không" (lực
lượng "phó nhòm thơm mùi nhang"
[=chụp hình .. chùa] kỳ
này đông đảo, hùng hậu chưa từng
thấy, nên hình
ảnh lần Hội Ngộ năm nay thiệt
là phong phú, đầy đủ, mê tơi).
Còn những vị Mạnh Thường Quân (danh sách
đăng trong ĐẶC
SAN TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA ON LINE) thì ôi
thôi, kẻ ít người nhiều, lần
nào mà không "ắp lẳm" hiến
dâng ..
Rồi lại
nói cho cùng kỳ lý nữa, nếu BTC mời
mọc mà không ai tham dự hết thì cũng
chỉ "ế độ" mà thôi. Cho
nên, nếu cảm tạ người "Hô"
(Ban Tổ Chức), thì cũng phải cảm ơn
người " Ứng" (Người
Tham Dự) nữa chứ. Có hô có ứng,
có trên dưới đồng lòng thuận thảo
thì mọi việc mới hanh thông. Trong thời buổi
gạo châu củi quế như vầy, mà Thầy
Cô [đâu còn phong lưu bởi tiền
hưu trí eo xèo], mà Cựu Học Sinh
các trường Kiên Giang, cả ngàn người
lận, ở Úc, ở Pháp, ở Canada, ở
Ái Nhĩ Lan, ở Nhật, ở Spain, .., ở khắp
các tiểu bang Mỹ Quốc hoặc ở các quận,
huyện Cali ..cũng
ký ca ký cóp, nườm nượp mua
vé máy bay, mua vé xe đò, đặt
phòng khách sạn, thu xếp công ăn việc
làm [nhiều khi "ăn bữa giỗ, lỗ bữa
cày" cũng chẳng ca cẩm làm chi]. Chưa
kể cả tháng trước đã tỉ mỉ,
tẩn mẩn đi lựa cái áo, cái quần,
đôi giày, cái bóp "ra hồn một chút"
để gặp lại "cố nhân" không bị
quá "bèo nhèo". Nhiều khi không
có ai "một thời để nhớ" cũng
nôn nao, mất ngủ mong ngóng đến ngày
được chung vui với mọi người.
Được hít thở lại cái không
khí Thầy Trò xa xưa. Được tạn mặt
nhìn lại Thầy Cô ruột của mình cho
rưng rưng nước mắt, cũng "đã
thèm" mục đích một lần đi. Lại
có những người Trò tóc bạc, rước
Thầy bạc tóc mà trân trọng như
rước Ngọc Xá Lợi về nhà để
đền ơn đáp nghĩa Thầy đã
nuôi nấng, dạy dỗ mình cái thuở
hàn vi. Lại có bạn "bất ngờ" nhận
ra bạn sau mấy chục năm trời "bóng
chim tăm cá", cả hai đều "lạ hoắc"
hình dong, vẫn ôm chầm lấy nhau mừng mừng
tủi tủi ..
Bỗng cay cay mắt
niềm thương tiếc
Nhòa một
khung trời trong mắt ai
Thời gian
có bao giờ trở lại
Thăm thẳm nỗi
niềm trên tóc phai
(TRĂNG KIÊN
GIANG)
Tôi chỉ thấy,
thiệt tình tôi đã thấy, đã
nghe biết bao nhiêu những lời hẹn vói cho
lần Hội Ngộ kỳ sau, cho nhiều lần Hội
Ngộ ..tương
lai.