|
NGỌC TRONG ĐÁ "Biện Ḥa,
người nước Sở, được viên đá
ở Kinh Sơn, đem dâng vua Sở Lệ Vương, tâu
rằng giữa đá ấy có viên ngọc quí, vua truyền
thợ ngọc xem, thợ ngọc bảo là viên đá
tầm thường, không có ngọc. Vua giận, truyền
chặt chân trái Biện Ḥa về tội dối vua.
Đến lúc Sở Vơ Vương lên nối ngôi, Biện
Ḥa cũng mang viên đá ấy đến dâng, thợ
ngọc cũng cho là đá thường, làm cho Vơ Vương
nổi giận, truyền chặt nốt chân mặt
Biện Ḥa. Khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Ḥa
không c̣n đi được, ôm viên đá ngồi khóc
dưới núi Kinh Sơn ba ngày ba đêm, đến máu ḥa
nước mắt. Có người thương t́nh nói:
"Anh hai lần đem dâng ngọc, hai lần bị
chặt chân, th́ nên thôi đi, lại c̣n mong được
thưởng hay sao ?" Biện Ḥa đáp: "Tôi không
mong được thưởng, chỉ giận rằng
quả thực ngọc tốt mà bảo là đá, quả
thực ḷng ngay mà bảo là lừa, phải trái, điên
đảo không được rơ rệt ra, nên tôi đau xót
mà khóc đấy thôi." Sở Văn
Vương hay chuyện, cho người lấy viên đá
về sai thợ ngọc bổ ra xem, quả
được viên ngọc bích rất đẹp, không chút
t́ vết. Vua rất mừng, đặt là ngọc Biện
Ḥa, lại nghĩ thương Biện Ḥa, cho ăn lộc
Đại Phu suốt đời." (LÊ VĂN
ĐỨC-LÊ NGỌC TRỤ) Đọc chuyện
xưa rồi ngẫm chuyện nay mới thấy đáng
kinh, đáng sợ. Mới hiểu "T́nh thâm nhi văn
minh". (T́nh càng sâu th́ vẻ đẹp càng sáng). Mà
vẻ đẹp càng sáng th́ ta mới thấy
được làm người đă là một điều
tuyệt diệu. Rồi c̣n có những người bạn
hiểu ḿnh, thương ḿnh, v́ ḿnh, th́ lại càng tuyệt
diệu biết bao. Như con ngựa Long Tôn kia gặp
được chàng Bá Nhạc th́ ôi thôi, mặc sức trổ
tài chạy hay, chạy giỏi. Như viên đá sù ś,
xấu xí, tầm thường, thô kệch ở Kinh Sơn
kia mà không gặp được Biện Ḥa th́ cũng
chỉ là một đời đá bị phủ rêu đóng
mốc giữa non cao, rừng thẳm, chứ
được ai biết, ai hay ḿnh ôm ngọc bích trong ḷng. Lại đáng sợ
cho cái người mang tên Biện Ḥa. Con mắt của ông.
Tuệ nhăn của ông. Thần thức của ông cao siêu
đến cỡ nào mà dám tin có ngọc ẩn trong đá.
Tin đến nỗi bị chặt chân trái rồi mà
vẫn khư khư với niềm tin đó đến
nỗi chân phải cũng bị chặt nốt. Vậy mà
đă chịu từ đâu. Vẫn ôm viên đá ngồi khóc
dưới núi Kinh Sơn. Khóc tức, khóc tửi. Khóc tàn,
khóc phế. Khóc đắng, khóc cay. Khóc dưới
triều Sở Lệ Vương. Triều Sở Vơ
Vương. Và khóc ṛng ră ba ngày, ba đêm đến máu ḥa
nước mắt dưới triều Sở Văn
Vương. Khóc đến phải động ḷng
người thương t́nh. Khóc đến phải
động đến tai vua. Khóc đến nỗi
phải trái, điên đảo phải được rơ
rệt phân bày .. Và có phải những
giọt máu ḥa nước mắt của Biện Ḥa đă
nhỏ vào tim tôi một chiều mênh mang sương
phủ, giữa thư viện Long Branch lặng ngắt
như tờ, nên hốt nhiên tôi giác ngộ. Bỗng nhiên tôi
chợt biết cái điều mà tôi từng thắc
mắc từ đầu chuyện này: Tại sao lại có
người quan tâm đến người,
người thương người, người hiểu
người, người v́ người đến
vậy: "Ngựa Long Tôn gặp chàng Bá NhạcNgọc Kinh Sơn
gặp được Biện Ḥa Nước non kia
hẳn chẳng già Nhân duyên kia
định cũng đà có nơi" (Việt Nam Tự
Điển) Vâng. Nhân duyên kia
định. Thời cơ sắp bày. Định mệnh
giun rủi. Vận số đẩy đưa. Cái xâu
chuỗi "Thập Nhị Nhân Duyên" lôi kéo. Vâng.
Dứt khoát là phải có một-cái-ǵ-đó, một cái
ǵ được gọi tên tùy theo niềm tin, tùy theo tôn
giáo. Nên người xa mới hóa nên gần. Nên kẻ
lạ từ tận đẩu tận đâu cũng
được kéo về cho gặp gỡ, cho nên quen. Hay
thật ! "Hữu duyên thiên
lư năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng"(Có duyên dẫu xa ngàn
dặm cũng có thể gặp nhau, C̣n không, dầu ở
trước mặt cũng không chung cùng nhau
được) Hay thật ! Chính cái
DUYÊN làm Lưu B́nh-Dương Lễ thắm thiết t́nh
bạn. Cái DUYÊN làm Bá Nha gặp được Tử
Kỳ là khách Tri Âm. Cái DUYÊN làm Quản Trọng có Bào Thúc Nha
làm người Tri Kỷ. Cái DUYÊN khiến Bá Đào-Giốc
Ai chia cơm xẻ áo, rồi sống chết có nhau. Ngay cả con ngựa
hay kia, nhờ có Duyên may mới gặp được chàng
Bá Nhạc. Ngay cả viên đá tầm thường kia
nếu không nhờ có Duyên khiến xuôi sao gặp
được Biện Ḥa. Chuyện một viên đá mà c̣n
làm điêu đứng, xính vính cả một đời
người dũng khí th́ ắt hẳn phải có cái "chi
chi" chứ. Chẳng lẽ tất cả chỉ là
chuyện t́nh cờ thôi sao ??? Chẳng lẽ tất cả
đều chỉ là chuyện ngẫu nhiên, ngẫu nhĩ
thôi sao ??? Cũng như đâu cần phải đợi
đến trai tài, gái sắc. Đâu cần phải
đợi đến Ái T́nh mới nói đến chữ
Duyên ... * Đó là trích đoạn của bài "Chân dung một t́nh bạn" (nói về t́nh bạn chí thiết Lâm Sốc-Đạm Nhiên) được viết từ năm 1997. Mới từ bấy đến nay thôi mà Đạm Nhiên đă đi vào thiên cổ (Phù Vân 2) , cho Lâm Sốc-Lư Sở vẫn ở lại cơi đời đầy "lăng xăng, lích xích, cuống cuồng" thương nhớ bạn xưa .. Trong 8 năm ấy, biết bao nhiêu là những khích lệ của Thầy Cô và Bằng Hữu đă chắp thêm đôi cánh vào chữ DUYÊN hết sức diệu kỳ cho tôi tha hồ "gơ" (keyboard) và mộng mơ, lăng mạn .. Và trong 8 năm ấy, tôi c̣n thấy được những người Biện Ḥa, những chàng Bá Nhạc hiện h́nh rất kỳ diệu đối với bản thân tôi (một đời đá sù ś, thô kệch; một kiếp ngựa trâu tiểu tốt, vô danh .. )
Sau khi tuyển tập "MỈM CƯỜI" (1997) được hai bạn Châu Hiền & Lâm Tuyết ở Canada phát Từ Tâm làm "nhà xuất bản .. chùa" được 100 bản và đă biếu tặng Thầy Cô, Bạn Bè khắp nơi xong xuôi, th́ một bữa Lâm Sốc từ Louisiana gọi phôn lên đọc một bức thư của một cựu học sinh Rạch Giá hỏi thăm sức khỏe và tên thật của "cái thằng tôi" . Bạn ấy khoe rằng có một bạn học cũ (hiện ở Thụy Sĩ) đă photocopy một số bài trong tuyển tập ấy gởi tuốt về Rạch Giá cho bạn bè chuyền tay nhau đọc. Tôi nghe bạn Lâm Sốc hớn hở báo tin vui mà cứ như mơ .. Sao lại có ṿng tṛn bầu bạn mênh mông đến thế. Sao lại có những việc làm đầy khích lệ "mầm .. già văn nghệ" thầm lặng đến thế !!! Một lần khác, về bài "Rạch Giá, Bạn
Bè và Nỗi Niềm Xa Xứ" (Phù Vân 20)
được đăng trong
Đặc San Cali năm 2000, một bữa, Nữ Thi
sĩ BCD ở Úc gởi tặng tôi Đặc San Úc Châu
2003, đọc kỹ có bài "Thử vẽ chân dung cô
Bắc Kỳ Rạch Giá" (tác giả LÂM HỮU XƯA)
là một chút "giao duyên văn nghệ" với bài
Rạch Giá .. này. Tôi ngạc nhiên quá, rụng rời tay chân
quá, v́ thường thường, bạn bè, bằng hữu
"nằm" trong bài của ḿnh, tha hồ cho ḿnh vẽ
rồng, vẽ rắn. Đâu có dè, ḿnh bị (hay
được) "bắt cóc" vào một bài viết
khác, được tác giả lạ hoắc (nghe đâu
đàn anh của trường NTT cũ), ở tít bên xứ
con Kăng-gu-ru, ngắm nghía ḿnh, vẽ vời ḿnh,
chiếu tướng ḿnh, dĩ nhiên có thiệt là nhiều
cái chút chút cho đi "tàu bay .. giấy" ở
trỏng. Nhưng không thể dối, tôi cảm
động dữ, v́ không ngờ những mối DUYÊN
VĂN NGHỆ dường như trùm lấp cả
địa cầu. (Nhất là sau này, khi tôi tập tành làm
Web RGTNNT th́ cái Duyên Dài Rộng ấy càng hiển hiện rơ
ràng, đậm sắc). Với lại, nói cho cùng kỳ lư ra, ai mà không "thung thướng" chứ, khi có người "ca" ḿnh như vầy nè: .. "bài văn lộng lẫy .. , .. viết văn mượt mà, tài t́nh .., .. tay cầm viết thấy trơn tru, nhuần nhuyễn .., .. người cầm bút hào hiệp .. (cái này th́ quả là oan, bạn bè tôi hào hiệp chứ không phải tôi). Hoặc soi kính hiển vi tường tận đến phát "nể" v́ .. "nói có sách, mách có chứng" quá xá quà xa: .. "Chắc Cô cũng đồng ư với mọi
người, khi nh́n nhận rằng: Văn tức là
người (nhân như kỳ văn). Qua văn chương
của một người, khiến cho thiên hạ dù
chưa một lần diện kiến cũng sẽ
hiểu được về tác giả, dĩ nhiên là không
thể nào hiểu hết, v́ c̣n nhiều cái không viết ra,
không cho lộ diện th́ làm sao ai mà hiểu. Tôi nghĩ thà
là kín như Cô vẫn là hay hơn, v́ cởi mở quá
đáng th́ c̣n ǵ nữa để cho người ta nôn nóng
t́m hiểu. Viết lách như Cô quả là khéo, cái ǵ cũng
chỉ ít ít vừa phải, không thể nào nhiều
đến nỗi phát ngán, độc giả đă thấy
rồi, chân dung của Cô đă thể hiện bao gồm
một chút nghịch ngợm có chừng mực (cái
thằng tôi); một chút dí dỏm mô phạm (cua xào lăn,
vỏ cá bự lại rẻ, ống chề); một
chút táo bạo có hạn chế (quần xăn cao tận
bẹn); một chút thẳng thừng chửi bới
không ngần ngại (ăn đầu sóng, nói đầu
gió). Dễ thấy hơn cả là cung cách phân giải
chuyện đời (khăn áo chỉnh tề đi hóa
giải), biết lúc cần ngồi xuống, khi phải
đứng lên. Chứng tỏ Cô em trưởng thành
với diện mạo bên ngoài là Rạch Giá, nhưng tâm
hồn vẫn là Thụy Phương, Hà Đông; do khung
trời Bắc Kỳ của mẹ bảo bọc." .. Nhưng có lẽ những gịng sau đây, đă làm tôi
"ngùi ngùi" nhất v́ sự cảm thông sâu sắc
của bậc đàn anh: .. "Song thân của Cô đă đi qua coi như
gần hết chiều dài Nước Việt, dừng
lại ở một góc trời hoang vắng, chung quanh toàn
là những người bản địa. Cho nên nỗi
niềm quạnh hiu của Cô có thể đă
được tích tựu từ lâu lắm, cũng
như gịng máu văn nghệ của Cô đă có cội
nguồn từ Thụy Phương, từ ông Bác Ruột
đàn Tam Thập Lục lâm ly đến nỗi ma phải
núp ngoài song cửa lắng nghe !".. Và những gịng "giải oan" đầy công
bằng, chính trực của bậc huynh trưởng
đồng môn cũng làm "nở nang từng khúc
ruột" của "Sư Tử Hà Đông" này không
ít nhé: .."Trong số những kỷ niệm thâm sâu
với bằng hữu, Cô có nhắc đến biệt danh
"Sư Tử Hà Đông", dĩ nhiên bạn bè
đặt để cho vui vậy mà; chắc Cô thừa
hiểu câu chuyện Sư Tử Hà Đông chính gốc
của nó là ở bên Trung Hoa, ở miền Hoa Trung th́
phải ?! Có một ngôi làng nằm bên bờ một con sông
ở phía đông của một Thủ Phủ. Nổi tiếng
khắp Trung Quốc là bởi đàn bà ở đó rất
"dữ tợn", ông chồng vắng nhà đi léng
phéng là bà vợ vác roi đi t́m, cho một trận nên thân;
c̣n ông chồng mà ngoan ngoăn ở nhà th́ muốn ǵ cũng
được. Người đời hay nhớ
đoạn đầu mà thường quên đoạn sau,
như vậy là không công bằng cho các bà Hà Đông bên Tàu.
C̣n Hà Đông trong cái tờ Thế V́ Khai Sinh của Cô,
lại là một Hà Đông rất dễ thương,
đă được Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên cho đi vào
máu tim của người Việt qua chiếc áo lụa Hà
Đông. Tôi có nói chuyện với anh bạn cùng sở, anh
nói Hà Đông ở ngoại thành Hà Nội của anh ấy,
các bà các cô hiền khô, chỉ chuyên trồng dâu nuôi tằm,
dệt lụa quanh năm với mẹ già, nào có biết
dữ dằn ǵ đâu !".. Những gịng văn đằm thắm, nhuần
nhị, sâu sắc của tác giả Lâm Hữu Xưa dàn
trải mênh mông suốt bài "Thử vẽ chân dung cô
Bắc Kỳ Rạch Giá", tác giả nhân dịp nói
về cô em BKRG này, đă nói về những kỷ niệm
một thời thư sinh (Bạn này .. Thầy kia ..),
một thời công thành danh toại của chính ḿnh nữa.
Dĩ nhiên kỷ niệm nào cũng không phải chỉ một
màu hồng phơi phới, tác giả nói thật luôn về
nỗi hàm oan, có lần "xém" bị chết
đứng chả khác nào Từ Hải. Đọc văn
tác giả Lâm Hữu Xưa, tôi thấy như gặp
lại người thân, một người anh, mà tôi
chả bao giờ được diễm phúc có trong gia
đ́nh đơn lẻ của mẹ con tôi. Cũng y
như cảm giác sau này khi đọc Meo Người
Miệt Thứ viết về Nam Thái Sơn mà tôi chưa
một lần biết vậy (Phù Vân 38). May mắn
thay, ở cuối đoạn đời dâu bể, tôi
đă "có" những người anh (trong Đại
Gia Đ́nh Rạch Giá-Kiên Giang, dù chưa biết mặt,
thấy người) đă thân ái nắm tay tôi cùng quay
về nguồn cội xưa, thấy lại những t́nh
cảm cũ, biết mấy thân thương và cũng
đâu ít ngậm ngùi !
Rồi sau đó, thư Thầy Cô, Email bạn
đọc (biết mặt hoặc chưa một lần
diện kiến) gởi đến tôi như những
giọt nước cành dương làm tươi rói cái
nh́n, cách cảm (tưởng chừng đă úa héo, cằn
khô). Đă làm tôi thêm vững chân, mạnh bước vào khu
rừng chữ nghĩa mênh mông , hoặc bay vào khung trời
mộng mơ lăng đăng, nhưng vẫn không kém phần
hiện thực diệu kỳ. .. "Gần 3 năm trước tôi bất ngờ nhận được tuyển tập "Mỉm Cười", vừa cảm động vừa ngạc nhiên. Đầu tiên là đọc thấy tên em ngoài b́ thư, một trong vài cái tên đáng nhớ nhất của Rạch Giá khiến gợi nhớ biết bao kỷ niệm, và xúc động rằng hóa ra em cũng c̣n nhớ đến tôi, một trong rất ít ỏi học tṛ cũ c̣n nhớ đến Thầy .. .. Đọc xong "Mỉm Cười",
điều thích thú đối với tôi (và là điều
khen ngợi nữa, nếu em cho phép) là thấy cái linh
hồn trẻ thơ vẫn c̣n hiện rơ suốt
khắp tuyển tập (dù tôi biết rơ giờ em đă
ở tuổi gần ngũ tuần rồi). Có lẽ em
không hề biết, và không hề tin nữa, về
điều tôi viết này: Tuy sự gắn bó giữa em và
tôi rất ít trong thời gian Nguyễn Trung Trực,
nhưng có những nét về em mà tôi không bao giờ quên, và
ngược lại, mỗi khi nghĩ đến những
nét đó tôi lại nhớ đến em. Một trong
những nét đó là mỗi khi nhớ kỷ niệm làm báo
Xuân (1968) th́ cho tới bây giờ tôi vẫn chấm
chuyện "Cô bé và ông lăo Câu Rê" của em là truyện
ngắn hay nhất (cũng như thơ hay nhất của
học sinh NTT là Lương Nguyễn) .." (Thư
Thầy T.Q.Đại-- 19/06/00) .."Em thân mến. Bao nhiêu lần toan tính, tính toan ..
hôm nay mới viết cho em được. Em thấy tôi
tệ chưa. Lần đầu khi đọc xong tuyển tập về mùa thu của em (Mỉm Cười). Tôi nghĩ là ḿnh phải viết ngay cho em. Nhưng tại v́ không viết ngay, nên .. Rồi một lần khác đọc lại, tôi nghĩ là phải viết ngay để bày tỏ niềm cảm phục đối với một cây bút rất ư là trữ t́nh và cũng rất trung thực (trong ư kiến về một bài viết trong Đặc San Cali năm ngoái) .. '' (Thư Cô P.T. Mỹ--12/10/00) Có bạn đọc khoe cùng tôi là đă đọc một mạch 3 ngày 3 đêm những bài của Phù Vân, rồi đâm "ghiền" hồi nào không hay. Bạn khác lại bảo những bài viết của tôi cứ như là nói dùm tâm trạng của rất nhiều người .. Gần đây nhất Người Rạch Giá Úc Châu lại nói thích giọng văn "ngổ ngáo" của tôi (xem cuối trang Meo .. Meo 5). Cũng có bạn đồng hương, học cùng trường, nghe đâu cùng cấp lớp lại bảo: "Những bài của Phù Vân đôi khi th́ giận dữ, dùng chữ đốp chát (rất ít khi), đôi khi hơi tếu, đôi khi tả chân thiệt bạo, đôi khi "hơi lạ" mà NRG nói là ngổ ngáo (?) Tựu chung là một giọng văn tâm t́nh, gần gũi với người đọc và viết rất thật. Những điều vừa nói ḥa hợp thành chị hai Phù Vân .." Đâu có ngờ những bài viết ngô nghê của con
bé "nhà quê" Rạch Giá ngày xưa (nay già ngắt già
ngơ rồi, và đă cố "lóng phèn" muốn
chết mà vẫn c̣n nguyên xi cái cốt "nước
mặn đồng chua" Nam Thái Sơn nguồn cội
của ḿnh) lại được nhiều người
quan tâm tŕu mến đến thế. Cho tôi tự hỏi
chính tôi rất rất nhiều lần: Chữ DUYÊN nào đă níu Cho ta về gần nhauKhông phải chuyện trầu cau Sao đẹp t́nh tương ngộ
??? Cho tôi tha hồ làm thơ và tha hồ viết "quên chết" về cuộc sống và những chữ "t́nh" mầu nhiệm của đời này: Anh mở ḷng ra cùng trời đất Em gửi tâm ḿnh vào thiên thu T́nh yêu không làm nên nhật nguyệtMà thắp sáng đời mù mịt
biển dâu Mầu nhiệm thật chứ. V́ nếu không, th́
tại sao có được ĐẠI DUYÊN GẶP GỠ
như vậy của những người con xứ cù lao,
sông rạch tận cùng nước Việt đang tản
mác bốn bể năm châu hằng 2 năm một lần.
Sao có được những buổi HỘI NGỘ
tưng bừng từ khắp nơi trên thế giới
đổ về (Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Ái Nhĩ
Lan, Úc Châu, Canada, các tiểu bang rải đều khắp nước Mỹ) tay
bắt mặt mừng, hân hoan thăm hỏi, chúc mừng
sự thành đạt của nhau, chia nhau những nỗi
buồn mất mát, thua thiệt, nạn tai. Mầu nhiệm thật chứ. V́ thời gian đâu
hề có nghĩa lư ǵ với những t́nh cảm thắm
thiết Thầy Tṛ, Bằng Hữu (Đâu có nhằm nḥ ǵ
ba mớ tóc bạc, ba cái miệng móm xọm mất răng
đâu. Chúng ta vẫn là những người của
một thời "bảng xanh, phấn trắng,
phượng hồng" mà, chúng ta vẫn là thanh niên
thiếu nữ áo trắng, mộng biếc xanh mà. Dù bây
giờ cái màu xanh biếc của mộng mơ có ngả màu
chút đỉnh, [hay thiệt nhiều lần chút
đỉnh đi nữa]. Dù hiện tại áo trắng
thư sinh đă được thay vào muôn màu sắc khác cho
phù hợp từng cảnh đời riêng. Nhưng chúng ta
vẫn là ta thôi, là trái tim đó, là nhịp đập
đó, thủy chung, tha thiết, yêu thương). Thế nên, sự quí mến, gắn bó nhan nhản
giữa Thầy Cô với Học Tṛ, giữa Học Tṛ
với Thầy Cô và giữa Bằng Hữu với nhau,
thể hiện ngay từ cuối thế kỷ 20
đến đầu thế kỷ 21 này, ở nơi
xứ lạ lưu vong này, từ cái buổi xảy đàn
tan nghé, tưởng đă "xa mặt cách ḷng",
vậy mà tất cả lại được "châu
về hợp phố" một cách quá đỗi hân hoan,
th́ đúng là điều không thể lặng im : " Nhận thư bảo đảm của Lâm
Sochên giữa 2001. Một ngân phiếu mua vé máy bay khứ
hồi đi Mỹ. Một đoạn thư rằng em
mời Thầy sang chơi, ngày giờ tùy thầy, nhưng
nếu là hè 2002 th́ em đưa thầy sang dự Họp
mặt Toronto luôn thể. Tôi không hề dạy Sochên. Nhờ cùng em gắn bó dịp công tác Hè 1966 làm hiểu nhau, thương yêu như thầy tṛ ruột. Sau ngày sang Úc, em là học sinh Rạch Giá đầu tiên thăm hỏi. Tôi hiểu tánh Sochên, chân thành, ngổ ngáo, nhưng rất ngoan và kính yêu thầy cô. Vả lại, ngoài bạn bè ở Mỹ, tôi c̣n dịp gặp lại thầy Nhân, vừa bạn thân vừa tôi rất yêu và phục. Vả nữa, đă hai lần Họp Mặt tôi đều nhận được thư mời mà đều không khả năng dự, th́ đây là dịp gặp đồng nghiệp cũ, học tṛ xưa. Tôi nhận lời. Giữ cái ngân phiếu đến một năm sau .. .. Đó là tính chất của cả một nền
văn hóa dân tộc: Ḷng hiếu kính của môn sinh
đối với tôn sư. Tính chất này
được biểu lộ qua những vé máy bay, qua
việc Ban Tổ Chức đến từng Thầy Cô
để gởi tặng tấm bảng biết ơn, qua
bài vọng cổ mà thầy Cường được
mời lên ngồi trên ghế nghe một em hát những
lời tuyên dương công ơn. Nội dung bài ca đă
thích hợp mà tài diễn xuất của hai Thầy Tṛ
lại rất đạt, khiến nhiều người
mủi ḷng. Về vé máy bay, tôi được biết kỳ
Họp Mặt nào cũng có một số em mua vé mời
Thầy Cô ḿnh. Năm nay cũng có, nhưng tôi không
tiện kể v́ tôn trọng sự riêng tư. (Trừ trường hợp ở trên
về Thầy Kiệt và em Một, v́ là bạn thân, hay chính
trường hợp của tôi với Sochên, mặc dù em Hên
không muốn ai biết việc em làm) .. .. Tôi đă có may mắn làm một ṿng tṛn quanh hai
nước lớn thứ tư và thứ nh́ thế
giới. Tới đâu tôi cũng thấy "T̀NH", t́nh
đồng nghiệp, t́nh thầy tṛ, t́nh bè bạn, t́nh thân
thích. Sau hai chữ Kỷ Niệm về Rạch Giá, có thêm
chữ t́nh là vậy" (10/2003) Đó là đoạn mở đầu và kết thúc
của bài viết "Kỷ niệm T́nh", trích từ
Đặc San Úc Châu 2003, tác giả là Thầy Trần
Quảng Đại viết về một ṿng du lịch
ở Mỹ, ở Canada và về buổi Hội Ngộ
Thầy Tṛ ở Toronto 2002 , để thấy tôi không ngoa
ngữ và cường đ́ệu mảy may nào về
những tấm ḷng Rạch Giá-Kiên Giang tuyệt diệu. Ngoài ra cũng c̣n một tác giả đă nói về
những bậc phụ huynh có tấm ḷng hào hiệp ẩn
sâu trong manh áo rách cơ hàn, về t́nh thầy tṛ măi măi
tươi xanh, bất tử:
.." Tôi không biết có xứ nào như xứ ấy không, xứ Rạch Giá của tôi, đất đai đăi người mà người cũng đăi người rất hậu. Năm năm dạy học mà t́nh thầy tṛ nhiều đến không kể xiết. Năm năm bầu bạn với đất đai sông nước mà t́nh nghĩa cao cũng cỡ núi cỡ non. Những người phụ huynh chở tôi đi những cuốc xe không lấy tiền, mời tôi ăn bữa cơm chui đụt dưới cái chái che dựa vách chùa, đưa tôi mượn vốn đi buôn không một tờ giấy lộn làm bằng và cũng không ăn lời một xu nhỏ, đă nai lưng gánh thế cho tôi những thúng đá nặng oằn, đă dang thân hứng bớt cho tôi búa liềm của đám công an tráo trở, đă đưa tay đỡ đần cho tôi những hồi túng quẫn, đă hết ḷng mai mối cho tôi một chuyến vượt biên dù rằng không thành .. Thiệt t́nh nói sao cho hết , những tấm ḷng chung thủy trời biển đó .. .. Nghĩ coi có
sướng không ? Ở giữa xứ người lạ
hoắc, ông thầy trẻ đă già đến nỗi
muốn nh́n không ra, vậy mà gặp lại rồi th́ tṛ cứ
tíu tít như một bầy chim sẻ - dù rằng bầy
chim cũng đă hơi xơ xác cánh chút đỉnh.
Nhưng có hề ǵ ba cái tuổi rong rêu. Cái t́nh nghĩa
thầy tṛ nó đâu có chịu già. Nó tươi rói
như cọng rau thơm mới cắt ngoài vườn
vậy. Nó cũng không chịu chết nữa. Nó
đă bị làm thịt mấy lần mà rồi cứ
sống nhăn như con Tấm trong chuyện đời
xửa đời xưa. Nó sống lại với nguyên
vẹn thảo ngay, hết dạ ân cần như không có ǵ
đă xảy ra mặc dù mấy mụ "mẹ
ghẻ" ác độc đă nhổ lông, vặt cánh, xát
muối dồn mắm cả hũ ở phía bên kia biển
lớn .." Tác giả Cao Vị Khanh trong tác phẩm "Nghề Thầy" (văn vui), Thư Ấn Quán xuất bản, (được Xí Muội Lâm Hường từ Texas gởi tặng cùng với 2 quyển Thư Quán Bản Thảo tập 18 & 19) đă viết những gịng "vui th́ thật là vui, nghe ra biết mấy .. ngậm ngùi" khi nói về xứ Rạch Giá, người Rạch Giá, t́nh Thầy Tṛ Rạch Giá đầy cảm động v́ những nghĩa cử cao thượng của những đời đá tảng vô danh nhưng trong ḷng là châu ngọc quí báu. Ngoài ra, tác giả c̣n nói đến một nhóm học sinh "chí t́nh" nữa, như sau: .."Có ai
điệu hơn học tṛ của tôi không ? Bỏ
tiền ra in thơ giữa buổi mà thơ c̣n nhẹ
hơn tờ giấy quyến vấn thuốc rê, chỉ cốt
để thầy ḿnh thấy được đứa
con tinh thần thai nghén tới mấy chục lần
chín-tháng-mười-ngày rồi mà không "lâm sàng"
được và cũng c̣n để cho ông thầy cũ
có dịp tỏ chí lần chót cùng thiên hạ nữa. Ai sao
tôi không biết, chớ c̣n tôi, khi cầm được
tập sách mới in thơm phức mùi giấy mực, lúc
hoàng hôn đă chập choạng sát gần, tôi có cảm giác
giống như vừa chụp bắt được cái
bóng hạnh phúc trơn trợt bằng tay không. Tôi sẽ
nói sao đây để những người học tṛ
cũ biết rằng hạnh phúc là cái ǵ rất
đỗi mong manh .. nhưng có thật. Và chính các em, các
em đă tạo nó nên h́nh".. *
Cám ơn những
việc làm đẹp đẽ cho nhau v́ nhau, của
Thầy Tṛ ḿnh, của Bạn Bè ḿnh suốt từ
những tháng ngày tang tóc, điêu linh. Xin hàm ơn những
chữ T́nh mà Thầy T. Q. Đại đă nêu "Tới
đâu tôi cũng thấy T̀NH, t́nh đồng nghiệp, t́nh
thầy tṛ, t́nh bè bạn, t́nh thân thích". Cảm ơn tất
cả chúng ta, những viên ngọc xanh không t́ vết
của Rạch Giá-Kiên Giang (nói riêng), của Đồng
Hương Việt Nam luân lạc (nói chung) đang thầm lặng vô danh, khắp
nơi, khắp chốn, ẩn thân quí giá tuyệt vời, nhưng
cũng rất nhăn tiền ứng hiện tùy DUYÊN !!! Cám ơn đời, ơn ngườiQua ngàn năm hưng
phế Ngọc-trong-đá
tỏa ngời .. (Cuối tháng 06/05)
|