PHÙ VÂN (tt)

Home | PHÙ VÂN 8 | PHÙ VÂN 37 | PHÙ VÂN 41 | PHÙ VÂN 42 | PHÙ VÂN 43 | PHÙ VÂN 44 | PHÙ VÂN 45 | PHÙ VÂN 46 | PHÙ VÂN 47 | PHÙ VÂN 48 | PHÙ VÂN 49 | PHÙ VÂN 50 | PHÙ VÂN 51 | PHÙ VÂN 52 | PHÙ VÂN 53 | PHÙ VÂN 54 | PHÙ VÂN 55 | PHÙ VÂN 56 | PHÙ VÂN 57 | PHÙ VÂN 58 | PHÙ VÂN 59 | PHÙ VÂN 60 | PHÙ VÂN 61 | PHÙ VÂN 62 | PHÙ VÂN 63 | PHÙ VÂN 64 | PHÙ VÂN 65 | PHÙ VÂN 66 | PHÙ VÂN 67 | PHÙ VÂN 68 | PHÙ VÂN 69

1canhsen_lasen.jpg

BÔNG CÀ PHÊ


CƯỚI CHỒNG

(Người viết hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có sự trùng hợp t́nh cờ. Đa tạ !)

 

Mỗi lần "lễ lạc" như vầy, Thái luôn cảm thấy buồn. Buồn nát ruột. Nhưng đố ai biết  những cảm xúc được dấu kín, thật kín ấy. Ngoài mặt Thái cứ tỉnh như không. Vẫn thản nhiên. Vẫn lạnh lùng cố hữu. Bố th́ cứ nghĩ con gái bố "hồn nhiên, vô tư lự". Mấy bà chị (cũng như các ông anh rể) coi Thái như một cái h́nh nộm vô cảm, có lẽ họ đă quá quen với bà cô đang sắp sửa bước vào tuổi "gái già ế độ" nên cũng chả buồn hỏi han. Mấy đứa em trai cùng các cô em dâu th́ lại càng "tỉnh hơn ruồi" !!! Chả hiểu tại sao trái tim Thái cứ nhoi nhói đau khi khép cửa pḥng lại, thấy ḿnh cô độc quá sức, và đâu có khác ǵ một con cá được "rộng" trong một cái thùng thiếc bít bùng, ngộp thở.

 

Thái không muốn "văn chương", nhưng vẫn có những gịng thơ của ai đó bám chặt vào đầu, len lỏi thật sâu và cứ cứa cứa vào "từng sợi thần kinh cảm giác" làm Thái thường ôm ngực ngă vật ra giường, lả đi:

Ôi trái tim mong manh

Ôi khát khao mộng lành

Đời hoàng hôn bóng xế

Đi. Về - Xứ chênh vênh !

 

(Dường như có tiếng kêu thét "cứu tôi với" bưng bưng trong sọ năo của ai, hay của chính ḿnh ? Thái ước được "ai" cứu đây ? Thái cần bàn tay nào nắm lấy đi về phía "ngày thơ" vậy ḱa ???)

 

Thái mong được đi làm, được quần quật, được luôn tay luôn chân, đầu óc được chú mục vào công việc, để quên hết cái hiu hắt này. V́ "lễ lạc" có nghĩa là Thái "bị tự do" mấy ngày trời đằng đẵng. Rồi các cô chú bé mà Thái "baby sitting" cũng ở nhà với bố mẹ chúng, nên nhà càng hoang lạnh, tiêu điều.

 

Thái không muốn thấy ḿnh đi vào đi ra, quét dọn nhà cửa đă sạch như li như lau rồi. Thái càng không muốn nấu những món ăn mà hai bố con đều cần ăn kiêng (không mỡ nhé, không mặn quá nhé, không trứng nhé, không thịt ba rọi nhé, không da gà, không cay ), trời ơi toàn là những món khoái khẩu bị cấm chỉ bởi huyết áp cao, bởi nhiều mỡ trong máu, bởi ... (biết rơ bệnh t́nh ḿnh sao khổ quá đi !!!). Cũng không muốn chúi đầu vào những tập phim bộ Hồng Kông, Hàn Quốc "vắt kiệt nước mắt" người xem, làm nhịp tim đập càng thỏn mỏn thêm chứ ích lợi ǵ.

 

Thái càng không muốn nhớ đến những "ngày xưa" mà cứ như mới hôm qua. Như vừa mới chớp mắt một cái, mọi thứ đều rơi tuột vào quá khứ, cái quá khứ có vàng son lẫn cát bụi śnh bùn. Có những nụ cười tươi thắm lẫn những gịng lệ xót, điếng hồn.

 

Đâu rồi cô bé 13 tuổi đầu, hay bẽn lẽn và lặng lẽ nép vào tay mẹ, ṿi vĩnh bằng mắt, van xin bằng cái nh́n chơm chớp hàng lông mi ngắn củn. Vậy mà mẹ hiểu ư, mẹ thương, mẹ chiều, mẹ cho .. không thiếu một thứ ǵ. Và c̣n một người nữa (một chiếc bóng thật mờ mà sao không thể bôi xóa) cũng hiểu cô bé y như mẹ, dù bé chả hề ṿi vĩnh chú một lần ! Sao chú "thông minh" thế hở chú ???

 

*

Bố "thẩy" cái ư ấy ra ngắn, gọn, rơ, y như hồi xưa bố ra "lệnh" cho các sĩ quan trực thuộc vậy

Bố "thẩy" cái ư ấy ra ngắn, gọn, rơ, y như hồi xưa bố ra "lệnh" cho các sĩ quan trực thuộc vậy. H́nh như bố quên Thái không phải là "lính" của bố, và đây là một quyết định cần hỏi ư xem Thái có "ưng thuận" không đă chứ. Không. Bố h́nh như chả quan tâm xem cái "phản ứng" của tôi (cái con bé [đang 43 tuổi] mà bố tin là vô tư lự) nó nhẹ hay nặng mấy  gờ-ram !!! Không. Bố chả cần bận tâm xem tôi nhân vật "chính" của màn kịch mà bố đang "bạo gan" làm đạo diễn sẽ "diễn xuất" hay hay dở, tồi tệ hay xuất thần !!! (Mà Thái th́ có bao giờ "dám" trái ư của bố đâu. Với lại, đây là một việc nghĩa nên làm mà, dù cái "nghĩa" ấy nó sẽ "giết" Thái chết ngắc nga ngắc ngoải cũng cam.)

 

Thế là bố bảo các ông anh rể, mấy bà chị ruột và huy động hết vợ chồng đám em "lo liệu" các thức cho bố và tôi về VN một chuyến. (Lo vé máy bay khứ hồi, lo cho bố một số tiền tiêu, nếu không "cho" th́ cho bố "vay" nhiều nhiều một chút đặng cho con Thái đi "cưới chồng" !!!).

 

Th́ rơ ràng bố muốn tôi về VN "cưới chồng" thật mà. (V́ mẹ tôi vốn gốc người Thái Trắng vùng cao, nên chuyện "cưới chồng" là tục lệ b́nh thường của "chế độ mẫu hệ" đó thôi). Nhưng thế kỷ 21 này, ở Mỹ trên 15 năm rồi, có quốc tịch Mỹ đàng hoàng mà nói về VN cưới chồng th́ không giống ai thật. Lại càng không giống ai nữa là "cưới chồng giả bộ" nữa mới chết. V́ chú Khoa, (người ơn cứu tử của riêng bố, người đă lo liệu mọi sự hết sức chu đáo khi mẹ nhắm mắt xuôi tay lúc bố  bị tù cải tạo ở ngoài Bắc, người thay bố chăm sóc cái đám "cậu ấm cô chiêu" vừa dạy dỗ chúng tôi biết trồng trọt, biết bán rau quả thu thập mà sống chờ bố về) hiện chú đang "túng bấn" lắm. Bố muốn tôi "cưới" chú, để chú được sang Mỹ đi làm đi ăn, rồi sau 2 năm chú sẽ ly dị tôi, và khi có quốc tịch hẳn hoi chú sẽ về rước thím qua  cho đám con có một tương lai tươi sáng .. (Y như chúng tôi ngày xưa, nếu không có chú th́ cả lũ đă bị xó chợ đầu đường ! Bây giờ không có tôi, gia đ́nh chú, các con chú sẽ đói nghèo trọn kiếp dưới chế độ "đen ng̣m như hắc ín" này !)

 

Tôi khóc ṛng trong nhà tắm, trong cầu tiêu, trong pḥng ngủ, v́ tôi thấy ḿnh chả khác nào một cái "bung xung" cho bố muốn "sử dụng" sao cũng được. Sao bố không hề nghĩ là tôi cũng cần  cái tiếng "độc thân" để được lên xe hoa thật sự với người của riêng ḿnh dù trễ tràng, muộn màng. Sao bố không nghĩ rằng tôi đă bị "chết duyên" từ cái tuổi thanh xuân v́ bị bắt buộc (cũng đồng nghĩa với  sự tự nguyện) phải "cai yêu", (đâu dám thương ai từ những ngày biết chắc sẽ được đi đến miền đất hứa theo diện HO). V́ dính líu tới một người nào đó có nghĩa là tự chặt cụt cánh ước mơ, là tự làm tiên mắc đọa, là dính cứng với một người ở cái xứ đă "không thấy ánh sáng cuối đường hầm" từ tháng tư tối ám !!!

 

Nhưng trước mặt bố, trước mặt gia đ́nh anh chị em, những ngày hội họp đông đủ, Thái vẫn thản nhiên. Vẫn lạnh lùng cố hữu. Ngay cả khi đi vào pḥng ngủ riêng ḿnh (đang nằm la liệt qua đêm của mấy bà chị và mấy cháu), Thái cứ phải nuốt ực nước mắt từng cơn. Thái lặng lẽ. Thái rón rén. Thái vùi mặt vào gối tấm tức như một kẻ ăn mày không xin được một chút của bố thí từ bất cứ ai. Không một ai trong nhà này hiểu cho rằng Thái yêu trẻ con lắm mà, Thái khao khát có một tổ ấm thật sự cho riêng ḿnh lắm mà, như mấy chị như mấy em. Tại sao lại bắt Thái kư tên vào bản án "kết hôn" mà không được thực sự nên vợ thành chồng, không được sinh con đẻ cháu, không được truyền tử lưu tôn ? Tại sao Thái không được làm đàn bà của người đàn ông mà Thái đă trót "thương thầm nhớ trộm" từ cái tuổi ngây thơ ?

*

Đối với riêng Thái, chú Khoa là h́nh bóng "đàn ông" mà Thái tôn sùng lặng lẽ. V́ ngay ở tuổi 13, 14, tâm hồn Thái trắng tinh như những chùm bông cà phê quanh nhà, trên đồi, trên nương, trên rẫy, chú đă là hiện thân của một "hiệp sĩ" bảo vệ rồi. Th́ chú chả là "trung sĩ" làm "tà lọt" (cận vệ) cho bố là ǵ. Những khi chú không là "bác tài" của bố, không cùng bố hành quân vất vả, hiểm nguy, th́ chú về hậu cứ, (trong khu gia binh) chở chúng tôi đến trường, đón chúng tôi về, chú phụ giúp mẹ tôi khi ra chợ xách giỏ lớn giỏ nhỏ .. Chú rất khéo tay, nào là đóng chuồng gà, làm hàng rào, trồng rau sau nhà .. và rất "hay lam hay làm", (dường như nếu chú ngồi không th́ chú "chết" hay sao ấy !) Đặc biệt là chú "biết ư" cô bé Thái ghê đi lận. Chả là cứ hễ trưa đi học về, mùi hương bông cà phê bay lừng trong không khí làm Thái đói bụng lắm. (Kỳ cục ǵ đâu. Chẳng biết v́ Thái có "tâm hồn ăn uống" từ nhỏ hay  bông cà phê những buổi trưa nắng rưng rưng tỏa ra nồng nàn mùi "bánh ḿ thịt" thật, mà bé Thái cứ ước ao, ao ước thầm khi lững thững bước ra khỏi trường, giờ tan học .. !!!). Cô bé leo lên xe, ruột sôi lên v́ đói, v́ thèm, và mắt cứ lóa lên, mồm há hốc khi chú ch́a ra .. khúc bánh ước mơ ! (Chả biết ai nói cho chú biết mà chú "tinh vi" đến thế vậy trời). 

 

Và rồi, theo thời gian, cùng biến cố trọng đại của gia đ́nh, (bố bị tù đày xa xôi, biền biệt, mẹ buồn, mẹ bệnh, mẹ qua đời), chú là người đàn ông "đứng mũi chịu sào" (dù chú chả là thân bằng quyến thuộc ǵ với gia đ́nh tôi). Người đàn ông mà tất cả chúng tôi vừa kính nể, vừa yêu quí, được chúng tôi coi như là chú (em ruột của bố), th́ Thái cũng chả dám "hỗn hào" mà ra mặt "chiếm"  chú làm "của riêng" ! Dù trong thâm tâm Thái vẫn coi chú là "người đàn ông đầu tiên" của trái tim cô. Dù chú vẫn dành riêng cho cô, chiều chỉ một ḿnh cô những ước ao lặng lẽ: chùm hoa Champa mọc ở bờ suối, một gị lan rừng tim tím mong manh, những bông hoa dại chú tẩn mẩn bó lại thành chùm cho cô chưng trong cái b́nh hoa (là vỏ viên đạn đồng) chú đă tỉ mỉ tẩn mẩn chạm trổ công phu dành tặng riêng "bé Thái" .. C̣n cái ngón đàn ghi-ta của chú th́ Thái chả bao giờ nghĩ là chú đă nắn nót và hát cho riêng ḿnh, v́ cả nhà quây quần bên chú, lặng thinh mê mẩn hoặc len lén chùi nước mắt nhớ thương người mẹ giờ đă yên nghỉ cơi nào ? 

 

"Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu

Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu

Dù cho phai nắng nhưng ḷng thương chẳng nhạt mầu

Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu." (Y VÂN)

 

Sau khi bố măn hạn tù, chú chia tay chúng tôi, về quê cưới cô vợ mà mẹ đă chọn cho chú (chả biết chú có yêu thương nhiều không ?). Cô bé Thái "ở vậy" với "người trong mộng" và v́ chăm chăm chuyện đi Mỹ nên cũng cố gắng nguôi ngoai. Kỷ vật của chú là cái b́nh bông vỏ đạn được cô bọc kín bỏ vào đáy va li và gị lan rừng vẫn thỉnh thoảng nở tặng riêng cô những bông tim tím mong manh, mỏng mảnh, như đôi mắt vô cùng thân ái của chú vẫn c̣n quanh quẩn đâu đây .. Dĩ nhiên ai cũng tưởng Thái "chả biết yêu ai" (mà Thái cũng đâu có dám chắc đó là T́nh Yêu đâu), Thái chỉ hay ôn lại những ngày có chú, như con trâu nằm nhơi những cọng cỏ khô và trở thành thi sĩ "dỏm" hồi nào không hay ..

 

Chuyện ḿnh có ǵ vui

Nhớ nhung cũng ngậm ngùi

Dăm bài thơ ngắn ngủi

Con chữ nḥe mưa rơi

 

Rồi mai này đâu đó

Về tít tắp mù xa

Biết c̣n .. hay sẽ lạ

Những nụ cười hôm qua ???

 

Niềm vui xưa sao quá nhẹ nhàng, êm đềm, như làn sương vắt vẻo trên từng cây cà phê, ôm ấp đồi chè, lăng đăng quanh vườn cao su và tan biến khi ông mặt trời mở mắt lửa chói lọi. Mỗi bông hoa dại trên đồi, mọc đầy hai bên đường đi học, là mỗi nụ cười tuyệt đẹp đi theo Thái vào những giấc chiêm bao thần thoại đầy hoàng tử, công chúa, rồi cũng bị héo hắt vội vàng khi người hiền luôn luôn gặp nạn ! Chỉ c̣n đôi mắt của chú nh́n Thái như lắng nghe, như thấu hiểu, như để chiều chuộng kịp thời những ham thích nhỏ nhoi .. đă trở thành tia nắng ấm áp theo Thái, bảo vệ Thái suốt những tháng ngày "mồ côi đáng sợ": Bố c̣n sống mà bị đày ải nơi rừng thiêng nước độc nào đó, không biết ngày về. Mẹ đă xuôi tay về một cơi khác, chỉ c̣n là h́nh bóng trong tâm tưởng ngày một tàn phai bởi sức nặng áo cơm. Học đường trở thành xa xỉ. Bước tiến thân không dành cho những kẻ có lư lịch một thời .. Nên mấy chị em chùm nhum nhau mà sống, thu rút như con sâu cái kiến mà sống và bám lấy chú như bám chiếc phao vững chăi giữa biển đời phong ba, cuồng nộ. Và cái cuốc cái cày đă thay cho cây bút, quyển vở. Đôi quang gánh nặng trĩu rau trái thay cho cái cặp đựng đầy sách. Con đường đến chợ đă thân thuộc hơn nẻo đến trường. Duy có Thái, bé như cái kẹo, và ba đứa em trai loắt choắt th́ ở nhà chỉ tổ làm vướng chân người lớn, nên vẫn đi học mà cứ tơ lơ mơ v́ không biết về nhà được ăn cơm hay lại phải gặm khoai ? C̣n bánh ḿ thịt do bông cà phê tỏa mùi cồn cào quyến rũ những buổi trưa tan trường, cũng trở thành "không mơ thấy nổi" ở trần gian ! Mấy bà chị lớn của tôi thế là đành "đọan tuyệt" giấc mộng làm cô giáo, bác sĩ, luật sư để "nai lưng" ra cùng chú "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" trên mảnh vườn bé tẹo mà hào phóng "đơm hoa kết trái" sung túc để cho mấy cái miệng đang sức lớn của lũ chúng tôi được nhờ . C̣n bố ở tít miền Bắc xa xôi th́ cả năm mới được con thăm nuôi và tiếp tế một lần bằng những đồng tiền chắt mót, dành dụm gian nan.

 

Thái chưa gặp lại chú lần nào từ sau cái tuổi dậy th́ khi c̣n ở VN, (chưa cả biết làm điệu cho chú và v́ chú nữa, th́ chú phải về quê lập gia đ́nh), sau này ở Mỹ chỉ nghe thoang thoáng (đâu có dám hỏi) rằng chú có hai đứa con c̣n sống sót sau một loạt đứa èo uột theo ông theo bà. Thím th́ đau lên bệnh xuống v́ cuộc sống cơ cực. Một ḿnh chú lo mấy miệng ăn đă sốt vó c̣n lo chạy thuốc thang cho vợ nên xất bất xang bang. Bố cố dành dụm "tiền già" gửi về cho chú mấy phen, nhưng "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống", nên bố (chắc đă suy nghĩ "chín" lắm rồi) mới phải "dựng" nên màn kịch "cưới chồng cho tôi" đấy !

Tại sao tôi không được làm vợ thật của chú

Những khi một ḿnh, con ma "táo tợn" trong ḷng Thái đă hỏi "độp" vào mặt Thái rằng: "Này bà chị đang sắp làm gái già kia, có dám "bạo gan" mà "cướp" lấy chú làm của riêng lần này không ? Có nghĩa là bà chị sẽ "không" ly dị chú ấy có được không nào ? V́ trước pháp luật ở Việt Nam hay Mỹ Quốc, trước họ hàng đôi bên đàng trai đàng gái, ông anh bà chị "kết hôn" hẳn hoi rồi, và bà chị không có điều ǵ phàn nàn về người "quân tử" bằng xương bằng thịt của ḿnh (từ những ngày thơ trẻ cho đến hôm nay), th́  bố già làm ǵ được bà chị chứ nhỉ ? Thưa chị v́ tội "không bỏ chồng" à ? Gọt gáy bôi vôi v́ bà chị dám "ăn ở" với người đích thân cụ ông ra lệnh và "dẫn độ" cho bà chị về "cưới" người ta à ???"

 

Thái muốn vả vào mặt, muốn cào muốn cấu con ma "hắc ám". Thái muốn giết con quỉ "tội đồ". Nhưng rơ ràng câu hỏi "chọc" đúng tim đen của Thái, chạm đúng "tử huyệt" của cô . Chỉ v́ mâu thuẫn, giằng co, nhát nhúa nên Thái không dám thú nhận sự thật đành rành đó thôi. Ôi, v́ sao Thái không được "động pḥng" cùng người ḿnh thương quí nhất trên đời ? Thái để dành sự trong trắng này cho ai và v́ ai ? Thái muốn cám ơn ông thi sĩ đă nói dùm ḿnh .. những điều hết sức éo le:

 

Muốn cho cái chẳng dám cho

Định xin cái chẳng bao giờ dám xin

Gặp nhau đỏ mặt cười duyên

Nào hay ông địa bà thiên muốn ǵ ?

(HÀ HUYỀN CHI)

 

Chưa gặp lại chú, chỉ mới "nghĩ về điều ấy" thôi mà hai cái má đă nóng bừng, ngay cả hai vành tai  cũng a ṭng hừng hực (chắc là đỏ lắm) và bộ ngực thanh tân chợt săn cứng phát nhức rồi ! Ông thi sĩ ơi, chắc không có "dám" cười duyên đâu ạ !!! (Làm người thật khó quá, nhất là làm con gái "chính chuyên", nề nếp, gia phong ! Muốn nổi loạn, muốn làm liều cũng đâu chạy thoát khỏi "cái ṿng kim cô" của đạo đức luân lư VN đang thít chặt trên đầu, như Tôn Ngộ Không đă chưa một lần "cân đấu vân" ra khỏi bàn tay Phật Bà vậy đó). 

 

Mà cũng không biết Bố có điều ǵ dấu Thái nữa hay sao ấy, nên cứ nh́n Thái mà thở dài thườn thượt hoài. Chả nhẽ bố tội nghiệp cô con gái rượu vẫn c̣n lủi thủi "chiếc bóng năm canh" đang sắp sửa làm con vật tế thần cho món nợ nghĩa nhân ? (Thái đă học ở đâu những lời cay đắng thế ?) Chả nhẽ bố ân hận v́ sắp "trói buộc" đời đứa con gái cưng c̣n "trong ngọc trắng ngà" vào tên đàn ông ngũ tuần đang một vợ hai con, hoàn toàn miễn phí ? (Nghe đâu hễ ai muốn được "kết hôn giả" với mấy người có quốc tịch Mỹ phải "nạp" ít nhất là ba mươi ngàn đô, chưa kể mọi thứ tiền linh tinh hao tốn khác để được "xuất ngoại" chính thức). Riêng Bố của Thái  đă lo chu đáo hết các khoản chi tiêu cho việc cưới xin, từ quần áo cô dâu chú rể mướn ba ngày, đến thực đơn nhà hàng bảy món, có bia rượu thả dàn, rồi quay phim, chụp h́nh rôm rả xôm tṛ .. Thật đúng kiểu một ông bố vợ đi cưới chồng cho con quá ư là tươm tất và cứ muốn làm sao cho hết sức ŕnh rang cơ ! (Th́ để làm bằng chứng  "sống" khi vào sở di trú lo liệu việc bảo lănh cho chú sau này đó mà !)

 

*

Khi bước ra khỏi phi cơ, cái nắng nhiệt đới chói chang làm Thái phải dụi mắt mấy lần và tỉnh ngủ hẳn

Khi bước ra khỏi phi cơ, cái nắng nhiệt đới chói chang làm Thái phải dụi mắt mấy lần và tỉnh ngủ hẳn. Mà lại c̣n "tỉnh cả cơn mơ" khi thấy người ra đón là hai ông bà già hom hem và hai đứa bé gầy g̣: Cả gia đ́nh Chú Thím Khoa và hai cháu bé.

 

Chân Thái mềm nhũn chỉ chực khuỵu xuống khi thấy "ông già" giương đôi mắt lờ đờ, lạnh tanh nh́n Thái như nh́n một Việt Kiều lấp lánh hào quang, cao sang vời vợi. Ôi. Người thanh niên nhanh nhẹn, trẻ khỏe ngày xưa đâu ? Người đàn ông là điểm tựa, là người bảo bọc chở che cho chúng tôi đâu ? Và nhất là "người trong mơ" của riêng Thái suốt 20 năm qua đâu rồi ? Nước mắt Thái muốn trào ra nhưng đă quen thói nên cứ trôi tuột vào đáy mắt đắng cay, cô đeo vội cặp kiếng mát và líu ríu theo bố lên taxi về nhà Chú Thím. Trời ơi, phải chi Thái đừng về VN làm ǵ. Về để thấy "người xưa" như thế này th́ có "ác" không ?

 

Thái lấy cớ mệt mỏi nên xin phép vào giường ngủ sớm. Và để mặc cho những ấm ức trào ra không cần che dấu. Th́ ra chú đă đối xử với toàn thể gia đ́nh cô như người trong ṿng thân tộc họ hàng (đặc biệt là chăm chút hơn cho cô út gái-Thái và cậu út trai-Ḥa), nên sau này chú c̣n lấy tên Thái và Ḥa đặt tên riêng cho hai con của chú. Chú đă giữ trọn lời hứa với bố là chăm lo cho bà, cho các cô các cậu được an lành như người cận vệ trung tín, dù bố c̣n tại chức hay sa cơ thất thế. Chú đă giữ trọn lời hứa cùng bà trước giờ nhắm mắt xuôi tay là đợi ngày ông về .. Chú y chang như một nhân vật Tam Quốc Chí xưa, tuy không "vườn đào kết nghĩa", tuy không "cắt huyết ăn thề", nhưng ḷng chú như đinh đóng cột, "trước sao, sau vậy", rất mực thủy chung, trung hậu.

 

Nghe bố và chú hàn huyên tâm sự với nhau suốt đêm, rồi trong 15 ngày kế tiếp hai người cứ quấn lấy nhau mà oang oang, cười cười, khóc khóc, có khi lặng người đi v́ nhớ những điều thương tâm, nhục nhă .., có khi ṛng ṛng nước mắt v́ thương những đồng đội xưa "sinh kư tử qui, sống gửi thác về" .. Có khi bố vỗ vào vai chú bồm bộp mà rằng:"Không có chú em mày cứu tử, th́ tôi đă chết đứ đừ cái trận .. rồi đấy nhé !" .. Chú chỉ lặng thinh coi như là việc đương nhiên của đạo làm người .

 

15 ngày bên nhau mà cứ như 15 năm lưu lạc của đời Kiều được ôn lại từng bước. Bố mạnh mẽ khẳng định:"Hoàn cảnh dân ḿnh c̣n đoạn trường gấp mấy đời Kiều ấy chứ chú, v́ cả một dân tộc, một đất nước tang tóc điêu linh mà".  Thái mới thấy thương bố hơn, thương chú hơn, và bao nhiêu những "đớn đau vớ vẩn" cứ như sương mù được ánh sáng rọi soi. Con thuyền lênh đênh chợt thấy bến thấy bờ: nhân nghĩa ! Thái mang ơn bố v́ đă có "kế hoạch" tốt đẹp này. Cái dằm trong tim như được bố "lể" ra làm thần trí Thái b́nh yên, sáng suốt mà thấy  việc "làm vợ giả" cho chú vừa là một vinh dự vừa là một phước duyên mà suốt cuộc đời vô vị của Thái mới thấy có ư nghĩa một lần. (Thái không phải là con vật tế thần cho món nợ nhân nghĩa, Thái là người "chủ động" thực hành bài học này chứ không phải "nói rất nhiều mà làm chẳng bao nhiêu" nữa đâu !!!) 

 

Sau đó, Thái là con-rối-thảnh-thơi trong bàn tay "điều binh khiển tướng" của bố, của tập tục, của nghi lễ cưới xin. Mọi chuyện đă và sẽ xảy ra như dự định của bố không sai một li một lai. Chỉ có một điều không một ai hay biết là "người đàn ông riêng tư của Thái" đă chết ngắc rồi từ cái lúc gặp lại nhau !

 

Th́ trái tim mong manh

Th́ nát tan mộng lành

Sẽ một đời bóng xế

Đi.Về - Xứ chênh vênh !


Nhưng chú không phải là một thần tượng bị hạ bệ. Người đàn ông của Thái đă bước lên chiếc ngai cao hơn, đường bệ hơn, cho Thái vĩnh viễn ngưỡng mộ tôn thờ: Chú Khoa - bậc "trượng phu", người cận vệ trung hậu, người lính Quân Lực VNCH thủy chung, người Thầy dạy cho Thái thực hành hạnh "nghĩa nhân", người "Chồng giả vờ" đang giúp Thái làm được một việc "tốt lành" cho cuộc đời hai đứa bé, hai mầm non phơi phới tương lai, được sớm đến bến bờ tự do, hạnh phúc. (Mà biết đâu hai mầm xanh này lại chẳng là "vị cứu tinh" ngày mai cho đất nước đang trong cơn nhân tâm ly tán, tả tơi ???)

 

 

 



Noel và đầu tháng chạp 05.

 

website counter