LỘNG
LẪY PHÙ DU ..
* Phù du, lộng lẫy
phù du
(LUÂN HOÁN)
Ngọn gió
nào êm ái
Xin về tà
áo em
Ngọn gió
nào dịu hiền
Cho áo em mềm
mại
Cho mềm mại
áo em
Ngọn
gió nào dễ thương
Tà
áo em khép lại
Ủ hồn
anh cô đơn
Tình
ngàn năm khói sương
(VĂN PHỤNG)
Y phục
ngoài ý nghĩa che thân, bảo vệ sức
khỏe trước thiên nhiên nghiệt ngã,
nó còn bộc lộ nhân cách đặc
thù, cho biết người mặc có khiếu thẩm
mỹ hay không, nhiều khi cũng cho ta thấy người
đó giàu hay nghèo nữa. (Chuyện Chử
Ðồng Tử không có cả chiếc khố che
thân là một bằng chứng hiển nhiên của
cái sự .."con nhà nghèo kiết
xác". Sau này ở thế kỷ 20, 21, mấy
cô người mẫu, minh tinh điện ảnh,
ngôi sao ca nhạc .. "được" gọi
là "nhà nghèo" khi họ chỉ có
một khoanh vải tí tẹo che-đậy-một-cách-khoe-khoang
những "vùng cấm địa bạc triệu",
hoặc "nghèo ơi là nghèo" chả hề
có vải vóc gì hết, cứ tự
nhiên nhi nhiên phô ra "tô hô, tồng ngỗng"
như bà Eva trong vườn địa đàng
trước khi bị "dụ khị" ăn
trái cấm !) . Trong khi, những loài mang lông
đội sừng (chim chóc, muông thú), chỉ
cần bộ lông bao phủ, cần lớp da đặc
biệt để thích nghi với môi trường
sống, đôi khi không kém phần tàn nhẫn,
xung quanh .. Nhưng nhìn bộ lông công sặc sỡ;
bộ da vằn vện của chúa sơn lâm, cọp,
beo, ngựa vằn.., bộ da sần sùi cá sấu
..; nhìn thấy sừng hươu nai, sừng tê
giác .. đố ai không cảm thấy thán phục
(dù mức độ thán phục, ngưỡng mộ
không ai giống ai) sự "tạo tác" kỳ
bí và phong phú dành cho muôn loài
muôn vẻ của đấng Hóa Công.
Vâng. "Chiếc
áo không làm nên thầy tu"; Vâng.
Không thể, cũng như không được quyền
"Xem
mặt mà bắt hình dong". Vâng.
Cái bề ngoài, đôi khi, có thể
làm cho người ta lầm lạc, lẫn lộn,
nhưng cũng không ít lần bộc lộ
được nỗi niềm ẩn chứa bên trong
.. Nếu không, tại sao ta thấy cần phải
ăn mặc tề chỉnh, nghiêm trang khi vào những
nơi như nhà thờ, đình, chùa, miếu
mạo, tang ma; hoặc chải chuốt, đỏm
dáng khi đi ăn cưới, tham dự liên hoan
tiệc tùng .. Ăn mặc là để làm
đẹp mình, làm vui mắt người,
làm cuộc sống đáng trân trọng
hơn trong từng giờ, từng phút .. phù du,
chứ nhỉ !?!?!?
Manh quần, tấm
áo của mình, ta cứ tưởng "ta mặc
cho ta" vậy mà nó trở thành của ..
"người dưng kẻ lạ" hồi nào,
thế mới lạ !!! Sắc màu "bắt mắt" của
cái yếm nửa kín nửa hở, nửa che nửa
khoe kia bỗng trở thành "bùa mê, thuốc
lú" cho kẻ tưởng đã "tắt ngúm
lửa lòng". Ôi. Khi cái "bóng sắc
lộng lẫy phù du" ấy (bước khẽ,
nghiêng vai, liếc mắt, mỉm cười ..) hiện
ra rỡ ràng trong đôi mắt, thì bèn
chạy thẳng tuột vào trái tim mấy
"ngài" có chữ .. "sĩ " đằng
sau (tu sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ) một cách kỳ
cục (lẫn kỳ diệu) thấy mồ luôn, (bởi
vì đừng quên nhé em cưng, "vạt
áo" và cả hai cái "lai quần" của
em, đầy nhóc nhách những thơ là
thơ của anh ..
đấy
nhé !!!)
Ba cô đội
(/gánh) gạo lên chùa
Một cô
yếm thắm bỏ bùa cho sư ..
(CA DAO)
.. Em bước
khẽ sóng tràn đôi chân ngọc
Em nghiêng
vai bão nổi nhánh lông mày
Liếc mắt
ướt điểm huyệt đời chết lặng
Mỉm
môi cười thiên hạ rối chân tay..
.. ..
.. Giường
trăng chảy lạnh nhánh vai
Ðừng
quên vạt áo và hai lai quần
Thơ đầy trong đó em cưng ..
(LUÂN HOÁN)
Ða tạ màu sắc thắm tươi
của chiếc yếm ngày xưa, cho đến
màu áo trắng lạ, trắng lùng
.. ("Áo em trắng
quá nhìn không ra" - HMT), không những làm thi sĩ ngẩn
ngơ mà còn làm "tình thơ"
tưng bừng âu yếm ..rộ:
Em hỡi em
yêu .., hỡi nữ hoàng
Áo em
vàng chở nắng thu sang
Bàn tay mướt
mượt chùm hoa tím
Tôi lạc
thơ từ em liếc ngang
(LÊ
HÂN)
Áo
nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo
nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư
tình không đủ nghĩa yêu thương
Anh thay mực
cho vừa màu áo tím
(Thơ
NGUYÊN SA - PHẠM ÐÌNH CHƯƠNG phổ nhạc
"Màu Kỷ Niệm")
Ngoài những
sắc màu đa dạng (vàng, xanh, trắng,
tím ..), trời ơi, mấy "ông bà
tác giả" còn cảm thấy "mùi
hương" từ tấm áo của mấy
"nàng" nữa à nhen (chẳng biết
đây là chuyện của "khứu
giác" hay là "tưởng tượng ..
giác" nhỉ ???)
Thu đến
rồi sao, vàng lá múa
Vàng bay lấp
lánh mấy thu xưa
Em đi
hương cúc lùa trong áo
Tay khoác
lưng chiều thơm nắng mưa
(HÀ HUYỀN
CHI)
Áo em
thoang thoảng hương cau
Áo em say
đắm một màu trầm hương
Áo em
ngày nhớ đêm thương
Áo em
chín nắng mười sương anh chờ
(XUÂN DIỆU)
Thêm
duyên thêm dáng cho cô mình, ngoài chuyện
về những sắc màu của tấm áo,
chúng ta còn thấy (từ dưới lên
trên) đôi guốc, đôi hài, cái quần,
cái váy, cái yếm, cái khăn đội
đầu .. cũng đi vào thơ khắn khít
cùng EM (nguồn thơ bất tuyệt) một
cách bất khả phân ly :
Con đường
hoàng hoa
Em mang hài
lục
Con đường
bạch cúc
Em mang hài
hồng
Con đường
sầu đông
Em đi guốc
tía
Anh ngồi thấm
thía
Cội sầu
trổ bông
(PHẠM THIÊN THƯ)
Khăn nhung, quần
lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ
tôi !
Nào đâu cái yếm lụa
sồi ?
Cái dây lưng đũi nhuộm
hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ
thân
Cái khăn mỏ quạ, cái
quần nái đen ?
(NGUYỄN BÍNH)
Gớm, cái ông
tác giả thi sĩ Nguyễn Bính nhà ta sao
mà tỉ mỉ, tẩn mẩn thế nhỉ, cứ
như là một bà mẹ "sắm sửa,
trưng diện" các thức cho cô con gái
rượu ra tỉnh không bằng. Hay ông là "ý trung
nhân" đã từng "quà cáp biếu
xén" (khăn nhung, quần lĩnh, cái yếm lụa
sồi, cái dây lưng, cái áo tứ
thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần
nái đen...) cho cô mình, nên rành rẽ
"sáu câu .. vọng
cổ" đến vậy ??? Bằng không, thì
chắc chắn ông ta đã "chiếu tướng"
cô mình một cách .. y như mấy người thợ may, hay mấy
người Designer quần áo thời trang "tiền
chiến" quá đi chứ !!!
Có tác giả thơ nhìn những
cái quần Jean, áo Pull của con gái thời
bây giờ đã không khỏi tiếc ngẩn
tiếc ngơ những nền nã, rụt rè, thon
thả, thánh thiện .. của
nàng Thơ quá khứ !
Không
phải người con gái áo lụa Hà
Ðông
Nền nã áo the, rụt
rè guốc mộc
Hương bồ kết tự
tình mái tóc
Nón quai thao đứng dựa cội
trúc đào
.. ..
Ðâu cô Tấm bốn
ngàn năm rất thánh
Ði trong thơ thon thả nhịp
đồng dao ..
(LÊ
MINH QUỐC)
Lại có những câu vè từ
thời 1934 đã vẽ nên, một cách hết
sức sống động, hình ảnh kiểu
dáng trang phục của mấy cô gái VN theo
"mốt" áo dài Cát Tường (Le
Mur), xách bóp đầm, mang giày cao gót,
che dù Nhật ..
Vè vẻ vè ve
Nghe vè 'mốt' áo
Bận áo lơ-muya
Đi giày cao gót
Xách bóp-tờ-phơi
Che dù cánh dơi ..