Nói nào ngay,
"sức mấy" mà tôi có đủ điều
kiện cho hai loại điện thoại: Điện
thoại nhà và Điện thoại cầm tay, v́ tôi có làm
ăn giao thiệp rộng răi để phải liên lạc
nơi này nơi kia ǵ đâu. Đồng lương "ba
cọc, ba đồng", trồi sụt thất
thường v́ sản phẩm nhiều ít tùy mùa, tùy
thời tiết làm tôi đâu có dám "đa mang",
(cũng như mấy đấng nam nhi "nghèo rớt
mồng tơi" biết thân biết phận hổng dám
"đèo bồng mèo chuột" ngoài "vợ kèo con
cột" ở nhà vậy). Với lại tôi cũng ít có
bạn bè để tâm sự dông dài, cà kê dê ngỗng,
nhất là ở cái xứ mà "thời giờ là tiền
bạc" như vầy.
Nhưng tôi vẫn
"thèm" có một cái Cell Phone như ai để
đỡ tủi "lỗ mũi", v́ nhiều khi
đi bất cứ nơi đâu, ở chợ, ở
chỗ làm, trên đường phố, trong tiệm ăn,
thậm chí ở trong "Rest Room" cũng nghe họ
"léo nhéo" với nhau .. Thế có "ức" không
cơ chứ. C̣n ḿnh th́ cứ lủi thà lủi thủi,
ngậm câm mà đi giữa những tiếng nói
cười "thiên hạ sự" !!!
C̣n một lư do chính
làm tôi "thèm bạo" hơn nữa là nhiều khi
trời tuyết, cái xe và chủ của nó (cùng ở
lứa "ô-vờ-hít" và "quá đát" như nhau)
nếu lỡ nó có "nhơng nhẽo" nằm ụ
giữa đường giữa xá th́ tôi cũng gọi
được .. ít nhất là "nai oan oan" (911)
để có "quới nhơn" Cảnh Sát xuất hiện
cho đỡ ớn lạnh cái thân .. "già lăo dặm
trường, giữa đường trơ trọi"
!!!
Đă vậy, tôi
vốn nhát hít, v́ "trái tim thỏ đế" bự
tổ, vậy mà phải lỉnh cà lỉnh kỉnh
"cơm hộp, nước chai" đi ra chỗ
đậu xe (Parking Lot), giữa đêm hôm khuya khoắt,
ráng chong con mắt đặng đi làm "ca đêm"
kiếm sống. Vắng người cũng sợ .
Sợ ngay cả những cái bóng cây và tiếng gió rú rít. Có
người c̣n sợ hơn. Nhất là lúc nhác thấy
mấy tên Mỹ đen đô con như hộ pháp,
đầu đội nón tùm hụp, đi ngược
về phía ḿnh, th́ trái tim tôi nó đập to hơn trống
làng, và chân tay cứ bủn rà bủn rủn v́ mấy cái
chuyện "kinh hoàng" trong America Most Wanted chợt
xẹt ra, nháng nháng như điện chớp .. Tôi "thèm"
ơi là thèm, phải chi có một cái điện thoại
trong tay, th́ tôi sẽ cười to lên cho "kẻ
gian" kia (dù họ chả gian tí nào, chỉ có điều
là tôi đă "trông mặt mà bắt h́nh dong .. oan" cho
người ta thôi à !!!) biết là tôi không "đơn
thân độc mă" đâu đấy nhá.
Thế là sau một
thời gian bị "suy tim" v́ những "vớ
vẩn nhăng nhít" bởi những cái tên ńnh ông là
cả một khối thịt "khổng lồ"
đó, tôi bèn đi "tậu" cho ḿnh một cái
điện thoại cầm tay .. đồ chơi !
(Ối giời ơi. Cái điện thoại cầm tay
bằng đồ chơi vậy chớ "y chang"
như thật nhá. Bỏ pin vào là nó cũng "léo nhéo"
hỏi ḿnh như là có người đàng kia đầu dây
thật nhá .. C̣n h́nh dáng, mẫu mă th́ eo ơi .. thật
hơn cả thật. Thảo nào mà ông bà ḿnh hay nói
"lộng giả thành chân" đúng quá đi mất
!!!)
Từ đó tôi an tâm.
(Chả hiểu tại sao tôi an tâm lăng nhách như vậy
không biết nữa). Hễ nhác thấy bóng mấy tên
"đô vật" đó xuất hiện từ xa trong
cái Parking Lot mênh mông bể sở, tôi bèn rút trong xách tay cái
"bùa hộ mạng" của ḿnh. Tôi "cười
cười, nói nói" một ḿnh, độc diễn
xuất sắc trong vai "b́nh tĩnh" và khi
"đối phương" đi khuất, tôi đút
cái phôn vào túi xách, thở phào nhẹ nhơm.
Chèn ơi, hồi
xưa "lời nói không mất tiền mua .." chứ
từ hồi có điện thoại đến giờ, nói
càng nhiều càng trả bill điện thoại thấy
mồ, thấy tổ luôn. Nhất là những cú
"điện thoại đường dài" (long
distance). Hoặc là những cái điện thoại cầm
tay khi gọi ngoài thời gian qui định
được "free" th́ thế này thế nọ ..
ǵ đó. Có người "khoe" với tôi, họ nói
chuyện với gia đ́nh ở VN, hoặc thân nhân ở
nước ngoài, phải trả nhiều khi mấy trăm
đô một tuần. Chưa kể mấy cái hăng
điện thoại "ăn gian", cứ "không mà nói
có" (không hề gọi giờ đó, ngày đó, tháng
đó) mà nó vẫn đ̣i tiền ḿnh. Nh́n cái bill mà cứ
sôi lên sùng sục v́ "bị lường gạt"
trắng trợn. Lại phải gọi điện,
phải viết thư "kiện cáo" cho ra lẽ
phải trái. Lại "ṿ đầu bứt tai" v́
"thần khẩu hại xác phàm" .. (Ai bảo
"lời nói không mất tiền mua" hở giời
???). Bởi vậy, từ khi có cái điện thoại
cầm tay "như thật" này, tôi thấy ḿnh
"trí tuệ" dễ sợ: Không tốn tiền mà có
được một "phương tiện hữu
hiệu" giúp cho ḿnh có sự tự chủ, không hốt
hoảng, không thần hồn nát thần tính như xưa.
Chỉ có điểu hơi phiền là cái màn
"độc diễn" này cứ lặp đi lặp
lại hoài khiến tôi tự thấy ḿnh "mát dây" hạng
nặng !!!
Tuy trong tứ khoái (ăn, ngủ, làm t́nh, bài tiết)
không hề đả động đến chuyện NÓI
NĂNG
Tuy trong tứ khoái (ăn, ngủ, làm t́nh,
bài tiết) không hề đả động đến
chuyện NÓI NĂNG. Chứ thấy kỹ nghệ
ĐIỆN THOẠI càng ngày càng phát đạt, th́ ta càng
"chắc mẻm" hơn đinh đóng cột
rằng: con người là một sinh vật "nói"
nhiều nhất trong các loài (Có kẻ hay nói, ham nói, thích nói,
mê nói, ghiền nói như những người ghiền
cần sa, ma túy. Không nói th́ không chịu nổi !!!).
Dĩ nhiên ai cũng biết cái "công đức
tuyệt vời" của điện thoại quá đi
chứ: làm cho những kẻ góc biển, chân trời xa xôi
diệu viễn cũng gần gũi như trong tấc
gang. Chuyện vui, buồn, sướng, khổ, đám
cưới, đám ma, chuyện lành, chuyện dữ
đều được thông tin cho nhau nhanh chóng kịp
thời. Đỡ tốn kém biết bao thời gian, công
sức, tiền bạc lặn lội đi thăm nhau.
Đỡ phải ngóng chờ "con rùa bưu
điện". Cứ bốc "phôn" lên là "cái
lưỡi" tha hồ "đăng xinh" trong
chiếc mồm hoạt bát. Nhất là "chàng" với
"nàng" vào "cái thuở ban đầu lưu
luyến ấy" th́ ôi chao, tốn biết bao nhiêu là
tiền "điện thoại đường dài"
cũng đâu có hề chi ..
"Nói" trở thành một sức
mạnh vạn năng trên chính trường, trong lănh
vực ngoại giao, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật,
t́nh cảm .. đă đành. "Nói" c̣n thống lĩnh
kinh tế và phát sinh một kỹ nghệ mới toanh,
hiện đại: KỸ NGHỆ NÓI. Th́ các ngành truyền
thanh, truyền h́nh, báo chí, Internet không phải "kỹ
nghệ nói" đó sao ? Trong ngành QUẢNG CÁO "kỹ
nghệ nói" ở mức độ tinh xảo nhất,
thượng thừa nhất, tận dụng trăm
phương ngh́n kế nhất, để lời nói
của hăng ḿnh, của sản phẩm ḿnh lọt vào tim vào
óc các khách hàng, làm cho các khách hàng "mê tít" các hàng hóa
của họ, và mức doanh thu cao nhất th́ mới
gọi là thành công. Không tin quí vị thử ngồi
trước màn ảnh TiVi mà xem. Kỹ nghệ quảng cáo
cầu kỳ lắm, hấp dẫn lắm, nghệ
thuật nữa là khác (nhiều khi cầu viện
đến các siêu sao ca nhạc, điện ảnh, thể
thao, bóng đá .. thượng thặng ) th́ bảo sao mà
không "mê hoặc người mua" !!!
Tôi không muốn nói đến khía cạnh thật hay
giả qua "lời ăn, tiếng nói" của chuyên
viên quảng cáo. V́ đó là sự thẩm định
của từng người, từng nhóm người
bằng kinh nghiệm bản thân. Tôi chỉ muốn nêu lên
rằng thời đại này, hiếm người
"Chỉ nói điều cần nói, cho kẻ cần nghe,
vào lúc không thể làm thinh được." V́ nếu ta
nín thinh, nín thít th́ được bảo là "cù
lần", không cù lần th́ là "đần thứ
dữ", không đần thứ dữ th́ là "hèn"
.. Khi mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, tôi đă
được dạy là phải "nói cho hay để
tự nâng ḿnh lên, nói láo một chút cũng chả sao"
khi vào Interview t́m job. Nói thật về ḿnh là hỏng bét. Là chả
bao giờ t́m được một nghề để nuôi
sống bản thân. Ban đầu th́ ngượng chín
cả người, riết rồi quen thói "bốc
trời" hết sức tự nhiên. Bởi vậy, tôi
không hề xấu hổ tí ti hoặc mảy may nào khi mua
cái điện-thoại-cầm-tay-đồ-chơi để
gọi là "bảo vệ an toàn" cá nhân những khi
"trơ trọi" giữa băi đậu xe quạnh
quẽ, đèn vàng; giữa những tin tức ngày ngày ra
rả về vụ giật túi xách, cướp xe, giết
người, chuyện "hiếp dâm" không chừa già
trẻ bé lớn của các "con yêu râu xanh ma làm quỉ
ám", chuyện "băng đảng" thanh toán
lẫn nhau, và nhiều khi ḿnh gặp chuyện "tai bay
vạ gởi" bất ngờ !!! Tôi không nghĩ rằng
sẽ có ai đó "phát giác" ra được
chuyện "tưởng rằng đồ thật hóa
đồ chơi" (NK) này. Vậy mà ..
*
*
Đêm đó, khi tay
xách nách mang đi ra băi đậu xe,tôi mới thấy trời đất tối ..
thui. Th́ ra một vài dăy building trong cái Condo này bị cúp điện
v́ cơn giông hồi chiều. Chỉ có một vài bóng
đèn lù mù vàng vọt soi đường. Tôi bèn tḥ tay vào
túi xách lấy ra cái đèn pin nhỏ xíu, cùng cái "phôn
đồ chơi" và bắt đầu biểu diễn
màn "điện thoại ḿnh ên". Tôi phải vận
dụng hết sức b́nh sinh để tiếng
cười tiếng nói của ḿnh "to hơn, lảnh
lót hơn" giữa cái vùng tranh tối, tranh sáng này, và
rủi hơn nữa, là hôm trước tôi đậu xe sao
mà xa tí tè (v́ người khác đă đậu hết
chỗ gần và tôi cũng muốn đi bộ cho giăn gân
cơ). Đâu có dè, tối nay lại cúp điện bất
nhơn !
Không biết v́ màn phát thanh của ḿnh bị
"phản ứng ngược" hay sao, mà có một bóng
đen (áo quần đen, mặt mũi đen) chạy
sầm sập về phía tôi, cứ như là con thiêu thân lao
vào ánh lửa nhiệm mầu. Tiếng thở hồng
hộc xen lẫn tiếng khóc, tiếng la đứt quăng: "Help
.. m .. e. Help .. m ..e ..e ..". Tiếng kêu đau đớn,
thất thanh như người bị đứt ruột
vậy. Tôi chưa kịp hoàn hồn, th́ cái bóng đen
đó giang hai tay ra như sắp sửa vồ chụp
lấy tôi.Tôi than thầm và
phản xạ nhanh như chớp đưa hết mấy
cái đồ lỉnh kỉnh, túi xách hướng về
phía bà ta như một kẻ "triều cống"
hết các thứ mà ḿnh hiện có. Khi đến sát gần
tôi -- mắt đang nhắm tịt, người cứng
đơ như bị trời trồng -- th́ bà thụp
xuống ôm lấy chân tôi (trời đất, bộ bà này
"lại cái" hay sao đây, mà "làm ăn"
chớp nhoáng vậy). Không. Không phải. Bà van cầu tôi,
qú lạy tôi dùng cái điện thoại cầm tay (mà tôi
vừa "lảnh lót" lúc năy) gọi Emergency hộ cho
bà, để cứu mấy đứa con bị
"ngộ độc thức ăn" đang ói mửa
la liệt trong pḥng. Điện thoại của mấy dăy
nhà kế cận đều đă bị "chết
tiệt" hết trơn ..
Cái điều
"dở khóc dở cười" cho "cái thằng
tôi" tưởng là "ḷe" được
người để "tự vệ" cho ḿnh, ai dè
bị "lột trần ra ánh sáng" giữa một
đêm đen !!! Và từ đó, tiếng gọi
"911" sao mà vô cùng cấp bách để "cứu
độ" những trái tim đang bị cầm tù trong
một thế giới "giả mạo" nhan nhản,
thường xuyên ..