Rồi cũng trên mảnh đất cong cong h́nh
chữ S. ấy, thân phận người phụ nữ VN
cũng điêu đứng trăm chiều. Những
người con gái nước tôi, không làm Cung Nữ, th́
cũng trở thành Chinh Phụ, nếu không "tài sắc
vẹn toàn" nên "hồng nhan bạc phận", th́
ngay cả hoa đồng cỏ nội cũng "sớm
nở tối tàn" .. Dù ở thời nào đi nữa,
họ luôn "cắn răng" chịu đựng
nghịch cảnh, vậy chớ cũng có lắm
người như ông đấy, thưa ông Kevin Carter,
họ chụp được những tiếng kêu .. vô
thanh; họ phóng rọi lên hoàn cảnh éo le, nỗi ḷng đ̣i
đoạn của phụ nữ Việt bằng những
lời thơ réo rắt kêu gọi sự cảm
thương, ḷng thương cảm, tâm đồng:
- Th́ có NGUYỄN GIA
THIỀU (1741-1798), người đă nghe "tiếng
kêu" của những nàng thiếu nữ "bị"
tiến cử vào cung, phải xa cha, xa mẹ, xa anh, xa em, và
có thể xa cả mối t́nh đầu thơ ngây trinh
trắng. Ông đă nghe được tiếng kêu câm
lặng của người hằng mong
"được" "đài
gương soi đến dấu bèo", v́ khi làm Cung Nữ
cũng có nghĩa là đợi chờ đêm 5 canh (Canh khuya nửa gối trùng eo óc, Xuân khóa
đầy song nguyệt lạnh lùng); là đợi
chờ ngày 6 khắc; là cả đời .. chờ
đợi để được diện kiến long
nhan ! Chờ đợi hết bốn mùa, tám tiết.
Chờ đợi đến héo úa dung nhan, lạnh lẽo
xuân t́nh. Chờ đợi đến chết khô trong cung
cấm quạnh hiu. Ôi đáng sợ thay cái kiếp "nô
lệ" và "tùy thuộc" một đời
(của 3 ngàn cung phi mỹ nữ) vào "một" đấng quân
vương. Vua là một quyền uy tót vời trên cao, Cung
Nữ chỉ là những cái bóng mờ mờ trong đêm
tối thâm cung, mịt mùng nhân ảnh:
"Cái
quay búng sẵn trên trời
Mờ
mờ nhân ảnh như người đi đêm"
- Lại có ĐẶNG TRẦN CÔN danh sĩ
đời Lê, (và bà ĐOÀN THỊ ĐIỂM),
người đă nghe "tiếng kêu" của những
nàng Chinh Phụ, "nay
một thân nuôi già dạy trẻ", chứ hồn th́
theo chàng biền biệt hà phương. Và cũng không
biết chàng Chinh Phu đó sống chết thế nào.
"Hồn
tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt
chinh phu trăng dơi dơi soi
Chinh
phu tử sĩ mấy người
Nào
ai mạc mặt, nào ai gọi hồn"
Những người đi vào chốn sa
trường như vậy, sống chết bất ưng,
may rủi không tường, có chăng là niềm
thương, nỗi nhớ in hằn trong trí nhớ
người thân ..
Ai
người mài kiếm thành thơ
Ngàn
năm sử mệnh đôi bờ c̣n đau
Ai
người thơ dệt chiến bào
Trăm
năm c̣n nhuộm máu đào sử thi
(NGUYỄN
SONG ANH)
Sau này, nhạc sĩ LÊ THƯƠNG, với Ḥn
Vọng Phu I,II,III làm nổi rơ h́nh ảnh người
thiếu phụ ṿ vơ đợi chờ người
"ngoài cơi xa mưa gió", chung thủy đợi
chờ, bền bỉ đợi chờ, đợi
chờ đến hóa đá .. vọng phu.
..
"Người vọng phu trong lúc gió mưa
Bế
con đă hoài công để đứng chờ
Người
chồng đi đă bao năm chưa thấy về
Đá
ṃn nhưng hồn chưa ṃn giấc mơ
Nàng
đứng ôm con xem chàng về hay chưa
Về
hay chưa ??? .."
Sự sum họp vợ chồng, tối lửa
tắt đèn có nhau, chung vui sẻ buồn, coi vậy
chứ phụ nữ VN đâu có được
hưởng nhiều cái hạnh phúc "b́nh
thường" đó, bởi chiến tranh dằng
dặc (thù trong, giặc ngoài) là một nghiệt ngă không
chừa một ai.
Một
ngàn năm đô hộ giặc Tàu
Một
trăm năm nô lệ giặc Tây
30
năm nội chiến từng ngày
Gia
tài của mẹ để lại cho con
Gia
tài của mẹ một nước Việt buồn
(TCS)
- C̣n người đă nghe được
"tiếng kêu đoạn trường" của nàng
con gái tài sắc vẹn toàn, nhưng v́ gia đ́nh gặp tai
biến bởi gă bán tơ vu oan giá họa, phải bán ḿnh
chuộc cha, và đành trải thân ngàn vàng trong "thanh lâu
hai lượt, thanh y hai lần" đến trọn 15 năm.
Tác giả của "tiếng kêu đứt ruột"
này từng bị miệt thị là đă viết nên
một thứ "dâm thư" tày đ́nh và bị
cấm chỉ không cho người tử tế, hoặc
con nhà lành được đọc một dạo:
"Đàn
ông chớ kể Phan, Trần
Đàn
bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
Cũng may là sau khi "trải qua một cuộc
bể dâu" v́ sự thẩm định sai trái hoàn toàn
"cận thị" đó, tác giả thiên tài NGUYỄN
DU được phục hồi danh dự, tác phẩm
"Đoạn Trường Tân Thanh" mà ông phóng tác
được xem như tiêu biểu của Văn Hóa VN,
đến cái độ gắn liền với sinh mệnh
VN luôn "Truyện Kiều c̣n, tiếng nước ta
c̣n, tiếng nước ta c̣n, nước ta c̣n" ..
Mới đây, có những nàng Kiều tân thời quê
tôi, tuy không "sắc
đành đ̣i một, tài đành họa hai" như nàng Kiều
nguyên tác, nhưng cũng không ít người v́ chữ
hiếu (thương cha mẹ già yếu, đầu
tắt mặt tối, quần quật mà vẫn không đủ
ăn, ở một đất nước tiếng là
"của dân nghèo, lo cho dân nghèo" chứ mấy ngài chóp
bu th́ thừa mứa, c̣n càng xa mặt trời càng đói ră
ruột gan) nên đă "bán ḿnh .. làm vợ" ngoại
nhân (ngôn ngữ, phong tục, tập quán hoàn toàn lạ)
như Singapore, Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan .. Làm vợ
người nước ngoài để hy vọng mát mày mát
mặt với đời. Nhưng .. lại chữ
"nhưng" khốn khổ này làm ê chề thêm,
nhục nhă thêm cho thân phận người VN thời XHCN !!!
Xưa th́ những ông Vua, ông Quan, (dù bên Tàu hay bên Ta)
trên ngai cao ngất ngưởng, số phận dân đen hoàn
toàn trong tay sinh sát của ông và đám quần thần xúm
xít. (Hễ chiếu chỉ ban ra là gái đẹp run rẩy
sợ bị bắt tiến cung. Hễ "lệnh vua hành
quân trống kêu dồn", là vợ con chạy theo khóc lóc
tiễn đưa v́ có thể chẳng bao giờ
được gặp lại nhau !!!).
Rừng
khăn sô phấp phới
Triệu
đời thiếu phụ héo ḷng
Tần
Thủy Hoàng có tội hay công
Cũng
làm ta muốn ói !!!
(HÀ
HUYỀN CHI)
Nay cũng đâu khác ǵ, số phận "nhân
dân" cũng nằm trong tay một thiểu số
"đỉnh cao trí tuệ" và bọn con buôn (buôn
người, xuất khẩu người đặng
phục vụ "t́nh dục" trắng trợn
giữa thanh thiên bạch nhật dưới danh nghĩa ..
rất "vờ": Làm vợ !!!)
Em
có buồn không cô dâu xứ lạ
Ngôn
ngữ nước người ngọng nghịu
đầu môi
Chồng
bên cạnh nhưng ḷng xa nhau quá
Đêm
trắng, ngày đen, cay đắng, dập vùi !
Em,
đă đủ !!! Ḱa, môi khô, mặt tái
Chân
tay em nứt nẻ vết thương đời
Ḱa,
thể xác héo hon v́ oan trái
Ḱa,
tinh thần hoảng loạn cánh hoa rơi !!!
(NGÔ
MINH HẰNG)
Có nhiều "cô dâu xứ lạ" c̣n lỡ
bước sa chân y hệt Thúy Kiều v́ "tên
chồng" Mă Giám Sinh đă thông đồng cùng mấy
mụ Tú Bà đương đại sau khi "con ong đă tỏ đường
đi lối về" .. Cũng có "cô dâu" vừa làm
"con ở" ban ngày, ban đêm "làm điếm"
cho cả một gia đ́nh hết cha, đến con trai bà
lớn, bà bé .. Lại có người "vớ"
phải ông cụ mắc bệnh tâm thần, gă đàn ông
bạo dâm, hoặc chàng dị tật bẩm sinh .. Cất
tiếng kêu cứu cũng đâu ai có hiểu tiếng ḿnh
đâu. Có bầm dập v́ bị đ̣n roi trừng trị
cũng đành nuốt nước mắt ở những
phương trời đất khách.
Có
những dấu buồn trên mắt héo
Điểm
trang nào lấp vết thương đời
Có
bước chân hằn trên vạn nẻo
Sầu
vương thêm đậm nét đơn côi
(QUÁCH
XUÂN SƠN)