Thoạt đầu
thì là rừng, là núi um tùm, rậm
rạp, là cánh đồng hoang dã bạt
ngàn. (Ở Thượng
Du Bắc Việt, ở Cao nguyên Trung Phần, ở U
Minh, Rạch Giá, Cà Mau .. chả hạn). Nhưng
vì nhu cầu cuộc sống, cần thông
thương, cần trao đổi hàng hóa, thực
phẩm, nên phải mở đường, phải phạt
dây leo chằng chịt, phải dọn cho quang
đãng những chướng ngại trần
thân, để đi sang "phía bên kia" ..Dần dà, người một,
người hai, người thứ trăm, thứ nghìn ..ông đi
qua, bà đi lại. Thế là có con
đường. Ðường tắt.Ðường cụt.Ðường
ngoằn ngoèo.Ðường
dài thậm thượt. Ðường hai
bên hang hốc. Ðường gai nhọn,
hố hầm.Ðường đỉa
vắt, muỗi mòng. Ðường chim kêu,
vượn hú, cọp gầm, rắn rít loi nhoi ..
Không ai biết tên
người "tiên phong mở đường". Không ai biết dáng dấp
hùng dũng, uy nghi hay mệt lả, ỉu xìu của
cá nhân đó, nhóm người
đó. Họ là công dân lương thiện
hay thảo khấu lục lâm. Họ là "Chàng tuổi trẻ vốn
dòng hào kiệt, Gác bút nghiên theo nghiệp đao cung" (CPN), hay là kẻ "Văn thi phú lục chẳng
hay, Trở về làng cũ học cày cho xong"
(Ca dao). Chỉ biết họ
đã tạo được những con đường,
dẫu chỉ là những con đường vô
danh, gọi chung chung là đường
mòn. Nhưng họ là người thứ
nhất.Số dzách.Nâm bờ oan (# 1) hẳn hoi đấy
nhé.Cũng đâu có
khác gì Columbus
là người đầu tiên tìm ra Tân Thế
Giới đâu cơ chứ.
Nói cho vui thôi, chứ
chủ tâm của tôi không nói về
các con đường mòn này. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh
đến cái chuyện "Tim
lăn trên đường mòn" ..cơ.
*
Hồi Trung Học NGUYỄN TRUNG TRỰC,
chúng tôi có một ông thầy dạy Anh
Văn rất hay và rất lạ. Hay không những
vì Thầy phát âm "như Mỹ",
mà Thầy còn "nhồi" văn phạm tiếng
Anh (English Grammar) hoặc ngữ vựng (Vocabulary) vào
đầu óc chúngtôi bằng hai kiểu
"lạ .. thảm sầu":
chép phạt và ký đầu !
Cá nhân tôi thì vì
"nhát" nên học bài, làm bài cẩn
thận, để tránh phải ngồi còng
lưng chép 10 lần, 50 lần hay 100 lần một chữ
sai, hay nguyên một câu sai nào đó, hoặc
phải "nhận" những cái cú đau
điếng mà nhớ đời của Thầy. (Sinh
ngữ chính của tôi là Pháp Văn, vậy
chứ khi lên Ðệ Tam, Ðệ Nhị, nhờ
cách dạy dỗ "độc đáo lẫn
độc .. địa" đó
mà tôi bỗng giỏi môn Anh Văn hơn cả
sinh ngữ ruột .. già của mình, thế mới
chết).
Tôi nhớ ơn Thầy lắm,
nên sau này khi đi dạy học (thời Việt
Nam Cộng Hòa) tôi cũng bèn "Thầy truyền,
Trò nối" mà sao y bản chánh : cho học
sinh chép phạt và ký đầu lia chia (để
không hổ danh là hành nghề "gõ
đầu trẻ" ..; cũng nhưbác sĩ là nghề
"chích đít con nít" ..vậy).
Rồi ba mươi năm sau .., gặp
lại bạn cũ một thời Trung Học, nhân dịp
Kiên Giang High School Reunion, có bạn tấm tức kể
riêng với tôi rằng bạn đó
"oán" cái kiểu ký đầu ngày
xưa của Thầy lắm, vừa hạ nhục học
trò, vừa làm bạn bị nhức đầu
trầm trọng .. Thì cũng y như khi sang định
cư ở Mỹ, tôi chới với, xanh lè cả
mắt, khi nghe tin cha mẹ mà đánh con cái
thì đi vào ..bót
như chơi. Cái kiểu "thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt
cho bùi" (Ca dao), ở
xứ này, phải được bỏ vào bao
bì gói lại chặt chẽ, đóng khằn
và gởi hỏa tốc về nguyên quán VN, hồi
hương về cái thời phong kiến cổ hủ
lạc hậu đứt đuôi con nòng nọc
cho rồi. Tôi ngậm ngùi quá, (không phải
vì ngày nay tôi là kẻ "mất dạy",
mất học trò, mất lớp, mất trường..)
mà tôi chỉ tự hỏi chả biết có
đứa học trò nào "oán"
tôi, vì tôi đã "cú" đầu
nó đến nỗi mang bệnh nhức đầu
kinh niên, hoặc cảm thấy bị sỉ nhục,
trong khi cô giáo của nó thì thực
tâm mong học trò mình thành nhân mở
mặt với đời !!!
Ông đồ mài mực
còng lưng
Ðàn cò vỗ cánh
là xong ơn thầy
Cái nghề đem chữ cho vay
Cũng là cái nghiệp xưa
nay trên đời
(TÂM UYÊN)
Lại một bạn Rạch
Giá khác, (tôi có viết trong "Rạch Giá 100
nhớ, 1000 thương")..."Hồi
nhỏ tui không mấy vui cô à...Ông
già khó tánh, không muốn tui rời khỏi
nhà nửa bước. Ông chỉ muốn tui sau khi đi học
về, hoặc đi bán mía, bán bánh,
bán chuối luộc ...về, là phải ở
trong nhà. Không được đi tạt
lon, đi bắn bi, đánh đáo...như con
người ta. Nếu tui la cà, trễ nãi
đâu đó cả tiếng đồng hồ
là tui bị ổng đánh cũng dã man lắm
chứ không chơi đâu..."
Vậy thì
cái chuyện "Yêu
cho vọt, ghét cho chơi" đã SAI LẦM
biết chừng nào hay sao ???
Vì trong tâm hồn những đứa trẻ
thơ ngây, trong trắng đó, đâu có
dám chắc cha mẹ, thầy cô thương
yêu mình khi dùng roi, dùng cái cú,
cái khẻ tay..để uốn
nắn mình, mong ước mình được
nên người ngày sau; hay chỉ là sự bực
bội, cáu kỉnh, chê bai mình ngu đần,
dốt nát, hư đốn, nên "đánh cho bõ
ghét" mà thôi !!! Ôi chao là buồn.
Tại sao mãi mấy chục năm sau, niềm ân
hận mới xảy ra thầm lặng đổ đốn
thế này ??? Có phải tại
vì con đườngxưa cũ dành cho thế hệ chúng
tôi đã bị những xa lộ thênh thang
thay thế, trùm lấp, nên ngay cả một trời
hương hoa thơ mộng ngày nào, cũng bị
bứng lên bật cả gốc rễ và vứt
bỏ không chút tiếc thương!?!?!?
Tôi đã
theo con đường ..mòn của
Thầy, đi mải miết, cọp-dê cái
cách bắt học trò lặp đi lặp lại
(repetation) để ghi sâu, nhớ dai; tôi cũng tập
tễnh thực hành câu của ông bà
mình ngày xửa ngày xưa: "Miếng ngon nhớ lâu,
đòn đau nhớ đời", (với cái
cú đau điếng tôi đã từng
"ghi xương khắc cốt" lỗi lầm của
mình để mà sửa đổi, nên học
trò của tôi chắc cũng .. như cô
giáo ngày xưa của nó ?) Tội quá
đi mất, tôi đã làm buồn lòng
các em đến thế mà nào có hay !!! Ôi những chiếc lá của
cây cành văn hóa Việt, bây giờ em ở
đâu ??? Bây giờ chúng ta
đang ở đâu ???
Lá về
đâu nhỉ. Lá
về đâu
Tan tác cô đơn khắp
địa cầu
Lá có thương thân,
đời viễn xứ
Có hờn bãi biển hóa
nương dâu
(NGÔ MINH HẰNG)
Tôi không đến nỗi bảo thủ,
chấp nê những cái cổ hủ mà
phản đối cái hay, cái mới, cái
tốt đẹp thời nay
Tôi không đến nỗi bảo thủ, chấp
nê những cái cổ hủ mà phản đối
cái hay, cái mới, cái tốt đẹp thời
nay.Nhưng
mà, ta cũng cần "ôn cố tri tân" chứ nhỉ.
Cũng nên "gạn
đục khơi trong"
khi nhìn về cái học nhà Nho mà
dân tộc ta đã từng bơi lội trầm
luân trong đó suốt hàng ngàn năm
đằng đẵng, mãi đến khi súng thần
công của Tây, sâm banh, sữa bò của
Pháp tràn vào đất nước, thì
ta mới tỉnh cơn mê "chi hồ dã dã" .., mới tan hoang giấc mộng Ðại
+ Tiểu Ðăng Khoa"Ngựa
anh đi trước, võng nàng theo sau" ..
Thời nào thì kiểu nấy.Cái nền văn
hóa Tam Cương, Ngũ Thường cũng
đã sản sinh biết bao nhiêu là hiền
tài. Nhưng với thời gian, theo
giòng biến chuyển của con nước lũ thời
đại, những cái thiện hảo bị lấm
bùn, những điều cao cả biến thành ti
tiểu, hèn mọn. Tam Cương trở thành ba
sợi dây trói trăng mù quáng vào những
ông Vua không ra Vua, Tôi không ra Tôi ... Bậc
chính nhân quân tử bị chế diễu trở
thành khờ khạo, lố bịch: "Quân tử nhất ngôn
là quân tử dại, Quân tử nói đi
nói lại là quân tử khôn". Chỉ một câu nho nhỏ "Kỷ sở bất dục vật
thi ư nhân", (điều
gì mình không muốn thì đừng
làm cho người), ngày nay phải được
hiểu một cách"nghịch đảo":
Tôi không muốn mọi người "chửi"
tôi đâu đấy nhé, nhưng tôi cứ
tự ..ro "chửi" người
khác. Tôi không muốn ai dụ dỗ mình,
muốn độc lập tự do, nhưng tôi tự .. ro "mần" tuyên truyền,
"mần thơ" khẩu hiệu, chúng mày
không "triệt để thi hành" hoặc
không "vỗ tay vào" thì chúng
mày cứ là ..chết bởi
tay ông hoặc ông cho đội nón .. mệt (cũng không được)
nghỉ luôn. (Thí dụ
câu "Ở
đâu có áp bức ở đó có
đấu tranh" .."bề trên" phán như vậy,
nhưng khi đấu tranh bị "trâu
đánh" rồi biết "tránh
đâu" đây ???)
Trở lại
chuyện Nho Học suy tàn, Tú Xương là
người đã kêu lên tiếng kêu
não lòng, ai oán:
Cái học nhà Nho đã hỏng rồi
Mười người đi học chín người
thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi ..
Cái
học nhà Nho đã HỎNG từ lâu lắm ., như một căn bệnh trầm
kha, mà bệnh nhân lẫn thầy thuốc đều
mắc phải hội chứng "mắt bị bịt bạc"
đó thôi !!!
..
"Ông cha ta chịuảnh hưởng Nho học
cả ngàn năm, chỉ có một số ít
người thoát ra được cái vòng
kim cô Hủ Nho. Trong đó nổi bật nhất
là quí ngài Nguyễn Trãi, Ngô Thì
Nhậm và một số vị khác thời
kháng Pháp. Trong số này có
ngài NGUYỄN TRƯỜNG TỘ. Ông sinh bất
phùng thời. Bị một đám hủ-vua,
hủ-quan dìm mất tài năng. Ôi, trong
khi đám Tây Dương đã chế ra
được tàu sắt xuyên dương,
súng thần công bắn rầm rầm, lăm le nuốt
sống nước nhà, thì đám hủ
vua-quan còn sính tìm chữ để viết
mấy câu đối cho thiệt là "chỉnh"
trong một bài thơ Đường. Ôi, 130 tấu
chương bàn về việc Canh Tân Nước
Nhà đều bị đám hủ vua-quan cận
thị tư tưởng vất vào sọt rác. Ông đau lòng tới hộc máu
mà chết. Và chúng ta mới phải
vong gia, thất thố như hiện tại" (HÀ
GIANG)
Ðiều
tệ hại nhất của ông cha ta, ngay cả
chúng ta nữa, là cái "thuật nhi bất tác", là học thuộc lòng,
là sao y bản chánh, là không có
ý sáng tạo, và dĩ nhiên không hề
được khuyến khích, cổ võ có những
"suy nghĩ khác" với cổ nhân, không
được phép đi chệch hướng Tứ
Thư, Ngũ Kinh (thời quân chủ chuyên
chính); lại càng không được đi
ra ngoài quỹ đạo Mác-Lê, Hồ Chủ
Tịch, Mao Trạch Ðông (thời vô sản
chuyên chính) .
"Bao
nhiêu con người hai tay phải chắp
lại, mắt phải khép xuống, đầu
óc phải nghĩ theo cùng một khuôn, sống
từ bé đến lớn đến già phải
làm theo những điều do các bề trên sắp
đặt.Trí tuệ
con người chỉ còn là cái túi
để bỏ vào đây cái kinh chuyện
thánh hiền, bao nhiêu sách vở đều phải
chép như nhau cũng những câu chuyện ấy,
sự học chỉ là làm sao ghi nhớ cho thuộc
lòng, không được mở mắt nhận
xét, so sánh, không được hỏi,
tìm xem sự vật trong cuộc đời ra làm
sao ? Cứ như thế, cha truyền con nối, con
không được làm khác với cha, đời
sau không được thay đổi nề nếp
đã định từ trước, cứ như thế,
tất cả khô héo dần, hóa thành
đá, không một mầm xanh nào được
mọc lên trong tâm hồn con người” (NGUYỄN
ÐÌNH THI- Trần Khải Thanh Thủy trích dẫn
trong bài "Vài
nét về ngôi đền thi ca VN")
Vì
quá ư coi trọng chữ nghĩa, trọng văn
hay chữ tốt, trọng lý thuyết hơn thực
hành, nên những ngành nghề nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp bị coi khinh, bị
rẻ rúng và được xếp vào
hàng "thất
phu" tất tần tật
(thời phong kiến); hoặccoi trọng hồng hơn chuyên (dù cái
loa tuyên truyền rôm rả là vừa hồng
vừa chuyên, chứ chuyên môn vẫn phải
"lòn trôn" Cán Bộ đều chi
à), nhà nước coi trọng chính trị
viên hơn những chuyên viên khoa học, kỹ
thuật, thương mại (thời xã hội chủ
nghĩa) !!! Cũng có những đối kháng,
châm biếm đôi khi như "Nhất sĩ nhì nông, hết
gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ", nhưng đa phần người
dân thấp cổ bé miệng vẫn luôn
tôn vinh những kẻ có chức, có quyền,
có cấp bằng hoặc quân hàm nghễu nghện
!!! Và những người có nhiều tuổi
Ðảng thì luôn luôn kiêu khí ngất
trời, coi trời bằng vung .. (mà chỉlà thứ vung .. bể, đồ đồng
nát đấy nhá):
Trời không có thiên thần
Ðất không có thánh nhân
Chỉ có nhân dân thần thánh
Và đảng ta làm nên sức mạnh
Bay đến chân trời
(Tác giả ???)
Tôi
không dám hỏi là bay đến chân trời
nào ? Và bằng đôi
cánh gì ? Hoặc cách thức
nào ??? Vì quá ư là "phạm
thượng khi quân" phải không các bác !!!
.."Cả
nửa thế kỷ sau, lịch sử vẫn là chuyện
cướp quyền dựng ra triều đại, triều
đại này gọi là "Triều đại
nhà Hồ", chủ nghĩa và ngôn ngữ
tuy có đổi mà nội dung vẫn y nguyên.
Cái tập quán chính trị, giấc mộng
đồ vương, ở nước ta sao vẫn nặng !" (PHẠM NAM SÁCH)
..Vết bầm đen bứt tóc
Xứ sở kỷ cương
Sao thật lắm thứ vua
Vua mánh - vua lười - vua chôm - vua chĩa
Vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng
cát cứ
Lúc nhúc cường hào đầu trâu
mặt ngựa
Luật pháp như đùa - như có -
như không có
Một người đi chật cả con đường ..
(NGUYỄN DUY)
Bởi vậy, khi nghe một ngài "Tư
sản đỏ" nào, một ông lớn,
ông nhỏ sặc mùi phong kiến bảo thủ
nào mà hô hào "QUỐC GIA HƯNG VONG,
THẤT PHU HỮU TRÁCH" (đất nước
thịnh vượng hay suy vong, người dân
thường cũng có trách nhiệm) là tui
bèn "mũ ni che tai", giả
Bởi vậy, dạo này, bây
giờ, khi nghe một ngài "Tư sản đỏ"
nào, một ông lớn, ông nhỏ sặc
mùi phong kiến bảo thủ nào mà hô
hào "QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU
TRÁCH" (đất nước thịnh vượng
hay suy vong, người dân thường cũng có
trách nhiệm)là tui bèn "mũ ni che tai", giả điếc, "rồi .. như
đá ngây ngô" !!! (Dù biết chắc chắn là tôi sẽ
bị "kết án" này nọ rồi ..,
là chả quan tâm gì đến vận mệnh
quốc gia, là thờ ơ thời cuộc rồi ..)
Thì cái cảnh "tréo cẳng
ngỗng", nghịch lý đau lòng, bạc bẽo
trắng trợn cứ xảy ra nhan nhản, diễn tiến
hà rầm như vầy bảo sao ai mà chịu thấu:
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ
ngày ngày
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ
cao
Mẹ anh như tép lao
xao
Sao anh lấp lánh như sao trên
trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt
hoa
(CA DAO)
Thì nhãn tiền quá đi
chứ, khi NHÂN DÂN LÀM CHỦ (Mẹ lội bụi
lội bờ, Mẹ bụng đói thân gầy, Mẹ
như con tép, Mẹ quần quật một đời)
thì ÐÀY TỚ CÁN BỘ (Anh áo lụa
quần tơ, Anh mâm đầy cỗ cao, Anh lấp
lánh như sao, Anh ngoảnh mặt vui vẻ chơi bời),
vậy ai ham cái chuyện "Thất phu hữu trách" ở đây cơ chứ.
Ai mà chả biết đất
nước giàu hay nghèo là do toàn thể
các giai tầng trong xã hội làm ăn hợp
tác nhịp nhàng, cung cầu đồng bộ, xuất
nhập giỏi giang. Nhưng khi khấm khá (quốc
gia Hưng Vượng) thì tiệc tùng, ăn
trên ngồi trước, ngựa xe như nước,
áo quần se sua, mấy ông mấy bà có
để ý đến cái đám Thất Phu
này không ? Hay chỉ bù khú riêng, bốc
hốt riêng, no cơm rửng mỡ, vinh thân
phì gia, tì tì vơ vét bỏ túi
hò, túi xênhững
đồng tiền huyết mạch của dân
nghèo "khạc ra tro, ho ra máu"..?
Ai mà chả thấy tệ nạn
tham ô, móc ngoặc cứ mọc thêm, mọc
dài những cái vòi bạch tuộc tham lam,
hau háu, giương đôi mắt cú vọ
xuyên thủng thân phận nạn nhân, nặn hầu
bao ruột tượng của dân đến phải
"lòi" đồng xu nhỉnh cuối cùng mới
hả dạ no mồi. Cái máu buôn thần
bán thánh, buôn chức mua quan, tóm thâu
quyền lực, kéo bè kết cánh ăn chia
phẩm vật đút lót có hệ thống,
ban ngành, đã làm cho đất nước
VN ngày nay rõ ràng là "hình thì còn mà bụng
chết đòi nau".
Ðạo Chích thành tôn
giáo phổ thông
Ào ạt xuống đường
các tập đoàn quân buôn
Buôn hàng lậu - buôn quan -
buôn thánh thần - buôn tuốt
Quyền lực bày ra đấu
giá trước công đường
(NGUYỄN DUY)
Rồi đến khi "hữu sự"
(quốc gia bên bờ Suy Vong) lại giở giọng
TRÁCH NHIỆM chào mời dân ngu
khu đen nhập cuộc khơi khơi. Sao khôn thế
ông ? Sao khéo thế bà ?Khi có cục
đường thì ông bà lủm hết,
đến khi có cục muối thì giả
nhân giả nghĩa đòi chia.Trách
nhiệm và quyền lợi phải đi đôi
thì mới là đúng lý chứ. Bằng
không, quí ông quí bà phải nêu cao
cái gương của kẻ "ăn
trên ngồi trước": "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu
thiên hạ chi lạc nhi lạc" (Lo trước cái lo của
thiên hạ, Vui sau cái vui của thiên hạ) mới
đúng luật giang hồ chính đạo chứ.
Ðàng này các đấng Vua Quan, các bậc
chức sắc hiện hành có cho kiếp "con
sâu cái kiến" được nói lên
tiếng nói thật nhất đời mình,
được cất tiếng cả kêu của kiếp
đời bầm dập, đắng cay (Tuổi xuân ngồi vẽ tiết
trinh, Tình xuân chống gậy soi hình hài
nhăn, Ðường xuân nứt rạn trần gian
.. - NGHIÊU MINH). Hay chỉ được phép
cúc cung vâng vâng dạ dạ thân phận
nô tì, chỉ được phép "lao động là vinh quang" , còn thành quả của lao
động thì các ngài "dzớt" hết
một cách tỉnh bơ bơ ..
Lạy ông cơ chế, lạy
bà tư duy
Xin đừng hót những lời
chim chóc mãi
Ðừng lớn lối khi dân
lành ốm đói
Vẫn "còng làm" cho
"thẳng lưng" ăn
Ðổi mới thật hay giả vờ
đổi mới
Máu nhiễm trùng ta có thể
thay chăng ?
(NGUYỄN DUY)
(Xin được mở ngoặc để
nói thêm về một câu hát của Trần
Long Ẩn trong bài "Một đời người,
Một rừng cây" .. Chả hiểu
sao càng ngày tôi càng thấy thấm
thía một cách đắng cay, cay đắng,
vì câu trả lời quá hiển nhiên ngao
ngán tột cùng: "Ai
cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ
về phần ai ???". Tác giả ơi,
tác giả không biết hay đã biết,
nên hỏi chỉ để hỏi mà thôi.
Sau 1975, miền Nam VN có được quyền chọn
lựa gì đâu ! Việc nhẹ
nhàng là của mấy ổng, của con cháu
mấy ổng (thắng làm vua), còn việc gian khổ
là dành cho "Ngụy quân, Ngụy quyền"
vànhững
tấm lý lịch lấm lem (thua làm ..Ngụy) mà. Cả thế giới cũng
thấy nữa đấy chứ, và xót
thương quá cho việc "bị" chọn lựa
"tự do hay là chết"của những người VN hàng
hàng lớp lớp vượt biên bằng
đường bộ, bằng tàu lớn tàu nhỏ
... Tại sao có quê mà không ở
được, có nước mà đành
đoạn lưu vong, chỉ bởi "mối thù
giai cấp" hoang tưởng của chủ nghĩa CS
ngoại lai mà ra, nên Mỹ, Canada, Pháp, Ðức,
Úc, Âu Châu .. đã mở rộng
vòng tay nhân đạo cứu vớt, đỡ
nâng.Người
cùng máu đỏ da vàng thì đày
đọa, thảm sát; người dưng, kẻ lạ
từ màu da, tiếng nói ..lại đùm bọc, chở che. Thế
có oái oăm không hở trời cao đất
dầy !!!)
Lại nữa, khi gọi chúng
tôi là "thất
phu" thì chúng
tôi yên phận "dốt nát tầm thường"
là phải quá đi chứ. Vì
ai đời "Ðũa
bếp khuấy nồi bung", "Gái góa
bàn việc triều đình" (Sức
yếu tài hèn mà cáng đáng việc
to.Vốn ít mà kinh doanh rộng.
Kẻ dốt đặc cán mai mà cho mặc
áo Trạng Nguyên thì kết quả tất yếu
là …..[xin cứ tùy nghi
mà điền vào chỗ trống]). Do đó
"Gối rơm yên phận
gối rơm", "Biết thì thưa thốt,
không biết thì dựa cột mà nghe" .Ðấy mới là phải phép.
Là biết người biết ta, trăm trận thủ ..huề !!!(Sao dám đòi thắng khi "thất phu"
là kẻ sức mọn tài hèn, hở giời).
Còn nếu vị nào khi
phát biểu một điều gì đó,
trình bày một lập trường nào
đó về đề tài đất nước
tan tác của mình,xin đừng "trưng" cái câu
này ra như thể mình là "thất phu thứ
thiệt". Giả mạo đấy
các bác ơi.Các bác
khiêm tốn giả vờ đấy thôi.
Màu mè cho vui ấy mà, aichả biết. Vì
rõ ràng là quí vị có "dốt
nát tầm thường" tí ti ông cụ
nào đâu. Sao thất phu mà "bốc một
phát" đến ngay cửa nhà
..trời được thế này cơ chứ.
Van các bác nhớ.Các bác thật một tí với nhớ.Ðời đã thừa sự dối
trá. Dẫy đầy những "Cái lưỡi không
xương nhiều đường lắt léo", dẫy đầy những"Cái miệng không vành nó méo lung
tung" lắm rồi. Ngấy
lên rồi đấy các bác ạ
!!!À mànày,
nếu như các bác "lỡ"
là thất-phu-thứ-thiệt, chính hiệu con nai
dzàng, xin lạy các bác cả nón
nhé, "bấm nút ..biến đi" cho đỡ phiền
hàng xóm đang cần sự yên lặng nghỉ
ngơi ..
*
Vẫy những con tàu không
ghé lại
Thuyền nhân đời sống
đếm từng giây
Ðã khan tiếng gọi đời
nhân ái
Lệ đắng dâng trong hố mắt
đầy
(HÀ HUYỀN CHI)
.." Tôi đã viết rất
nhiều tình ca và tôi yêu tất cả những
bài TÌNH CA đã từng có trên
trái đất này, nó như những giòng
nước trong, nó chính là hy vọng của
chúng ta, nó chính là ước mơ của
chúng ta trong cuộc sống. Nhưng tôi cũng biết
rằng những rác rến sẽ làm bẩn
giòng nước đó dễ dàng ra sao,
và những hy vọng của chúng ta
, những ước mơ của chúng ta sẽ
dễ dàng bị vẩn đục như thể
nào. Một hy vọng bị vẩn đục
đó là một thất vọng.Một ước mơ bị vẩn đục
đó là một thực tại. Một
tình yêu yêu bị vẩn đục
đó là sự thù ghét ..
.. Trước đây những
bài tình ca của tôi được viết từ
phía này, phía của giòng nước
trong; giờ đây những bài tình ca của
tôi được viết từ phía kia, phía của giòng nước
đục. Nếu trước đây, tôi
đã viết về hy vọng thì giờ
đây là thất vọng, nếu trước
đây tôi đã viết về tình
yêu thì giờ đây là sự thù
ghét. Có phải vì thế mà những
bài ca của tôi đã trở thành xa lạ
với khán giả của mình không
? (LÊ UYÊN PHƯƠNG)
Ôi "tim lăn trên đường
mòn" ..xưa
cũ. Ðã khổ !
"Tim"KHÔNG"lăn trên đường mòn" cũng đâu có vui gì, khi
Tổ Quốc vẫn còn trong tiếng khóc cười
ứa máu của riêng ta !
Tạ ơn sông núi, tạ
ơn đời
Tạ những truông dài, tạ
biển khơi
Một thuở nuôi đời
tôi lớn dậy
Tổ Quốc còn trong tiếng
khóc cười
(NGỌC PHI)
***
Viết tới đây, tưởng
là kết thúc bài, tôi gởi riêng
đến Bi Dzi thì được bạn có nhận
xét bổ túc rằng: "..bài viết
thiếu cái mặt tích cực. Cái phần.."Dẫu cường nhược có
lúc khác nhau, Song hào kiệt thời
nào cũng có.."(BÌNH
NGÔ ÐẠI CÁO)
.. Thời nào cũng vậy, vàng thau lẫn lộn.Thời kháng Minh có khoảng 19 tổ chức
kháng chiến khác nhau. Ngài Nguyễn
Trãi đã chọn Bình Định
Vương Lê Lợi, theo sự thẩm
định của Ngài lúc đó.
Thời kháng Thanh
thì chắc chắn không phải chỉ có một
mình vua Quang Trung và những sĩ phu dưới
trướng của Ngài.Danh sĩ Ngô Thì
Nhậm đã chọn tập hợp của ngài
Nguyễn Huệ mà góp sức."Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm
Mã.." Nếu không có những
SĨ PHU góp sức, thì cho dù Bình
Định Vương Lê Lợi và vua Quang Trung
có tài thánh đi nữa, thì quý
ngài cũng chẳng làm được gì
đâu.." (BI DZI)
Rất cảm tạ sự
đóng góp chân tình và thẳng thắn
của bạn.Ðúng lắm. Tôi chỉ mới
"dậm chân tại chỗ" nơi con đường
mòn vắng vẻ đìu hiu, với tâm trạng
bất lực của người xưa: "Ba vạn quyển
thư không đất dụng, Bạc đầu
không chỗ giúp dân đen" (Tam vạn quyển thư vô dụng
xứ, Bạch đầu không phụ ái dân
tâm - TRẦN NGUYÊN ÐÁN) .. đó bạn à
! Hẹn lần khác vậy.