Thường thường những
người kinh qua giai đoạn "quá lứa lỡ
thời", nhảy tót một cái qua cái tuổi
"mống chuồn" xa lắc, tí tè
.. như tôi, mà vẫn còn "mình
ên" thì thường hay "được"
chọc quê là "chống ề" bởi rằng
thì là mà .. "già
kén kẹn hom", nên bây giờ ôm
cái cô đơn mà rên lên ư ử "đời tôi cô
đơn, nên yêu ai cũng cô đơn, đời
tôi cô đơn nên yêu ai cũng không
thành" ..
Khi qua Mỹ, tôi nghe rất nhiều
lần câu "You need a man" những khi cái xe thổ tả dở chứng dọc
đường, hay ăn vạ, nhõng nhẽo bất
nhơn. Rồi nhìn xung quanh mình, những lứa
đôi "vợ kèo con cột" hoặc "rổ
rá cạp lại" nhan nhản. Tôi cũng muốn
"cạp" đại một "ông già"
nào đó cho đúng câu ca
..xưa: "bà già lấy le ông già, chiều
chiều dắt ra bờ sông ..", bởi tôi vẫn thấy ấm
lòng sao đâu khi thấy hai anh chị già thủng
thẳng đi bộ cho giãn gân giãn cốt,
cho tiêu mỡ, cho máu bớt thăng giáng thất
thường dễ gây stroke bất tử. Họ thủ
thỉ nhỏ to, nhiều khi "main dans la main", nhiều
khi "cây ba-toong dans la main" cũng dễ
thương đến rưng rưng nước mắt !!!
Tôi đi tìm cái nửa của
tôi
Nhưng tìm mãi đến
bây giờ chưa thấy ..
Nửa của tôi ơi, anh là
ai vậy ?
Sao để tôi tìm, tìm
mãi tên anh ..
(Tác giả ??? -
LÊ HOÀNG KIỆT sưu tầm)
Nhưng .. (tôi không
đổ thừa hoặc mách ec-kíu-xì [make
excuses] đâu nha bà con) nếu tôi có 2
mình rồi một lô một lốc những con
cái, con đực nữa, thì tôi-chắc-chắn-chả-là-thằng-
tôi-như-ngày-hôm-nay đâu đấy
(dù chả có ai cần quái gì đến
cái-thằng-tôi-như-ngày-hôm-nay bao giờ)
!!!
Hụt em từ những ngày
xưa
Chung đường chung xóm,
mà chưa chung ..nhà
Bây giờ xa thật là xa
Chung con mộng rách, chung
toa tàu buồn
(HÀ HUYỀN CHI)
Thì cứ "hụt" nhau miết
nên mới ra cớ sự ..lẻ loi:
Ta về biển chẳng thấy em
Bỏ vềnon lại một phen mất
người
Về sông cánh nhạn lưng
trời
Vào phòng đóng cửa thấy
người trên tranh
(TOẠI KHANH)
Có người còn "tử tế ..tệ"
mách nước cho tôi về VN "gắp"
đại một ông có của chìm của nổi
nào đó qua làm .. chồng
(chứ chả lẽ làm .. mắm, hoặc làm kiểng
chưng) rồi sau đó ly dị .. khỏe
re. (Ai khỏe ? - Mày khỏe vì
có tiền mua nhà mà ở, ai đời cứ
"ở trọ" hết nơi này đến chỗ
kia. Hễ vui thì họ
cho ở lâu, hễ bực mình điều gì
đó, họ mời mình đi chơi chỗ
khác. Sướng lắm chắc
!!!)
Mà tôi thì
"giả bộ" không đành, "mần
thiệt" cũng không xong. Nên bèn ngồi trên "bến
lỡ" suốt kiếp cho quen:
Người đi như sáo qua
sông
Như con nước lớn, nước
ròng ngược xuôi
Tôi trên bến lỡ một
đời
Làm thân lá mục lạc
trôi giữa dòng
(NGUYỄN CÁT ĐÔNG - Thư
Quán Bản Thảo tập 4)
Mọi sự đều
"lỡ làng" ráo.Nhưng "làm
thân lá mục" thì không. Nhất
định là không !!! Cho
dù lá mục vẫn "bón" được
cho những mầm non cây mới đi nữa
.. Cho dù "hạt nắng mồ côi"
đâu xóa nổi cái lạnh "mưa
rơi" một đời đơn lẻ:
Một hạt nắng mồ côi
Không đủ sáng nụ
cười
Không ấm đời đơn lẻ
Lầm lũi giữa mưa rơi
(PHẠM
HỒNG TRẦN)
Và lại càng thê thảm
hơn khi mà "chồn cáo còn có hang ẩn
trú, con người không có chỗ gối
đầu":
Chim có tổ mà ta thì
phiêu lãng
Dắt nhau đi quờ quạng kiếm
thiên đàng
(TRẦN DZẠ LỮ - Thư Quán
Bản Thảo tập 03/02)
Vậy chớ tôi vẫn luôn
luôn "vô hình chung" THỰC
HÀNH những lời dạy này của tác giả
nào đó (chỉ biết chắc mẻm
đây là một trong những bậc thầy thẩm
mỹ tuyệt luân):
Hãy HÁT như chẳng có
ai đang nghe
Hãy NHẢY MÚA như không
có ai nhìn
Hãy YÊU như chưa từng
có ai làm bạn đau đớn
Hãy luôn là CHÍNH
MÌNH dù trong mọi hoàn cảnh …
Và hãy SỐNG như thể
trái đất này chính là Thiên
Đường của bạn !
Vâng. Tôi đã làm được
những điều này, lai rai, nhiều khi "rất
nhiều lần lai rai ba bốn sợi" bởi vì
tôi được diễm phúc MỘT MÌNH ! Nếu có người thứ
hai trong thế giới riêng của tôi đó,
chắc chắn là tôi sẽ "QUÊ một chục cục" khi hát giọng vịt đực,
khi nhảy .. cò cò, khi "iêu" ngốc
chí tử và chắc hơn bắp là tôi
sẽ "Ỷ LẠI" vào cái nửa kia của
mình một cách tỉnh bơ bơ, bởi
cái bài học Nho Giáo Đông
Phương ăn sâu vào xưong tủy "Phu
Xướng, Phụ Tùy" hay ngược lại
"Phụ Xướng, Phu Tùy" cho đúng kiểu
"bình thông nhau" bình đẳng ..
Và rồi lúc đó "địa ngục"
hay "thiên đường" thì chỉ
có trời biết mà thôi !!!
2/ LÀM WEB
*
Vậy mà cũng hơn 5 năm rồi cơ
đấy. Hơn 5
năm lọ mọ, học mò mẫm, học đại,
học tùm lum ở các Sư Fọ biết mặt,
hoặc "văn kỳ thinh, bất kiến kỳ
hình" trên cõi chợ trời Internet ..
Mới đây mà đã ..hôm qua
Chén trà chưa cạn tóc pha
men chiều
(NGỌC BÍCH)
Cứ như là mới hôm qua thật. Cái hôm bê cái Laptop từ
bưu điện về, hí hửng, run lên lặng
lẽ vì vui sướng, vì vừa
"ôm" được một ước mơ ở
VN ngàn đời không mơ thấy nổi. (Đào đâu ra cả ngàn
đô-la khi tiền gạo, tiền điện, nước
của một bậc kỹ sư tâm hồn dưới
chế độ "lao động là vinh quang, lang
thang là chết đói" đó còn
không đâu vào với đâu.
Vì cho dù lao động tận tụy, bán
cháo phổi đến kiệt cùng đi nữa
cũng chả làm sao đủ, đừng nói
dư mà mua cái computer cả một gia tài nghễu
nghện như vầy) ..Nhưng
vui mừng vui chưa dài được bao nhiêu
thì nụ cười chợt tắt ngúm, như
ngọn nến bị cơn gió thổi tắt phụt
phũ phàng.Chả làm sao
mà làm cho nó hoạt động thử
cái coi.Ối giời ơi.Thì cũng cắm điện.Ối giời ơi. Thì cũng gõ
gõ, chọt chọt ..Ối
giời ơi. Chả thấy gì, cái
màn hình vẫn ..đui
then, hoặc chỉ hiện ra cái "cửa sổ"
mang tên cơ sở sản xuất, và .. lạnh lùng chấm hết ở
đó !!! Cái hộp sắt vẫn là một
cái hộp sắt lạnh tanh, bí hiểm
!!!
May
mà có quới nhơn đến set up cho sau một
thời gian "có bệnh thì vái tứ
phương", tầm sư học đạo bằng
những cú phôn năn nỉ ỉ ôi
chính cô bé học trò ngày xưa của
mình .. Rồi cô vợ học
trò kéo theo cả anh chồng tốt bụng đến
download dùm ISP free, rồi chỉ cách để
"tậu" một cái Email Address ở Yahoo, một
cái nữa ở Juno phòng hờ bất trắc ..
Hoàn toàn không tốn một xu
nhé. (Ai dám bảo "Nothing is free in America" ???)
Lần
đầu tiên nhận được Email của
quí vị bạn ở tít bên Cali, mừng
không thể tả, cứ như là mình vẫn
còn ở bển, đấu hót, cười
nói đến rách cả mép khi gặp lại
Thầy Cô, Bạn Bè sau hơn 30 năm xa
cách từ một thời Rạch Giá thanh
xuân ..
Bảng đen, phấn trắng, phượng hồng
Ba mươi năm vẫn một lòng tìm
nhau
Nụ cười tan hợp bể dâu
Nhăn nheo nước mắt, bạc đầu chia phôi ..
(PHẠM HỒNG TRẦN)
Chắc chắn là khi ấy, lúc ấy,
lúc nhận và trả lời những Email (hết
sức ngắn củn thôi) cũng đã có
những giọt lệ lấp lánh tự nhiên
trào ra tràn ngập niềm hân hoan và
hãnh diện vô bờ. Vui vì bạn ở xa đến thế mà
vẫn như là gần gũi một
bên. Hãnh diện vì mình đâu
có "dzô cà tha" (đâu hề
được đi đến trường lớp về
computer, vì chả đào đâu ra thì giờ,
chả đào đâu ra tiền để học
hành có bài bản như người ta, mặc
dầu khi ấy đến Mỹ được 7 năm
rồi ..) mà cũng quọt quẹt được,
lóc cóc được những dòng
"không dấu" gì ráo trọi, ráo
trơn để có thể bị "mích
lòng" như chơi vì bị hiểu
"khác" đi một cách vô tình (hay
cố tình "được .. chọc
ghẹo") !!! (DAM DANG là "đảm đang"
hay "dâm đãng" ??? Khong
can bao nhe anh. BAO là "báo" hay "bao cao
su" [condom]) ???
Ôi tiếng
Việt yêu quí của tôi, đâu có
ngờ rằng mình (một cô giáo không
đến nỗi "tệ" về Việt Văn,
đã từng "thao thao bất tuyệt" về
thơ phú của các cụ ông Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương .., quí cụ
bà Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân
Hương .., về văn xuôi của các
tác giả "cừ khôi" nhóm Tự Lực
Văn Đoàn ..) giờ tắc tị, bí lối
viết không xong một câu chữ Việt ra hồn
bằng cái còm-piu-tơ vô cảm. (Vì chữ
Việt mà không dấu thì hiện nguyên
hình là 24 chữ cái mượn của Latin
mà thôi !).
Sau
cái thời "không dấu" là đến
giai đoạn chữ Việt bị chặt đứt bứt
rời bởi những cái râu, cái nón .. "mắc toi".
Đọc muốn nổ con ngươi. Vừa đọc
vừa ráp chữ và dấu lại cho liền lạc
như con trẻ học lớp vỡ lòng tập
đánh vần muốn lé ..con mắt mơ huyền, sau lần kính
hai tròng: cận thị và lão .. bà (bifocal) .Nói vậy chớ con người ta hay thật.
Cái gì rồi cũng "trăm hay không bằng
tay quen", chẳng những quen tay còn quen mắt,
quen cả người hàng xóm trong "cõi
i-meo" trên thực tế chả biết mặt mũi
bao giờ !!!
May mắn
lại đến nữa, tôi có quới nhơn
"kèm cặp tư gia ..hàm thụ" về chữ Việt
Unicode. Và thế là sau một thời gian "u tối"
tôi được tốt nghiệp "cấp bằng"
thoát cảnh "tối u".. Thật
hãnh diện mà nói, tôi mang ơn quí
vị "Sư Fò Fò" này lắm lắm.
Chính các-bác đã làm cho nhà-em
thành nhân dạng như ngày hôm nay đấy
các-nhà-bác có biết không
?Đúng là phước đức
bảy mươi đời nhà-em được gặp
các-bác hôm nay và ngay cả sau này nữa
cơ. Hễ mỗi lần nhà-em "bờibisắcbíhuyền.. lù" là có
các-bác "hiện ra" y chang như cô Tấm
ngày xưa mỗi lần "khóc lóc"
là được Bụt hiện ra "cứu độ"
vậy .. (Thoạt đầu là các-bác
"trẻ" [hơn tôi] của nhóm Tào Lao
Wán - những Sư Fò đầu tiên trong sự
nghiệp "mò mẫm" làm web với người
ta - ; rồi đến các-bác "không
chân dung" [chả biết trẻ hay già, nam hay nữ],
chỉ "quen" qua liên lạc điện thư,
"dạy dỗ từng chút" từ những mẹo
vặt về Computer, đến cách làm Slideshow,
làm Blog ở Yahoo 360; ngay cả các tác giả
sáng tác Thơ Văn Nhạc chịu khó gởi
bài "tiếp sức" cho cái web "nhà
quê, quê nhà" RẠCH GIÁ được
sống "mạnh giỏi" đến ngày
hôm nay; chưa kể các "sưu tầm gia"
chịu khó đọc, rồi copy, rồi chuyển
bài về thường xuyên, đều đặn
nên càng ngày nội dung của "bổn
báo" càng phong phú, đa dạng, không thể
nào ngờ !!!). Bởi thế mà nhà-em hay
trích ra những câu thơ này để
"ca tụng" công đức vô lượng
vô biên của những tấm lòng "hằng
tâm hằng sản" của các-bác đấy
ạ:
Ai bảo đời không Phật
Bạn bè tôi hằng hà
Hiện giữa lòng máu thịt
Tim Bồ Tát nở hoa
Vâng. Khi
mình "cúng" tiền bạc cho nhà thờ,
chùa chiền, đền đình miếu mạo .. Khi mình "chia xẻ" những
"đồng tiền liền khúc ruột" của
mình để cứu trợ những nạn nhân
chiến cuộc, nạn nhân của thiên tai
(bão lụt, hỏa hoạn ..);
"làm nhẹ nhõm" những khó khăn
hoạn nạn nhất thời của Thầy Cô, Bạn
Bè, Hàng Xóm còn kẹt lại VN; thơm
thảo kính biếu một ít trà bánh ..
đến Ân Sư ("nhất tự vi Sư,
bán tự vi Sư" [một chữ cũng là
Thầy, nửa chữ cũng là Thầy], ngay cả
"vô tự" [chưa dạy ta chữ nào] cũng
xin được gọi là "Sư", vì
dù không dạy ta một lần nào đi nữa
cũng là Thầy Cô, cũng mang thiên chức
cao cả là dẫn dắt cả một thế hệ
học sinh bước vào thế giới văn minh
hơn, nhân đạo hơn, tốt đẹp hơn) ..thì trái tim ta
đang có chất liệu của Bồ Tát,
ít nhiều gì thì cũng là Từ Bi của
nhàPhật [Từ
là ban vui, Bi là cứu khổ], là Bác
Ái của đạo Chúa. Cũng thế, khi gặp
ai bế tắc về kiến thức, có sự trục
trặc về hiểu biết, nhiều khi "rắc rối
tơ lòng , ruột vò chín
khúc" mà mình "giải" hộ cho họ
những khúc mắc, những vấn nạn, gỡ
được rối rắm thì ta cũng đang cứu
khổ, ban vui, y như đang làm chuyện Tông
Đồ vinh danh Thiên Chúa lòng lành. Đâu có gì khác biệt.Thời giờ cũng thế,
cũng là vàng bạc, mà hễ đến từ
sự tận tâm "dâng hiến" của ta cho
người, cho đời thì cũng tỏa
hương cao thượng "quá đi chứ",
phải không các-bác !!!
"Sống
trong đời sống cần có một
tấm lòng, dù chỉ để cho gió
cuốn đi" (TCS),
câu này hay quá là hay, nhưng tôi tin một
cách mãnh liệt rằng: dù gió có
cuốn đi những hạt giống tốt lành của
tâm từ ái, của lòng vị tha thì cũng
sẽ trả về hương thơm bát ngát,
ngất ngây, "chẳng chóng thì chầy".
Ngoài song gió nhẹ rì rào
Thoáng mùi lan ngọc thoảng
vào nơi đây
Hoa khoe sắc, mây vẫn bay
Hương thơm bách thảo
chan đầy lòng ta
(TUỆ MINH)
"Trong cuộc đời của bạn, chắc
chắn bạn đã đi qua không ít cây
cầu
*
Thì
rõ ràng là tôi đang "một
mình" và chắc sẽ còn "một mình .. dài dài". Nhưng nhất
định là không "cô đơn"
đâu. Sao kỳ cục vậy ?Bởi vì "cây cầu" luôn sống
một mình nhưng biết bao người qua lại
trên đó, nó nối đuợc những bờ
ngăn cách, làm liền được những
thế hệ trước sau. Thế nên tôi
(ước gì) cũng được là một
chiếc cầu hữu dụng như thế này:
"Trong
cuộc đời của bạn, chắc chắn bạn
đã đi qua không ít cây cầu
! Có cầu gỗ, cầu đá, cầu
bê tông và cầu thép. Công dụng của
chúng đều như nhau, giúp bạn đi sang bờ
bên kia của con sông. Chúng lặng
lẽ nằm đó, trên dòng nước chảy
êm ả hay cuồn cuộn.
Nơi nào có sông thì
thường có cầu. Khi người ta không nhẫn nại
nổi với những chiếc thuyền bè chậm
chạp thì người ta dựng lên cầu gỗ;
khi cầu gỗ mục nát thì đổi
thành cầu đá; khi cầu đá sụt lở
thì xây cầu bê tông; khi cầu bê
tông nứt vỡ thì bắc cầu thép, rồi
sau này sẽ có những kiểu cầu mới mẻ
hơn. Vì vậy cùng là một cây cầu,
trăm ngàn năm trước đến trăm
ngàn năm sau, nhiều lần thay thế, kiểu
dáng cây cầu và vật liệu xây cầu
cũng thay đổi, duy nhất một điều
không đổi: NÓ LÀ MỘT CÂY CẦU.
Một cây cầu giúp bạn đi, nối liền
hai bờ, thu ngắn khoảng cách.
Từ
thời đại xa xưa khi tri thức còn chưa mở
mang, cho đến cái thời hiện đại khoa học
hưng thịnh; từ cầu độc mộc tạm thời
dễ mục đến cầu thép kiên cố bền
chắc; từ người có cống hiến nhỏ
bé đến người có ảnh hưởng
sâu xa, tất cả đều là những chiếc
cầu. Cầu đời trước hư hỏng, cầu
đời này được dựng lên; cầu
đời này mục, cầu đời sau lại
được xây lên. Chỉ cần con người
còn tồn tại ngày nào thì không thể
không có cầu, ngàn vạn năm, con người cứ như thế mà
gieo trồng hạt giống văn hóa lịch sử.
Thời
đại là một dòng nước lũ, chúng ta bắc một chiếc cầu
ở trên nó. Chúng ta đi trên chiếc cầu
của thế hệ trước sang bờ bên kia, rồi lại dựng lên chiếc cầu
của chúng ta cho thế hệ sau đi qua. Chúng
ta biết rằng: bất luận là cầu gỗ
đá, bê-tông , thép hay
vật liệu mới nào, không có chiếc cầu
nào là vĩnh viễn không mục nát.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng:
Cái khó
khăn đối với anh chàng trong Ca Dao này
là bởi cây cầu khỉ gập ghình. Nghe
tới đó thì cũng tội nghiệp vì
biết đâu anh ta chẳng đang ở cái xứ:
Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp
kêu. Nếu không cá sấu thì cũng
đỉa, vắt. Không cọp kêu thì chim kêu,
vượn hú cũng đủ lạnh lùng, rởn
óc.
Rồi ngẫm nghĩ
ra anh chàng này cũng có phước dữ
đa, có được những người
hàng xóm, láng giềng quá hảo tâm,
quá tốt: sẵn sàng cho mượn chén
(nói vậy chớ ai nỡ để anh ta cầm
chén không khi nhà mình đang ăn), rồi
sẵn sàng cho mượn ly (cũng lại là
nói cho có nói chớ bợm nhậu nào
mà ham uống một mình ên đâu)
và cho anh mượn đờn kéo chơi
luôn vì anh ta chắc cũng là một tay
văn nghệ, văn gừng ??? Thế là sướng
tỉ đi rồi. Được ăn, được
uống còn được làm tài tử nữa
!!!
Nhưng chỉ
vì cây cầu tre lắc lẻo đó, cây
cầu khỉ gập ghình đó, mà đời
anh tang thương áo não đủ đường
(đói, khát, buồn hiu) !!!
Tôi không muốn
trưng cái câu của Nguyễn Bá Học ra
đây: Đường đi khó, Không
khó vì ngăn sông cách núi, Mà
khó vì lòng người ngại núi e
sông. Như dân Lục Tỉnh mình (nói
riêng), dân Việt mình (nói chung) đang ở
rải rác khắp bốn biển năm châu
thì đâu có ai e ngại cái gì
đâu (ngay cả cái chết) để được
hít thở bầu không khí tự do thiêng
liêng mà sau tháng tư đen đúa, cả
nước ngột ngạt vì độc tố của
một chế độ độc tài, độc
đoán đọa đày. Do đó có
sá gì ba cây cầu rung rinh, lắc lư,
điên đảo !!!
Tôi chỉ muốn
nói cái họa của sự xa cách hiện
nay không phải tại cây cầu như xa
xưa nữa rồi. Ở thế kỷ 21 này,
chúng ta có Cầu Không Vận, có Vệ
Tinh Liên Lục Địa, có hệ thống Truyền
Hình, Truyền Thanh, có Internet, Điện Thoại,
Email .. nên cho dù không có cầu ván,
đá, bê tông, sắt thép gì đi nữa,
toàn thể địa cầu cũng gần gũi
như trong tấc gang. Tai họa thảm cảnh ư, chiến
tranh bùng nổ ư, chỉ trong một khoảng thời
gian cực ngắn thôi là cả thế giới
đều tỏ tường chi tiết cùng với
hình ảnh rõ ràng. Còn muốn vừa
nói chuyện vừa thấy dung nhan của nhau,
thì chỉ cần một cái Webcam. Hoặcmuốn đi tìm tri
âm tri kỷ, muốn gặp người bằng
xương bằng thịt, muốn ôm nhau một
cái thật chặt, muốn tay bắt mặt mừng
thắm thiết thì cứ leo lên máy bay, bay
qua bao nhiêu là tam tứ núi, ngũ lục
đèo, bay tuốt qua mấy đại dương, mấy
đại lục luôn ấy chứ !!!
Thế thì cần
quái gì cái cầu ở đây mà gọi
là NHỊP CẦU cho nó phí thời gian bạn
đọc nhỉ ???
Nhưng mà, bạn
ơi, nhìn thật kỹ ra, nếu thiếu cái
nhịp cầu vô hình, vô ảnh, là SỰ CẢM THÔNG,
là SỰ THẤU HIỂU, là BIẾT ĐỂ SỐNG
(Khôn cũng chết, Dại cũng chết ), là
TÌNH YÊU THƯƠNG .. thì ngồi đối diện
cùng ta, bốn mắt nhìn nhau vẫn trào
lên sự bất-tương-phùng dài
dài. Ngủ chung một giường, đắp chung một
cái chăn vẫn dị-mộng đến
trăm năm, suốt kiếp.
Do đó, hy vọng
chúng ta sẽ không bị ngàn trùng xa
cách bởi những cây cầu hữu hình, hạn
cuộc. Mà sẽ được gần nhau hơn bởi
nhịp cầu giao cảm, nghĩa tình: Tình Thầy
Trò, Nghĩa Bè Bạn, Tình Đồng
Hương, Nghĩa Đồng Bào.
NHỊP CẦU RẠCH GIÁ
có mặt là vì vậy !"
Và sống "MỘT
MÌNH" để được là một-nhịp-cầu-giao-cảm
chả vui hơn là bị "mắc kẹt" trong
những tương quan "cứng ngắc", hoặc
những tự do "trời ơi đất hỡi"
khác sao, phải không bạn ???