Mưa nhòe bao chứng
chỉ xưa
Trăm bong bóng vỡ trên
tờ bằng trơn
Tiếc gì không, quá
khứ buồn
Nửa đời
chữ nghĩa gặm mòn tuổi xanh
Tôi hay trích 4 câu này vào nhiều bài viết của mình,
vì tôi thấm thía tận cùng xương tủy cái "công dã
tràng xe cát" của câu chuyện "dài lưng, tốn
vải, ăn no lại .. học trò" này lắm. Bởi
coi như mất béng một phần đời rồi còn
gì, (mà lại là một phần quan trọng của cả
một đời người - thanh xuân !). Nhất là khi
"được" ăn cơm heo,
"được" ngủ chuồng ngựa ở Transit,
chờ đến lúc chính thức gia nhập vào đạo
binh "Rề-phu-gi buồn" ở trại Bataan (Phi
Luật Tân).
Trời ơi, mùa mưa ở đó sao mà quắt
quay, sao mà cay đắng, khốn khổ, khốn nạn
đến thế. Nếu không còn tiền bạc, không còn
ngôi nhà thân yêu, không còn những đứa học trò luôn luôn
"nhìn lên" phía mình trông đợi, không còn ngay cả
những con đường xưa ta đi, những hàng
quán ta từng ghé vào "đánh chén", những đứa
bạn thiết thân .. Cũng đành đi ! Đàng này,
mưa cũng không phải giống ở xứ mình. Nó thê
lương, nó âm ỉ một nỗi đau bàng hoàng
mất mát, tận cùng khánh tận. Nó tiêu điều,
quạnh hiu không thể tả, vì quay qua quay lại chỉ
là những người mới gặp, tuy đồng
hội đồng thuyền, đều cực lòng khi
ăn nhờ ở đậu, ngày ngày ngửa tay lãnh food,
đều tủi thân vì ngày ngày phải đi học cách
nói năng, cách xã giao, cách thích ứng với một
đất nước "sẽ" vừa xa, vừa
lạ đến rợn người. Nhưng ai cũng co
ro cóm róm với cái điếng ngắt trong lòng còn quá
mới, như thân cây vừa bị bứng gốc nên cành
lá vẫn héo quắt, héo quơ, vẫn xác xơ, phờ phạc.
Nhìn nhau càng tấy lên những câu hỏi nhức buốt
lặng thầm: Sao thế nhỉ ? Sao có quê mà không ở
được ? Sao có một giang sơn mà không thể
"bám rễ đâm chồi" ? Sao có một Tổ
Quốc mà phải đành làm thân lữ khách, tha
phương ?
"Thế đó. Tất
cả như trong một canh bạc bị tố
đến cạn láng. Hết sạch. Sạch sành sanh.
Không còn tuổi trẻ. Không còn cấp bằng. Không còn ngôn
ngữ. Không còn làng xóm, quê hương. Không còn ngay cả
một tiếng gà gáy báo sáng hoặc trưa. Không còn
tiếng pháo giao thừa nổ vang rân từng nhà mừng
xuân đến." (Trích Mỉm Cười)
Trời hôm nay vừa
mưa vừa nắng
Mây hôm nay vừa trắng
vừa đen
Nước hôm nay vừa
trong vừa đục
Biển hôm nay vừa
động vừa yên
(HOÀNG TRUNG THÔNG)
Thiên nhiên "vừa mưa vừa nắng"
như thế. Lòng người như lòng biển cũng
"vừa động vừa yên" như thế .. Và
khi đến xứ tạm dung rồi (Mỹ, Pháp,
Ðức, Úc, Canada ..) chắc cũng phải vài năm
để nguôi ngoai dần vì còn túi bụi với công ăn,
việc làm ở xứ lạ người dưng.
Nhưng với những người
nhạy cảm (mà thiệt ra, dân VN mình ai mà không dễ
"động lòng" !) thì 5 năm, 10 năm, 20 năm,
30 năm .. đâu phải là thước đo nỗi
buồn xa xứ. Nó dằng dặc đến cuối
cuộc đời ấy chứ. Nhất là những chàng
"trai tơ" VN một thuở kiêu hùng giữ
nước, bỗng bị "địch lừa, bạn phản, ta ngu
muội", giờ đành suốt
kiếp lưu vong.
Thù nước còn chưa báo
Sông núi một điêu tàn
Trai tơ thành trai lão
Sống vật vờ dương gian
(HÀ HUYỀN CHI)
Và tôi cũng vẫn cứ thích, vẫn cứ
muốn trích lại hoài những câu thơ này, khi tác giả
nói về nỗi nhớ .. như nỗi nhớ của
chính mình:
Thân ta như loài chùm gửi giả
Bám rễ quê ngưòi nhớ đất quê cha
Nhớ những cơn mưa rạt rào tình Mẹ
Nhớ cội nguồn xưa bóng mát hiền hòa
(LÊ NGUYÊN HẠNH)
Ngày xưa, mùa hè Rạch Giá, những mùa hè học
sinh, là những tháng ngày chúi đầu vào học. Học
lấy học để, học vồ học vập,
học để cho thi cho cử, cho một ngày mai tràn
trề niềm vui trong mắt mẹ mong chờ, đâu có
đủ giờ mê mải ngắm hoa phượng
đỏ, bông điệp vàng và bằng lăng tím,
lại càng không có thì giờ
cho những hạt mưa rơi .. Nhưng luôn luôn có "những cơn mưa rạt rào
tình Mẹ", có "bóng mát
hiền hòa" tha thiết thương yêu, nên biết mấy
thảnh thơi, vô tư, vô lự. Bởi vậy, bây giờ đọc lại
những giòng thơ này thì cứ ngẩn ngơ, ngơ
ngẩn buồn, buồn ơi .. thắt thẻo là
buồn:
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu
Sao bông phượng nở trong màu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu
(HÀN MẶC TỬ)
Ôi, thần trí của tác giả đang bị du vào
một cảnh sắc biết mấy bất
thường: không thể xác định được
mình đang ở cõi nào, còn hay mất, và những câu hỏi
càng làm đậm nét hoang mang hốt hoảng của
một tâm tình cô đơn đòi đoạn, nhỏ
lệ máu ròng ròng như hoa phượng mùa hè lả tả
nghìn năm .. Bởi căn bệnh ngặt nghèo của tác
giả, hay bởi những thiên tài mắc đọa
thường bật lên
những tiếng kêu thống thiết đoạn
trường ??? Nghĩ kỹ ra, hình như ở nơi này,
dạo này, có những lúc tần ngần, tôi cũng đã
có những câu hỏi in hệt như thế đó, hoang
mang như thế đó, vô thức một cách mụ mị
như thế đó "Tôi
vẫn còn đây hay ở đâu ?" .. và "dưới trời sâu" này là ở chốn
nào ??? (Sao không được là cảnh cũ, người
xưa ?). Khác biệt căn bản một điều,
ở đây không có hoa phượng nhỏ máu mùa hè, chỉ
có những bông tuyết mùa đông trắng lạnh lùng, tê
buốt tháng năm trôi ..
Tôi đã đi mấy chặng đường xa
Vượt mấy núi, mấy rừng, qua mấy
biển
Niềm mơ ước gửi vào trang viết
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư
(XUÂN QUỲNH)
Vậy đó. Chỉ còn những con chữ. Chỉ
còn dăm ba dòng góp nhặt. Chi chít những nỗi niềm
đã thôi không còn mong che dấu hay bị bức bách
phải "dồn
xuống đáy tâm tư" ! A men.
*