Mỗi ngày, mấy
lượt đi ngang cái phòng ấy, một cách hết
sức tự nhiên, tôi đều ngóng nhìn vào như bị
một sức hút, mạnh hơn sức hút của nam châm
triệu triệu lần ..
Đó là một
căn phòng ba bề dát kính, đèn nê-ông trên trần tỏa
sáng, sáng rực rỡ, sáng mát, một vùng sáng của sự
phong phú, thịnh vượng ! Chả bù lúc trước nó
tối tăm, kín bưng, ngột ngạt, nhiều khi tò mò
thử nhìn nhóng dáo dác .. chỉ thấy những đinh
ốc, bù loong han rỉ, ngổn ngang, hoặc những máy
móc hư hỏng, phế thải nằm chồng
đống (phòng của các thợ bảo trì [maintenance] mà
..). Hoặc một phòng khác của Manager hay có những nhân
vật ngồi khép nép nghe chỉ thị, hoặc họp
hội "bỏ túi", lại một phòng nữa
của Supervisor .. chi chi đó không rành.
Bây giờ, đi ngang 3 cái phòng cũ kỹ,
đã được bàn tay mầu nhiệm của các
người thợ tân trang, chỉnh hình bằng cách
đục bỏ hết những vách ngăn để
thành một căn phòng rộng thênh thang. Ngự sừng
sững trong đó là 4 cái máy (?) hình khối chữnhựt, đại cồ
bự, (cao hơn người cả một hoặc hai cái
đầu lận, còn bề to thì không biết mấy
người ôm cho xuể), 2 cái màu đen trơn, 2 cái màu
đen trắng, nằm xen kẽ nhau, mới cáu cạnh,
mới ngạo nghễ, dường như hơi vênh váo
một chút giữa cái nơi vẫn còn bừa ra những
lắp ráp, tháo gỡ ràng ràng những dấu hiệu nghèo
nàn, bẩn chật .. Chả hiểu sao khi nhìn vào chúng (4 cái
máy mới ấy), tôi chẳng những bị hớp
hồn, mà còn có cảm giác sung sướng vì thấy
sự trù phú đang chờ đón chúng tôi (những công nhân
đã từng thất kinh hồn vía vì bị lay-off hằng
mấy trăm người một lần bởi những
"hợp đồng" [contract] đã bị .. dzăng
ba te !!!)
Ngày ngày tôi đi đến đó, ngang qua
căn phòng cửa kính sáng choang, để làm thợ.
Như ngày xưa đến trường dạy học
kiếm cơm. Và ngược thời gian, xa hơn
nữa, ở tít cùng của một nước Việt
nhỏ híu, có một nơi còn nhỏ xíu (Rạch Giá-Kiên
Giang của tôi, là một cái dấu chấm li ti trên bản
đồ, ở một chỗ ẹo của một
vịnh biển), ngày ngày tôi cũng đã đến lớp
để kiếm cái chữ, cái nghĩa, ròng rã mười
mấy năm trời (hết Tiểu, hết Trung, rồi
lên Sài Gòn tiếp tục Đại học).
Mái
trường, cơn mê đời trú ẩn
Tình
ta - hồn cổ thụ chiêm bao
Thấy
đời mình gan lì lặng lẽ
Bền
bỉ sù sì đứng lớn lao
(NGUYỄN
THÙY SONG THANH-Thư Quán Bản Thảo tập 20)
Không biết "đứng lớn lao"
được đến bao lớn như tác giả
tự hào cảm nhận, chỉ thấy nhãn tiền là vì
tham kiếm cái chữ để đỡ cái thân cò ma, nên
tôi học đến mờ con mắt, (phải đeo 2
đít chai xá xị dầy cui và cứ bị tụi con nít
chọc là "đồ mắt thòi lòi"). Học
đến tàn tạ dung nhan. Học đến xấu xí
dạng hình. Bảng đen, viên phấn trắng, cây bút,
quyển vở chỉ được bỏ cái rột
(nhưng những giấc mơ vẫn đầy ứ quá
khứ chả chịu xanh cỏ dùm ơn) khi tôi
đến Mỹ, lớ ngớ đi làm thợ ở lò
bánh mì, rồi làm thợ ở đây (hơn 10 năm nay).
CÒN DĂM BA CHỮ
***
Tui xấp xỉ bò
lục. Nhưng vẫn chưa thấy mình già, (thế
mới chết cơ chứ). Rõ ràng là tui vẫn còn mang giày
cao gót được (cái chứng thấp khớp ở
đầu gối vẫn chưa hành hạ chi mấy mà, có
nghĩa là .. lai rai đôi chân "trường túc"
cũng làm khổ tui lắm chớ, khi mà "Sơn
cùng nghe gió thổi, Thủy tận ngó vàng
rơi"-TOẠI KHANH, hay nói một cách bình dân thứ
thiệt: hễ trở trời, trái nắng, đổi gió
là bộ xương bọc mỡ [high cholesterol] của tui
bèn "õng ẹo" sần mình sần mẩy thấy phát
ớn luôn !!!).
Hằng ngày, tui
vẫn ăn mặc "mô đen quằn quại"
đi làm, (dù biết tỏng chỉ là cái thứ "áo
gấm đi đêm", bởi cái số con vạc
phải đi làm "ca đêm" mút chỉ cà tha mà). Tui
"cân đai áo mão" đúng bài bản như khi đi
dự hội hè, đình đám hay đi chơi vậy. Tui
kẻ lông mày, tô son và "máng" đủ thứ nữ
trang "dỏm" trên cổ, trên tai, trên cổ tay,
cổ chân. Còn "bàn tay năm ngón mưa sa" mà nếu
mọc thêm ngón thứ sáu tui cũng dám .. "chơi"
luôn, cũng đeo loạn cào cào những cái cà rá bằng
"vàng Thụy Sĩ, một đồng một
chỉ", hoặc những hột đá giả lấp
lánh "hào quang thời trang" kim cang, pha lê, xa cừ, mã
não, tam bảo, cẩm thạch .. Áo quần thì "ngũ
sắc" là cái cẳng rồi à. Còn cái khoản
"sexy" á hả, nói nào ngay, chỉ mùa hè mới dám
"phe" ra cho mát, chớ mùa đông Bắc Mỹ mà làm
"con nhà nghèo" thì từ chít tới dzô nhà thương
.. lao. (Hổng dám .. "ngố" như rứa đâu
!!!)
Ủa.
Mà sao tự dưng tui "tào lao thiên địa" về
cái tánh "bà bóng" ưa xanh xanh đỏ đỏ
của tui chi vậy cà ? Tui nhớ rồi. Tại mấy
cái câu thơ "mắc dịch" của cái tên nào đó
ở trong tui, tự dưng sút chỉ rơi ra một chùm
.. "di
chúc":
Mai sau chết giữa
trời trong
Còn dăm ba chữ vui
lòng cầm tay
Thì
như lá rụng, mây bay
Tiếng cười tan,
tắt nắng ngày, vào đêm ..
Cái điều kỳ
cục nhứt ở đây, là tui chưa thấy mình già mà
đã nghĩ đến cái chết rồi. Hay là vì tui
đã đọc đâu đó:
.. Con người đến rồi đi,
tung tăng múa nhảy mà không hề đả động
đến cái chết. Mọi sự đều êm xuôi
tốt đẹp. Nhưng khi cái chết xảy đến
- cho chính họ, vợ con bè bạn họ - trong lúc bất
ngờ không chuẩn bị thì ôi chao là họ đấm
ngực khóc than, phẫn nộ, tuyệt vọng xiết
bao ! (SOGYAL RINPOCHE-Trí Hải dịch)
Chén đầy soi mặt
tần ngần
Chén vơi thăm
thẳm, mộ phần đấy ư !
(HOÀNG HƯƠNG TRANG)
***
Nãy giờ, sao tui cứ vòng vo Tam Quốc Chí hoài, mà
chưa hề "mó" vô cái vụ "Cõi Trên, Cõi
Dưới" gì hết ráo vậy ta
Nãy
giờ, sao tui cứ vòng vo Tam Quốc Chí hoài, mà chưa
hề "mó" vô cái vụ "Cõi Trên, Cõi
Dưới" gì hết ráo vậy ta ??? Bộ tui sợ
"đụng" vô ba cái món "triết lý" nhức
đầu, nhức đuôi thấy bà, rồi ai mà thèm
đọc nữa chắc ? Cũng tỉ như ba cái bài
"khẩu khí" làng nhàng, chuyên nhơi lại,
dai-dài-dỏm-dối thì chả có "ép phê", chả có
"xi-nhê" gì ráo từ khuya vậy mà !
Nói
vậy chớ cái gì cũng có nguyên nhân của nó (bởi
vậy cái Lý Nhân Quả của nhà Phật mới còn
tồn tại đến ngày nay), dạo này tôi cứ
muốn "á khẩu" luôn, vừa muốn "thét
lên" cho vỡ nỗi buồn đang dồn đống
thành khối. Cái mâu thuẫn này nếu không có dịp
"phát tiết" thì ..
Chúng
tôi vừa đi thăm "con gà tồ mắc nạn"
của phân xưởng tôi làm. Chúng tôi vừa mừng,
vừa hoảng kinh khi gặp ông ta nằm xẹp lép,
xếp ve trên giường bệnh. Bán thân bất toại.
Nửa bên trái (mắt, tai, tay, chân .. trái chả có một
dấu hiệu của sự sống), ngay cả
nước dãi chảy ra ở bên khóe môi trái, ông cũng
chả hay biết gì. Cái mừng nhất của cả nhóm
là ông vẫn còn "biết" và còn "nhớ"
một số người, một số việc lúc ông còn
khỏe mạnh. Ông có thể nói được dù rất
sẽ sàng, và còn bảo là sẽ về làm việc trở
lại nay mai .. (?)
Phân
xưởng chúng tôi làm, chả hiểu sao toàn là phụ
nữ (đủ mọi quốc tịch: Mỹ Đen
African, Mỹ Trắng, Thái, Ấn, Pakistan, VN, Tàu, Mexican,
Salvadore ..) chỉ có ông ta, một ông Mỹ Trắng, vui
tính, xuề xòa, hay giúp đỡ .. là đàn ông duy nhất
đấy thôi. Đúng là hiếm nên quí. Chúng tôi quí mến
ông ấy bởi ông là "gươm sét .. lạc giữa
rừng hoa" là một, hai là vì ông ấy cũng dễ
nhờ (nhất là những việc nặng nhọc dành cho
"nình ông", nghĩ cũng tội cho mấy cái ông
đờn ông "ga-lăng .. xăng" thật
đấy chứ !!!).
Đáng
lẽ tôi phải gọi ông là "gà cồ" mới
đúng, vì ông già rồi, tóc bạc hết và đang
"lơ thơ tơ liễu" trên cái đỉnh ..
"sói sọi". Nhưng mà ông có cái vẻ gì đó
"ngố ngố", rồi cái đầu gối bên
phải với cái chứng thấp khớp "mắc dịch"
làm ông phải đi nghiêng lệch một bên, nên tôi cứ
gọi lén ông là "gà tồ" thôi. Với lại ông ta
cũng "có cơn" lắm cơ, ba hồi ông tự
sấn mình vào hỏi đon hỏi đả để
giúp đỡ chúng tôi, khệ nệ vác lên vai những thùng
đầy đựng "camera" đã được
lấy phim ra rồi (nặng lắm nhé), đem đi
đổ vào thùng rác hộ; hoặc ông lấy dùm những
thùng đựng "labels", những bao bọc
đựng phim nặng trịch vv .. vv ..Vác nặng, khiêng
nặng muốn chết, cái dáng nghiêng lệch càng xệu
xạo "bạo", mà khuôn mặt tươi rói,
phổng phao cứ như ông Noel trong ngày lễ Giáng Sinh ! Ba
hồi ông làm "mặt rô", trả lời cụt
ngủn, rồi tỉnh bơ bỏ đi, không thèm
đếm xỉa gì đến những tiếng "please,
please" .. của những chị gà mái đang buồn
ngủ rũ rượi cả người !
Không
biết ở nhà ông là người thế nào, hư
hỏng, đồi trụy đến tầm cỡ nào, mà
bà vợ già của ổng cứ the thé gọi điện
thoại vô "check" ổng liền khi. Chứ
đối với chúng tôi, những người
đồng nghiệp nữ của ổng, chỉ thấy
ông ta rất đỗi hiền lành, tử tế, vui tánh,
tốt bụng .. có người còn gọi ông là "Daddy",
có người gọi ông là "Senor", là "Mister"
.. Ông chỉ chọc một Nàng Mỹ Đen đang
"single mom" và gọi là "my girlfriend" nhưng
cũng chỉ cho "vui vẻ .. hãng xưởng"
vậy thôi, chứ chắc ông cũng chả sơ múi gì
tới cái đít "núng nính .. ngoáy" và hai "trái
mướp .. đòng đưa" theo mỗi bước
chân hối hả ấy đâu !!! (Tại sao ư ? - Vì bà
dzợ già của ổng "kềm và cặp" ổng
còn hơn cái nghề "baby sitting" nữa mờ)
Vậy
mà, bỗng dưng không thấy ông đến chỗ làm
nữa, một tuần, nửa tháng, tôi cứ tưởng
ông nghỉ "Vacation" .. Cho tới một hôm (sao
người nhờ, người cậy bấy lâu bỗng
mất tiêu, mất biệt dị nè ???) người ta bèn
xì xèo, bèn lo lắng hỏi nhau, rồi hỏi tôi. Tôi bèn
đánh bạo hỏi Supervisor, bà ta cũng lắc
đầu. Và khi vỡ lẽ ra, ông bị Stroke thình lình
đang đêm, bất tỉnh nhân sự, hôn mê một
thời gian dài ở Rehab Center .. Rồi ông được
mổ lấy máuứ trong
não, bác sĩ nối lại ba cái sợi tĩnh động
mạch gì đó hết sức thành công. Và chúng tôi chỉ
được phép thăm ông khi ông đã sống lại
được một nửa thân mình ..
Theo người bình dân VN (ảnh hưởng
truyện Tàu xưa), thì "cõi trên" là nơi Ngọc
Hoàng Thượng Đế trị vì, có Nam Tào Bắc
Đẩu coi v
Theo người bình dân VN (ảnh
hưởng truyện Tàu xưa), thì "cõi trên" là
nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế trị vì, có Nam
Tào Bắc Đẩu coi việc sống chết loài
người , có Thiên Lôi trừng trị ma quỉ ác nhân
dưới thế , có Ông Tơ Bà Nguyệt se duyên vợ
chồng, có Hằng Nga Hậu Nghệ nơi cung Quảng
chăm việc canh cửi, đồng áng, có Tiên
Đồng, Ngọc Nữ khắp nơi trên Thiên Cung ..
"Cõi trên" cũng sinh hoạt như dưới trần
gian này, nhưng là những sinh hoạt lành mạnh, không gian
tham, độc ác, dối trá, không giết người
cướp của, không bài bạc, rượu chè, trai gái,
đĩ bợm .. Nếu ở dưới cõi trần làm
điều lành thánh (có ông Thần hai bên vai giáp làm chứng,
ghi chép), khi tới tuổi mãn phần dưới thế,
thì hồn linh sẽ được "siêu thăng"
về đây, làm công dân lương hảo của xứ
bất tử này. Còn nếu ở "trển" mà
"quậy", mà "đắm mê tửu sắc", mà
dám sàm sỡ cùng Tiên Nữ thì sẽ bị đày xuống
làm người trần gian, trong cái lốt người
"xấu xí" để mà chừa thói u mê, dù căn cơ
là Nguyên Soái Thiên Đình đi nữa (như Trư Bát
Giới trong truyện Tam Tạng Thỉnh Kinh).
Theo
niềm tin của người Đạo Công Giáo thì
"cõi trên" là Cõi Vĩnh Hằng của Nước
Chúa, là xứ Thiên Đàng; là Cõi Niết Bàn, Cực Lạc
của đức Phật. Còn những tôn giáo khác như
Ấn Độ Giáo là về cõi Phạm Thiên, Hồi Giáo
thì là xứ của Thánh A-La. Đạo Lão thì huyền
đồng với Thái Cực .. vv .. vv ..
Tôi không có ý "rao giảng" bá
đạo (tùm lum đạo) ở đây, chỉ liệt
kê một số định nghĩa về "cõi trên"
mà tôi được biết (dĩ nhiên một cái biết
có giới hạn). Cũng không có ý khen chê, bình phẩm,
đạo nào đúng, đạo nào sai. Lại càng không
hề cố ý khuyến khích, cổ võ mọi người
nên "TU MAU KẺO TRỄ" dù những cái chết nhan
nhản bởi máy bay rớt, bởi tàu chìm, bởi
động đất, bởi đất chuồi, bởi
núi lửa, bởi băng tan, bởi những dịch Cúm Gà
(Flu bird) ..
Lạ
một điều là càng ngày càng có những "cái-chết-tập-thể" hàng trăm, hàng ngàn,
có khi hàng chục ngàn người như bởi sóng thần
Tsunami xảy ra cho 7 nước nghèo Châu Á, bởi bão Katrina
ở Louisiana, Texas, Mississippi, bởi động đất
ở Indonesia mới đây, bởi "trời hành cơn
lụt mỗi năm" ở VN (mới nhất là bão
Số Một ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi). Lại còn
bị khủng bố ở New York, ở Nga, ở London,
những "quả bom người" ở Afghanistan,
ở Iran, ở Trung Đông. Chết bởi thiên tai,
chết bởi con người (tạo tác chiến tranh),
chết bởi sự hung hãn, tàn bạo của niềm tin
cuồng tín, dã man.
Riêng
đối với cộng đồng người Việt
ở hải ngoại này, không ai là không nhớ đến
những người thân, hoặc người cùng cảnh
ngộ, đã làm mồi cho cá mập, cho sóng biển, cho
hải tặc ở biển Đông. Từ sau cái tháng
Tư đen năm 1975, số lượng người
Việt "liều mạng đến nỗi bỏ mạng"
vì muốn được đến bến bờ tự
do (lên đến hàng trăm ngàn người) làm rúng
động lương tâm nhân loại, làm động lòng
trắc ẩn biết bao quốc gia, biết bao tổ
chức tư nhân thế giới ..
Tự do ơi tự do,
tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự
do, anh trao bằng máu xương
Tự do ơi tự do,
em đổi bằng thân xác
Vì hai chữ tự do ta
mang đời lưu vong
(NAM LỘC)
Biết
là chết mà vẫn đi. Biết là gian nan vất vả,
nguy hiểm đến tánh mạng mà vẫn không từ.
Thế cũng đủ thấy, đủ hiểu cái
họa hại CS ghê gớm, kinh khủng đến
độ nào rồi. Ghê gớm hơn cả sự
chết, kinh khủng hơn sự tận diệt nữa
kia mà.
Bầy cá mập biển
Đông
Chào hải thuyền thế
giới ..
(HÀ HUYỀN CHI)
"Không một nơi nào trên thế
giới mà Thần Chết không thể tìm được
chúng ta dù chúng ta có xoay đầu mọi phía để tránh
né .. Nếu có một cách nào để tránh được
vố đánh của Tử Thần, thì tôi cũng không tránh
làm gì .. Nhưng thật điên rồ nếu nghĩ
rằng bạn có thể thành công .." (MONTAIGNE-Trí Hải
dịch)
Thì biết rồi ạ, thưa Ngài Montaigne,
"Trời kêu ai nấy dạ" mà
Thì biết rồi
ạ, thưa Ngài Montaigne, "Trời kêu ai nấy
dạ"
mà. Nhưng mà kêu một hơi đến một trăm,
một ngàn, rồi hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn nữa
.. thì có sai sót chi không chớhả bớ ông Tử Thần ??? Hay là ông làm biếng
đọc cái "Tử .. list" quá, bởi mắt mũi
kèm nhèm, bởi già nua tuổi tác, nên ông cứ quơ
đại một hơi, già trẻ lớn bé, bất
kể oan ưng cho tiết kiệm "Tử ..
lực" của Ngài ???
Rồi còn mấy cái
người ngắc nga, ngắc ngoải, bệnh hoạn
dài hạn như ông đồng nghiệp "gà tồ
mắc nạn" của tui, hoặc hằng hà những
người bệnh hoạn nan y, việt vị khác (ở
Đông hoặc Tây, từ Âu sang Á, ở các nước hùng
cường hay các đời nhược tiểu, dù là người
"phương diện quốc gia" hoặc chỉ là phường
"vô danh tiểu tốt" ) thì họ ở cõi nào
đây, "cõi lửng lơ" hở giời cao,
đất dầy ??? (Nói thì "kỳ", mà hổng nói
thì "cục" [dễ đổ quạu]: thà chết,
cho dù "bất đắc kỳ tử", chớ cái
điệu nằm dài thoòng ra đó ngó trần nhà, hoặc
bằn bặt hôn mê, rồi thở ngáp ngáp như cá
đồng gặp nước biển lợ, sống không
ra sống, chết không ra chết, sao thấy "ớn
ợn" quá đi thôi: cực thân, hành xác, khổ người
thân, làm gánh nặng cho gia đình, của nợ cho xã
hội, í dạ, ăn hổng được, ngủ
hổng được, đi hổng được,
ngồi dậy hổng được, bài tiết tại
chỗ, bốc mùi rùm lên .. Trời ơi, đất ơi,
đúng là ở trong cõi địa ngục a tì chứ còn gì
!!!)
Bởi vậy, càng
nghĩ đến chán chê mê mỏi về "cõi trên"
(thiên thượng giới), "cõi dưới" (hạ
trần gian), "cõi lửng lơ" (trong giường
bệnh, trong nhà thương, viện dưỡng lão ..),
tui càng ngày càng chăm chỉ sắm tuồng "bôi son, tô
phấn, thoa hồng" trước khi đi đến
chỗ làm, mang "cân đai áo mão" thời trang, máng
đủ thứ "xanh xanh đỏ đỏ cho em
nhỏ nó mừng" cứ như là đi dự hội
hè đình đám, hay đi chơi vậy. Thì cũng bắt
chước một nhà thơ nào (?) viết hai câu hay ơi
là hay này chớ bộ:
Cám ơn
đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm
ngày nữa để yêu thương
Hổng biết có
"yêu thương" nổi hết thảy chưa thì
không dám chắc. Chứ cái tâm tui gắng để
trống lổng trống lơ, không chứa chấp "địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la" ..
được chừng nào hay chừng nấy. Buông bỏ
được những "vớ vẩn, nhăng
nhít" (như là cái khoản "ngũ dục
lạc": tài, sắc, danh, thực, thùy) tới đâu hay
tới đó, cho nhẹ nhõm "cánh bay" .. (không phải
bay về "cõi trên" đâu nhen bà con, đừng có
tưởng lầm mà "đau lòng con cuốc
cuốc")
Đời có cỗi, người ơi, tim đá nát
Tình vàng
phai, dâu bể bể dâu
Trăm
năm thôi là hết còn đâu
Yêu tha thiết
như một thời sống sót
Đời
có cỗi, người ơi, lời nhã nhạc
Dâng tặng nhau, đừng ngần ngại từ bi
Một chút
thôi cũng cứu độ sân si
Thanh thoát
tung bay muôn nghìn cánh hạc
(HỒNG TRẦN)
Ôi,
tôi cũng thèm như tác giả Mai Thảo, được
gieo mơ ươm mộng cho mình và cho người,
để dù ở cõi trần gian thấp lè tè, hẹp té này
đi nữa, cuộc sống vẫn là cõi đáng sống
quá đi thôi: