PHÙ VÂN (tt)

PHÙ VÂN 46

Home | PHÙ VÂN 8 | PHÙ VÂN 37 | PHÙ VÂN 41 | PHÙ VÂN 42 | PHÙ VÂN 43 | PHÙ VÂN 44 | PHÙ VÂN 45 | PHÙ VÂN 46 | PHÙ VÂN 47 | PHÙ VÂN 48 | PHÙ VÂN 49 | PHÙ VÂN 50 | PHÙ VÂN 51 | PHÙ VÂN 52 | PHÙ VÂN 53 | PHÙ VÂN 54 | PHÙ VÂN 55 | PHÙ VÂN 56 | PHÙ VÂN 57 | PHÙ VÂN 58 | PHÙ VÂN 59 | PHÙ VÂN 60 | PHÙ VÂN 61 | PHÙ VÂN 62 | PHÙ VÂN 63 | PHÙ VÂN 64 | PHÙ VÂN 65 | PHÙ VÂN 66 | PHÙ VÂN 67 | PHÙ VÂN 68 | PHÙ VÂN 69


HƯƠNG ĐỜI MÊNH MÔNG ..

 

dâng tặng chùm hoa dại

ngát cỏ nội hương đồng

như nụ cười thân ái

thơm hương đời mênh mông ..

(H.T.)

 

 

Cơ thể tôi èo uột lắm (nhưng ít khi bệnh vặt, hễ bệnh là phải nằm nhừ mấy ngày luôn). Có thể từ khi c̣n là bào thai trứng nước th́ ba má tôi cứ tha hồ chạy giặc (chạy Việt Minh, chạy giặc Tây) nên làm sao có đủ chất mà bồi dưỡng cho cái thai nhi tí tẹo được. Chưa kể, má tôi phải lội śnh, phải chèo ghe, tát nước, sống b́nh bồng trôi nổi, mua cà ràng, ông táo ở đầu này chở đi đổi gạo, muối ở chỗ kia. (Thật t́nh tôi quên béng mất mấy địa danh rồi, nhưng chắc chắn là ṿng ṿng ở cái miệt Nam Thái Sơn, Ḥn Đất ǵ đó). Nhiều khi bị máy bay oanh tạc th́ cứ tha hồ nhào xuống đ́a, ao, sông mà núp chứ. Uống bao nhiêu nước lợ, uống bao nhiêu chất dơ bẩn, không có một chút phép vệ sinh thường thức ǵ ráo. Má kể, đói quá, vớt lục b́nh, ăn chỗ phần non, lá non trắng nơn với mắm sống (mắm sặt, mắm tép, hoặc với mắm ruốc, ăn với ba khía bốc cơm nguội th́ khỏi chê) .. chả có hề rửa thuốc tím hoặc nước sạch bao giờ. Mọi thứ cứ từ dưới sông vớt lên, rửa ráy, ăn sống, uống tươi, rồi lại quăng xuống, đổ xuống, tưới xuống  những đồ phế thải. Rồi lại vớt lên, lại quăng xuống .. (Cũng v́ sợ máy bay giặc một phần lớn, nên không được nấu nướng, không được "nổi lửa" để khói bốc lên th́ coi như tự "nộp mạng cho chằng" v.v.. và ..v.v..) Dĩ nhiên ai cũng biết, nước giữa ḍng là sạch. Và sông trôi đi hết mọi bẩn thỉu, để trả về thứ nước "hoàn nguyên". Nói vậy để thấy má tôi vẫn không bị "xẩy" tôi, th́ cũng đủ biết thiên nhiên un đúc nên tôi thật hết sức "gồ ghề". Gồ ghề y như mấy khúc xương trong cơ thể tôi càng ngày càng dài ngoẵng, và tôi chả khác nào một thứ "ốm đói" khoe ráo ba mươi sáu cái xương sườn. May là có được những thứ y phục chở che, nên cứ càng được tiếng là "thướt tha, lả lướt". Kỳ thực, tôi xấu hổ lắm v́ cái tướng "tre miễu" của ḿnh hồi mới lớn. Và mỗi lần đi ngang qua cầu, bất cứ là cầu nào, tôi cũng sợ "gió bay" .. (Gió đă không hề thổi bay cái xác phàm của tôi. Chỉ có hồn vía tôi th́ đă biết bay từ cái tuổi .. học tṛ).

Ngay cái bữa tôi chào đời, tôi đă làm phiền nhiều người quá (phải nói là làm khổ sở, đắng cay mới đúng)

Ngay cái bữa chào đời, tôi đă làm phiền nhiều người quá (phải nói là làm khổ sở, đắng cay mới đúng). Nhất là má tôi. Bà đă mang tôi nặng tŕu trịu hơn chín tháng, hơn mười ngày (tuy chưa đến nỗi "chửa trâu"). Ngày sinh càng chậm trễ càng làm bà mệt lả người đi v́ cái bụng bầu mà vẫn phải luôn tay luôn chân với những công việc buôn bán, cơm nước thường nhật. (Đâu có được quyền nghỉ ngơi v́ ai cũng bảo nếu nằm ườn ra th́ lúc sanh rất khó). Vậy mà tuy đă "hay lam hay làm" để cầu lúc sanh dễ như gà rớt trứng, chứ khi có dấu hiệu sanh, có bà mụ đỡ rồi, cố "rặn" năm lần bảy lượt rồi, tôi vẫn chả chịu "ra" cho. Hễ mỗi lần má vận hết hơi hết sức để rặn tôi ra, th́ cái sợi nhau tràng quấn cổ lôi ngược tôi trở vào. Bà mụ quả là hết sức giỏi, hết sức b́nh tĩnh trong cái giờ phút trọng đại ấy. Nên cuối cùng cũng lôi tôi ra được đúng lúc  má tôi đă kiệt sức, và tôi th́ cũng sắp sửa ngộp hơi. Má kể, mặt tôi tím ngắt, dù bà mụ vỗ đen đét vào mông tôi mấy cái mà tôi vẫn chả chịu khóc ré lên như con nít người ta. Cuối cùng, rồi tôi cũng khóc lên như tiếng kêu mèo ướt, èo uột và nín luôn, ngủ tiếp giấc  .. dở dang ! 

 

Tôi  là sự tuyệt vọng lắm lắm của ba tôi. V́ ba mong tôi là đứa con trai để có kẻ nối dơi tông đường, sau khi đă có đứa con gái lớn đầu ḷng rồi. Ba không ưa cái thứ "nữ sanh ngoại tộc" nên ba chả thèm ngó ngàng ǵ đến tôi, chả thèm an ủi má tôi một tiếng sau khi "đi biển mồ côi một ḿnh", khổ sở "cho ra" cái-đồ-vô-tích-sự. May mắn là lúc đó tôi chả hiểu mô tê ǵ, chỉ ngủ li b́, ngủ như là chết. Má phải thăm nom động tịnh xem đứa con đỏ hỏn có c̣n thở nữa không. Đặc biệt là tôi lại ít khóc. Nếu có khóc cũng è ẹ rồi thôi. Nên càng làm má tôi lo. Với cái cơ thể gầy g̣, suy dinh dưỡng v́ hoàn cảnh kinh tế chung, má tôi đâu có sữa nhiều cho tôi. Nên cho tôi bú nước cơm chắt pha tí đường dặm thêm. Bà không có những ngày ở cữ đàng hoàng, thong thả v́ cứ phải lọ mọ nấu cơm cho chồng con và chắt nước cơm cho út cưng. Sau độ dăm bữa, nửa tháng, bà quấn tôi tùm hụp trong những bộ quần áo cũ của má, của ba, của chị và "na" tôi đi phiêu bạt .. giang hồ. Không phải giang hồ theo cái kiểu "Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo" như ND mô tả đâu. Chúng tôi lên ghe chèo chống đi đổi cà ràng, ông táo lấy gạo muối, rồi lấy gạo muối đem bán lấy tiền độ nhật. Và lấy tiền đi mua bất cứ thứ ǵ có thể bán được .. kiếm ăn.

 

Tôi lớn lên trong sự thờ ơ của ba tôi, trong sự bận rộn bương chải của má, trong sự ghẻ lạnh của bà chị lớn hơn tôi đến chín tuổi đầu, mà chả có th́ giờ vui chơi cùng chúng bạn, v́ cứ phải kè kè cái con "của nợ" mặt ĺ lợm, nín thinh.

 

Tôi lớn lên trong hoàn cảnh giặc giă, chạy Tây, chạy Việt Minh, trong một gia đ́nh lam lũ, bần hàn, bềnh bồng sông nước. Sau này, nghe má tôi kể lại, lâu ngày chầy tháng không muốn nhớ mà nó vẫn nằm đâu đó mọc rễ đâm chồi, chứ tôi cũng đâu có biết được những tháng ngày cơ cực đoạn trường ở cái vùng Nam Thái Sơn Rạch Giá đó, nơi tôi đă từng "xém" chẳng được (hay bị) .. chào đời !!!

 

Và dĩ nhiên "bà tiên" của tôi ở Nam Thái Sơn chính là bà mụ vườn (chả biết bà trẻ hay già, chả biết bà mập hay ốm, nhưng dù tướng bà có phúc hậu hay không, chứ công lao của bà chắc là hơn trời hơn bể). Bà chính là "quới nhơn" đă cứu mẹ con tôi thoát chết, cũng chớ có bị "tai biến" ǵ sau ca đẻ thập phần tử nhất phần sinh, trong một cái cḥi lợp lá dừa nước, không hề có dụng cụ y khoa tân tiến, không hề có người trợ thủ đắc lực, chỉ có đôi tay tiên và tấm ḷng từ-mẫu của bà. Ôi. Vậy mà mẹ con tôi đều mạnh cùi cụi và sống thọ đến 70 (má tôi), c̣n tôi th́ cũng đang xấp xỉ lục tuần (dĩ nhiên ai mà chẳng có lúc ốm đau, không kể tai nạn này nọ ..) 

 

Tôi tri ân "quới nhơn" đầu tiên, người "mẹ sanh mẹ độ" này, người đă "độ" tôi đến với cơi-ta-bà ngót nghét đă 50 năm có dư. Tuy có nhiều lúc thăng trầm, hoạn nạn, nhưng tôi không nghĩ ḿnh sanh ra đời dưới một "ngôi sao xấu". Lại càng không nghĩ ḿnh là "Con trâu trắng đi đâu mất mùa đó" như    chị  tôi thường mỉa mai (chả là tôi tuổi con Trâu, chào đời vào một sáng mùa Hè, thứ bảy, ở miệt ruộng nên cũng đâu có sơ múi ǵ tới cái vụ Weekend hay Vacation đâu), tôi chỉ thấy cái phước cái phần của tôi bao giờ cũng chật vật lúc đầu, thiệt là hợp câu ca: "Vạn sự khởi đầu nan" vậy thôi !!!

*

*

 

mấy lần

tính lại sổ đời

 

mấy lần

núm níu

môi cười đắng tim

 

niềm vui, hạnh phúc

cánh chim ..

 

Phải chi tôi được là cánh chim nhạn, bay qua sông dài, không cố t́nh để lại dấu vết .. Phải chi tôi là nước sông, không ôm giữ bóng h́nh chim trong ḷng ḿnh, th́ đỡ biết mấy: "Nhạn quá trường giang, Ảnh trầm hàn thủy, Nhạn vô di tích chi ư, Thủy vô lưu thủ chi tâm" (Thơ Thiền).. Đàng này, hoàn toàn ngược lại. "Nhạn HỮU di tích chi ư, Thủy HỮU lưu thủ chi tâm", cho nên tôi "môi cười đắng tim" là phải rồi, là đáng đời rồi ..

 

Như tôi đă nói ở trên, có những lúc tôi thấy ḿnh bất hạnh, nhất là khi c̣n tuổi trẻ, máu nóng bừng bừng. Nh́n quanh nh́n quẩn, thấy ḿnh không giống ai. Không giống ai từ cái giây phút bắt đầu đến với thế giới này cũng đă trục trặc rồi. Không bao giờ suông sẻ, trót lọt như người ta từ giờ phút ấy, từ ngày tháng ấy, về sau ..

 

Từ hoàn cảnh gia đ́nh ba má chả có ǵ vui (PV 20) .. Từ cái lận đận thi cử của bản thân (PV 14) .. Từ hết thảy ba mối t́nh lụn vụn, lục cục, ḷn ḥn, đến người muốn nên lứa nên đôi .. không bao giờ kết thúc có hậu thử coi (PV [tt] ; PV 42) .. Từ t́nh bạn một thời VK (PV 37) .. Cho đến một chuyện t́nh không giống ai nhất của một con người quá ư là .. giàu tưởng tượng (th́ tôi chứ ai) và suưt tí nữa bị "khánh tận" gia tài v́ những gịng "văn hay chữ tốt" nó phản bội lại ḿnh, suưt làm "tan nát" t́nh bạn vàng ngọc, châu báu với Ngô Nghê v́ một người đàn ông .. hoang tưởng !!!

 

Anh ấy là một "sinh viên .. già", già về tuổi tác (lớn hơn tôi 10 tuổi hay hơn), già v́ phải bận đi làm chứ không phải sinh viên trẻ chuyên nghiệp cắp sách đến trường như tôi, già cả về vóc dáng. (Thú thật, từ cái nh́n đầu tiên, tôi đă thấy "ớn" anh, ưa không "dzô": Anh đeo cặp kính cận dầy cộm, nên đôi mắt như lồi ra quá độ; lại có cái mũi quặp như mũi chim ưng [má từng bảo tướng này là tướng "ăn người" chứ không để bị "người ăn"]; da mặt anh vàng như nghệ, thật, vàng lắm; và tay anh dài, chân anh dài, tướng tôi "tre miễu" là thế, tướng anh c̣n cao nghệu hơn tôi, nói chuyện với anh tôi mỏi cổ quá đi mất, hoặc anh phải cúi đầu xuống, nghiêng tai nghe tôi, làm tôi phát bực v́ cái vẻ .. ta đây "cao thượng" phải "hạ cố" tới "cô em" ! Dễ "tự ái dồn cục" th́ thôi luôn !).

 

Ngô Nghê đă "tiến cử" anh cho tôi để mua "cua cáy" (cours) dùm, và cho anh mượn (nếu có thể) những gịng ghi chép kỹ lưỡng của tôi. Tôi nể Ngô Nghê nên miễn cưỡng gật đầu, chứ trong bụng cũng chả lấy ǵ .. "thích thú" (Cái người ǵ lạnh lùng, có cái nh́n kẻ-cả "dă man". Và rơ ràng là "h́nh dung cổ quái" thứ thiệt !!!)

 

Tôi đâu có nghe Ngô Nghê nói một lời nào về anh, dù khen hay chê. Tôi cũng đâu có biết hai người thân hay sơ. Cũng chả hề ngạc nhiên khi Nàng "xách" một người lạ đến nhờ cậy tôi. (Cái chuyện giúp đỡ này là "nghề" của tôi mà, v́ mấy Thầy cũng giao cours cho tôi phân phối hộ mà, đâu có ǵ ầm ĩ đâu). Nhưng cái lạ nhất là sau đó, tiếp xúc với anh, học chung nhóm với anh ngày thứ bảy, tôi thấy tôi đă lầm to tát lắm. Anh không có vẻ kẻ-cả. Anh không có vẻ lạnh lùng. Và ngay cả cái "h́nh dung cổ quái" cũng dần dần "bong", "biến" hồi nào mất tiêu. Anh có cách lắng nghe đằm thắm, cách chú ư và cách trả lời những "vấn nạn" trong bài học được đưa ra bàn thảo một cách sâu sắc, chín mùi. Và nhất là giọng nói của anh. Trời ơi. Êm, dịu, ngọt. Ai đó đă ví "Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau", xin cho tôi "cuỗm" cái đoạn "như đường mía lau" để so sánh với giọng nói của anh đi. Ôi.  Tiếng nói của anh, lời nói của anh, giọng nói của anh mênh mông như sông không gợn sóng. Không bao giờ anh dùng chữ "đao to búa lớn", hoặc bất b́nh đến độ đỏ mặt tía tai, cáu kỉnh như tôi. Anh chỉ nh́n tôi, thông cảm, và lặng im, không ngạc nhiên sao con gái con lứa mà "chằng lửa" dữ vậy. Cũng như anh rất thản nhiên khi các bạn khác, nam có, nữ có, đang "phùng mang trợn mắt" đấu đá ́ xèo về những "đối nghịch" tất nhiên ..

 

Ngô Nghê sau đó lu bu với môn học mới "Anh Văn" nên ít thấy xuất hiện trong giờ Triết cùng tôi. Anh ấy cũng thỉnh thoảng mới ghé tới lấy "cua" và mượn bài. Tôi vẫn học đều và học gạo như bao giờ .. Có một mùa hè tôi đi dạy kèm ở xa, th́ nghe tin anh ấy bị bệnh nằm nhà thương (Tổng Y Viện Cộng Ḥa) mà cũng chưa tiện hỏi "bộ anh là dân nhà binh sao ?". Tôi có đến thăm anh vài lần. Sau đó có ghé đến nhà anh lấy lại bài vở anh đă mượn khá lâu, hoặc đưa "cua" mới cho anh. Mối quan hệ thuần túy bạn bè và giúp đỡ nhau là chính. Nhưng tôi, vốn ṇi lăng mạn. Tôi đang "thất nghiệp ái t́nh" nên "mượn đỡ" anh làm "nhân vật" cho bài "Huyền Thoại Xanh". Nhất là lần cuối tôi đến để đưa anh "cua" mới nhất, th́ được người nhà báo tin  là anh đă qua đời hai tuần nay .. Thế là tôi viết bằng tất cả tâm hồn của một người con gái có người yêu (?) "đi về thế giới khác" .. (Cái ǵ chớ, "nhập vai" là "nghề tủ" rất ác liệt của tôi nhen ..)

.. "Ai cũng bảo anh chết rồi. Người ta chôn anh rồi. Tôi chỉ cười (nụ cười của anh) v́ mắt họ là mắt thịt. Họ không đeo kính cận như tụi ḿnh. Ít  ra sau lần kính tôi nh́n anh rơ hơn, dù anh ở bất cứ nơi đâu, dù anh có nấp sau tường, ẩn thân trên những tấm lá chạm vào nhau xào xạc, dù anh có tan biến vào mặt đường, dù anh có khuất sau mỗi con dốc cho tôi g̣ lưng đạp xe, tim đập như trống làng, và hai lỗ mũi chẳng khác bễ ḷ rèn ph́ phà ph́ phụt ..

 

.. Anh ăn nhỏ nhẻ như mèo. Tôi chan thêm nước mắm vào tô bún của anh. Ôi chao chỉ có những sợi bún trắng và vài muỗng nước mắm cay cay màu ớt đỏ ấm áp -- Anh có ăn thật không hay chỉ hưởng "lấy hương lấy hoa" đó ! Anh cười khi nghe tôi kêu lên như vậy. Trời ơi nụ cười của cỏ non. Ở anh cái ǵ cũng êm ả, cái ǵ cũng dịu dàng, cái ǵ cũng như là không thật, mong manh. Nhiều lúc anh tan biến như vệt khói loăng trên mái lá chiều mù sương. Ấy vậy mà tôi vẫn gặp anh hoài à. Hai đứa nói chuyện hăng hái, căi nhau chí chóe, cố nhiên tôi là người gây hấn và cũng chính tôi nhiều lúc hai tai nóng bừng lên v́ giận, c̣n anh thản nhiên, tịch mịch như không. Không bao giờ anh biết giận là ǵ. Cả đời anh, anh tịch mịch như không.

 

Anh nằm giữa một đám gối bông dầy trắng nơn, râu mọc dài, da xanh lướt, người đă gầy càng ẻo lả thêm. Khi gặp tôi, anh nhỏm ngay dậy chuyện tṛ qua hơi thở đứt quăng. Mẹ có mắng, anh chỉ cười bằng mắt van xin. Dường như anh thèm nói, khao khát được chuyện tṛ -- chẳng kém ǵ tôi, từ Phú Thuận hối hả qua một ḍng sông rộng, qua một chuyến đ̣ đầy, qua một cơn nước dữ, qua đoạn đường mịt mùng, chạy ào tới thăm anh. Chiều bệnh viện quạnh vắng dù tấp nập những thương bệnh binh mặc đồng phục khệnh khạng nạng gỗ hay rún rẩy lăn xe. Đôi chân tôi ríu rít nằn ń măi vẫn không thôi cuống cuồng t́m kiếm. Rồi nụ cười trùng nhau rực rỡ như ráng trời dát vàng căn pḥng anh nằm bệnh. Mẹ đă tế nhị ra hiên bỏ lại hai đứa thoắt bỗng ngượng ngùng. Chỉ c̣n nụ cười e ấp nở ra trong suốt chiều tịch mạc .." (Trích Huyền Thoại Xanh)

 

Sau đó, tôi đă "khoe" cùng nhỏ Ngô Nghê bài này, dài 8 trang giấy pơ-luya viết một mặt (chúng tôi thường hay đưa cho nhau đọc bất kể thơ văn nào hai đứa "nặn" ra được) và chờ kết quả "xổ số kiến thiết" xem trúng được giải ǵ? (chỉ là lời nhận xét chính xác thôi mà c̣n hơn cả tiền mặt trúng thưởng nhiều). Nàng biến mất tiêu luôn. Sau đó tôi đi dạy học ở Long An nên hai đứa cũng chả gặp nhau trong nhiều tháng. Tôi th́ mảng bận bịu với "chức sắc mới": Giáo Sư Đệ Nhị Cấp ở một ngôi trường nằm sâu trong quận, xa nhà mấy chục cây số, cuối tuần mới được về thăm má và được tha hồ "nhơng nhẽo" một lần. Lúc đi dạy lại phải khoác bộ mặt "h́nh sự" để "cai trị" cái đám "nhứt quỉ, nh́ ma, thứ ba học tṛ" (có đứa có vợ có con rồi, có nữ sinh nom "già" hơn cô giáo) nên tôi cũng không có th́ giờ bận tâm tới cái bài văn "trà dư tửu hậu" của ḿnh nữa.  

 

Ngô Nghê là đứa bạn sàn sàn một lứa, lại học cùng ban ở Trung Học, lên Đại Học th́ cùng môn luôn nên khắn khít lắm. Nhưng cái tật lớn nhất của Nàng là cứ coi tôi như "thần tượng". Nàng hay ngấm ngầm "chiêm ngưỡng" cái tài ứng đối lưu loát trôi chảy của tôi cùng bất kể nam phụ lăo ấu, nàng c̣n khen lấy khen để mấy bài thơ "nhà quê" hoặc mấy bài viết "cù lần" .. Quá quắt hơn nữa Nàng về nhà "khoe rùm beng" lên cùng bố mẹ, anh chị em là tôi "hay" thế này .., "tài" thế nọ .. Nhiều khi "khoe nhặng xị" lên với các bạn cùng xóm của Nàng nữa. Tôi th́ hồi nào tới giờ cứ làm ra vẻ ta đây "bất cần" dư luận khen chê, chứ thâm tâm tôi bị mặc cảm dữ dằn lắm v́ ḿnh là sự thất vọng của bố, là nỗi đau của mẹ, là sự ganh tị của chị (v́ má tôi theo đúng bài bản "giàu út ăn, khó út chịu"  lắm mà). Nên khi Ngô Nghê quí mến tôi, khâm phục tôi (chả biết rơ rệt ở cái "khoản" nào ?!?!) th́ tôi mệt "bở hơi tai" v́ phải ngấm ngầm luyện-cách-sống-làm-sao-cho-xứng-đáng với "niềm tin" ấy. (Dù niềm tin của Nàng "ba trợn" lắm cơ !!! Nhưng mấy ai mà chẳng cảm thấy "đỡ ghiền" v́ có đứa bạn nó cứ ngâm nga loạn xạ rằng "Nhất Bạn .. nh́ Trời" .. )

 

Cũng y như khi tôi kư ca kư cóp góp nhặt, dành dụm từng lời khen, những tiếng chê từ Thầy Cô, Anh Chị Em, Bầu Bạn về khả năng "viết lách" của cá nhân tôi (PV 45), (có người cho là tôi đă "tự đánh bóng" ḿnh, tự "mèo khen mèo dài đuôi").  Đâu có ai hay những lời-khen-thành-tâm, những lời-chê-đầy-thiện-ư ấy, chính là những khích-lệ-lớn-lao đă làm tôi gượng dậy, đứng thẳng thớm hơn trên đôi chân đuối mỏi v́ sự tự ti mặc cảm cố hữu của bản thân và gia đ́nh, suốt một thời thơ trẻ quạnh hiu ..

Anh bạn một thời VK của tôi không thể "sống lại" để minh oan hộ tôi là Anh và Tôi chả có yêu nhau ra rít như những lời tôi "ph

Cuối cùng th́ anh bạn một thời VK của tôi không thể "sống lại" để minh oan hộ tôi là Anh và Tôi chả có yêu nhau ra rít như những lời tôi "phóng đại". Tôi cũng không thể phân trần cùng đứa bạn chí thân về những man trá trong lời kể "bịa hơn cả thật" của một "văn tài .. mắc họa". Họa ǵ ? Họa GHEN. Ngô Nghê ghen với tôi cả mấy tháng trời, v́ tôi dám đụng vô "Người Yêu" của Nàng, dám phỗng tay trên "Người T́nh Lư Tưởng" của Nàng .. Mô Phật. Đúng là "Thần khẩu hại xác phàm". Đúng là "Bút sa .. T̀NH BẠN chết". Tôi đâu có "chôm" Người của Nàng đâu. Tôi chỉ viết "có hồn" thôi mà !!!

 

Từ đó, ai bảo "Văn tức là người" th́ tôi lại rùng ḿnh, sởn tóc gáy nhớ tới chuyện Huyền-Thoại-Xanh. Và vẫn cảm phục Ngô Nghê "sau cơn mưa trời lại sáng". Nàng tha thứ cho tôi, Nàng tha thứ cho chính Nàng, v́ đă "ghen" hết sức "sảng" nên t́nh bạn xém "tan hoang" v́ một người mà cả hai đồng dệt nên bởi những sợi tơ t́nh .. loạn tưởng. Có nghĩa là "Anh ấy CHẲNG có hề yêu một đứa .."mắc dịch" nào hết, v́ anh biết căn bệnh ung-thư-gan của anh đă tới giai đoạn cuối cùng" !!! (Th́ ra, khi người ta sắp bước về cơi khác, cái vẻ ung dung, lành thiện cuốn hút những cái tâm "điên đảo mộng tưởng" biết là bao. Nên đâu có ǵ là lạ nếu tôi và cả Ngô Nghê đều tin anh, quí mến anh, yêu thương anh một cách hồn nhiên đến thế)

 

Riêng phần tôi, Anh ấy vẫn là một "quới nhơn" đặc biệt, đă cởi bỏ phần nào, (sau này thêm nhiều nhân vật Nam khác nữa) hoàn chỉnh hơn, công hiệu hơn, hóa giải dần cái ḷng "nghi hoặc đàn ông", vết thương thâm căn cố đế của tôi, nỗi sợ di truyền từ bà mẹ trăm đắng ngàn cay ..(Ôi, đáng sợ thay những người có biệt tài nào đó: nói khéo, viết hay, đàn giỏi, ca hát nồng nàn [chưa kể những người đàn ông đă có vợ nhà, kinh nghiệm "chinh phục nữ giới" vào bực thượng thừa, muốn thỏa t́nh "trai năm thê bảy thiếp"] th́ dễ làm những trái tim thiếu nữ .. rụng rơi vào ṿng tay "bướm lả, ong lơi" biết là chừng nào. Chỉ tội nghiệp mấy con mồi "nhi nữ", khi tỉnh giấc ra mới hay .. th́ đă xong rồi một đời  nhẹ dạ đáng thương !!!). Vậy mà với Anh, tôi có thể viết những gịng này không một chút ngượng thẹn, run tay:

 

.. "Với tôi một nửa không bao giờ đủ

Hăy cho tôi cả bầu trời, cả thế giới bao la

Núi cao, đất màu, sông dài, biển cả

Là của riêng tôi, tôi không muốn chia đôi.

 

Nhưng tôi cũng muốn bắt chước nhà thơ (không thể nhớ tên đă viết đoạn thơ trên) để chia xẻ với anh một v́ sao chính mệnh, một cái gối nhiệm mầu cho hạnh phúc nuôi dưỡng những xác thân bèo bọt, cho sự dịu dàng chuyển hóa con người tôi thô lỗ, cục cằn ..

 

.. Cảm tạ anh. Cảm ơn đời và huyền thoại. Dù sao tôi cũng tin tưởng mănh liệt một điều những kẻ bị khước từ ở đây, ở trần gian này v́ tội lỗi có thật, v́ khiếm khuyết một điều kiện nào đó: ḷng tin, nhan sắc, địa vị, bệnh tật .. sẽ được chấp nhận hết, để được bước lên đồi Vĩnh Cửu như anh, ung dung, nhàn hạ và bàn chân tinh khiết v́ được rửa sạch bằng những giọt tiếc thương". (Trích Huyền Thoại Xanh)




 

Người đă xa rồi .. tan khói mây

C̣n đây sợi tóc trói u hoài

Ai về trăng tỏ đêm mười sáu

Có giọt lệ trời đẫm ướt tay

 

Trong cơi đời mênh mông này, chúng ta đă một lần gặp nhau, quí mến nhau, tin cậy nhau. Sẽ c̣n có dịp nào nữa không để được gặp lại, để yêu thương, để hạnh phúc tṛn đầy ??? C̣n KIẾP NÀO KHÁC NỮA KHÔNG hỡi bạn Ngô Nghê, hỡi Anh vắn số, hỡi Người dấu yêu (đă dở dang một lần là "mộng thành mây bay đi" .. măi măi .. ngh́n thu) ???

 

 

 

 

Sinh nhật 2005

 

0_02lantrang_deptinhkhiet_thunho.jpg
(Vntvnd su'u tâ`m)

website counter