Tôi bắt đầu "biết"
hoa sen từ hồi ở Rạch Giá, khi hàng tuần
vào chùa Phổ Minh sinh hoạt Gia đình Phật
Tử, mặc áo màu khói mây nhẹ
thênh, và đeo huy hiệu hoa sen 8 cánh đến
chùa. Tôi "biết" sen không những
vì nó dính líu đến tôn giáo
của mình từ khi còn là Oanh Vũ (mặc
củng), mà má tôi đã tập cho
tôi (từ bé) cái mê như bà:
được ăn những hạt sen
tươi, ngọt mát, ẩn núp trong cái
gương sen xanh thắm múp míp những hạt
là hạt. Móc cái hột sen trong đài
gương ra, bóc vỏ từng hột nhé, gỡ
cái lõi đắng còn hơn thuốc bắc
ra nhé, bỏ gọn lỏn cái hạt trắng
ngà, trắng ngọc đó vào mồm nhai
"từ tốn" nhé, chao ơi là ngọt,
cái vị ngọt mát thanh, mát rượi cả
cuống lưỡi, bầu diều .. Nhiều khi gặp
những hột lép, là được dịp tha
hồ bóp vỡ lốp bốp cho vui tai, hoặc
dí đánh bốp vào cánh tay, vào
lưng một đứa bạn nào đó rồi
cười ré lên thích thú, vừa chạy
trốn những cú đánh trả ác liệt ..Chè hạt sen
ăn ngọt thanh thanh, bổ dưỡng, mát ruột
mát gan.Gỏi ngó sen thường
chỉ xuất hiện trong các bữa giỗ hoặc
mâm cơm nhà giàu, nên tôi cũng chả
có dịp "múa đũa" mấy khi.
Mứt hạt sen thì ba ngày Tết nhà
nào cũng có (những nhà khá giả thôi,
vì giá cả có đắt đỏ hơn mứt
thường), những nhà thường thường
bậc trung thì mứt bí, mứt dừa, mứt
khoai lang, hạt dưa ..cứ
đầy vun trong hộp, nên tôi cũng "dửng dừng dưng như
bánh chưng ngày Tết" vậy. Còn chuyện lá sen,
thì có cô nữ sinh tinh nghịch trường
tôi hay đội lá sen lên đầu che nắng
lắm cơ, chả là vừa mát mặt, vừa
được thơm hương (ai dèkhông che nổi những
đôi mắt nhìn len lén .. vấn
vương .. thương nhớ ..)
Hương sen còn thoang thoảng
Trêu con tim đọa
đày
Ngỡ chìm vào quên
lãng
Sao hồn vẫn còn say
.. ?
(NGUYỄN HOÀNG HIỆP)
Dạo còn là Oanh Vũ (hay về
sau là Thiếu Nữ) tôi rất ít nói,
(nhút nhát dữ lắm), chỉ có hát
sinh hoạt, vỗ tay đồng nhịp
rập ràng, và tụng kinh niệm Phật
là nhiều. Vì ít nói
nên ai cũng bảo tôi hiền. (Ít
nói có phải thật sự hiền không nhỉ ???). Nhưng tâm hồn ăn uống thì chẳng "hiền"
tí ti ông cụ nào. Tuy chưa đến nỗi
đúng như câu ca: "ăn như rồng cuốn, uống như rồng
leo, làm như mèo mửa", chứ tôi vừa "kén"
ăn, vừa ăn "nhiều" khỏi phải
nói (một phần vì cơ thể tôi "dị
ứng" với một số thứ đồ biển,
tôm, cua, sò ốc, cá .. ăn vào là cứ
khảy đờn ghi-ta .. liên miên; một phần
vì má cưng tôi nên nấu ăn một số
món rất là vừa miệng .. nhà
nghèo, do đó dù đi ăn đâu, ở
đâu, vẫn "thòm thèm" món
ăn của má nấu. Duy chỉ có một
điều là má không bao giờ nấu đồ
chay cho tôi và cũng không cho phép tôi
ăn chay, sợ con gái cưng "thiếu
máu" trời ạ !!!). Do
đó hễ mỗi lần vào chùa, nhằm
ngày lễ lạc mà được ăn
các món chay do các bà trong ban hộ niệm
làm công quả, thì cứ y như là
"đại yến" đối với tôi. Tới bây giờ tôi vẫn
còn mê hai món: "kiểm" và
"khô từ bi" do các bác, các
dì, các chị .. ở Rạch
Giá "ra tay". Mấy chục năm rồi,
tôi vẫn còn nhớ cái vị thanh tịnh
mà vô cùng "khoái khẩu" của 2
món đó vô cùng vô tận. (Nhưng
cả hai món này với bệnh cao máu, cao mỡ
của tuổi già hiện tại, ăn vào chắc
là .. "đứt dây thiều"
sớm, nên thôi cứ tha hồ .. "nhung nhớ" đi nhen !!)
Sau này lên Sài
Gòn, nhà rất xa chùa (một lý do chả
chánh đáng tí nào), tôi không
còn mặc áo dài lam, không còn đeo
huy hiệu hoa sen 8 cánh và cả lễ Phật cũng
không nốt. Lý
do nữa là tôi, con bé nhà quê, lạ
nước, lạ cái, như cá đồng gặp
nước biển lợ, đang ngáp ngáp,
còn bị những đợt sóng to, gió lớn
của nếp sống xô bồ xô bộn, tất
bật túi bụi của Sài Thành hoa lệ
nhồi đập ngất ngư .. nên
tôi đành thả nổi cho trôi miết
vào bãi công danh, dù bến bờ khoa cử
biết mấy gập ghềnh.Cái việc
"đình chùa miếu mạo" thôi
đành "trầm mặc ..mình ên".
Bàn tay như
búp hoa sen
Em đi, đôi búp sen bèn
đong đưa
Ban mai, em đi lễ chùa
Trong tim em có
ngôi thờ trắng trong
(TRỤ VŨ)
Bây giờ ở Mỹ, chùa cũng
chả có gần, tuy có phương tiện vận
chuyển riêng, tiện lợi, nhưng lại bị eo ngặt thì giờ vì phải kiếm
ăn đến bở hơi tai. Lại đành
"Lễ Phật tự tâm" (cám ơn bạn
đã chuyển những câu thơ "gãi
đúng chỗ ngứa" này ghê)
Tan canh ngồi niệm Phật Quan
Âm
Trước mắt gương soi vừa
đúng tầm
Sáng rực bên này sông
bất nhị
Vừa hay nguyệt rạng cũng là tâm
(VŨ HOÀNG CHƯƠNG)
Còn một lý do rất riêng tư
thầm kín mà tôi muốn nói về sen
là má tôi tên Liên (Nguyễn Thị
Liên)
Còn
một lý do rất riêng tư thầm kínmà
tôi muốn nói về sen là má tôi
tên Liên (Nguyễn Thị Liên). Tên
nguyên thủy của bà là Nguyễn Thị
Mai, sau này vì trùng tênvới con của một
vị ân nhân nên được đổi
thành Liên. Thoạt đầu bà cứ chối
đây đẩy vì nếu "diễn
nôm" thì Liên là Sen, vậy bà
là con-sen, con-ở, là cái thứ "tôi
đòi" sao ??? Chả thèm.Nhất định là không ưng.
Nhưng khi nhớ đến câu ca dao mà bà
ngoại hay ru hồi xưa, thì
bà như chợt tỉnh cơn u mê, dứt
cái nọc sân si vớ vẩn và rất
hài lòng mang tên một loài hoa dân
dã mà hết sức thanh cao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen
nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn
(Ca dao)
Đặc
điểm của Sen, ngoài cái đẹp vật
chất, đập vào mắt mũi của ta đầu
tiên: màu sắc hài hòa của lá, của
bông, của nhị với hương thơm
bát ngát giữa ao hồ, còn có cái
phẩm chất quí giá "bất cấu",
"vô nhiễm": Gần
bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Cái môi trường bất
toàn không hoen ố nổi đời Sen. Các
ác từ, độc ngữ không ung hoại nổi
tâm Sen. Mọi nghiệp chướng nặng nề
không xô ngã nổi thân Sen. Dù "Bước tới bước nữa,
Đến chốn tiêu điều" hay
"Lui về bước nữa,Rơi vào quạnh
hiu" (TRẦN THỊ TUỆ MAI) đi nữa, thì một đời
Sen vẫn đẹp siêu thoát, vẫn thơm
hương thanh tịnh, vẫn rỡ ràng sắc
hương giữa bùn lầy nhân thế.
Phút nào tôi chợt tìm tôi
Tìm trong thăm thẳm
Chơi vơi hút tìm
Tìm trong biển lặng sông im
Tìm trong đêm thấy nhịp tim ai hoài
(TUỆ NGA)
Cái
"nhịp tim ai hoài" của
má tôi không lớn lao gì cho lắm, chỉ
lo cơm ăn, áo mặc, việc học hành cho
con cái được tới nơi tới chốn
là má vui rồi. Má cứ nhắc và kể
đi kể lại câu chuyện gánh ốc đầu
đời mồ côi, vừa rưng
rưng suốt mà môi vẫn cười
tươi tắn. (Và bây giờ, những khi
đuối lả một mình giữa bất cứ
ngày dài hay đêm thâu, cái hình ảnh
cô bé 13 tuổi đầu mắm môi mắm lợi
cố gắng "gánh nặng đường xa"
kiếm sống, đã làm tôi mạnh mẽ
vươn-vai-đứng-dậy với đời !!!)
Xin
cám ơn tác giả Vntvnd và bài "10
thương em" (dĩ nhiên cho Nàng của
riêng tác giả thôi) nhưng tôi vẫn thấy
được má tôi qua 4 câu này, na ná:
Năm thương hào sảng, vui tươi
Ở cơn trầm khổ vẫn cười như
không
Sáu thương bươi chải giữa
dòng
Một thân một bóng chẳng run tay chèo
(Vntvnd)
Cám
ơn tác giả đã ca ngợi cái phẩm
chất "lạc quan", thích "độc lập,
tự do" và nếu không phụ thuộc
vào "nam nhi chi chí" đi nữa thì cũng
có thể đứng vững với đời của
phái phụ nữ chúng tôi. Nhưng nói
nào ngay, có người phụ nữ VN (hay bất
cứ phụ nữ nào trên thế giới đi
nữa) mà "vẫn
cười như không" giữa "cơn trầm
khổ" ??? Họ cũng là con người với
đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố
..mà. Họ
chưa là Phật, là Thánh, chưa dứt bỏ
hết được "lục dục thất
tình" mà.Chưa
"tám gió thổi mà không động"
đâu. Có thể là họ đã
khóc riêng lặng lẽ một mình đến
hết nước mắt rồi, nên lên-gân
và ngụy-trang "ngoài tươi" dù
"trong héo" thìsao (chứ ai biết đấy là đâu, phải
không tác giả Vntvnd ơi !). Riêng má của
tôi, tôi biết rõ lắm, cực chẳng
đã, bà mới cho tôi thấy dấu hiệu
của sự khóc thầm che dấu, chứ đối
với người ngoài bà luôn luôn
là một mẫu người "hào sảng, vui
tươi", tuyệt
nhiên bà chả "sướt mướt, ủy
mị" bao giờ. Còn cái việc "một thân một bóng chẳng
run tay chèo" thì
quả thật là bà đã không ít lần
"thối chí, ngã lòng", nhưng vì
con, vì tương lai, vì sự sống nên
bà chẳng bao giờ "bó tay qui phục"
nghịch cảnh đau thương (bằng chứng
là 9 lần bà tậu nhà mới sau 9 lần
tan hoang vì đạn pháo của Tây, của Vẹm,
phải bỏ của chạy lấy thân, hoặc ba
tôi đòi chia chác, giành phần ..), cũng
y như đất nước VN mình mà nhà
thơ Trần Thị Tuệ Mai đã từng chiêm
nghiệm: "Điêu
linh, hằn sử bao lần; Cũng qua, cũng vượt,
cũng dần vươn lên" vậy.
Và sắc
màu hạnh phúc đối với chúng ta, thời
nào mà chả vừa đơn giản vừa ảo
diệu một cách tự nhiên thường hằng
chứ nhỉ ???
Hạnh phúc đơn sơ
Như bữa cơm ngọt ngào rau trái
Như chuỗi cười cho một tình cờ
Đôi đũa lệch so
hoài so mãi
(THANH NHUNG)
*
- Ở cái thời đại mà Computer
đã làm được những việc của
Thần Khổng Lồ (trong cây đèn thần
A-la-đin) là nối "hải giác" với
"thiên nhai", làm cho góc bể gần
xịt với chân trời chỉ bằng một
động tác nhấn con chuột (click a mouse)
Loài
người càng văn minh tiến bộ nhiều chừng
nào, xem ra càng có những "giả mạo"
tinh vi nhiều chừng nấy. Cũng
có khi cái chuyện "lộng giả thành
chân" càng ngày càng "ăn
khách" hơn là những gì "nguyên
thủy", "nguyên chất" nữa mới chết
(bởi giá hạ mà mẫu mã đẹp chả
kém đồ "gin" !!!). Lại còn
được sự phù phép, quảng cáo
"sơn đông mãi võ" ầm ĩ
liên tục của các phương tiện truyền
thông hiện đại như TiVi, Internet, báo
chí, phát thanh ..v.v ..
thì ..thì ..thì ..
Muốn
tìm cho ra những đóa sen "gần bùn mà chẳng
hôi tanh mùi bùn" nào có đơn giản cho đâu. Nhất
là ở cái thời đại mà "nghệ
thuật chỉnh hình" thành công vượt
bực này: Nam
biến thành nữ, nữ biến thành nam, xấu
biến thành đẹp, già biến thành trẻ .. Cái chuyện mũi tẹt biến
thành cao, mắt hí thành mắt bồ
câu, muốn càm chẻ, muốn má lúm
đồng tiền ..Xưa
quá rồi Diễm ui.Hễ có
tiền là thành Tiên liền hà. Chỉ
có điều là với một ngoại hình
mới toeng như rứa, nhiều khi cứ "tưởng
bở" rằng mình đã đẹp như
đóa sen thơm, chả lấm
bùn bao giờ, bèn "ngửi" thấy người
khác nực nồng tanh tưởi. Nhiều
khi "huởn huởn" mình còn văng
bùn vào người khác cho hả sân si.
Nhiều khi lầm lạc bởi đôi mắt thịt
(nhục nhãn) còn bị bệnh "cận thị"
hay "quáng gà" nên "Thiện Ác bất
phân", nên "Vàng Thau lẫn lộn" ..
ì xèo ! Cũng tỷ như
Đường Tăng (trong truyện Tây Du Ký) - một
vị cao tăng có "bề dầy" lý lịch
trích ngang nghìn đời, vạn kiếp là
Phật, là Thánh Nhân, Tiên phong Đạo
cốt - vậy mà cứ "động lòng từ
bi" lia chia vì những tiếng kêu cứu của
trẻ con, của phụ nữ, của bà già,
ông già (toàn là do ma quái biến
hóa giả trang). Có lòng tốt quá,
thương người quá mà không có
đôi mắt "thần thông" như Tôn
Ngộ Không nên cứ bị sa vào "lừa
mị" của bọn quỉ ma dài dài. Nếu
không có "Con Khỉ Đột" theo phò
tá thì chả hiểu Đường Tam Tạng
đã chết mất xác mấy phen
? Vậy mà Tề Thiên Đại Thánh
nhà ta còn bị trách mắng, bị đuổi
xô vì xem ra chả có "lòng
nhân" chút xíu nào, bởi nhìn
đi đâu Thạch Hầu cũng đều thấy
yêu ma nhan nhản, nên cứ tỉnh bơ bơ. Thế
có khổ không cơ chứ cho những tâm
tình chính trực, những người thiên
lương, những trái tim lành thiện
!!!
Rồi người ta bảo mình bi quan
Không có mặt trời, lý tưởng với ..vân ..vân ..
Dạ thưa người tôi xin thú thực
Vì rất biết điều,
tôi ráng nhịn thở than ..
Có khi
nào ta tự hỏi mình:"Đôi mắt này đã
nhìn ra "thực tướng" của vạn hữu,
sinh linh, (ngay cả bản thân mình) chưa
? Có được "tuệ nhãn, thần
thông" cỡ như "Con Khỉ họ
Tôn" đó chưa ? Sao
dám "phán xét" người này, việc
nọ ngon ơ vậy cà ?". Nhiều
khi quá say sưa trong việc phê bình, chỉ
trích người khác, ta còn nỡ
"lên tông" chửi bới, vu khống, mạ
lỵ tha nhân "vung vít" nữa mới khổ
cơ chứ. Lại tặng thêm bô-nớt (bonus)
là ba cái mớ từ ngữ "hạ đẳng,
tục tĩu, thô bỉ"
làm bẩn mồm chính mình trước
tiên. Thế thì mình nghĩ
mình là ai vậy. Ngọc Hoàng Thượng
Đế ư. Ông Thánh, bà Tướng
à. Đấng Chỉ Huy tối cao, xanh dờn của
đạo binh ..âm
phủ chắc. Tội nghiệp thật. Tổn
âm đức thật.Cái
lý nhân quả báo ứng thời này
nhãn tiền lắm quí vị ơi."Hòn đất mà chọi
chim trời, Chim trời bay mất đất rơi xuống
đầu" liền
à. Bất cứ một lời nói, một ý
nghĩ, một việc làm nào dù nhỏ nhặt,
dù khuất lấp, vẫn không bao giờ mất
đi trong cái "lưới
trời mênh mông, nhưng một mảy lông cũng
khó lọt" này
đâu.
Còn nếu
muốn mưu cầu việc ích quốc lợi
dân mà chiến thuật, chiến lược
"mích lòng" như rứa thì chỉ tổ
"dễ xa nhau" chứ làm sao mà vực dậy
được Hội Nghị Diên Hồng, hội nghị
của đồng tâm nhất tề đuổi giặc,
trai gái trẻ già đoàn kết cứu
quê hương. Khi tự vỗ ngực xưng danh
mình, nhóm mình, phe mình là yêu
nước nâm-bờ-oanh (# 1), là quốc gia
chính hiệu con nai vàng, thì vô hình
chung ta đã tự cô lập mình,
đào hầm, xây tường nhốt mình
trong "thâm cung bí ..lối", tuyệt tình với người
khác còn đâu (những người mà
ta tha hồ bôi lem, tha hồ đội nón cối,
tha hồ gắn đuôi ..). Trong khi kẻ thù thì
cứ mặc cho "nghêu cò tranh nhau, ngư ông
đắc lợi" .. hả hê.
"Tình yêu luôn luôn mở rộng
vòng tay. Bạn
mở rộng vòng tay để
đón và thả tình yêu đi, thì
tình yêu cũng làm vậy. Nếu bạn
khép chặt vòng tay lại, bạn
sẽ thấy bạn chỉ ôm được có
mỗi chính mình" (Leo Buscaglia - Nguyên Thi dịch)
Sen thật
thì không hôi tanh mùi bùn mà vẫn
tỏa hương thơm mát.
Còn Sen "dủm" (Sen nhựa, Sen giấy, Sen
ni-lông, Sen vải tơ hóa học ..) thì dễ
dàng chùi rửa, đánh bóng, làm
đẹp .. Và cũng tỏa mùi vậy, mà
là mùi xà bông Cô Ba, hay mùi Sa-nen
nâm-bờ phai (Chanel 5), mùi Xi-Khê (CK) .. (tùy túi tiền của
đương sự cả thôi) !!!
Trong "Bài thơ tình viết khi
nổi sùng" của NGUYỄN BẮC SƠN chúng ta thấy rõ hai bộ mặt
"phía tà, bên chánh" quá
tách bạch, phân minh (chỉ cần nhìn
"việc làm" của họ là thật-giả
rành rành mà)
Thời mạt thế người ta yêu nhau bằng
cái búa
Và tặng nhau hàng chục nhát dao
găm
Anh, kẻ chập chờn giữa càn khôn lảo
đảo
Tặng cho em nguyên một
đóa trăng rằm.
(Trích từ THƯ QUÁN BẢN THẢO tập
20 tháng 07/05)
Tri ân
lắm lắm một nhà thơ còn nguyên vẹn
trái tim Hoa Sen giữa thời mạt
thế. Tri ân lắm lắm tác
giả đã tặng cho "em" nguyên một
đóa trăng rằm. Nhờánh trăng tròn đầy
viên mãn ấy mà những "cánh tay
nước cuốn" sẽ thấy nẻo để
bơi về, để "đáo bỉ ngạn",
để được nhập hội "Liên
Trì", phải thế không hỡi những
"cánh sen bát ngát" ???
Ô kìa đã mấy ngàn năm
Cánh sen bát ngát ăn
nằm trong ao
Ô kìa giữa cõi chiêm bao
Cánh tay nước cuốn lao
chao bơi hoài
(TƯỜNG VŨ ANH THI)
*
(THU HÀ su'u tâ`m tù' VU DANG HOC)
Tôi vẫn đi tìm những đóa sen
thơm từ nguồn cội nơi tôi chào
đời - Rạch Giá
Tôi vẫn đi tìm những
đóa sen thơm từ nguồn cội nơi tôi
chào đời - RẠCH GIÁ !
Rạch Giá tôi, tận
cùng nước Việt,
Dẫu đoạn đành xa biệt
cố hương,
Vẫn hoài trăm nhớ ngàn
thương ..
Vâng. Ngàn thương trăm nhớ. Nhớ "Công Cha Nghĩa Mẹ" làm
đầu. Nhớ "bà mụ vườn"
Nam Thái Sơn đã độ sanh cho mẹ con
tôi một ngày "đi biển mồ
côi" hết sức hiểm nghèo. Nhớ ơn
Thầy Cô hồi Tiểu Học, Trung Học NTT .. đã khai tâm mở trí,
đã dẫn đưa đứa bé dốt
nát, quê mùa vào thế giới kiến thức
loài người văn minh, lộng lẫy, huy hoàng
những Chân, những Thiện, những Mỹ
bát ngát, mênh mông. Nhớ ơn tấc
đất quê nghèo cho lúa, khoai ngọt
bùi hôm sớm. Nhớ dòng sông, biển cả
cho con tôm, con cá nuôi thân, lớn bồng
lên cùng con nước lớn nước
ròng. Nhớ những ngày biển lặng trời
trong, ngay cả những khi sóng to, gió lớn,
hãi hùng đời dân chài lưới. Nhớ
ơn bạn bè kề cận đỡ nâng,
thân thiết như anh chị em trong một đại-gia-đình-trường-học.
Và cho tới bây giờ (già nua, tuổi
tác) vẫn còn tìm đến nhau, tìm về
kỷ niệm một thời duy nhất: thanh xuân !
"Gặp nhau không
phải là gặp nhau. Mà là gặp lại chính
cái-bóng của mình, của bạn bè
mình. Có phải vậy không
?"(TRẦN HOÀI THƯ-TQBT tập 20 tháng
07/05)
Ngấn đá hằn in niềm chớp
bể
Lau lách đìu hiu dấu
mưa nguồn
(TOẠI KHANH)
Vâng.Trăm nhớ ngàn
thương một đất nước có nguồn
cội thiêng liêng của mẹ Tiên, cha Rồng,
có huyền thoại về cái bọc trăm trứng
nở trăm con thắm thiết nghĩa đồng
bào, đậm đà tình cốt nhục.
Vậy mà cũng đã đành tâm chia biệt
nghìn trùng: Mẹ Âu Cơ và 50 con lên
núi cao làm rẫy nương. Cha Lạc
Long Quân và 50 con về miền biển dựng
sơn hà, xã tắc, triều nghi lừng lẫy
vua Hùng. Để rồi dần dần cháu
chắt của họ "trầm luân" ngay ở
quê hương yêu dấu hay trên những nẻo
đường xa xứ, lưu vong:
"Chắt" bà Âu Cơ xuống
biển lưu thân
Để tôi nghe hoài lời
than của sóng
Để tôi khập khiễng
trên bờ cát bỏng
Chạy tìm hoài, chiếc
bóng Lạc Long Quân
(HÀ HUYỀN CHI)
Như thế đó, "chúng ta mất hết chỉ
còn nhau". Chỉ còn trong tâm tưởng
những cánh đồng lúa bao la, còn "sông dài cá lội biệt
tăm", còn "cầu tre lắc lẻo gập
ghình khó đi",
còn "Trong vườn
đêm ấy nhiều trăng quá, Ánh
sáng tuôn đầy cả lối đi" (XD) , và nhất là vẫn còn
những cái đầm, cái ao ngát
hương sen mộc mạc quê nghèo:
Tôi chờ trăng tuôn chảy
mênh mông
Như dòng "cam lộ" ngọt
từ tâm
Trần gian dù bốn mùa
tân khổ
Vẫn bát ngát đời
..đóa sen thơm !
(HỒNG TRẦN)
Mà đâu phải
chỉ có sen mọc giữa hồ, giữa ao
đâu. Nếu tinh
ý một chút, sáng mắt sáng lòng một
chút, ta sẽ thấy trong tâm từng người
có đóa sen thơm đang chờ giờ hé
nở, tỏa ngát hương nhân ái, thanh cao !!!