- Mẹ ơi !
Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình
vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế ?
Thật mệt chết đi được !
- Vì cơ thể chúng
ta không có xương để chống đỡ, chỉ
có thể bò mà bò cũng không nhanh. Mẹ nói.
- Chị sâu róm không có
xương, cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị
ấy lại không cần đeo cái bình vừa nặng
vừa cứng đó ?
- Vì chị sâu róm
sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ
bảo vệ chị ấy.
- Nhưng em giun
đất cũng không có xương, cũng bò chẳng
nhanh, cũng không biến hóa được, tại sao em
ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng
đó ?
- Vì em giun đất
sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ
bảo vệ em ấy.
Ốc sen con bật
khóc, nói:
- Chúng ta thật
đáng thương, bầu trời chẳng bảo vệ
chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
- Vì vậy mà chúng ta
có cái bình !
Ốc sên mẹ an
ủi ốc sên con:
- Chúng ta không dựa
vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta
dựa vào bản thân chúng ta ! " (LƯU DUNG-Văn Minh biên
dịch)
Má tôi mất đã 25
năm nay rồi. (Ba tôi mất trước má tôi những
14 năm). Tôi lưu lạc ở Phi hơn 7 tháng, rồi
ở Mỹ cũng gần 14 năm trời. Vậy mà khi
đọc đoạn văn trên và nhất là câu của
Ốc sên con:"Chúng ta thật đáng thương,
bầu trời chẳng bảo vệ chúng ta, lòng
đất cũng chẳng che chở chúng ta .." thì tôi chợt
rưng rưng ngậm ngùi, nhớ ba má tôi vô cùng là nhớ !
Không phải vì bầu trời và lòng đất (thiên nhiên)
không bảo vệ và chẳng che chở cho tôi, mà bầu
trời (là má của tôi) đã không còn, và lòng đất
đã mang ba má tôi đi mất hút dạng hình, xương
thịt. Nên tôi đành chấp nhận lời Ốc sên
mẹ mà rằng:"Chúng ta dựa
vào bản thân chúng ta !". Vâng phải dựa vào
chính mình, "một
bát cơm ngàn nhà, lê thân ngàn dặm xa .."
Con nay tóc bạc
điểm sương
Nhớ thương
cha mẹ biết phương nào tìm
(Ca dao)
*
Bố là người cho
ta mầm sống. Mẹ là người cho ta tượng
hình bằng chính xương da, máu thịt của mẹ
cùng tinh hoa, khí huyết của bố. Ta dần dần
tăng trưởng trong bụng mẹ 9 tháng cưu mang, 9
tháng ôm ấp đầy lòng, 9 tháng nặng nề mang vác.
Mẹ đã banh da xẻ thịt tấm thân dãi dầu
mưa nắng để cho ta chào đời bằng
tiếng khóc ban sơ một ngày "khai hoa nở
nhụy", "mẹ tròn con vuông" .. Và suốt từ
cái giây phút ta "đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
đó", mẹ là tất cả, là chất
bổ dưỡng: "chuối ba hương, xôi nếp
một, đường mía lau .."
Mẹ già như chuối ba
hương
Như xôi nếp một, như
đường mía lau
(Ca dao)
Mẹ là biển Thái
Bình. Mẹ ngọt ngào như giòng suối. Mẹ êm ái
như đồng lúa chiều. Mẹ sáng mát, tròn
đầy, viên mãn như vầng trăng tròn mùa thu. Lời
mẹ ru êm như tiếng sáo diều vi vu, man mác:
"Lòng mẹ bao la
như biển Thái Bình rạt rào
Tình mẹ tha thiết
như giòng suối hiền ngọt ngào
Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu
Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ
Lời ru man mác êm như
sáo diều dật dờ
Nắng mưa sớm
chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ
(Y VÂN)
Mẹ
còn dạy dỗ ta, chăm sóc ta từng bước:
Ngày con đã biết
chơi, biết chạy,
Đừng cho chơi
cầm gậy trèo cao.
Đừng cho chơi búa
chơi dao,
Chơi vôi, chơi
lửa, chơi ao, có ngày ..
Tác
giả NGUYỄN TRÃI trong bài GIA HUẤN (4 câu trên và 8 câu
dưới) còn dạy dỗ các bà mẹ sao cho xứng
đáng thiên chức làm mẹ cao cả của mình:
Làm mẹ chớ ăn càn
nói dữ,
Với con đừng
chửi rủa quá lời,
Hay chi thô tục những
người,
Hôm nay cụ cụ ngày mai
bà bà,
Gieo tiếng ra gãy cây, gãy
cối,
Mở miệng nào có
ngọn có ngành,
Đến tai bụt
cũng không lành,
Chồng con khinh rẻ
thế tình mỉa mai.
(NGUYỄN CÔNG TRỨ
dịch)
Có nhiều khi ta quên công ơn mẹ cho bú mớm,
mẹ siêng năng thức khuya dậy sớm chăm sóc cho
ta lúc sốt "ú vỡ da", sốt mọc răng,
Có nhiều khi ta trótquên công ơn mẹ cho
bú mớm, mẹ cần cù thức khuya dậy sớm
chăm sóc cho ta lúc sốt "ú vỡ da", sốt
mọc răng, tướt biết đi .. (Mỗi một
lần ta "biết" một điều mới trong
tiến trình sinh trưởng: mọc răng, biết
lật, biết bò, biết đi, biết nói .. là mỗi
một lần mẹ hao mòn sắc vóc, tiều tụy dung
nhan vì lo cho ta, không ăn, không ngủ vì ta !)
Cũng vì con, chính vì con,
Mỗi ngày mẹ một gầy mòn
tấm thân
(Ca dao)
Thì hình như có những tác giả thơ, văn,
nhạc, phim ảnh, tuồng tích, cải lương ..
nhắc ta khéo léo, nhiều khi bóng gió, xa xôi về công cha,
nghĩa mẹ. Người mẹ mà: "Hồi xưa mình cho nó cục kẹo nó
cũng đòi theo, bây giờ mình cho cả cuộc
đời nó cũng không thèm nhận" (HÀ TRIỀU-HOA
PHƯỢNG). Người mẹ mà bây giờ sức
đã cùng, lực đã tận, chỉ mong được
con thương tưởng, đoái hoài, ai dè, nó "giũ
bỏ" mình như quăng đi cái áo rách rưới,
hay thứ đồ vô dụng phiền hà:
Mẹ sợ vô cùng sợ hơn
nỗi chết
Nơi nhà dưỡng lão hay ngục a
tỳ
Mẹ khóc mẹ van
những lời thống thiết
Con vẫn cười mơn bỏ
mẹ mà đi
(HÀ HUYỀN CHI)
Đọc những câu thơ này, có ai động lòng
không ? Cũng như chuyện MẸ TÔI, nói
về một người con ghét mẹ vì mẹ đã làm
xấu hổ cậu suốt một thời học sinh
bởi bà chỉ có một con mắt. Đến khi biết
lý do nào mẹ của cậu chỉ còn một con mắt
thì cậu ta nghĩ gì, có điếng hồn xót xa vì
lương tâm cắn rứt không ???
Ôi. SỰ HY SINH của cha mẹ bao giờ cũng cao
cả, tuyệt vời. TÌNH THƯƠNG của mẹ,
của cha vô điều kiện như thế đó, không
cần đền đáp như thế đó, (họa
chăng là mong một chút lòng đoái hoài, thương
tưởng lúc về chiều, lúc sức mỏn hơi
tàn, run rẩy như nhánh rong bên bờ biển vắng, sóng
gió dập vùi, sống chết bất ưng trong tay
người dưng kẻ lạ) !!!
Gắng giúp ta đi bước
cuối đời
Với lòng kiên nhẫn, với tình
người
Riêng ta đáp lại thành tâm ấy
Là biển yêu thương, một
nụ cười
(Vntvnd "cảm" dịch từ
CHER FILS, CHÈRES FILLES)
*
*
Má tôi nghèo từ trong trứng nghèo ra. Bà
Ngoại, góa bụa, may thuê vá mướn kiếm sống
nuôi một đàn con 6 người, toàn còn trai, trừ má tôi
là Út (nên được gọi cô Bé. Nhưng không phải là
Út Cưng như tôi sau này). Bà Ngoại mất khi má tôi 13
tuổi, không đau ốm, bệnh tật gì, chỉ
gọi chung là bệnh già. Bà ra đi thật thanh thản.
Chỉ tội cho người ở lại là cô Bé, không
ở được với những bà chị dâu xâu xé,
dữ dằn. (Nếu cô sà vào bà nào thì các bà khác nguýt háy lánh
xa). Nên cô bèn đi ở trọ nhà hàng xóm láng giềng,
người dưng nước lã cho khỏe tấm thân.
Cô Bé bắt đầu sự nghiệp cuộc
đời bằng cái đòn gánh và đôi quang gióng cũ
của bà hàng xóm tốt bụng. Cô theo chân chúng bạn sang
làng bên mua ốc nhồi về bán cho các hàng bún riêu, bún
ốc ở làng mình. Đôi chân phơi phới, cái lòng
phởn phơ, dù trời đất nhờ nhờ.
Vốn liếng bé tẹo. Nhưng cô vẫn tin "buôn
thất nghiệp, lãi quan viên" ..
Khi đôi thúng đã đầy những
ốc là ốc, cây đòn gánh oằn trên cái vai non, cô
mới hiểu ra, vì sao chúng bạn cô nhìn cô đầy
thương hại đến thế. Cô mắm môi gánh. Con
đường về sao mà dài thăm thẳm. Cây đòn
gánh hằn vào da bỏng rát. Cô đã phải lót một
lần khăn vào, cũng chả hề hấn gì. Chỉ
có một mình cô trên đường vắng, các bạn cô
đã bỏ rơi cô rồi, mà có họ đi nữa thì
"Mạng ai nấy lo, hồn ai nấy giữ", gánh
ai nấy gánh chứ. Ôi. Cái gánh đọa đầy. Ôi.
Hai cái thúng ốc ác nghiệt. Cô ngồi bệt xuống
bờ ruộng, khóc nức khóc nở, hy vọng Bụt
sẽ hiện ra giữa đồng không mông quạnh.
(Không phải Bụt hiện ra cho cô quần áo đẹp
để đi dự hội như chuyện Tấm Cám.
Cô chả cần quần áo đẹp làm gì lúc này). Cô
chỉ mong Bụt đỡ hộ cho đôi thúng của cô
được nhẹ nhàng, thanh thản. Khóc chán. Nhìn quanh
chả có Bụt, cũng chả một bóng người
"cứu độ". Cô đành lủi thủi
đứng dậy gánh tiếp. Cây đòn gánh lại
cứa vào cái vai non. Bên phải. Bên trái. Vai nào cũng
bỏng rát. Đau nổ đom đóm mắt. Cô lại
ngồi thụp xuống, đành tiếc đứt
ruột bốc một nắm ốc thả xuống
bờ ruộng, vừa lâm râm khấn: "Xin thần
ốc, lạy thần ốc mớ bái, con thả các ngài
ra, các ngài phù hộ cho con được đi tới
nơi, về tới chốn, một vốn bốn
lời .." Rồi cô lại gánh. Lại mắm môi
mắm lợi, nghiến răng dấn bước.
Được một quãng ngắn củn, nặng quá cô
lại ngồi thụp xuống bốc thêm một nắm,
rồi .. nhiều nắm ốc thả xuống bờ
ruộng với lời cầu xin dần dần xuống
.. giá: "một vốn .. ba lời, một vốn .. hai,
rồi một .. lời". Cuối cùng cô gánh về
tới nhà một dúm ốc, (dĩ nhiên là"lỗ chỏng trơ"),
với một đôi vai bật máu và những giọt
nước mắt tức tưởi dấu che !!!
Bài học đầu đời của một
người đi buôn hàng gánh như cô: Đừng tham lam.
Phải tự lượng sức mình. Chỉ cần
"một lời" thôi cũng đủ. Phải làm
sao cho tiền vào tay mình là tiền chửa, tiền
đẻ là được ! Nay cô đã có một gánh hàng
xén khá tinh tươm ngay giữa chợ làng với
những đồng tiền chửa đẻ "mắn
như gà" sau một thời gian cần cù gánh ốc,
rồi gánh gạo, gánh rau cỏ hoa quả .. từ làng bên
về làng mình "sang" lại.
.. "Sương trắng còn đầy ở các ngõ
trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng
bốc lên, mùi quen của quê hương và của
đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm
can đảm. Nàng rảo bước cho mau chóng đến
chợ.
Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu
kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp của
bước đi. Chịu khó, chịu khó từng tí
một, hết bước nọ sang bước kia,
cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày
nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa;
tất cả cuộc đờinàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như
tấm vải thô dệt đều nhau.
Có phải đâu chỉ một mình cô; trong
những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng
như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn
để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em.
Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy
yên tâm chắc chắn như nhiều người khác
cũng làm việc, cũng sống như nàng."
(THẠCH LAM)
Cám ơn tác giả Thạch Lam quá, ông đã làm tôi
hiểu bà mẹ của tôi hơn, hiểu những cao
cả, những chịu thương, chịu khó của
người đàn bà VN quê ta. Luôn luôn, cả đời
họ là :"Chịu
khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ
sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ
ngợi". Bao nhiêu những vất vả, gian lao họ
gồng gánh hết, để kiếm tiền NUÔI
CHỒNG, NUÔI CON, NUÔI CÁC EM !!! Một sự hy sinh "không
chán nản" và cũng "không tự kiêu" !!! Có
phải chính sự xả kỷ này, đã làm một
nhạc sĩ (không biết tên) đã khẳng định
rằng:
Mẹ là Phật, đại nguyện
hóa thân
Mẹ là hoa, hoa đẹp tuyệt trần
Mẹ là nước, nước
nguồn vô tận
Cuộc đời Mẹ chỉ
biết hiến dâng
Mẹ là Phật, là Phật hằng
hữu
Cho cuộc đời con mãi mãi thắm
tươi
(GIA HUY hát trong benxua.com)
*
Cám ơn "cây đòn gánh có mấu" . Cám ơn những
cái vai nhọc nhằn vất vả vẫn làm điên đảo
các đấng tu mi:
Ba cô gánh gạo lên chùa,
Một cô
yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư
về sư ốm tương tư
Ốm lăn, ốm lóc cho sư
trọc đầu ..
Nếu không có cây đòn gánh trên chiếc vai thon
thả của cái cô yếm thắm thì chắc rằng sẽ
không có một nhà "tu .. xuất" nay mai đâu
đấy nhỉ (còn cố lì ở trong tu viện đi
nữa, thì với cái bệnh tương tư như
thế, tu đến 9kiếp 10 đời đi nữa, ối giời
ơi, các bác ơi, cũng chỉ là "tu .. hú" mà thôi
!!!)
Một cây đòn gánh khác, trên chiếc vai thon khác
của cái yếm thắm khác, còn chấn động
lịch sử không biết bao nhiêu mà nói. (Xin mở
ngoặc ở đây để trả lời bạn tôi, khi
bạn khư khư mà rằng : "Người
ta có thể mang hạnh phúc cho nhau. Nhưng không ai có thể
giáng họa cho bất cứ ai". Bạn ơi là
bạn, có chứ. Giáng họa không những cho một
người mà còn họa đến ba đời luôn
nữa đó ["tru di tam tộc" lận]). Ai vậy ?
Thì Thị Lộ chớ ai. Cô gái trẻ đẹp tài hoa với
gánh chiếu trên vai chứ ai :
Ả ở Tây Hồ bán chiếu gon
Chẳng
hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh vừa được bao nhiêu
tuổi
Đã có chồng chưa được
mấy con ?
Nàng ứng đáp tức thì sau 4 câu của vị Khai
Quốc Công Thần đệ nhất:
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh vừa độ trăng tròn
lẻ
Chồng
còn chưa có, có chi con
Để rồi sau đó, chẳng biết vị
quan già (nhưng trái tim chả chịu già) có ghé vai gánh
hộ cho nàng gánh chiếu hay không, mà nàng "xếp
chiếu gon" theo chàng về dinh làm hầu thiếp, không
chút ngại ngần dù tuổi tác chẳng cân (nàng mười
bảy, chàng bảy cái mười). Và khi vụ án Lệ
Chi Viên nổ ra, vua Thái Tôn sau một đêm vui cùng Thị
Lộ bị chết bất đắc kỳ tử, thì ba
đời của dòng họ Nguyễn Trãi đã bị tru
di bất kể oan hay ưng. Dù sau này, Lê Thánh Tông mới rõ
oan tình, phong tặng và cho tìm dòng dõi phục quan tước
lại đi nữa, thì mồ ông và dòng họ đã xanh
cỏ từ lâu. Từ đó người ta ngờ ngợ
Thị Lộ là "rắn báo oán" (?).
Về viếng Ức Trai ngày đã muộn
Rêu hoàng hôn leo lét cuối chân trời
Mắt thì cứ đăm đăm nhìn bia đá
Ruột gan lại để ở Lệ
Chi Viên
(NGUYỄN DUY)
Má tôi không đẹp, đôi vai má không thon, chiếc
yếm của má không thắm, mặt bà còn bị rỗ hoa
vì chứng bệnh đậu mùa hồi chín mười
Má tôi không đẹp, đôi vai má không thon,
chiếc yếm của má không thắm, mặt bà còn bị
rỗ hoa vì chứng bệnh đậu mùa hồi chín
mười tuổi gì đó. Nhưng nụ cười
của bà làm sáng rỡ cái duyên ngầm của cô hàng xén
lưu lạc từ Bắc vào Nam, trôi dạt đến
tít đất Rạch Giá-Kiên Giang (rồi cho tôi chào
đời "cắt rún chôn nhau" nơi đó, như
ấn chứng nguồn cội "mới" của một
loài chim thiên di, bến đỗ đầu đời
một làn mây phiêu bạt). Má không nhan sắc, nên không ác
đức, không "giáng họa" cho ai, chỉ có ban
phước là nhiều. Và dĩ nhiên người
được hưởngmọi ơn phước của má là chị em tôi,
nhưng đặc biệt vẫn là "giàu Út ăn, khó Út
chịu" của má.
Cu cu chằng
chằng,
mẹ rằng đi
chợ.
Mẹ vợ ở
nhà,
bắt gà làm thịt.
Bắt vịt mà nuôi,
con ruồi có cánh.
Đòn gánh có mấu,
con sấu có tai.
Con nai có gạc,
thợ giác có bầu
..
(Đồng dao)
Vâng. Đòn gánh có
mấu. Con sấu có tai. Con nai có gạc. Người thì có
mẹ cha. Ai ai cũng có quê nhà.
Nói cho suông sẻ
vậy, chứ nếu vạn sự đều "xuôi
chèo mát mái" như rứa đó thì đã có "thiên
đường hạ giới" từ khuyarồi:
Ở chốn ấy
có người thật sướng
Họ thật tin là
có thiên đường
Ở chốn ấy
có người thậm khổ
Họ nghĩ
rằng địa ngục trần gian
(TRẦN MINH HIỀN)
Vẫn có biết bao
đứa trẻ ra đời bị bỏ rơi từ
khi còn đỏ hỏn, sống sót nhờ viện mồ
côi, nhờ lòng từ bi, bác ái của các Ni Sư, các Ma
Sơ ..; hoặc húp cơm thừa canh cặn đầu
đường xó chợ, ngửa tay nhận của
bố thí từ các bậc từ tâm, rồi lớn lên sa
vào tội lỗi một cách tự nhiên nhi nhiên .. Dưới
những chế độ phi nhân, vô gia đình, vô tổ quốc,
vô tôn giáo, thì tội ác càng ngày càng "bành trướng bá quyền"
trong bóng tối mịt mù nhân ảnh ..
Dù gia đình ba má tôi
không được vui chi mấy, bởi hình khắc chia ly
suốt một phần đời, tôi vẫn là
người diễm phúc: có ba có má, được nuôi cho
nên vóc nên hình, được thương yêu trìu mến, được
"có cái chữ để đỡ cái thân". Và hễ
nhớ đến má là tôi lại nhớ cây đòn gánh có
mấu với đôi gióng gánh cả đời tần
tảo thay chồng nuôi con của người mồ côi
mồ cút từ thuở 13, người cho đến già
vẫn không bao giờ muốn các con của bà chịu cực,
chịu khổ, dẫu một ngày.
Nhớ má, cũng
chính là nhớ về một đất nước có hình
dạng một cây đòn gánh (Trường Sơn), với
hai đầu là hai thúng lúa bạt ngàn (châu thổ Hồng
Hà và châu thổ Cửu Long Giang) mà bà mẹ VN luôn luôn mang vác
trên vai với tình thương con biển trời lai láng ..
Biết bao giờ mẹ VN mới được giũ
sạch cái kiếp đói nghèo, sống trong ấm no, tự
do, hạnh phúc và được ngẩng cao đầu
như phụ nữ bốn biển năm châu ???