RA.CH GIÁ-----TRA(M NHO*' NGÀN THU*O*NG 2
PHÙ VÂN 20
TIN NGã'N | Cõi I-MEO | Cõi I-MEO (tt) | BÀI VIÊ'T MO*I' | BÀI VIÊ'T MO*I' (tt) | XU*O*'NG và HO.A | XU*O*'NG và HO.A (tt) | XU*O*'NG và HO.A 1 | CU*O*`I CHÚT CHO*I | CU*O*I` CHÚT CHO*I (tt) | CU*O*`I CHÚT CHO*I 1 | SU*U TÂ`M | SU*U TÂ`M (tt) | SU*U TÂ`M 1 | SU*U TÂ`M 2 | THO* DI.CH | THU* VIÊ.N RA.CH GIÁ | PHÙ VÂN | PHÙ VÂN (tt) | PHÙ VÂN 3 | PHÙ VÂN 5 | PHÙ VÂN 6 | PHÙ VÂN 9 | PHÙ VÂN 10 | PHÙ VÂN 11 | PHÙ VÂN 12 | PHÙ VÂN 13 | PHÙ VÂN 14 | PHÙ VÂN 15 | PHÙ VÂN 16 | PHÙ VÂN 17 | PHÙ VÂN 18 | PHÙ VÂN 19 | PHÙ VÂN 20

Home

MỤC LỤC:

caydacbiet.jpg

RẠCH GIÁ, BẠN BÈ và NỖI NIỀM XA XỨ

 

RẠCH GIÁ, BẠN BÈ và NỖI NIỀM XA XỨ

 

Viết về Rạch Giá là viết về nguồn cội thật, đã bị một tờ giấy thế vì khai sanh biến tôi thành kẻ lạ ngay trên mảnh đất cắt rún chôn nhau ..

 

 

Tôi vốn được mở mắt chào đời ở Nam Thái Sơn - Rạch Giá, cái dạo người dân phải chạy Tây, chạy Việt Minh tứ tán, nên làm gì có nhà thương sạch sẽ cho tôi được bảnh chọe chào đời. Tôi được sinh ra trong một cái chòi lợp tạm, có bà mụ vườn hết sức giỏi, nên mới còn cái thằng tôi đến ngày hôm nay. Má kể là tôi đã bị nhau tràng quấn cổ, tưởng đâu đã chết cả mẹ lẫn con rồi. Sau này, khi đến tuổi đi học, má mới làm giấy thế vì khai sanh cho tôi, với nguyên quán là làng Thụy Phương - tỉnh Hà Đông .. Tưởng đâu mọi chuyện đơn giản, giản đơn, như cái ước mơ của một người đàn bà xa xứ, là nhắc cho con cháu đừng quên về cội nguồn quê cha đất tổ ở tít một miền Bắc xa xôi ..Ai dè, chính cái làng Thụy Phương - tỉnh Hà Đông trên giấy tờ (và có lẽ chả bao giờ được thấy tận mắt) đã biến tôi thành một kẻ lạ ngay chính trên cái nơi tôi thật sự chào đời.

 

Quê chị ở đâu ??? Không bao giờ tôi trả lời được ngay câu hỏi đó. Bởi tôi tần ngần với chính tôi nhiều lắm về gốc gác của mình !

 

Sao tôi không bật ra được một câu trả lời là Rạch Giá ? - Vì trên giấy tờ tôi sinh ở Hà Đông (dối trá trước pháp luật)

 

Sao tôi không bật ra được một câu trả lời là Hà Đông ? Vì thực tình tôi được sinh ở Rạch Giá (dối trá trước sự thật)

 

Con cá, con tôm ở sông Kiên, ở vịnh Thái; hạt lúa, củ khoai, con mắm, trái dừa ở Minh Lương, Rạch Sỏi đã nuôi tôi lớn khôn. Nhưng tôi vẫn như người mộng du, lãng quên, lẫn lộn cả thực và hư, bởi đầu óc tôi, tâm trí tôi vẫn mơ màng về cái làng quê ngoại : Thụy Phương là đất văn chương .. Nơi có ông bác ruột đàn tam thập lục hay đến nỗi ma hiện ra bên cửa sổ lắng nghe đàn. Nơi có bà ngoại, chồng chết sớm, phải tần tảo may thuê vá mướn nuôi con, nhưng vẫn tâm tâm niệm niệm may áo cúng dường chư tăng, chư ni đúng 100 kiểng chùa mới thỏa dạ. Ước nguyện của ngoại chả bao giờ thành, và má tôi phải mồ côi, mồ cút, buôn gánh bán bưng từ cái tuổi 13, cái tuổi mà bọn con cái nhà giàu còn được tung tăng cắp sách đến trường ..

 

***

***

Rồi bây giờ, sau gần 7 năm ở Mỹ, và nhất là sau một buổi nói chuyện long distance với Sơn Núi ở Texas lâu đến 3 tiếng đồng hồ, tôi bỗng chợt nhận ra rằng : mình quá bạc !!!

 

.. Bạc vì mình không phải họ lục bình trôi mà sao vẫn không cắm rễ ăn sâu bám chắc vào một nơi chốn vững bền (Tôi rời Rạch Giá lên Sài Gòn từ năm 1970, đi Long An dạy học 7 năm, qua Phi Luật Tân 7 tháng 2 ngày và đến Mỹ cuối năm 92, tuy ở Maryland thôi, nhưng cũng đã dọn nhà tới, dọn nhà lui đến 5,6 lần ..)

 

Bạc vì mình cứ như một thứ cô hồn lãng tử, một kẻ lang thang lìa cội xa nguồn hết sức dửng dưng. Như một đời rong rêu, bèo giạt. Như một kiếp mây trời không chỗ dừng chân.

 

Bạc vì mặc cho mọi người xăng xái quay về quê cha đất tổ, hoặc cứ ấp ủ một ngày về . Riêng tôi vẫn thản nhiên để đời mình trôi tới đâu thì trôi, tấp tới đâu thì tấp. Nếu có trở về VN hay không cũng không bận tâm gì mấy. Có điều kiện tiền bạc rủng rỉnh thì về -- như đi du lịch ! Bằng không thì cũng không hề day dứt. Vì còn gì nữa đâu mà thắc mắc luyến lưu. Tôi không còn nhà nữa (Nhà ở Rạch Giá. Bán từ xưa rồi. Nhà ở Sài Gòn. Cũng đã sang tên)

 

Tôi không còn bố mẹ già chờ đợi con vò võ ở phương trời nữa (Bố tôi đã mất trước má tôi những 13 năm rồi). Vậy thì còn ai để tôi hăm hở trở lại viếng thăm ?

 

Còn cha, còn mẹ thì hơn

Không cha, không mẹ, như đờn đứt dây (Ca dao)

 

Đã thế ông bà Nội, Ngoại của tôi đã chết từ khi tôi chưa được sinh ra đời, (từ trước cả khi ba má tôi gặp nhau nữa chứ) và ở tít một miền quê xa lắc nào đó ở ngoài Bắc. Nếu tôi có về thăm viếng cũng chả còn người nào biết tôi là con cái nhà ai. Cũng như tôi không thể biết ai cùng một giọt máu đào với mình để mà thắm thiết hỏi chào vồn vã, hơn là lịch sự bình thường như với những ao nước lã xung quanh.

Chính cái lỗ hổng sâu hoắm về nguồn cội tôi

Chính cái lỗ hổng sâu hoắm về nguồn cội tôi. Chính cái số không to tướng về Ông Bà Chú Bác Cô Dì Cậu Mợ tôi. Chính vì không có một sợi dây cốt nhục tình thâm cụ thể buộc ràng, nên tôi rất dễ dửng dưng, rất dễ dàng quên lãng thờ ơ mọi sự. Không có gì cột chặt tôi lại với người, như là không còn sức hút của trái đất nữa, tôi tha hồ bấp bênh, tha hồ bồng bềnh, tha hồ chông chênh, tha hồ đảo điên, điên đảo ..

 

Như đã nói, nhìn ngược lên nguồn cội ông bà tiên tổ, tôi không thấy mặt ai. Nhìn lại đầu đuôi, tôi chỉ có một bà chị duy nhất lớn hơn tôi đến 9 tuổi đầu, và hình như cũng chả thương yêu gì tôi cho lắm. Chị có gia đình chị, chồng con chị, công ăn việc làm buôn bán, bán buôn của chị. Tôi chả hề nằm trong cái bận bịu đã quá thừa bận bịu cho chị rồi. Nên tôi rất thảnh thơi mà ra đi. Không có một chút buộc ràng dan díu. Nên tôi dửng dưng không màng dự định quay về. Về thăm ai và vì ai ???

 

Về Sài Gòn .. Hay Rạch Giá ..

Về Long An .. Hay tìm lại Bataan ..

 

Tuy dứt khoát, tôi không phải là người từ đất nẻ chui lên. Cũng không phải là người đứt dây rớt xuống làm người thế gian. Nhưng rõ ràng tôi như là thân cây không có cội rễ. Như nước không có nguồn. Như chim không có tổ. Như thuyền không có bến. Và dĩ nhiên tôi thấy mình chả giống ai !!!

 

Người ta có gia phả để kể cho con giòng, cháu giống nghe. Để hãnh diện tự hào về Ông này, Bà nọ. Người ta có đại gia đình huyết thống để gắn bó, để thương yêu, đùm bọc cho nhau, bảo vệ lẫn nhau. Đàng này, bình thường không nói làm gì, khi năm hết Tết đến, khi đám giỗ đám cúng, khi có chuyện hữu sự. Đó là lúc cái quạnh quẽ, đìu hiu của mẹ con tôi rõ nét nhất, ớn lạnh nhất !

 

Người ta thường bảo Không cha đeo chân chú, xảy mẹ bú vú dì. Còn chúng tôi -- má tôi cũng mồ côi mồ cút từ khi mới 13 tuổi đầu -- Khi không còn cha nữa, cũng không có chân chú để mà đeo, mà bám víu. Lúc không còn mẹ nữa, cũng không có vú dì để mà đòi được bú, đòi được yêu chiều.

 

.. Có một lần, ở Rạch Giá, má tôi bị một con nợ (đàn ông) đánh bầm cả mắt, khi bà nhắc họ một món nợ từng ghi sổ lâu ngày (chả là má tôi bán hàng xén mà).

 

Một tuần sau, khi xong lớp luyện thi Tú Tài II ở Sài Gòn (trọ học nhà bà chị), về nhà thấy má như vậy thì thương xót và tức uất quá mà không biết làm sao. Chỉ biết khóc nức lên một hồi, rồi quệt nước mắt, nước mũi, khăn áo chỉnh tề qua nhà người ta nói phải, nói trái -- cầu hòa !

Tôi biết mình không hẳn đã tốt đẹp, cao thượng gì, khi uốn ba tấc lưỡi xí xóa hết mọi chuyện, ngay cả món nợ , nếu họ không mu

Tôi biết mình không hẳn đã tốt đẹp, cao thượng gì, khi uốn ba tấc lưỡi xí xóa hết mọi chuyện, ngay cả món nợ , nếu họ không muốn trả. Nhưng tôi biết làm gì đây. Bứt mây thì động rừng. Không khéo họ kéo đàn, kéo lũ, kéo giòng, kéo họ của họ ra (họ là dân đánh cá, dân ăn đầu sóng, nói đầu gió chứ đâu phải tay vừa), thì ngay cả anh chàng Chân Lý cũng phải co giò chạy mất, bởi cái chiến thuật lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em. Chứ đừng nói mẹ con tôi chân yếu tay mềm, thân cô thế cô, một bà già với một đứa con gái bạch diện thư sinh, lại còn được dạy nằm lòng câu châm ngôn nhẫn nhục một sự nhịn là chín sự lành.

 

Từ thuở nào rồi, cả hai mẹ con tôi, có chuyện rủi ro không biết chạy đến với ai cầu mong giúp đỡ, chở che. Từ lúc nào rồi, có việc vui gì cũng không biết gọi ai cùng vỗ tay cười. Chỉ toàn là những ao nước lã mà nên tình nên nghĩa, nên thương nên mến. Chỉ toàn là những láng giềng gần nên phải ngậm ngùi bán anh em xa, nên phải ngậm ngùi làm rơi rớt những giọt máu đào.

 

Đúng là : Anh em thiên hạ, láng giềng người dưng (ND)

 

Cứ thế. Một mình mình biết. Một mình mình hay. Một mình mình vui. Một mình mình buồn. Vậy đó. Lủi thủi đi. Lủi thủi đứng. Lủi thủi nằm. Lủi thủi ăn. Lủi thủi ngủ. Lủi thủi như hủi đi chợ trưa ..

 

Cái tâm trạng và hoàn cảnh cô đơn độc đạo của má tôi như là một thứ nghiệp dĩ di truyền trọn vẹn sang tôi. Khi tôi đến tuổi trưởng thành thì cũng y chang như vậy. Như tôi là một thứ bản sao chính hiệu một đời tứ cố vô thân, quay đi quay lại rồi cũng đành phải nương tựa chính mình.

 

Cô hồn nhờ gởi tha hương

Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng

(NGUYỄN DU)

 

Tôi đã đánh mất ngôi nhà tôi đã ở, hai lần. Một lần ở Rạch Giá, chấm dứt một đoạn đời thanh xuân. Một lần ở Sài Gòn, chấm dứt một đoạn đời quá lứa, lỡ thời. Tôi còn đánh mất dần dần những đồ đạc thân thiết, những kỷ vật thương quí, những kỷ niệm thiết tha, bởi những di chuyển, dời đổi bắt buộc. Do đó toàn bộ cuộc sống tôi rõ ràng là một cuộc phiêu du. Tôi chỉ là một khách trọ. Những ngôi nhà từ đó về sau cũng chỉ là những quán trọ. Không bao giờ còn được gọi hai tiếng nhà mình như ngày xưa còn má, còn tôi thơ ngây, son trẻ.

Đã thế tôi còn xém mất trí nhớ nữa bởi tai nạn xe cộ tưởng đã xong đời

Đã thế tôi còn xém mất trí nhớ nữa bởi tai nạn xe cộ, tưởng đã xong đời. Một phần ký ức như bị tẩy xóa sạch sẽ, một phần nếu như những vết chàm xâm thì cũng nhạt mầu dần. Thế nên, tôi đã sống với một vốn liếng quá khứ nghèo nàn, nhòe nhạt, những thắm thiết cũng dần dần bốc hơi. Những gắn bó cũng dần dần dãn ra, xa lạ, khi phải bắt buộc chuyển di. Xa mặt thì thường bị cách lòng. Tất cả, từ đó, chỉ còn là xã giao, là lịch sự, là ngoài mặt, là giả lả, là dửng dưng. (Ai tri âm đó, mặn mà với ai ?-ND) .. Tôi tự thấy mình không muốn bạc bẽo rồi cũng phải bạc bẽo. Không muốn lãng quên nhưng vẫn cứ bị quên .. Bởi lối sống Mỹ ư ? Bởi thời gian ư ? Bởi trí nhớ cằn cỗi, cùn mằn ư ? Có thể và có thể .

 

***

Viết về Rạch Giá là viết về những phép lạ từ những người bạn một thời trung học cũ. Không có các bạn, tôi chỉ là một kẻ tật nguyền. Một kẻ có bộ nhớ bị cắt cụt. Một kẻ không quá khứ. Không hề có tuổi thanh xuân. Nhưng .. Qua Sơn Núi, qua Lâm Sốc & Lý Sở, qua Đạm Nhiên, qua Rừng Lan, qua đôi vợ chồng Châu Hiền & Lâm Tuyết, trí nhớ mình như được phục hồi ! Cái dĩ vãng 30 năm về trước. Cái quá khứ trẻ trung những tưởng như một thân cây bị chặt trụi cành non lá mềm. Ai ngờ vẫn còn đó. Vẫn ở đó. Mơn mởn. Lung linh hình ảnh tươi xanh  .. (Một nhành hoa mai trắng)

 

Tôi lại còn nghe được tiếng sóng ngày nào:

 

.. Rõ ràng là tiếng sóng. Tiếng sóng êm đềm của một thời bé thơ và thiếu nữ ở Rạch Giá, xóm biển, đường Hoàng Diệu. Còn mùi thum thủm khai khai, gây gây của cá đuối xẻ phơi khô, mời mọc hàng đàn ruồi nhặng .. Còn từng nhà giăng lưới ra phơi, rồi ồn ào vá lưới đập chì ..

 

.. Có nhiều khi tiếng sóng dữ dằn, gầm rú hất những tảng nước hung bạo lên mái tôn, hất cả những dề lục bình nằm phơi xác trên mái, lùa những khối nước khổng lồ tràn qua khe cửa làm ngập lụt tứ bề, làm chai lọ, nồi niêu trôi lềng bềnh trong nhà y như trong cơn hồng thủy. Hai mẹ con quần xăn cao lên tận bẹn, ngồi chồm hổm trên cái chõng cây, lúi húi xên mứt cà chua đỏ lưỡng, xên những trái cà na dôn dốt, nước đường vàng óng như mật ong, hoặc luôn tay luôn chân với cái chảo dầu đầy ắp bánh mì chiên (những món quà đầy hấp dẫn để bán cho ngày hôm sau). Bếp lửa nổ lách tách, tiếng sóng vỗ ì ầm, ì ầm vây bủa, bóng hai mẹ con in lên vách bởi ánh lửa bập bùng, chập chờn, lủi thủi bên nhau, quấn quít lấy nhau .. (Mỉm cười)

 

Tôi thấy lại được hòn Rùa nằm muôn đời giữa nước, giữa trời. Xa xa là hòn Sơn Rái ..(Cho tới bây giờ tôi cũng chả biết là cái đầu của hòn Rùa dính liền hay rời ra với thân mình của nó nữa. Vì có những bữa trời quang mây tạnh, rõ ràng là có sự bứt rời. Nhưng khi biển động, mây trời vần vũ, vết đứt lại được liền trơn. Không biết ai đó kể một huyền thoại về một con rùa tu luyện thành tinh, hay bò đi phá xóm phá làng, bị trừng phạt bằng cách bị chém lìa đầu, nên bây giờ bất động chung thân !!!)

***

***

Viết về Rạch Giá là viết về những ân tình sâu nặng từ những người bạn một thời Nguyễn Trung Trực, những trái tim Bồ Tát nở hoa ..

 

Ai bảo đời không Phật

Bạn bè tôi hằng hà

Hiện giữa lòng máu thịt

Tim Bồ Tát nở hoa (HT)

 

Các bạn đã nghe được tiếng kêu cầu cứu khổ của tôi, đã hóa giải dùm tôi mọi nghiệp chướng, nạn tai, khốn đốn. Mỗi người một tay. Mỗi người một cách. Mỗi người một thắm thiết nghĩa tình.

 

Gần gũi thì có Rừng Lan với cái má lúm đồng tiền muôn thuở, luôn luôn chu đáo và giúp đỡ thực tế từng lúc, từng khi. Đôi khi là thiền sư Đạm Nhiên ghé về Virginia, về DC ban bố mưa pháp, rải từ tâm lên đời lận đận. Xa thì có Châu Hiền & Lâm Tuyết ở Canada là nhà xuất bản chùa tuyển tập Mỉm Cười - một chút quà văn nghệ cho bạn bè và Thầy Cô Rạch Giá cũ. Sơn Núi ở Texas cho tiền mắc dây điện thoại riêng, cho vé máy bay khứ hồi về Louisiana nghỉ Vacation một tuần. Nợ ngân hàng và tiền cái xe hơi Acura Legend này là tiền Lâm Sốc và Lý Sở cho mượn dài hạn để trang trải và để có phương tiện mà đi kiếm cơm. Còn có các bạn ở Phila, Florida, ở Cali gọi điện thoại han hỏi, hỏi han ..

 

Tôi đâu có phải là người cô quạnh. Mình đâu có lủi thủi như hủi đi chợ trưa. Quanh tôi là cả một chỗ dựa êm ả, ấm áp và vững chắc hơn cả gia đình, hơn cả huyết thống họ hàng.

 

Nhờ các bạn, tôi thấy tôi là thân cây có cội rễ. Là nước có nguồn. Là chim có tổ. Là thuyền có bến. Tôi lại được là tôi, một đứa bạn một thời Trung Học từng được mệnh danh là Sư Tử Hà Đông (Chả hiểu cái tên này có "vận" vào người hay không, mà tôi "ống chề" suốt kiếp, và vẫn ca bài Suốt đời ta chẳng yêu ai, chỉ yêu một mảnh hình hài khẳng khiu).

 

Nguồn cội của tôi. Tổ ấm của tôi - Là Rạch Giá ! Không phải Rạch Giá hiểu theo nghĩa địa dư chí, mà là Rạch Giá tình bạn, tình đồng hương, tình người bầu bí thương nhau ..

 

.. Cùng với hơn một triệu người Việt tha hương từ sau 75, đang định cư ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc, Canada, Phần Lan, Thụy Điển ..v..v.., tôi cũng đã đến MD, rất muộn màng, với hai bàn tay trắng nhợt, trắng nhạt, trắng lạnh như xác chết một đêm đông lạnh kinh hoàng đối với người dân gốc miền nhiệt đới .. (Mỉm cười)

 

Những tưởng hai bàn tay trắng lạnh ấy sẽ phải tự co lại cho ấm mà sống trọn kiếp lưu vong, như đã từng sống lưu vong trên đất

Những tưởng hai bàn tay trắng lạnh ấy sẽ phải tự co lại cho ấm mà sống trọn kiếp lưu vong, như đã từng sống lưu vong trên đất nước của chính mình .. (Như các bạn biết đó, tôi sinh ra ở Rạch Giá. Nhưng tôi vẫn thấy mình là người miền Bắc, cho dù là một thứ Bắc mất gia phả đi nữa. Bởi vì có má tôi. Má tôi là mái nhà. Là tổ ấm. Là tình thương. Má chính là quê hương miền Bắc của tôi ! Đến khi má mất ở Sài Gòn. Tôi thực sự bơ vơ. Không còn Thụy  Phương Hà Đông nữa. Không còn Rạch Giá Kiên Giang nữa. Ở Sài Gòn nhưng không phải người Sài Gòn chính hiệu. Tôi thực sự trôi lăn. Tôi thực sự luân lạc. Không có gì để bấu víu. Không có chỗ để tựa nương. Tôi lưu vong ngay giữa Sài Gòn. Càng điêu đứng hơn sau tháng tư đen ..). Nhưng, bây giờ, ở Mỹ, tôi không thấy mình lưu vong nữa, từ khi có những cú phôn rộn ràng của bạn bè một thời thân ái cũ. Tất cả bỗng được thắp sáng. Tất cả bỗng được bừng dậy. Tôi gặp lại quê hương. Tôi gặp lại Rạch Giá giữa nơi xứ lạ quê người !!!

 

Tôi gặp lại Rạch Giá dài dài. Khi từ Canada, anh bạn Châu Hiền gọi qua sôi nổi kể về bữa tiệc ba khía, cả đại gia đình ăn quên chết ngay giữa Toronto; là món cua-xào-lăn (Cour de langue), vỏ-cá-bự-lại-rẻ với mông-xừ Ven-Xăng thân thiết suốt 7 năm ròng, bây giờ mới được tái ngộ ở tiệm sách bên bển.

 

Khi thì là những câu chuyện và những bức hình trường lớp ngày xưa, được Sơn Núi về VN đem qua, với một thôi một hồi tường thuật về hoàn cảnh sống của bạn bè còn kẹt lại. Những vui buồn may rủi. Những vinh nhục, thịnh suy. Những tình đời tráo trở. Chuyện kẻ mất, người còn. Kẻ sinh con, người sinh của. Về những đổi thay của bộ mặt Rạch Giá .. v .. v ..và .. v .. v ..

 

Rồi một tuần lễ ở Louisiana là một tuần lễ của người Rạch Giá, món ăn Rạch Giá, phong cảnh Rạch Giá ngay ở Houma (Dulac)

 

Những người Rạch Giá có mặt ở đó là gia chủ Lâm Sốc & Lý Sở, cùng gia đình đám em ruột của chị Lý đang sinh cơ lập nghiệp nơi đây, khách là Sơn Núi & Ánh Tuyết và vợ chồng Tây Môn Khánh từ Texas lái xe qua, cặp kỳ phùng địch thủ Chế Bồng Nga La La Thắng và tôi ..Cùng những người không có mặt nhưng vẫn hiện diện tràn đầy:

Là có một ông già hay cười khoe răng

Là có một ông già hay cười khoe răng .. đẹp ra sân ga đón và tiễn đưa bạn ở Đức. Là chị Mai Hắc Đế ở Canada phải được đổi thành Mai Bạch Đế mới đúng vì chị trắng ra, đẹp ra hơn bao giờ (Xứng đào xứng kép hết sức vì khi vợ lột da, thì anh chồng lột lưỡi. Xưa anh ít nói bao nhiêu, thì nay anh nói nhiều bấy nhiêu. Ngoài cái nói nhiều, anh còn nói nhanh, nói liên tu bất tận như đạn pháo liên thanh). Là Thiền Sư Đạm Nhiên bao giờ cũng từ từ, không vội vã, từ tướng đi, cách thở, cách ăn uống, nói năng. Một mẫu người luôn luôn chậm rãi, ung dung và đầy từ ái giữa cõi đời chụp giựt, bất an. Là cô bé mít ướt Ấn Độ xưa, bây giờ ở Florida, là một người vợ, một người mẹ đảm đang, quán xuyến mọi việc trong ngoài. Là cô bé nữ sinh tóc dài, da trắng như bông bưởi, có cái cằm lẹm độc đáo, đang gia đình phát đạt ở Texas. Là lớp trưởng Tam C có tên của hai đại cường đối nghịch thì chả biết trôi giạt hà phương. Là người có má lúm đồng tiền, tướng người ngũ đoản, có lẽ vì tướng ngũ đoản là tướng quí, nên nàng có cuộc sống vật chất tương đối thoải mái và nổi tiếng là người đi du lịch nhiều nhất trong đám bạn bè. Là chủ tiệm Computer khá giả, nhưng bà chủ tự thú là rất chicken vì sợ lái xe hơi và rất tự hào về cậu con trai quí tử đang ở Phila. Là một câu học sinh giỏi luôn luôn thủ khẩu như bình, nghe đâu đang làm chánh án tòa .. Rồi nào là Lễ, là Luân, là Chí, là Xuồng, là thầy Hai, thầy Nhân, thầy Cường, thầy Thọ, cô Kim Anh, cô Mỹ, thầy Kiệt cao, thầy Kiệt lùn, thầy Nê-Ru (Bạn bè và Thầy Cô một thời Rạch Giá, nay đang ở bốn phương trời .. đất khách, hoặc vẫn còn kẹt cứng VN ..)

 

Sau 30 năm gặp lại nơi đất lạ xứ người. Nhìn tạn mặt nhau. Mừng vì có bạn vẫn vậy. Hoặc thở dài vì có người thay đổi quá đi. Già hơn. Lùn xuống. Xấu xí. Khác xa. Nhưng khi nhắc lại ngày xưa. Những ngày áo trắng, những ngày mực xanh, mực tím, phượng hồng. Tất cả mọi nếp nhăn. Tất cả mọi râu ria, tóc bạc. Tất cả mọi xấu xí, đổi thay. Bỗng biến mất hết. Vẫn lại là những đứa bạn ngày nào. Vẫn mười tám, đôi mươi của hồi đó. Vẫn những biệt danh chọc ghẹo. Vẫn cái khỉ khọt, cách cười, giọng nói, cách pha trò, tếu. Tất cả vẫn vậy. Vẫn trẻ trung. Vẫn mãi mãi thanh xuân ..

 

Ôi. Sao tình bạn hay quá xá vậy. Xa cũng hóa gần. Già cũng thành trẻ. Xưa cũng thành nay.

 

Ôi. Sao cái thời Trung Học nó bất tử đến vậy. Dù hiện tại chồng vợ, con cái đùm đề. Dù hiện tại bận rộn mưu sinh. Dù hiện tại thịt nhão, gân chùng. Nhưng, vẫn còn đó vĩnh viễn cái cô nữ sinh hiền ngoan hay lí lắc, cái cậu nam sinh trai trẻ, xông xáo, trong từng thân xác cỗi cằn, thay đổi, già nua ..

 

Tuy bận bịu lu bù xứ, chị Lý Sở vẫn đãi chúng tôi những món ăn Rạch Giá như là bánh khọt, bánh canh tôm cua thịt, khổ qua nhồi chả cá thịt, bánh khoai mì sữa đậu xanh nướng, bánh Trung Thu, bánh in gia truyền ..Anh Lâm Sốc lại bày món canh rau tập tàng nấu cá ngọt lịm, ăn với mắm tép chua, riềng ớt cay nồng; món gỏi tôm sống, rau răm, đậu phộng, hết sức độc đáo và khoái khẩu cho mấy tay bợm nhậu. Còn những món ăn chơi miền biển như cua luộc, tôm luộc, cá nướng cuốn bánh tráng, rau sống, thôi thì ê hề, phủ phê .. (Đâu có phải là ai cũng có dịp ăn cua luộc chấm muối chanh điểm tâm, đến mắc ngây như bọn này đâu nhỉ ?)

Còn nếu bạn muốn gặp lại Rạch Giá bằng sông nước hữu tình, bằng không gian đồng điệu, thì mời các bạn ghé bến Houma một buổi c

Còn nếu bạn muốn gặp lại Rạch Giá bằng sông nước hữu tình, bằng không gian đồng điệu, thì mời các bạn ghé bến Houma một buổi chiều tà. Cũng mặt trời to, đỏ ối, rực rỡ như một cái mâm vàng, lộng lẫy hào quang, từ từ chìm xuống mặt nước mênh mông ..Cũng gió thổi từ xa về, nồng nàn mùi biển mặn. Cũng trời chiều bảng lảng hoàng hôn, làm lòng kẻ xa nhà chùng xuống. Cũng cái khai khai, gây gây, nồng nồng của bến vựa tôm cá. Rồi con đường đi vào vựa lổn nhổn đá, hai bên bờ cỏ lác đưng sậy cao nhồng hoang dã. Cũng có những kẻ đi câu cá trộm, đứng lặng thinh như những kẻ chờ thời. Cũng có những cánh cò trắng tìm mồi, hay nghểnh cổ ngó mông. Cũng có bên bờ rạch, bờ sông, những mái nhà lợp lá, bên hông nhà là bụi chuối sum suê, rồi dàn bầu, dàn bí trổ hoa vàng rực rỡ .. Trời ơi. Việt Nam chăng ? Rạch Giá chăng ? Không. Louisiana đó ! Dư Lạc Thôn (Dulac) của anh Lâm Sốc và chị Lý Sở đó các bạn à !!!

 

***

 

Viết về Rạch Giá trong thời điểm chiến tranh Kosovo, hình ảnh đoàn người lũ lượt, thiểu não, bồng bế dắt díu đi tìm đất sống .. Rồi Tornados ở Oklahoma, Kansas đã chà nát vụn nhà cửa, xe cộ, tài sản và mạng sống con người. Rồi tin đồn tận thế năm 2000 .. Và cụ thể nhất là vụ thảm sát ở trường trung học Columbine (Colorado) .. Tất cả là những cú đánh động đau đớn cho "cái-thằng-tôi-Việt-Nam-Rề-Phu-Gi" ..Tôi thấy lại chúng ta : "1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 30 năm nội chiến từng ngày ..." Tôi thấy Kinh Pháp Hoa nói đúng, rất đúng : "Tam giới vô an, du như hỏa trạch". Lửa vô thường thiêu đốt cõi người ta. Chả có nơi nào an toàn cho con người trú ngụ. Ở nhà ư ? Ở trường học ư ? Ở nơi làm việc ư ? Chợ búa ư ? Trên đường đi ư ??? ..Không hỏa hoạn thì cũng đạn pháo. Không đạn lớn thì súng cầm tay. Không bởi những cai thầu chiến tranh thì cũng bởi thiên nhiên vô tình. Không bởi những bộ óc điên thì cũng bởi những kẻ "out of control" bởi rượu, bởi Drugs,bởi Video Games, bởi phim ảnh bạo động, chém giết, bởi nhạc kích động thú tính dã man. Chưa kể những tai nạn máy bay, xe lửa, tàu bè ..

 

Khi viết những dòng lượm lặt như trên, tôi không hề cố ý hô hào cổ động rằng "Tu mau kẻo trễ". Tôi cũng không có ý lên án hoặc đả kích người này, sự việc nọ. Vì nếu tôi có ý đó đi nữa, thì có thay đổi được gì tình hình thế giới (?) Tôi chỉ muốn nói đến những việc làm cụ thể, những biểu hiện tốt đẹp của các bạn tôi, không những chỉ trong tuyển tập Mỉm cười mà còn đầy trong thực tế mênh mang ..

Giữa những băng hoại và sa đọa

Giữa những băng hoại và sa đọa. Giữa những chết chóc và tàn phá. Giữa những đổi thay và bất tường mai hậu. Vẫn có những người học trò Rạch Giá xưa cũ (dù học Lâm Quang Ky, Võ Văn, Phó Điều, Kiên Thành hay Nguyễn Trung Trực ...). Vẫn có các Thầy Cô đã từng dạy ở Kiên Giang , nay đang phiêu bạt khắp bốn biển năm châu. --Vẫn tìm đến với nhau !!! Như chim đơn tìm bầy. Như những nhánh sông con tìm về biển lớn. Chúng ta tìm đến với nhau, qua những mục nhắn tin trên báo, qua bạn bè truyền miệng .. Để chung vui, xẻ buồn. Hoạn nạn đỡ nâng. Bởi anh Lâm Sốc hay nói : Bạn bè cũ khó kiếm. Mà đã tìm gặp rồi thì phải giữ cho bằng được. Bởi đâu có hai lần cái thời thanh xuân, trung học, trẻ trai !

 

Những buổi họp mặt đông đảo hàng năm ở Texas (để tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực), ở miền Nam Cali năm 97, 99, ở Toronto tháng 5 này, ở Cali tháng 7 tới, và dự định buổi họp mặt học sinh Kiên Giang toàn thế giới năm 2000 .., ngay cả những buổi gặp gỡ dăm người, bốn tên .., cũng đều là những biểu hiện đẹp đẽ của tình bạn, tình Thầy Trò, nói chung là tình người Rạch Giá - Việt Nam.

 

Chúng ta là lục bình, vừa đi vừa nở hoa thắm đẹp.

Chúng ta là thuyền con, từng lên thác xuống ghềnh, từng vượt đại dương, từng trôi nổi bềnh bồng chao đảo, nhưng vẫn vững tay chèo chống.

Chúng ta đang già đi, nhưng tâm hồn vẫn trẻ.

Chúng ta đang xấu đi, nhưng tình yêu thương vẫn đẹp đẽ, thủy chung.

Chúng ta đang rất xa quê, nhưng trái tim ta vẫn đầy ắp quê nhà.

 

Viết về Rạch Giá là viết về một khẳng định : Tình Bạn chính là Quê Hương Tôi !!!

 

 

 

 

(tháng 05/99)

 

caydacbiet.jpg