RA.CH GIÁ-----TRA(M NHO*' NGÀN THU*O*NG 2
SU*U TÂ`M 1

Home

TIN NGă'N | Cơi I-MEO | Cơi I-MEO (tt) | BÀI VIÊ'T MO*I' | BÀI VIÊ'T MO*I' (tt) | XU*O*'NG và HO.A | XU*O*'NG và HO.A (tt) | XU*O*'NG và HO.A 1 | CU*O*`I CHÚT CHO*I | CU*O*I` CHÚT CHO*I (tt) | CU*O*`I CHÚT CHO*I 1 | SU*U TÂ`M | SU*U TÂ`M (tt) | SU*U TÂ`M 1 | SU*U TÂ`M 2 | THO* DI.CH | THU* VIÊ.N RA.CH GIÁ | PHÙ VÂN | PHÙ VÂN (tt) | PHÙ VÂN 3 | PHÙ VÂN 5 | PHÙ VÂN 6 | PHÙ VÂN 9 | PHÙ VÂN 10 | PHÙ VÂN 11 | PHÙ VÂN 12 | PHÙ VÂN 13 | PHÙ VÂN 14 | PHÙ VÂN 15 | PHÙ VÂN 16 | PHÙ VÂN 17 | PHÙ VÂN 18 | PHÙ VÂN 19 | PHÙ VÂN 20

colorbar.gif

nxhoang.jpg
(cha^n dung ta'c gia? NXH)

EM BÉ ĐỨNG CHỜ XE Ở NGĂ TƯ

 

EM BÉ ĐỨNG CHỜ XE Ở NGĂ TƯ

 (Nguyễn Xuân Hoàng)

 

 

Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nh́n thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngă tư đường Washington và Oregon, thành phố Milpitas. Em chừng 13, 14 tuổi, da nâu, tóc đen, ngắn, khô và hơi xơ xác, quần áo của em như những đứa trẻ cùng lứa giống nhau, đơn sơ giản dị. Em gầy ốm, mắt nhỏ, sóng mũi thấp. Rơ ràng em có khuôn mặt của người Á châu. Nhưng tôi không rơ em là người Nhật hay người Hoa, người Đại Hàn hay người Thái Lan. Em cũng có thể là người Phi Luật Tân. Mà sao không phải là người Việt ? Milpitas nhiều người gốc Á hơn là dân bản xứ. Đông nhất là dân Phi, Nhật và Ấn. Người Việt cũng đông, nhưng tôi không nghĩ là đông hơn ba sắc dân kia. Vậy mà đi đâu, nh́n đâu tôi cũng thấy người Việt. Mười ba năm ở Quận Cam, tôi bơi lội giữa người Việt. Nói năng đi đứng, suy nghĩ như một người đang sống ở Sài G̣n. Quán cà phê, tiệm ăn, nhà sách, tiệm chạp phô, quần áo, âm thanh, mùi vị,... chỗ nào cũng là Việt Nam. Sài G̣n trên mỗi bước chân. Trong từng hơi thở. Quận Cam không ai quá nghèo, cũng không ai quá giàu. Là tôi nghĩ thế. Cũng có thân t́nh và lạnh nhạt. Cũng có đố kỵ và tử tế. Cũng có đen và trắng. Cũng có bọn giả h́nh và người chân thật. Đâu mà chẳng vậy. Nhưng tôi biết những ngày buồn tôi sẽ đi đâu. Đến nhà một người bạn nào tôi sẽ được uống một tách trà, nghe những câu chuyện đáng nghe. Đến quán cà phê hay tiệm ăn nào tôi sẽ gặp được người tôi muốn gặp. Tôi thật là một người may mắn. Nhiều người ở tiểu bang khác đến chơi bảo tôi, tới Bolsa thăm bạn bè ở vài ngày th́ được, chứ ở lại th́ không bao giờ. Tôi hỏi tại sao? Người ta bảo: Bolsa bon chen quá. Người ở đó một là vái nhau hai là đổ rác vào đầu cổ nhau. Không thích.

 

Tôi đồng ư, nhưng tôi cũng nghĩ đâu mà chẳng thế. Bọn tưởng là quư tộc c̣n tệ hơn. Cái thế giới trưởng giả giàu sang có những quy luật của nó. Tôi không quen. Rồi tôi dọn lên San Jose, Bắc Cali. Vậy mà cũng đă gần ba năm. Nơi tôi làm việc có khoảng 1,500 người. Số nhân viên người Việt chừng hai chục. Tôi thấy có cả những người gốc Á khác: người Hoa, người Phi, người Nhật và người Ấn. Nhưng cũng chỉ là một tỉ lệ nhỏ thôi. Chúng tôi gặp nhau trên hành lang, chào hỏi nhau buổi sáng, buổi chiều, cuối tuần đầu tuần. Tôi đă học được cách cười, cách nói cách nghĩ trong một khung cảnh mới. Những người trẻ Việt nói tiếng bản xứ trôi chảy. Những người lớn tuổi nói tiếng Việt dễ dàng. Công việc của tôi cũng thường. Không có ǵ khó, cũng không hẳn là dễ. Chỉ là nghề nghiệp. Một thói quen mới làm dần, học dần, trở thành cái máy. Th́ cũng là những người tốt và người xấu,. Những người chơi được và những người chơi không được. Cũng có bọn giả h́nh. Cũng có người lương thiện. Đâu mà chẳng thế !

 

nxhoang.jpg
(chan^n dung ta'c gia? NXH)

Thung lũng điện tử nhiều người giàu, nhưng thành phố Milpitas, khu tôi ở, không ai giàu như nhiều người ở xa vẫn nghĩ

 

Thung lũng điện tử nhiều người giàu, nhưng thành phố Milpitas, khu tôi ở, không ai giàu như nhiều người ở xa vẫn nghĩ. Thê thảm hơn là gần nửa năm nay, thung lũng không vui, nhiều người mất việc, nhiều cửa tiệm ăn uống không c̣n cảnh xếp hàng rồng rắn như trước. Nhà treo bảng bán suốt mấy tuần vẫn c̣n nguyên. Trước kia người ta hay nói pay-off bây giờ người ta chỉ nói lay-off. Trước người ta nói "anh có biết mỗi ngày thung lũng có thêm mấy nhà triệu phú không", bây giờ người ta nói mỗi ngày có bao nhiêu người dọn nhà ra khỏi thành phố. Trước kia người ta nói tên những hiệu xe đắt tiền và những ngôi nhà trên núi. Bây giờ người ta đi mua xe cũ và bán nhà.

 

Tôi vẫn chưa khám phá ra vẻ đẹp của vùng đất này. Tôi chỉ nh́n thấy những dăy núi buổi chiều vàng óng một phía mặt trời. Tôi chỉ thấy những xa lộ không lớn lắm , bảng chỉ đường rắc rối và những lối ra lối vào hơi nguy hiểm. Tôi cũng đă chạm vào những người tưởng là ḿnh vĩ đại nhưng thực chất cũng chỉ là những kẻ tầm thường. Cũng xoàng thôi. Thật không may cho tôi, sao tôi cứ gặp măi những khuôn mặt rất ít nụ cười ! Và em bé đứng đợi xe ở ngă tư đường làm tôi nghĩ ngợi. Mỗi sáng của năm ngày trong tuần, tôi luôn nh́n thấy em. Có phải ba của em vừa mất việc ? Hay ba mẹ em sạt nghiệp v́ stock ? Có phải gia đ́nh em gặp tai nạn. Tôi nghĩ là nhà em nghèo? Một người Phi Luật Tân nghèo. Tôi đă ở đảo Bataan bên Phi tám tháng. Tôi không biết người Phi nghèo ở Manila ra sao, nhưng tôi biết người Phi ở Bataan nghèo hơn những người tị nạn. Những người tị nạn vốn đă đồng nghĩa với sự "khố rách áo ôm", người Phi ở Bataan c̣n khố rách áo ôm hơn. Những người bán hột vịt lộn rong buổi tối đi len qua cửa sau của những căn trại của người tị nạn rao hàng giọng buồn thảm, những người bán rượu lậu trong những căn nhà lợp lá cây xác xơ. Những người Phi hiền lành chân chất và tử tế. Tôi thấy ḿnh gần gũi với họ hơn là những con người lúc nào cũng sắc mắc về một cái cà vạt, một bộ quần áo đúng kiểu. Tôi là một người nhà quê. Cái thứ người tưởng là thành phố mà trời ơi sao nó cải lương đồng bóng [nói như thế là đă xâm phạm cải lương rồi!]. Tôi càng không phải và không bao giờ là một nhà trí thức. Mấy ngày nay tôi có t́nh cờ đọc được một đôi bài bàn về trí thức. Có bài đàng hoàng, nặng về học thuật. Có bài biểu lộ sự khoa bảng và sự đọc, nhưng cũng có bài nói như một chị đứng giữa chợ Đồng Xuân vén váy lên mà rủa sả vào mặt người khác. Tôi có học đôi ba chữ để đọc để viết. Mẹ tôi không học chữ nhiều. Cha tôi chỉ học ở đời sống. Tôi học được ḷng nhân của mẹ. Tôi cũng học được cái triết lư của cha: không có ǵ lớn mà không bị một cái lớn vượt qua, không có ǵ đẹp mà không bị cái đẹp khác lấn át. Cái ḿnh biết bao giờ cũng rất nhỏ. Cái ḿnh tưởng là chân lư, đôi khi chỉ là một hạt bụi thôi. Cái bọn dởm cứ điệu đàng nhờ có đôi chút kiến thức sách vở tưởng rằng mặt trời đang ở trong tay. Tội nghiệp! Một lời nói nặng bị dọng vào tai, nghe không khỏi bực ḿnh nhưng bài học cho biết phải quên đi ngay sau đó, để cái khoảng trống trong lỗ tai chứa những lời tử tế. Một chữ viết sai làm ta khó chịu rồi cũng phải để qua một bên c̣n lo viết cho đúng những chữ sắp tới. Hiền lành không bao giờ đồng nghĩa với sự ngu dốt. Làm thinh không phải là không biết nói. Bất bạo động không phải là không có khả năng tấn công. Tôi biết thế nào là một đứa trẻ bụi đời. Tôi từng là một đứa trẻ như thế.

 

nxhoang.jpg
(cha^n dung ta'c gia? NXH)

Tôi nhớ tới em bé đứng chờ xe ở ngă tư đường

 

Tôi nhớ tới em bé đứng chờ xe ở ngă tư đường. Những hôm trời nắng hay trời mưa, trời có sương mù lạnh hay trời trong và ấm, em đứng đó, chiếc cặp trên vai, yên lặng nh́n những chiếc xe đi qua. Xe tôi thường hay ngừng chỗ ngă tư, nhường xe đến trước đi trước. Tôi thấy em có đôi mắt buồn. Quá buồn. Da mặt em tái xanh. Có vẻ như em không c̣n mẹ. Bà mẹ nào mà chẳng lo cho con ? Sao bà nỡ để cho em tóc tai như thế, quần áo em như thế? Khi bỏ con tôi xuống gần cổng trường, tôi đi tiếp chiều xe chạy đến sở làm chứ không quay về lối cũ. Tôi không biết em đi ngă nào? Nếu đi học, tôi nghĩ em chỉ cần đi vài "lốc" đường là đến. Ở khu đó có ba cấp trường: tiểu học, cấp hai và cả cấp ba. Vậy th́ em chờ xe đi đâu? Ba em đâu? Mẹ em đâu? Trong chiếc cặp quàng vai của em có chứa sách vở không? Hay là thứ ǵ khác? Thứ ǵ khác? Tôi không nghĩ ra một đứa bé gái bằng tuổi em ở Mỹ mà không đến trường th́ đi đâu? Nhiều bữa, h́nh ảnh em theo đuổi tôi suốt dọc đường đến sở làm. Tôi nghĩ đến con tôi. Nghĩ đến cái tuổi 14, 16 đẹp đẽ của nó và tôi bỗng nhận ra tất cả t́nh yêu mà tôi dành cho nó là một sự hiến dâng xót xa đầy thất vọng.

 

Hơn hai tuần nay, tôi không c̣n đi lại mỗi buổi sáng trên con đường đó nữa. Nhà trường đă nghỉ hè. Nhưng h́nh ảnh em bỗng hiện ra trong trí tôi sáng nay. Tôi đi ngược đường đến sở làm. Tôi muốn trở lại ngă tư Washington và Oregon. Mặc dù hôm qua trời nắng gắt cháy da, sáng nay trời bỗng mưa. Mưa không to nhưng khá lạnh. Tôi tấp xe vào một khu chợ gần đó, đi lững thững dọc theo con đường đến trạm chờ xe. Trạm đợi xe vắng, không thấy bóng em. Tôi nhớ đôi mắt buồn của em., nhớ cái dáng điệu thỉnh thoảng em xốc lên có lẽ v́ chiếc cặp trên vai khá nặng trên đôi vai quá gầy của em. Tôi tự hỏi tôi t́m kiếm ǵ? Tôi sẽ nói ǵ khi gặp em? Và liệu em có muốn trả lời những câu vớ vẩn của tôi? Đứa con gái nhỏ của tôi mấy hôm nay đă bắt đầu đi làm mùa hè ở một tiệm trợt pa-tin trong thương xá của thành phố. Nó t́m cách chứng minh là nó có khả năng lao động, nhưng nó chưa biết giá trị mà nó thu nhập được từ mồ hôi của nó. Nó chưa biết giá trị của t́nh yêu mà tôi cho nó. Tôi không hiểu con tôi và có lẽ nó cũng chẳng cần hiểu tôi. Như tôi không hiểu thế nào là mùa hè ở Mỹ.

 

Tôi nhớ có nghe một ca khúc trong nước phổ từ bài thơ của Đỗ Trung Quân. Một bài thơ nói về mùa hè, chùm phượng vĩ, tuổi mười tám, cậu học tṛ ngu ngơ trước t́nh yêu mới lớn:

 

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

Thuở ngây thơ thầm lặng mối t́nh đầu...

 

Ca khúc ấy tôi nghĩ rất hợp với Việt Nam, hợp với khí hậu thời tiết con người văn hóa Việt Nam. Ca khúc ấy hát lên ở đây , trên một nước Mỹ lạnh lẽo này sao mà xa lạ và lạc lơng. Nước Mỹ to lớn đang thiếu một cái ǵ đó để làm thành mùa hè cho những cô cậu học tṛ. Nước Mỹ đă mất ngây thơ ngay tại sân trường và lớp học. Không biết liệu mùa học tới, khi chở con đến trường, tôi có c̣n gặp lại em không ?

 

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

 

colorbar.gif

cuoi1.gif

cuoi1.gif

TỰ ĐIỂN CƯỜI

 

TRĂM KIỂU CƯỜI

 

- Cười nheo mắt - Cười mép - Cười mũi

- Cười ngựa - Cười dê - Cười trâu

- Cười ruồi - Cười ré - Cười phào

- Cười rồ - Cười vang - Cười phá

- Cười ngất - Cười góp - Cười trừ

- Cười gằn - Cười mỉa - Cười đế

- Cười nhả - Cười t́nh - Cười nhạt

- Cười khan - Cười khành khạch - Cười kh́

- Cười ḅ - Cười duyên - Cười lăn

- Cười khẩy - Cười xoà - Cười tủm tỉm

- Cười gượng - Cười khẽ - Cười vụng

- Cười pha - Cười thầm - Cười cợt

- Cười đón - Cười đưa - Cười nụ

- Cười nôn ruột - Cười xúy xoá - Cười híp mắt hắt mũi

- Cười văi đái - Cười nheo mắt - Cười ba lơn

- Cười ra nước mắt - Cười trịch thượng - Cười thái sư

- Cười Đổng Trác - Cười cầu tài - Cười lấy ḷng

- Cười bù khú - Cười xă giao - Cười hở lợi

- Cười giữ nhịp - Cười hề hề - Cười h́ h́

- Cười ngặt nghẽo - Cười the thé - Cười hô hố

- Cười ha hả - Cười khanh khách - Cười rúc rích

- Cười pháo ran - Cười vỡ bụng - Cười nhí nhảnh

- Cười khèng khẹc - Cười gịn giă - Cười thơn thớt

- Cười hả hê - Cười hợm hĩnh - Cười chua chát

- Cười chúm chím - Cười khinh khỉnh - Cười sằng sặc

- Cười ngạo nghễ - Cười hềnh hệch - Cười nham nhở

- Cười hà hà - Cười khúc khích - Cười ngả ngớn

- Mỉm cười - Cả cười - Cười nửa miệng

- Cười đổ quán xiêu đ́nh - Cười tít cung thang - Cười như nắc nẻ

- Cười như đười ươi - Cười hở mười cái răng

 

(THỤY VI sưu tầm)

 

colorbar.gif

caygiavatrang.jpg

Mấy ngày nay nghe nhắc lại tên những con đựng xưa làm

 

NHẤC CHIẾC PHÔN LÊN

 

Nhấc chiếc phôn lên bỗng lặng người

Tiếng ai như tiếng lá thu rơi

Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ

Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

 

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề

Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê

Mười năm tóc mẹ màu tang trắng

Trắng cả ḷng con lúc nghĩ về

 

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn

Bên đời gió tạt với mưa tuôn

Con đi góp lá ngh́n phương lại

Đốt lửa cho đời tan khói sương

 

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào

Tiếng người hay chỉ tiếng chiêm bao

Mẹ xa xôi quá làm sao với

Biết đến bao giờ trông thấy nhau

 

Đừng khóc mẹ ơi hăy ráng chờ

Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ

Đau thương con viết vào trong lá

Hơi ấm con t́m trong giấc mơ

 

Nhấc chiếc phôn lên bỗng lặng người

Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi

Ví mà tôi đổi thời gian được

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

 

(KIÊM ANH sưu tầm)

 

colorbar.gif

mai_lixi.jpg
(Tri.nh So*n Lu*o*.ng su*u ta^`m)

KỶ NIỆM ẤU THƠ

 

KỶ NIỆM ẤU THƠ

 

--------------------------------------------------------------------------------

(Phạm Vĩnh Thanh)

 

Thực sự tôi không phải là người mê cổ nhạc, dù là Nam, Trung hay Bắc, lại cũng chưa bao giờ đi xem cải lương để nh́n thấy nghệ sĩ gạo cội Út Trà Ôn tận mặt trên sân khấu, ngoại trừ những bức ảnh thấy trên những bích chương quảng cáo khi c̣n bé đạp xe đi học. 

Một hôm, trên đường đi làm về nghe radio tôi được thông báo người ca sĩ lăo thành vừa qua đời ở Việt Nam.Ông mất ở một tuổi khá thọ, 83. Đáng lẽ cũng như bao nhiêu cái chết khác của những cụ già mà ngày nào cáo phó, phân ưu cũng đưa tin, tôi sẽ quên ngay sau vài phút, thế nhưng khi nghe tin ông chết tôi lại bùi ngùi nhớ lại một kỷ niệm của chính ḿnh.

Vào khoảng 1950, 1951 khi tôi độ hai, ba tuổi th́ t́nh h́nh chiến sự dâng cao, mỗi lần có những vụ càn quét th́ chúng tôi phải chạy loạn nghĩa là di tản ra những làng mạc và đồng ruộng chờ quân Pháp đi rồi th́ quay về nhà. Vùng tôi ở là một làng quê ở giữa hai bên nên có thể là nạn nhân của bất cứ phe nào.

Khi đó gia đ́nh tôi có một cái máy hát chạy bằng dây cót, loại máy hát mà cái cần gắn kim khoằng khoằng như cái cổ ngỗng, những chiếc kim hát phải mài đi mài lại để dùng v́ muốn mua phải lên tận Hà Nội mới có. Tôi không nhớ gia đ́nh tôi có bao nhiêu cái đĩa hát (hay chỉ có một cái duy nhất không chừng?) nhưng tôi chỉ thích bài Bàng Quyên-Tôn Tẫn mà về sau tôi mới biết rằng đó là bài Tôn Tẫn giả điên do danh ca Út Trà Ôn hát. Những đêm khuya nghe người nhà kể lại tôi khóc rất dai cho đến khi chú tôi phải vặn bài hát này cho tôi nghe xong tôi mới chịu đi ngủ. Bài hát đó bây giờ tôi chỉ c̣n nhớ đúng một câu:

... Trời đất ơi ... nỗi đoạn trường! Chỉ v́ tôi quá tin thằng Bàng Quyên nên nó mới chặt ... ư ư ... đứt một bàn chưn tôi ...

Thế nhưng tiếng hát đó vẫn văng vẳng trong đầu tôi năm mươi ba năm qua không phai mờ mặc dù khi nhắc đến th́ chỉ là một kỷ niệm nhạt nhẽo và vu vơ, thực không đáng để kể lại cho ai nghe.

Sáng nay tôi nhận được một cái e-mail trong đó bạn tôi chuyển cho một Câu Đố nhận được từ ai đó. Câu đố Quiz đúng ra là một bài học nhân sinh trong đó người viết đưa ra một loạt các câu hỏi:

- Cho biết tên năm người nhận giải Pulitzer năm năm qua

- Cho biết tên năm người nhận giải Nobel năm năm qua

- Cho biết tên năm người đựoc bầu làm hoa hậu nước Mỹ năm năm qua ...

Một loạt những danh nhân vẫn thường là những hàng tít lớn trên báo chí hàng ngày chúng ta hằng thấỵ Nhưng có lẽ bạn cũng như tôi không ai có cái trí nhớ siêu phàm để nhắc đựoc tên những người đó.

Kế đó người đưa ra câu đố đặt tiếp một số câu hỏi:

- Cho biết thầy giáo nào đă ảnh hưởng và làm cho bạn nhớ đến nhất ?

- Cho biết người giúp đỡ bạn và có những kỷ niệm nhiều nhất ?

- Cho biết người nào đă khuyến khích và hướng dẫn đời bạn ? ...

Sau khi nghiền ngẫm những câu hỏi này, chúng ta mới chợt nhớ ra rằng cuộc đời ḿnh không được hằn dấu bằng những danh nhân to lớn của thời đại như ḿnh vẫn tưởng. Trái lại chúng ta có những kỷ niệm nhỏ, những người bạn khi c̣n học trung học, tiểu học, những mối t́nh rất vô t́nh  nhưng vẫn đánh dấu một thuở hoa niên, có khi ngay ở lớp nh́ lớp nhất chứ không phải khi đă khôn lớn.

 

mai_lixi.jpg
(Tri.nh So*n Lu*o*.ng su*u ta^`m)

Cách đây không lâu, một người bạn tôi ở bên Úc có sáng kiến rủ rê và t́m kiếm những bạn cùng học với nhau từ năm đệ Thất ở Chu

 

Cách đây không lâu, một người bạn tôi ở bên Úc có sáng kiến rủ rê và t́m kiếm những bạn cùng học với nhau từ năm đệ Thất ở Chu Văn An để làm một cái diễn đàn nho nhỏ, viết nhăng cuội, ăn tục nói phét với nhau như khi c̣n là những đứa trẻ mười một, mười hai tuổi. Quả thực những e-mail qua lại gợi cho nhau nhiều kỷ niệm be bé mà đôi khi chúng ta quên bẵng đi nhưng vẫn c̣n in sâu trong óc một người bạn cũ của ḿnh.

Cái thú vị đó cũng có thể là một dấu hiệu của tuổi xế trưa khi ai nấy bước vào cái tuổi tri thiên mệnh rồi nhưng cũng có thể là một thực tế mà đến tận bây giờ chúng ta mới nhận ra. Người ta ít khi nhớ đến những bữa ăn đầy cao lương mỹ vị như những tiệc cưới, những buổi họp mặt, những vụ gây quỹ đă trở thành nhàm chán ở xứ cờ Hoa này mà chúng ta phải đóng bộ và đóng kịch hàng tuần, hàng tháng như một món nợ miệng phải trả cho xong. Trái lại những ngày khó khăn chia với nhau một củ khoai, một điếu thuốc lại gợi nhớ chúng ta nhiều hơn, và cũng êm đềm hơn.

Quả đúng vậy. Đến lúc này chúng tôi không viết để hỏi nhau về sự nghiệp, về bằng cấp, về gia sản và danh tiếng mỗi người đă thu đạt được trong bốn chục năm qua. Chúng tôi nhắc cho nhau những bài thơ của Trần Trung Phương, Bàng Bá Lân, Tản Đà và những đoạn văn của Hà Mai Anh, Thanh Tịnh ... Có những bài thơ giản dị mà đầy ư nghĩa chúng tôi đă nhắc lại, chẳng hạn:

 

Thằng Ba đeo cặp kính râm,

Than rằng trời đất tối tăm mịt mờ.

Vội vàng đổi kính màu lơ,

Cười rằng trời đất bây giờ hóa xanh.

Ba ta lại muốn chơi tinh,

Thay đôi kính trắng nh́n quanh khắp nhà.

Kêu rằng muôn vật đều nḥa,

Mẹ Ba thấy vậy nhủ Ba đôi lời.

Muốn trông cho rơ sự đời,

Mà con đeo kính nực cười lắm thay.

Hăy mau bỏ kính ra ngay,

Dùng đôi mắt thật họa may đỡ nhầm.

 

Hay một bài ngăn ngắn khác:

 

Chua cay mặn đắng ngọt bùi,

Ở đời phải nếm đủ mùi mới hay.

Nực cười cho thế gian này,

Ngọt bùi ưa ít chua cay ưa nhiều.

 

Những bài thơ giản dị đó vẫn c̣n nhớ rất kỹ sau hơn bốn mươi năm. Thành thử nếu tôi có bồi hồi nhớ đến giọng ca của ông Út Trà Ôn trong cái khung cảnh một đứa trẻ nhỏ cố t́m ra cái người bé tí xíu nào đó ngồi trong cái hộp hát vọng ra th́ cũng là một lẽ thường. Có lẽ v́ thế đă lâu nay tôi ít khi đọc những hồi kư của những danh nhân, những người đă từng đóng vai tṛ quan trọng trong những khúc quanh lịch sử của vài chục năm qua v́ những chi tiết trong đó không c̣n thích thú như những cái e-mail của một tên bạn cũ học với nhau hồi c̣n bé.

Hay tại v́ thế mà cái chết của một ông tướng cũ ở nam Cali lại ít xúc động cho tôi hơn cái chết của người nghệ sĩ già ở Việt Nam.

 

(XO sưu tầm)

 

colorbar.gif