Người bình dân ta ngày xưa hay
có cái thói quen mượn cái này để nói cái khác. Gọi
là "tế nhị" trong vài trường hợp
cũng được, nhưng nhiều khi là nói cay, nói xéo.
Nựng thằng con mà nói xéo cô em chồng, hoặc có khi dám
nhắn cả bà mẹ chồng. Đứa bé gái
độ mấy tháng biết gì mà nghe, nhưng
người mẹ đổ dồn tâm sự của mình
khi nựng nó:
- " nè nhe, coi cái
mặt thấy ghét, lớn lên rồi đừng có
chảnh chọe, chanh chua mà người ta tởm nhe.. hôn ."
Có một lần tôi
được hân hạnh đọc một bài bình
luận về Thơ Bút Tre rất tuyệt vời trong
thơ ở đâu đó cách đây vài năm. Sau đó, tôi
bắt đầu chú ý và đọc thơ Bút Tre một
cách lý thú. Bây giờ không có cách nào tìm và nhớ
được bài bình luận đó để chép lại
cho các "i meo sĩ" nghe. Nếu có "i
..sĩ" nào có tài liệu đầy đủ về
đề tài này, xin bổ túc thêm dùm. Xin cám ơn lắm
lắm.
Bút Tre thực sự là bút hiệu
của một văn thi sĩ. Về sau, do sự phổ
thông của nó, danh hiệu Bút Tre đã trở thành một
tỉnh từ cho loại thơ vần lục bát có cái
đặc tính rất bút tre .
Đại khái rằng đó là
một lọai văn thơ nảy sinh trong quốc
nội để chống lại chính quyền. Khi
người dân không thể phản đối một cách
công khai đối với chính quyền, họ chống
đối theo kiểu "không chính thống". Dùng
văn hóa không chính thống để chống lại cái
chính thống của văn chương. Chính quyền
hiện hữu là tiêu biểu cho cái chính thống, và thế
lực chống đối từ những nghệ sĩ
dân gian tiêu biểu cho thế lực không chính thống,
một kiểu chống đối rất dễ
thương và rất văn hóa.
Thơ lục bát rất phổ thông,
và cũng biểu hiện cho cái gì truyền thống
của dân gian Việt Nam từ ngàn đời. Ai cũng
quen với vần điệu và âm bằng trắc của
nó. Vì thế, khi thơ lục bát đọc lên nửa
chừng, người ta thường chờ đợi cái
chữ thứ sáu của câu tám (dưới) sẽ mang
vần bằng và ăn vận với chữ thứ sáu
của câu sáu chữ (trên). Cho nên, khi thơ đọc sai vần,
hay đứt chữ, người ta nhận ra ngay. Khi làm
thơ Bút Tre, cái chính thống trong văn phạm của
thơ lục bát được đem ra "méo mó"
bẻ vặn, tạo ra những cái chướng
chướng , bắt người nghe phải tự
chỉnh lại, và sẽ thấy cái nụ cười
chứa đựng đàng sau.
Hoan hô các chị
đánh cầu
Lông bay vi vút qua
đầu các anh...
Anh đi công tác Ban Mê
Thuật xong một
cái là về với em.
Anh đi công tác Pờ Lay
Ku dài dằng dặc
biết ngày nào ra
Rõ ràng tác giả không có từ
ngữ nào "xúc phạm" cả. Lỗi người
đọc, hiểu dọc hiểu ngang mà thôi ấy mà.
Hôm nay mùng tám tháng Ba.
Chị
em phụ nữ uống trà với đương.
Uống trà thì
phải với đương.
Chị em quyết chí
uống đương với trà.
Thế thì cái chữ
"đương" có nghĩa gì lệch lạc
đâu. Chỉ có "trà với đường" thì có
chi mà phải "phạm lỗi". Quả là "nhiều
chuyện"! Ấy thế mà câu thơ bị
"lệch lạc", để chọc giận cái ý
nghĩa chính thống của ngày mồng 8 tháng 3, ngày
của phụ nữ.
Liên hoan có bánh có
chuồi,
Ra đi nhớ mãi cái
"mòi" hôm nay .
Thu Hương vuốt má Thu
Bồn
Thu
Bồn tức giận sờ "tay" Thu Hương
Bướm
vàng đậu trái mù u
Vợ
chồng cãi lộn, con .."ma"giảng hoà !!!
Nha
Trang sóng biển dập dồn
Có
cô thôn nữ ngửa ..."lưng" tập bơi ...
Trong
các câu thơ trên, tác giả "đành" phải
phạm luật thơ ở chữ thứ sáu để
giữ gìn "đạo đức chính thống" cho
câu thơ vậy. Ai có muốn sửa thế nào cho đúng luật
thì tùy "tài nghệ" riêng, tác giả xin "vô can".
Ngước
mặt lên cho anh nhìn vào mắt Anh
hộ em lau những hạt cô đơn Sông
ân ái chưa tìm nguồn hạnh phúc Đời
ly hương chất chứa nhũng đau buồn .
Hai
chúng ta là hai vì sao lạc Không
bay trên vũ trụ đại đồng Mà
lạc loài giữa phố thị người đông Trong
căn gác lưu đày và trống vắng .
Em
ca tối đi về 3 giờ sáng Anh
ca ngày quằn quại chín giờ đêm Em
khổ cực đời anh không xán lạn Dòng
đời trôi làm cháy cả buồng tim .
Em
ngồi xuống cho anh ôm vai nhỏ Hạnh
phúc gầy như những giọt sương mai Hương
phấn buớm anh ốm o vàng võ Kiếp
tàn hoa em e ấp hình hài .
Em
nằm xuống đêm không còn trẻ nữa Nhịp
tim yêu da diết cọng thời gian Trên
vai anh em gởi đời qúa nữa Hạnh
phúc cho nhau , hạnh phúc vội vàng .
Ngô
Quang Võ
Vài cảm nhận về hạnh phúc vội vàng
Vài
cảm nhận về hạnh phúc vội vàng
Hạnh
phúc là gì ? Đã bao năm nhân loại đi tìm hạnh phúc.
Rồi cuộc kiếm tìm ấy có bao nhiêu thành công hay
thất bại có lẽ tuỳ thuộc rất nhiều
vào suy nghĩ cùng quan điểm của nguờiđi tìm
Có
những định nghĩa thật lớn lao . Cho công
danh, sự nghiệp và cả nguờiđi bên cạnh một đời.
Nhưng
cũng có những định nghĩa thật đơn
sơ và giản dị . Mộtbuổi chiều vàng ngắm lá me bay. Môt táchcà phê ngon sáng sớm. Một
nụ hôn nhẹ lúc rời nhà..tất cả là hạnh
phúc..
Nhưng
có những tự tình nói về hạnh phúc vội vàng .Hạnh phúc của đôi vợ chồng đã
xa quê, ly hương và như thế rất nhiều cay
đắng để hạnh phúc rất vội vàng ..
Thì
đây những vội vàng cho hạnh phúc :
Sống
bên nhau chưa được bao lâu thì đôi lứa
phải lê kiếply
hương. Xa quê nhà với bao đau buồn , nỗi cô
đơn đã bao trùm nguời vợ ấy dù đang
sống cạnh chồng. Có phải chăng, nàng đang
nghĩ đến những nguờicòn ở lại ? Thương biết mấy khi
chàng nhẹ lau dòng lệ buồn cho vợ trẻ giữa
quê nguời:
Ngước mặt
lên cho anh nhìn vào mắt Anh
hộ em lau những hạt cô đơn Sông
ân ái chưa tìm nguồn hạnh phúc Đời
ly hương chất chứa nhũng đau buồn .
Sầu ly hương
như day dứt trong suốt quãng đờitị nạn đã khiến
căn gác trọ mà chàng cũng tuởng như chốn
lưu đày
Hai chúng ta là hai vì sao lạc Không
bay trên vũ trụ đại đồng Mà
lạc loài giữa phố thị người đông Trong
căn gác lưu đày và trống vắng .
Cuộc sống bên trời Âu có nhiều điều
làm nguời Việt chúng ta phải chấp nhận
những khác biệt xót chua
Cuộc
sống bên trời Âu có nhiều điều làm
nguờiViệt chúng ta
phải chấp nhận những khác biệt xót chua. Vợ
chồng không còn những buổi bên nhau trò chuyên sau bữa
ăn chiều mà đau đớn thay , khi anh về thì em
lại buớc ra đi. Cuộc sống sao mà gian nan quá
đỗi . Phút giây nào còn
lại cho nhau . Hãy nghe tiếng thở than
Em ca tối
đi về 3 giờ sáng Anh
ca ngày quằn quại chín giờ đêm Em
khổ cực đời anh không xán lạn Dòng
đời trôi làm cháy cả buồng tim
Ôi những ca ngày, ca
tối, đã làm cho tình vợ chồng như cỏ xót xa đưa !
Ta hãy nghe những
giọt lệ tình tuyệtvời của hạnh phúc vội vàng . Hạnh phúc
đã đuợc ví : gầy
như hạt sương mai.Một ví von lãng mạn mà cũng trong sáng vô ngần.
Hạt sương mai thuần khiết , dẫu mong manh
nhưng đó là hạnh phúc đôi ta Rồi như
tiếng nấcnghẹn ngào,
hình hài chàng đã như cánh bướm vàng võ và nàng thì
như cánh hoa tàn . Thật chua xót cho hạnh phúc mong manh
nơi đất lạ với ca-ngày-ca-đêm đã tàn phá
dung nhan :
Em ngồi
xuống cho anh ôm vai nhỏ Hạnh
phúc gầy như những giọt sương mai Hương
phấn buớm anh ốm o vàng võ Kiếp
tàn hoa em e ấp hình hài .
Và còn nữa
Những vần thơ
cuối làm lòng tôi chùng xuống. Một lời thơ
diễm ảo: Em nằm
xuống đêm không còn trẻ nữa. Ôi, tất
cả xót xa nằm trong con chữ .. đêm không còn trẻ nữa .. Đêm có thể
ngắn dài nhưng đêm không còn trẻ nữa! Lần
đầu tiên đọc đuợc một câu thơ
diễm lệ biết chừng nào !!!
Và còn nữa
Trên vaianh em gởi
đời quá nửa
Còn gì gợi hình
hơnvề một che
chở dấu yêu ? Đã quá nửa đời nguờinàng gửi trên tay chàng trong đêm
. Và đêm không còn trẻ nữa ..
Một dấu lặng
chấm hết cho niềm bâng khuâng về một niềm
hạnh phúc
Hạnh phúc cho
nhau, hạnh phúc vội vàng
Bốn câu thơ cuối
là bốn câu hay nhất của bài thơ
Em nằm xuống đêm không còn trẻ
nữa
Nhịp tim yêu da diết cọng thời gian
Trên vai anh em gởi đời quá nửa
Hạnh phúc cho nhau , hạnh phúc vội vàng
Qu ả là một bài
thơ tình rất hay cho tình chồng vợ . Môt tiếng
thơ , tiếng lòng với biết bao trìu mến dấu
yêu của chàng dành cho nàng
Cám ơn nguời. Những vần thơ này đã
khiến tôi còn tin tuởng rằng Tình chồng vợ
vẫn là thiêng liêng lắm và đàn ông ..vẫn còn những
nguờichung thuỷ lắm
..