RA.CH GIÁ-----TRA(M NHO*' NGÀN THU*O*NG 2
SU*U TÂ`M 2

Home

TIN NGă'N | Cơi I-MEO | Cơi I-MEO (tt) | BÀI VIÊ'T MO*I' | BÀI VIÊ'T MO*I' (tt) | XU*O*'NG và HO.A | XU*O*'NG và HO.A (tt) | XU*O*'NG và HO.A 1 | CU*O*`I CHÚT CHO*I | CU*O*I` CHÚT CHO*I (tt) | CU*O*`I CHÚT CHO*I 1 | SU*U TÂ`M | SU*U TÂ`M (tt) | SU*U TÂ`M 1 | SU*U TÂ`M 2 | THO* DI.CH | THU* VIÊ.N RA.CH GIÁ | PHÙ VÂN | PHÙ VÂN (tt) | PHÙ VÂN 3 | PHÙ VÂN 5 | PHÙ VÂN 6 | PHÙ VÂN 9 | PHÙ VÂN 10 | PHÙ VÂN 11 | PHÙ VÂN 12 | PHÙ VÂN 13 | PHÙ VÂN 14 | PHÙ VÂN 15 | PHÙ VÂN 16 | PHÙ VÂN 17 | PHÙ VÂN 18 | PHÙ VÂN 19 | PHÙ VÂN 20

colorbar.gif

chomeo9.gif

BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50

 

BÀI KHÔNG TÊN SỐ 50 !

(Vũ Thành An cảm hứng từ một câu thơ vô danh)

 

Em bảo : "Anh đi đi"

Sao anh không đứng lại ?

Em bảo : "Anh đừng đợi"

Sao anh vội về ngay ?

 

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Mà sao anh dại thế

Không nh́n vào mắt em

 

Mà sao anh dại thế

Không nh́n vào mắt em

Không nh́n vào mắt sầu

Không nh́n vào mắt sâu ?

 

Những chuyện buồn đi qua

Xin anh không nhắc lại

Em ngu khờ vụng dại

Anh mơ mộng viển vông

 

Đời sống nghiệt ngă không

Cho chúng ḿnh ấm mộng

Th́ thôi cho gửi sóng

Đưa t́nh về cuối sông

 

Th́ thôi cho gửi sóng

Đưa t́nh về cuối sông

Đưa t́nh về với mộng

Đưa t́nh về cơi không

 

VŨ THÀNH AN

(LL sưu tầm)

colorbar.gif

1sungtrang.jpg

DƯỚI GIÀN MỒNG TƠI

DƯỚI GIÀN MỒNG TƠI

 

***Kính tặng Mẹ !

 

 

Mẹ già nấu rượu nếp than

Kiếm tiền trả bớt nợ nần thâm niên

Trán nhăn cày nếp ưu phiền

Bàn tay nào sạch ? Đồng tiền nào dơ ?

 

Cau già xa gốc trơ vơ

Trái đau trổ muộn bạc phơ mái đầu

Nửa đêm ngồi ngoáy cối trầu

Nghiền tan cay đắng trộn màu thời gian.

 

Nh́n màu tím rượu nếp than

Ngỡ ngồi hóng mát dưới giàn mồng tơi

Nghe ṃn mỏi nhịp vơng lơi

Thoáng hương cau ngát mây trời quê hương.

 

"Bần gie, đom đóm lập ḷe

Năm mười chín tuổi, mẹ về với cha".

Hai mươi, nở nhụy khai hoa

Vầng trăng mười chín xế tà v́ đâu ?

Mùa mưa cắm cá giăng câu

Mùa khô, bắt ách xe trâu băng đồng.

 

Hai vai gánh nợ con chồng

Tay nhen bếp lửa, tay bồng con thơ

Thở dài theo điệu ầu ơ

"Lấy chồng xa xứ, bơ vơ một ḿnh".

Bên ven rừng xứ U Minh

Trọn niềm dâu thảo, trọn t́nh mẫu thân

Bây giờ héo hắt tuổi xuân

Sáu mươi năm, sáu mươi năm mỏi ṃn

Vầng trăng Xẻo Đước thôi tṛn

Đường câu đă cuốn, lối ṃn đă qua.

 

Tàu xúp-lê một,

Tàu xúp-lê ba ..

Con sông Cái Lớn, làng xa .. khói mờ

Trưa buồn nghẹn tiếng hít-cô

Xót xa chim vịt bơ vơ gọi bầy.

 

Ới sông Cái Lớn

Ới ngọn bần gie

Lửa đom đóm chẳng lập ḷe

Bao giờ mới thấy lối về quê xưa.

KIÊN GIANG--HÀ HUY HÀ

(trích tập thơ "Lúa Sạ Miền Nam")

Trịnh Sơn Lượng sưu tầm

colorbar.gif

ylan1s.jpg

Đi t́m giống Lạc Hồng

Đi t́m giống Lạc Hồng

(Ỷ Lan)

 

Trường hợp Ỷ Lan kể cũng lạ! Làm sao một cô đầm, sống trên đất Pháp, lại nói tiếng Việt và c̣n tranh đấu cho Việt Nam? Từ ngày qua Pháp làm việc tại ṭa soạn Quê Mẹ, Ỷ Lan được nghe không biết bao nhiêu người Việt kêu lên câu hỏi này, với đôi mắt kinh ngạc lúng túng!

 

Nếu mỗi lần nghe câu hỏi đó Ỷ Lan ăn được một đồng bạc, chắc giờ này Ỷ Lan đă thành triệu phú rồi! Chứ không c̣n loay hoay vất vả trên "xứ người" như hôm nay!

Lúc đầu, khi có người Việt đặt câu hỏi ấy, Ỷ Lan chỉ mỉm cười một cách kín đáo cho có vẻ huyền bí, và đáp liền một câu ngắn gọn: - Thế mới hay chứ !!

 

Nghe Ỷ Lan trả lời nhanh như chớp, không do dự, ai cũng sợ, tưởng Ỷ Lan chắc phải giỏi kinh khủng, lại c̣n làm bộ khiêm nhường theo lối "nói là bạc, nín là vàng" của người Đông Phương, chọn chữ gọn gàng chính xác để đáp lại họ. Nhưng họ càng sợ th́ Ỷ Lan lại càng khỏe, v́ thật sự thưở đó, Ỷ Lan ít nói không phải v́ khôn ngoan khiêm nhường, nhưng v́ ḿnh mới bắt đầu học tiếng Việt, chưa có đủ chữ để giải thích dài ḍng !!

 

Nhưng sau đó, với thời gian làm việc tại cơ sở Quê Mẹ, Ỷ Lan được đọc thêm một ít sách báo Việt ngữ, tiếp xúc với rất nhiều người Việt tỵ nạn ba miền thuộc đủ thành phần xă hội. Dần dần học được một ít "vốn" chữ nghĩa để trao đổi ư kiến với người Việt.

 

Nhờ những năm dài tiếp xúc đó, sau này, khi có ai hỏi Ỷ Lan v́ sao ḿnh tranh đấu cho Việt Nam, Ỷ Lan đă có thể tuôn ra một tràng lời nẩy lửa, pha lẫn đôi chút chuyện cổ, vài câu ca dao tục ngữ cho thật oai ! Có lần, Ỷ Lan kể rằng, chắc ngày xưa tổ tiên Ỷ Lan nằm chung trong bọc trứng của Mẹ Âu Cơ cho nên trong người Ỷ Lan mới có một chút máu Rồng Tiên, làm cho kiếp này không rời với "mệnh nước nổi trôi" của người Việt. Một anh bật cười nói : - Trời ơi, nếu tổ tiên chị Ỷ Lan vóc cao như người Hồng Mao, làm sao có đủ chỗ cho 99 quả trứng người Việt ḿnh kia ḱa ??

 

Nghe ngộ quá! Dù sao, Ỷ Lan vẫn thích câu chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân. Trong những buổi họp với những người Việt hải ngoại, khi có dịp phát biểu, Ỷ Lan hay xin phép dùng chữ "đồng bào" để nối ḿnh với người Việt. V́ Ỷ Lan cảmthấy rằng niềm vui lớn nhất của đời ḿnh là được chia cùng nguồn gốc với gịng giống Lạc Hồng (tức Lạc Việt và Hồng Mao !!! -- theo ư nghĩ của Ỷ Lan !!) để cùng đi về tương lai đầy t́nh nghĩa Việt Nam.

 

Thường thường, Ỷ Lan thích nghe người khác (nhất là người Việt Nam) kể chuyện, nhưng lại ghét kể chyện về riêng ḿnh. Nhưng hôm nay, để đáp lại những câu hỏi chân thành và yêu mến, Ỷ Lan xin kể chuyện "Ỷ Lan Hồng Mao" (chứ không phải là Ỷ Lan Hoàng Hậu của thế kỷ XI thời Lư) để thính giả nghe cho vui. Bởi v́, không riêng người Việt Nam ở hải ngoại, mà c̣n có nhiều người bên nhà, có lẽ đang nghe đài hôm nay, đă viết thư cho Ỷ Lan cách đây 2 năm, sau khi nghe Ỷ Lan đọc 6 truyện ngắn trên đài BBC. Rất nhiều người viết, hoặc qua đài nhờ chuyển, hoặc viết thẳng về ṭa soạn Quê Mẹ ở Paris để làm quen với Ỷ Lan và hỏi v́ sao Ỷ Lan quyết định học tiếng Việt và tranh đấu cho Việt Nam.

ylan1s.jpg

Khi nhận được những bức thư đó, Ỷ Lan vô cùng xúc động

Khi nhận được những bức thư đó, Ỷ Lan vô cùng xúc động. Cầm bức thư trên tay, ḷng Ỷ Lan xót xa cho những người đang sống thiếu thốn mà vẫn dám hy sinh nửa tháng lương mua tem gửi thư cho Ỷ Lan. Và Ỷ Lan cảm đưọc, qua những lời chân t́nh đơn sơ ấy, sự cảm thông huynh đệ sâu xa, dù hai bên chưa hề biết nhau hay gặp nhau.

 

Một trong những bức thư gửi từ miền Nam làm Ỷ Lan đạc biệt cảm động. Người gửi là một anh thương phế binh. Anh đă tiết kiệm một năm trời mới mua đủ tiền tem. Đời sống của gia đ́nh anh, với 2 đứa con thật là khó khăn, khiến anh viết trong thư : "Tôi là một thương phế binh chế độ cũ. Năm nay tôi 45 tuổi. Năm 1969 tôi bị thương, vết thương làm tổn hại đến tủy xương sống. Nên tôi bị tê liệt hết hai chân. Bây giờ tôi chỉ c̣n sử dụng được 2 tay, suốt đời ngồi trên xe lăn tay di chuyển trong nhà mà thôi ... Với đời sống mà những người c̣n đủ chân tay cũng đành chịu đói hoặc phải làm những nghề bất lương ..."

 

Có những bức thư viết từ miền Trung trên giấy đen đủi, với nét chữ "Bic" cạn mực khi đậm khi nhạt, có cả thư từ miền Bắc gửi qua cho Ỷ Lan qua Ṭa Lănh Sự Anh Quốc tại Hồng Kông !! Nhận thư này Ỷ Lan hoảng hồn, v́ mở ra toàn thấy chữ Hán. Ỷ Lan dốt chữ Hán lắm, thấy chữ "chữ tác đánh chữ tộ", nhưng may thay, đó chỉ là bản dịch bên Hồng Kông, trong phong b́ kèm theo bản chính bằng "tiếng ta" cho Ỷ Lan !!

 

Nhận được thư nào, Ỷ Lan trả lời hết. Ở đây dễ quá, một con tem gửi về Việt Nam chỉ tốn 4 quan 30 xu. Ở Pháp, số tiền này có thể mua được nửa kư gạo thơm, một kư lô đường, một lít sữa tươi hay hai ổ bánh ḿ, mỗi ổ dài bằng một cánh tay người lớn. So ra rẻ quá. V́ tiền lương tối thiểu của một người lao động không rành nghề là 4.600 quan Pháp một tháng. 4.600 quan, mà một bức thư chỉ trả 4 quan 30 xu th́ rẻ thiệt. Nhưng Ỷ Lan có cảm tưởng ḿnh gửi đi như chim ngàn cá biển, chẳng biết có đến tay người nhận không ? Cho nên, nếu quư vị thính giả cho phép, hôm nay Ỷ Lan xin kể lại như một bức thư bằng âm thanh, nói rơ nguyên do v́ sao Ỷ Lan học tiếng Việt, sống với người Việt, và làm báo Quê Mẹ trên đất Pháp.

 

Hồi xưa, khi Ỷ Lan c̣n thưở học tṛ ... Nói vậy thôi, chứ hồi đó cũng không đến xưa lắm đâu !! Thưở đó ở bên Anh, Ỷ Lan như hầu hết mọi sinh viên và học sinh những năm 65, rất bị xúc động khi thấy những h́nh ảnh của chiến tranh Việt Nam chiếu hàng ngày trên đài truyền h́nh. Chiều nào đi học về cũng xót ruột xem h́nh ảnh các em bé mồ côi ngồi khóc bên xác cha mẹ, hay ngược lại, cha mẹ ôm xác con nức nở, các làng xóm bị đốt cháy, mẹ già chạy loạn, không biết thoát ngă nào ... Từ nhỏ, Ỷ Lan luôn luôn cảm thấy phẫn nộ trước sự bất công. Không thể chấp nhận sống an nhàn trong khi, bên kia địa cầu, những người Việt Nam cùng tuổi với ḿnh đang chết chóc, khổ đau dưới bom đạn chiến tranh. Ỷ Lan không hiểu ǵ nhiều về Việt Nam, nhưng cảm thấy ḿnh có bổn phận phải lên tiếng, hay đóng góp theo khả năng nhỏ nhoi của ḿnh cho ḥa b́nh Việt Nam.

ylan1s.jpg

Lúc đó, muốn hiểu rơ vấn đề Việt Nam cũng rất khó

Lúc đó, muốn hiểu rơ vấn đề Việt Nam cũng rất khó. Báo chí loan tin một cách rất "chính trị", dựa theo khuynh hướng này, khuynh hướng nọ, nhưng không ai nói lên tiếng nói thật sự của người dân Việt b́nh thường đang đau khổ như một nạn nhân. Do đó, Ỷ Lan nhất quyết đi t́m con đường hoạt động để giúp cho người Việt. Mít-tinh nào họp mặt, Ỷ Lan cũng đi, bất cứ biểu t́nh nào xuống đường, Ỷ Lan cũng theo. Một hôm, rất may mắn, Ỷ Lan nghe đến ông Vơ Văn Ái thuyết tŕnh tại thành phố York, nơi Ỷ Lan ở. Ông Ái thuyết tŕnh bằng những lập luận và thông tin mới, làm Ỷ Lan giật ḿnh lắng tai nghe từng lời. V́ thường khi, trong các buổi diễn hành xuống đường, Ỷ Lan chỉ được nghe những điều rất đơn giản. Nào là ... "Đế quốc Mỹ gây chiến !!". Nào là .."Nhân dân Việt Nam anh hùng chiến đấu cho ḥa b́nh, dân chủ, trung lập". Lập luận đơn giản này làm cho ḿnh dễ chọn lựa giữa phe thiện, phe ác, phe lành, phe dữ. Ỷ Lan đâu dè trong thực tế, vấn đề Việt Nam bị lệ thuộc với vấn đề quốc tế và rất phức tạp. Ngay người dân Việt Nam cũng không bao giờ được hỏi ư kiến, hay được quyền chọn lựa.

 

Những lời ông Ái nói hôm đó đi thẳng vào trái tim của Ỷ Lan. Ông càng giải thích, Ỷ Lan càng thấy t́nh h́nh Việt Nam không giản dị như ḿnh tưởng, hay như báo chí truyền thanh, truyền h́nh đề cập. Sau buổi thuyết tŕnh, Ỷ Lan chạy tới gặp riêng đến ông Ái để hỏi : - Thưa ông, Ỷ Lan không có tiền nhưng rất muốn đóng góp chút ǵ có ích lợi cho dân tộc đau khổ của ông. Làm sao đây ?

 

Ông Ái đề nghị : "Việc quan trọng nhất là cô thông tin cho dân chúng ở Anh biết rơ thực trạng Việt Nam. Biết rơ sự thật th́ mới không sai lầm trong việc ủng hộ. Hai là, nếu cô có th́ giờ dịch giúp các tài liệu cho văn pḥng chúng tôi ở Paris, để thông báo cho thế giới ..."

 

Ỷ Lan đồng ư liền, và hứa, khi xong năm học, sẽ qua Pháp làm thư kư không lương trong ṿng một năm.

 

Lúc đó, làm sao Ỷ Lan ngờ rằng cuộc gặp gỡ với ông Ái nhờ duyên may hay v́ số phận sắp đặt, và những lời đề nghị của ông tại một thành phố khỉ ho c̣ gáy nơi xứ sương mù Hồng Mao, sẽ đưa dẫn Ỷ Lan vào một thế giới rực nắng văn minh và t́nh nghĩa Việt Nam ; dẫn đưa Ỷ Lan vào một cuộc đời mới. Cuộc đời thật. Và ai ngờ rằng, 1 năm làm việc không lương sẽ kéo dài thành trên chục năm làm việc -- vẫn không lương !! Ở đây, sống chung với người Việt cùng một lư tưởng, như bầu bí chung giàn !! Rồi dần dần, từ tiếng Hồng Mao, Ỷ Lan sẽ chuyển qua tiếng sông Hồng, vượt sóng thành tiếng sông Hương luôn, làm cho các bạn trong đài BBC lắc đầu, sợ không ai hiểu !! Các anh ấy nói : "Phát âm tiếng Huế, th́ ..." Họ cứ th́ ... th́ .. lơ lửng chết người như vậy, làm Ỷ Lan ngày đêm lo sợ !!

 

Nhưng hỡi ơi, bao năm đă trôi qua, Ỷ Lan không quên được ngày đầu tiên qua làm việc tại Paris. Hôm đó, anh Ái đưa một xấp thư, nhờ Ỷ Lan, như người thư kư, trả lời dùm. Và anh Ái nói một cách rất tự nhiên : "Cô đánh 10 ngón, phải không ?"

 

Ỷ Lan đỏ mặt, xấu hổ. Trời đất !! Ḿnh qua Pháp làm thư kư, nhưng có bao giờ bận tâm về việc đánh máy đâu !! Tự nhiên cảm thấy ḿnh đúng là "điếc không sợ súng" !! Nhưng v́ tự ái dân tộc, và tánh "phớt tỉnh Ăng-lê", Ỷ Lan cầm xấp thư, nói ngon lành : "Dạ, biết đánh máy chứ !!" Rồi Ỷ Lan quyết liệt ngồi trước máy đánh chữ, trong ḷng run sợ. Đánh một ngón chưa xong, đánh tới 10 ngón th́ biết để vào đâu chín ngón kia !!

 

Anh Ái là người trí tuệ, tinh mắt lắm, Ỷ Lan "múa ŕu" qua mắt anh sao được ?? Nhưng anh để cho Ỷ Lan yên, không nói một lời. Sau một ngày dài nghe tiếng máy lóc cóc chậm chạp như ngựa què gơ vó, Ư Lan đứng dậy bên thùng rác đầy nghẹt giấy viết thư hỏng, và hănh diện đưa ra bức thư cho anh Ái kư. Anh liếc qua bức thư đánh ... gần sạch sẽ, và nhẹ nhàng, mỉm cười, hỏi : - Kư ở đâu, cô ?

Ỷ Lan nh́n kỹ -- mặt lại đỏ như gấc

Ỷ Lan nh́n kỹ -- mặt lại đỏ như gấc !! Thư vừa đúng trang, nhưng không c̣n khoảng trống kư tên ! Phải đánh lại !! Và h́nh như lúc đó càng đánh càng hỏng, y như cụ Phan Khôi đă nói :

Sửa sai rồi lại sửa sai

Sửa th́ cứ sửa, sai th́ cứ sai

Riêng Ỷ Lan th́ lắc đầu tự thán :

Càng trông càng đánh càng rầu

Hai tay chụm lại cái đầu muốn điên

Nhưng rồi như Quốc Văn Giáo khoa Thư dạy : "Có chí th́ nên" ... Sau một thời gian đằng đẵng "lao động vinh quang" như ngựa quen đường cũ, Ỷ Lan đă có thể đi thuê in danh thiếp, không phải với chức "tốt nghiệp trường Mẫu giáo", mà là Ỷ Lan, "đả-cơ-khí-tự-viên" của ṭa soạn.

 

Nhưng có lẽ lư do khiến Ỷ Lan ư thức và quyết định học tiếng Việt là do một chuyện cười sinh ra. Sao lạ thật ! H́nh như hầu hết biến cố quan trọng trong đời Ỷ Lan luôn luôn khởi đầu từ một chuyện vui !!

 

Chuyện ấy xẩy ra một hôm thứ bảy. Ỷ Lan đang ngồi ăn cơm tối với các anh chị trong văn pḥng, th́ có anh Thôi đến chơi. Anh Thôi là người Mỹ Tho, mạnh khỏe to xác. Anh là em út trong gia đ́nh 14 con, toàn là con trai !! Mấy anh lớn đều được cha mẹ đặt tên nghe du dương hay oai hùng, đầy ư nghĩa như Anh, Hùng, Hào, Kiệt, Tiến, Quốc ..., nhưng sau bao nhiêu năm "sản xuất vượt chỉ tiêu" (đông con quá xá!), cha mẹ vừa mệt mỏi vừa cạn ư, đặt tên mấy đứa sau là "Út anh, Út em, Út ít", khi tới phiên anh th́ chỉ c̣n lại chữ "Thôi" là hết !!

 

Đến chơi, ngồi uống trà, anh Thôi kể một câu chuyện bằng tiếng Việt, nghe có vẻ hấp dẫn lắm, ai nấy đều ôm bụng cười, cười hăng hắc muốn rụng răng luôn ! Ỷ Lan quê quá, chẳng hiểu ǵ hết. Câu chuyện ǵ kỳ vậy, Ỷ Lan chỉ bắt được mấy chữ "oa oa, oa oa" nói hoài, nói măi, mỗi lần nói là gây vang tiếng cười to lớn. Bực quá ! Ỷ Lan ra hiệu cho anh em, hy vọng người nào dịch dùm câu chuyện. Nhưng ai cũng cười, chịu thua. Họ nói rằng Ỷ Lan không hiểu được, v́ dịch ra chả có ǵ đáng cười hết ! Ỷ Lan tức quá, tưởng anh em giấu cái ǵ đây ! Ḿnh đoán chắc là anh Thôi đang kể chuyện một bầy vịt, hay mấy em bé khóc v́ cứ nghe măi mấy chữ "oa oa, oa oa" ! Cuối cùng anh Ái dịch nghĩa cho Ỷ Lan, và thật sự, Ỷ Lan chẳng hiểu v́ sao mọi người đều cười bể bụng ! Không hiểu, v́ không nghe được giọng rặt Nam ... của anh Thôi nói câu đơn sơ mà cà chớn : "Hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua !! Hôm nay qua hổng nói qua qua, mà qua qua !!"

 

Nh́n anh Thôi kể chuyện, dù không hiểu đề tài anh nói, Ỷ Lan thấy rỏ rằng từ khi anh nói tiếng Pháp đến khi chuyển sang tiếng Việt, anh Thôi thành hai con người khác nhau. Khi nói tiếng Pháp, anh rụt rè, lễ phép, trịnh trọng, và chậm chạp. Nhưng khi anh nhẩy vào ngôn ngữ Việt, anh như cá vào nước. Vắt vẻo tận mây xanh một cách thú vị. Tiếng nói, tiếng cười, và ngay cả ánh mắt trong anh hoàn toàn khác. H́nh như anh chỉ sống thật sự khi anh nói tiếng Việt. Có lẽ quê hương không là lănh thổ, quê hương là tiếng nói, là ngôn ngữ.

 

Và Ỷ Lan chợt hiểu rằng, muốn giúp người Việt Nam th́ phải t́m hiểu họ, trước hết bằng cách học tiếng Việt. V́ tất cả sinh hoạt phong phú, triết lư nhân đạo của người Việt nằm trong ngôn ngữ, vừa thi vị vừa thực tế. Nếu không, Ỷ Lan chỉ có thể đứng ngoài giúp vô, và nhiều khi cách giúp đó c̣n làm hại người, làm hỏng việc, như một số lớn người ngoại quốc qua ư thức hệ tây phương, đă làm hại dân tộc Việt, đă nô lệ hóa con người Việt trong lịch sử cận đại.

 

Ỷ Lan bỗng thấy rơ con đường của đời ḿnh. Học tiếng Việt, t́m hiểu tâm hồn và ngưỡng vọng của người Việt, để từ đó làm hết ḷng theo khả năng bèo bọt của ḿnh, giúp cho những ước mơ đó thành h́nh, và tiếng nói thực của người Việt có tiếng vang khắp thế giới.

ylan1s.jpg

Ỷ Lan cũng muốn trở-thành-người-Việt, để có thể sử dụng chữ "đồng bào"

Ỷ Lan cũng muốn trở-thành-người-Việt, để có thể sử dụng chữ "đồng bào". Trở thành người Việt bằng cách tranh đấu cho "Quyền làm Người Việt Nam" cho chính ḿnh, và cho mọi người khác !

 

Quư vị thính giả thấy không ! Chuyện "Ỷ Lan Hồng Mao" sống trên đất Pháp, nói tiếng Việt và làm báo Việt ngữ sơ sài thế thôi, không có ǵ lạ lùng đâu ! V́ Ỷ Lan chỉ là 1 trong 60 triệu đồng bào đang sống, đang nhất tâm giữ ǵn trái tim Việt, theo nhịp đập của tiếng trống đồng từ một thưở Vua Hùng xưa.

 

Bibliographie :

Quê nhà, truyện kư Ỷ Lan, Quê mẹ xuất bản, Paris, France 1988

 

(THỤY VI sưu tầm)

colorbar.gif

bchangnangduxuan.jpg

MỐI T̀NH HỒ XUÂN HƯƠNG

 

MỐI T̀NH HỒ XUÂN HƯƠNG

 

******

Dặm khách muôn ngh́n nỗi nhớ nhung

Mượn ai tới đấy gửi cho cùng

Chữ t́nh chốc đă 3 năm vẹn

Giấc mộng rồi ra nửa khắc không

Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập

Phấn son càng tủi phận long đong

Biết c̣n mảy chút sương gieo măi

Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong

 

******

(Thơ HXH, trang 76, dưới nhan đề tác giả có chú: Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền)

 

Hoàng Xuân Hăn viết trong La Sơn Yên Hồ, tập III, trang 914-915:

 

Tháng 2 năm Quí Dậu (1813), Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Điện học sĩ, rồi được chọn làm Chánh Sứ đi tuế cống triều Thanh . Có lẽ tin này đồn ra đến Thăng Long đă nhắc cho Xuân Hương nhớ chàng xưa từng đă dan díu với ḿnh trong 3 năm, rồi vào Kinh, tuyệt không tin tức, nay được vinh dự ra đi Sứ; mà ḿnh, số phận vẫn long đong. Nàng mừng cho Hầu và có lẽ ước thầm Hầu c̣n nhớ t́nh xưa và khi trên đường đi sứ qua Thăng Long, Hầu ghé bước lại nhà thăm hỏi, kẻo ở Cổ Nguyệt Đường, nàng vẫn "5 canh chiếc bóng chong"

 

Với tính t́nh và trường hợp như thế, Nguyễn Du lúc ấy khó mà quên được Xuân Hương, nhưng bấy giờ Hầu là quan to phụng sứ, vả lại bấy giờ Hầu đă 48 tuổi (sinh năm 1765). Ra làm quan triều Nguyễn, Hầu lại giữ thái độ rất cẩn thận dè dặt. Vậy không thể đáp mộng Xuân Hương. Nhưng biết đâu Hầu không nghĩ tới

 

Và sách Các nhà Nho cổ điển VN: Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương trang 411-412 chép:

 

Điều đặc biệt làm cho ta chú ư, là dáng điệu chung của bài thơ. Ở đây ta thấy cái nàng Xuân Hương vỗ lên đầu đá mà cười, là đàn chị thiên hạ :" Cha kiếp đường tu sao lắt léo!", ngang ngược : "Đứng tréo chân" để mà "trông theo cảnh hắt heo"; không sợ những cách nói sống sít : "Đầu sư há phải "ǵ" bà cốt". Cái nàng Xuân Hương mà không ai khuất phục nổi: "Xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây". Cái nàng Xuân Hương với bản lănh xé phá trong xă hội cũ: Khua lắc cắc, Vỗ long bong, Chen chân xọc, Ghé mắt ḍm. Cái nàng Xuân Hương dám nhiếc đời : "Sáng banh không kẻ... , Trưa trật nào ai..." Nàng Xuân Hương ấy lại là nàng Xuân Hương xiết bao mềm mại trong bài thơ này. Yếu tố ǵ đă xảy đến ? Phải chăng là yếu tố Nguyễn Du ? Người nhận bài thơ là tay tài t́nh bậc nhất sáng tạo ra truyện Kiều, đă sinh ra Thúy Kiều và Từ Hải, nhà thơ có những lời" Trong như tiếng hạc bay qua", và khi cần thiết, cũng biết "Đục như nước suối mới sa nửa vời" Phải chăng yếu tố đó ? Phải chăng v́ tâm trí Hồ Xuân Hương phục người tài cao hơn ḿnh : NGUYỄN DU ?

 

Cũng kỳ lạ thật. Người ở những bài thơ khác cứng cỏi thách thức : Nín đi kẻo thẹn với non sông, Thân này đâu đă chịu già tom, Lại đây cho chị dạy làm thơ, Không có .. nhưng mà có ..mới ngoan, th́ trong bài thơ này, nghĩa là đứng trước người nhận bài thơ này đă nói : "Phấn son càng tủi phận long đong", tự xưng ḿnh là "phấn son" là một sự chịu nhún trước người đàn ông cụ thể này, thật thà nói đến "cái phận long đong" nổi nênh lận đận của ḿnh, và thành thật "tủi" trước người tri kỷ !, mà lại càng tủi sau khi "Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập", nghĩa là tủi 2 lần. ta đă thấy có bài thơ nào của Hồ Xuân Hương chịu nhún trước ai chưa ? Bài thơ này là trường hợp DUY NHẤT. Nó là gửi cho Nguyễn Du tác giả truyện Kiều.

 

Khi làm quan ở Huế (1805-1808), Nguyễn Du nhớ về Thăng Long nơi ấy có cô hàng xóm cùng đi hái sen ở Tây Hồ năm nào-phải chăng là Hồ Xuân Hương ?- Một mối t́nh ngây thơ và trữ t́nh không kém mối t́nh với cô lái đ̣ sông Cái, hay cô Uy, cô Sạ ở Trường Lưu, qua bài thơ Chiêm bao thấy hái sen trong tập thơ chữ Hán Nam Trung Tạp Ngâm gồm 40 bài.

 

CHIÊM BAO THẤY HÁI SEN

 

Sáng nay đi hái sen

Hẹn cô kia đi với

Chẳng biết có đến không

Cách hoa nghe cười nói

 

Hoa sen ai cũng ưa

Cuống sen chẳng ai thích

Trong cuống có tơ mành

Vấn vương không thể dứt

 

(Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch)

 

(BỂ DÂU TRONG D̉NG HỌ NGUYỄN DU--ĐẶNG CAO RUYÊN)

 

 

colorbar.gif