PHÙ VÂN 38

Home | PHÙ VÂN 2 | PHÙ VÂN 4 | PHÙ VÂN 7 | PHÙ VÂN 21 | PHÙ VÂN 22 | PHÙ VÂN 23 | PHÙ VÂN 24 | PHÙ VÂN 25 | PHÙ VÂN 26 | PHÙ VÂN 27 | PHÙ VÂN 28 | PHÙ VÂN 29 | PHÙ VÂN 30 | PHÙ VÂN 31 | PHÙ VÂN 32 | PHÙ VÂN 33 | PHÙ VÂN 34 | PHÙ VÂN 35 | PHÙ VÂN 36 | PHÙ VÂN 37 | PHÙ VÂN 38 | PHÙ VÂN 39 | PHÙ VÂN 40 | PHÙ VÂN 41

DRIVING MISS DAISY

 

DẪU LÌA NGÓ Ý ..

 

Có những cái ham thích, cái mê say, chẳng ai giống ai (dù anh chị em cùng cha cùng mẹ). Có những ham mê chỉ một giai đoạn nào đó, một thời kỳ nào đó, rồi thôi. Nếu những ham mê đó quá đổ đốn (tứ đổ tường) thì khi dứt bỏ được ai cũng khen mình là BIẾT LÀM LẠI CUỘC ĐỜI. Còn cái ham mê của tôi (cái tên công dân VN, sinh ra đời ở Nam Thái Sơn RẠCH GIÁ đó) coi vậy mà hiền khô và cứ dai như đỉa. Nếu bị ai (má tôi hoặc hoàn cảnh đơn chiếc, khó khăn ..) rắc vôi vào con-đỉa-ham-mê thì nó bèn nhả ra. Đem phơi khô nó thì nó teo tóp lại. Nhưng chỉ cần tí nước thuận lợi là nó lại sinh sôi nảy nở tưng bừng ..

 

Tôi đang vòng vo gì thế nhỉ. Cái ham mê của tôi ấy mà. Nhiều thứ lắm: Cầm, Thi, Họa hổng có Kỳ. (Tôi chả ham đánh cờ một tẹo nào, chả biết tại sao ???) Còn nói Cầm Thi Họa là nói cho ngắn gọn và cũng để làm le, chớ đàn đâu có hay, làm thơ thì cũng làm nhiều (may là chả có mộng in thành sách, nên không đến nỗi phải lo bán giấy cân ký cho mấy người mua dze chai) còn họa thì chỉ có mà .. thác. (Vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì cho nó có vẻ tài rồi tử chứ có tranh triếc gì đâu). Ý tôi muốn nói là tôi ham nghe Nhạc, ham đọc Văn Thơ, ham xem Tranh (nhiều khi mù tịt vì mấy Ổng Bả vẽ cái gì đâu có THỦNG đâu. Nhưng vẫn cứ khoái nghía cho sướng mắt vậy à).

 

Do đó, nói gần nói xa chẳng qua nói thật, PHIM ẢNH là cái món tôi mê nhất. Vì nó là tập hợp lý tưởng của Văn Thơ Họa Nhạc mà còn sống động, vĩ đại, hoành tráng gấp mấy nghìn lần cái tưởng tượng không mấy gì phong phú của đời học sinh tỉnh lẻ như tôi. (Dĩ nhiên tôi muốn nói đến những phim hay, có giá trị về hình thức lẫn nội dung kìa).

 

Tôi mê phim từ hồi còn ở Rạch Giá, cái hồi mà được có dịp chui vào rạp Hòa Lạc hay Châu Văn để xem phim Ấn Độ, được khóc sưng cả mắt là thấy sung sướng mê tơi, thung thướng cho tới bây giờ khi bồi hồi nhớ lại !!! Và có một điều lạ (đối với riêng tôi), hồi thơ ấu hay tuổi thanh xuân, hễ cái gì tôi ham thích thì không bao giờ được thỏa mãn. Luôn luôn bị ngáng trở vì đồng tiền eo hẹp. Luôn luôn bị giới hạn vì hoàn cảnh mẹ góa con côi. Luôn luôn được coi .. tình đời bằng ba cái giấy quảng cáo nội dung (xem CON MỐI) . Đến khi lên Sài Gòn thì ba cái bằng cấp nó cũng không cho phép mình xao lãng vô mấy thứ lăng nhăng (nói vậy chứ gặp những phim nổi tiếng, tài tử hay, đạo diễn giỏi, đoạt giải này giải nọ, thì cũng đâu có sợ thằng Tây nào mà không cố chui vào rạp, dù hạng cá kèo, đặng tha hồ khóc mượn, thương vay. Dĩ nhiên không ai MƯỚN mình khóc, nên tôi không thể dùng chữ mướn được bà con à!!!)

 

Đến khi có Ti-Vi, được xem phim, được coi Cải Lương, thoại kịch (vui, buồn) trên màn ảnh nhỏ, thì ôi chao, hơn cả buồn ngủ mà gặp chiếu manh nhiều ấy chứ. Rồi lại thêm một bước tiến nữa, coi phim bằng đầu máy Vi-đê-ô. (Nhà tôi không có khả năng tài chánh cho việc đó, nên cứ ôm cái Ti-Vi đen trắng mà xem phim ngắn, phim dài chiếu nhiều tập từ tổng đài .. cũng đỡ ghiền !!!) Ngay cả khi tôi ra trường, đi dạy xa, lâu lâu về, má tôi và tôi vẫn vui với cái vô tuyến truyền hình màu (thì tới hai màu đen và trắng chớ bộ) thời Bảo Đại mặc xà loỏng đó !!! (Biết làm thế nào hơn. Lương cô giáo .. mờ, đã vậy tôi còn muốn trèo cao hơn nữa cho cái tham vọng .. khoa cử, công danh !!!)

 

Mà nói nào ngay má tôi cũng chả ham ba cái phim hôn hít, (chúng nó nút lưỡi nhau, nom gớm quá đi mất). Má cũng chả ham coi phim bộ Hồng Kông võ hiệp kỳ tình, hoặc tình cảm rối cả mắt và dài dòng lê thê. Má tôi cũng chả vô rạp bao giờ và cũng chả ham xem phim bằng đầu máy Vi-đê-ô để đỡ ớn. Vì ba cái trò mần tình trắng trợn (phim Âu Mỹ), hoặc đâm chém máu me tung tóe (phim Tàu) giữa bá quan văn võ ngồi xem (già trẻ, lớn bé hàng xóm đầy nhóc nhen coi ké), nên tôi cũng đỡ khổ tâm áy náy. 

Rồi bây giờ, (hơn 20 năm sau từ khi má tôi qua đời), ở đây, ở cái xứ mà mọi chuyện đã dễ dàng hơn xưa nhiều rồi, thì lại KHÔNG

***

Rồi bây giờ, (hơn 20 năm sau từ khi má tôi qua đời), ở đây, ở cái xứ mà mọi chuyện đã dễ dàng hơn xưa nhiều rồi, thì lại KHÔNG CÓ THÌ GIỜ cho ba cái phim ảnh coi bằng đầu máy Video (Tapes đang xưa)  hoặc DVD (CD hiện đại) nữa: Mắc bận đi cày và mắc bận .. tào lao (Meo qua Meo lại) cùng bạn bè đồng trường, đồng tỉnh, đồng quê mà !!! Cũng nhờ tên bồ ngực lép cả thôi. Tôi mê gã quá chừng. Mê lậm. Nên suốt những ngày cuối tuần tôi miễn tiếp khách, bế môn tỏa cảng, hú hí cùng gã trong phòng trọ. Nhiều khi chả ai nghe tiếng nói năng, chỉ nghe tiếng cười hi-hi văng vẳng, cố nén, cố dấu. Cũng may là vợ chồng chủ nhà hiểu mình không ba trợn là mừng rồi. Nhiều khi còn thăm nuôi bằng mấy món VN [phở, bún riêu, bún bò Huế, canh chua, cá kho ..] ngon .. toát mồ hôi nữa mới đáng kể chứ !!!

 

Và chính nhờ tên bồ ngực lép đó mà trong cái CÕI MÌNH ÊN nơi xứ lạ quê người, tôi bỗng tìm ra một niềm vui to lớn, một thứ hạnh phúc bao la, vô bờ  ..

 

Suốt ngày ngồi ngóng điện thư

Tám giờ cơm áo coi như nhẹ hều ..

(HÀ HUYỀN CHI)

 

Tôi không có thì giờ suốt ngày ngồi ngóng .. Meo .. Meo .. như tác giả HHC, tôi chăm chỉ làm cu-li ở hãng. Về nhà, bất kể giờ giấc, bất kể thời tiết, mở máy (computer) ra .. bạn hữu đã đầy nhà ! Bạn đầy cả phòng náo nhiệt, tưng bừng nhưng hết sức văn minh, tức là làm thinh, nín thít (không làm phiền hàng xóm) mà vẫn nói năng, vẫn cù cười, ngâm thơ, đọc truyện, khoe hình sưu tầm, nhiều khi ca hát tưng bừng, nhiều khi chỉ đường đi thăm kỳ hoa dị thảo .. Ối giời ôi quả là những giờ lo cơm áo gạo tiền, những cay đắng kiếp cu-li bỗng trở thành nhẹ bổng, nhẹ hều, nhẹ hơn cả mây . Mây bay phiêu lãng vô vi, Cho ta bay hết sân si .. nha .. nha .. nha .. nha !!!!

 

Tôi vốn gốc quê, nhưng lìa xa cuống rún từ thuở còn ẳm ngửa để lao đao chạy giặc Tây, chạy Việt Minh. Cuối cùng chạy tuốt ra Rạch Giá và thành kẻ (ở) chợ hồi nào hổng hay. Nên bây giờ được ông anh NGƯỜI MIỆT THỨ kể về cái nơi mình chào đời đó (trong những áng Meo Văn), eo ơi cứ làm .. xanh lè cả mắt, mũi, tay chân:

 

.. Muội nói là sanh ở Nam Thái Sơn ít  ai biết lắm, vậy để Huynh nói thêm một chút nghen: Nam Thái Sơn chính là ở phía hậu của Xã Mỹ Lâm. Nếu đi trên lộ Hà Tiên khoảng Cầu Số 5 (Xã Sóc Soài hay Sóc Sơn) nhìn về hướng Long Xuyên, thấy có một đám rừng xa mút mắt .. đó là Nam Thái Sơn. Hồi đời Tây thì gọi như vậy, tới sau nầy , một phần thành Xã Tân Hội, Quận Kiên Tân, một mớ thành Xã Sóc Sơn quận Kiên Thành. Cái lưng của nó quay về hướng Kinh Vĩnh Tế từ Xà Tón (Châu Đốc) đi qua Giang Thành Quận Hà Tiên. Phương tiện di chuyển độc nhứt là Xuồng, Ghe và .. lội ruộng.

 

.. Có một phần của Xã Đức Phương, Quận Kiên Lương nữa, ĐÓ MỚI LÀ VÙNG NAM THÁI SƠN. Hồi đời Tây (trước 1954)  vùng Nam Thái Sơn  nó bự dữ lắm, bao trùm cả những khu mà Huynh vừa nói . Chu vi  Xã Đức Phương, tính từ lộ xe Rạch Giá-Hà Tiên, một bên bờ biển là RUỘNG, phía bên Long Xuyên là NÚI , chạy dài xuống Hang Môi So, Núi Trầu .. v.v ..

 

Hồi đó Huynh có .. mần guộng ở đó nên biết .. gành gọt lắm đó. Còn nữa, hễ tới mùa khô, là Huynh làm .. Lái Chuột đi vô NTS mua Chuột làm sẵn về bán tại Cầu Tàu Mỹ (đầu đường Thoại Ngọc Hầu dọc bờ sông đi vô Nhà Máy Đèn,  Rạch giá đó). Chuột làm sẵn để .. gô ti hay muối Xả, Ớt, Nghệ, ngon hết xẩy luôn đó nghen.

 

NTS còn có đặc sản khác là .. Đỉa, nếu nói tới Đỉa thì hổng thua gì xứ Cạnh Đền đâu. (Mà tại sao hổng có .. Ca dao thì NMT hổng biết). Đỉa dữ dằn lắm, con nào con nấy căng ra dài mấy tấc luôn. Đỉa Trâu không hà. Có một lần Huynh để dành trong mình của Huynh tới 49 con (có hay biết gì đâu mà hổng để dành). Khi về tới nhà, lột quần áo ra, bóp từ con .. từ con, đếm hết thảy là  49 .. trự. 

 

Hồi nhỏ Huynh hổng ngán Đỉa, nhưng có một lần Huynh bị con Đỉa .. Ngũ Sắc (để ra ngoài nắng nó hiện ra năm màu rõ ràng, nói dóc .. chết liền) to bằng ngón chưn cái. Đem về nhà, Huynh căng nó ra phơi khô để .. chả thù. Mấy ngày sau nó thành .. cây gậy dài chừng năm tấc. Huynh chống gậy dzìa nhà, má Huynh hỏi vậy chớ cái gì, Huynh kể lại cho Má nghe. Bà nói: mầy đem đốt đi rồi lấy tro ra trộn với bùn, lấy lá sen bọc lại để vô chút nước, qua ngày sau thì sẽ thấy nó thành cả bầy Đỉa con cho mà coi . Huynh làm theo lời bà, nhưng trong bụng thì chưa tin, qua ngày sau, mở bọc lá Sen ra thì .. trời ơi, một bầy đỉa con lăn tăn như .. lăng quăng (nhỏ hơn lăng quăng) cho cá lia thia ăn vậy đó. Kể từ hôm ấy, nếu thấy Đỉa là Huynh chạy .. thục mạng luôn.

 

.. Vùng Nam Thái Sơn của Muội còn đã hơn vùng của Huynh và Người Xẻo Rô nữa, vì ở chỗ đó người ta làm .. GUỘNG XẠ, loại Lúa mà nước lên tới đâu thì Lúa mọc lên theo đó. Cho Nên tới Mùa Cắt Lúa, cọng Rạ nó dài gần .. 3 thước.  Ở vùng của Huynh và NXR là làm loại ruộng Cấy. Bụi Lúa đứng thẳng (hơi xiên xiên vì bông nặng trĩu) chớ hổng có nằm xuống sát đất như vùng Lúa Xạ đâu. Vì vậy  người miệt ngoài người ta còn gọi là .. Lúa Nổi nữa.

 

.. Vùng NTS chỉ làm Ruộng Xạ nên ít cực hơn tụi mình LNH ơi. Có Trâu ra ruộng kéo Lúa về, còn vùng Miệt Thứ thì kéo lúa về nhà bằng .. Trực Thăng. Hổng có tiền mua Trực Thăng thì làm .. bằng tay. Lúc đó nước cạn mà chở Lúa bó về nhà cực thấy mồ luôn.

 

Vì vậy mà khi mình ở chợ mua được hột gạo đem về nhà ăn là Nông Dân đã đổ ra biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt phải hông chư vị. Nghĩ tới mà còn thương cảm cho những người Nông Dân chất phác. Nhưng họ nào có được an phận để làm Guộng đâu, đầu tắt, mặt tối kiếm hổng đủ tiền nuôi gia đình .. Đau khổ trăm bề. Thời nào cũng vậy, Nông Dân là những người đứng đầu sóng ngọn gió của đất nước. Biết bao phũ phàng cay đắng .. (Trích Meo NMT gởi LNH và HM)

Đọc những giòng Meo của NMT mà cứ tưởng như vừa được một người thân nắm tay mình dẫn đưa về tận cái nơi: Dẫu lìa ngó ý còn vươ

Đọc những giòng Meo của NMT mà cứ tưởng như vừa được một người thân nắm tay mình dẫn đưa về tận cái nơi: Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (ND). Còn vấn còn vương .. Còn  tưởng còn tơ, tơ tưởng mỏi mòn ..

 

chốn quê nhà

nơi chôn nhau

khuất bóng

 

ngày,

qua ngày

cuống rốn

ngậm ngùi đau

(PHẠM CHUNG)

 

Vậy mà, cho tôi thú thật. Tôi đã bị chấn động mạnh vì Nam Thái Sơn của tôi không phải như trong những giấc mơ .. quê (từng mường tượng ấp yêu từ sách vở, văn, thơ, họa, nhạc):

 

- Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, .. Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân (VĂN CAO)

 

- Con đường làng tuy chưa được tráng nhựa nhưng cũng có cây cao bóng cả, che nắng cho khách lữ hành. Còn nếu không thì cũng: Ngõ vào xào xạc lá tre, Cây xanh um bóng chợt nghe mướt lòng . (Ở quê mà không có bụi tre, khóm trúc, hàng dừa thì sao gọi là quê hả trời).

 

- Còn muốn đi thăm bà con lối xóm cũ, thì cũng có vài ba cây cầu tre lắc lẻo, tuy gập ghình khó đi thiệt nhưng cũng ráng bặm môi qua .. phà chứ, để chứng tỏ mình vẫn còn cái gốc .. dân quê (dỏm) chứ. Cũng biết gắn bó với bà con chòm xóm chứ.

 

Vậy mà, hổng có gì hết trơn. Hổng đường làng. Hổng có cầu. Hổng cây  cao bóng cả. Chỉ có chống ghe, chèo xuồng, hoặc lội ruộng .. tìm nhau. Cứ đầu đội trời nắng .. chang chang, chân đạp sình bùn mà đi xăm xăm tới hà. Thôi thì cũng được đi. Nhưng lội ruộng mà gặp mấy vợ chồng con cái nhà chuột đồng, mập úc na úc núc, lông đen thùi, bò lúc nhúc (í dạ ..) Đã vậy còn đỉa lền như bánh canh, có cả đỉa trâu, đỉa ngũ sắc, phơi khô chống gậy được (sao dám thò tay vô mà chống vậy há .. Huynh).

 

Càng nghĩ rồi lại càng thương cho mấy anh (hỗn hào mới gọi bằng anh chứ toàn là ông cố, ông sơ, ông sờ, ông sẩm .. không đó) mỗi khi nhớ mấy chị hai (là bà cố, bà sơ, bà sờ ..rồi) thì phải chèo ghe, bơi xuồng, hoặc lội ruộng .. mút chỉ đặng mà ngó nhau một cái đỡ ghiền:

 

Thương em hổng dám ngó lâu

Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi

(Ca dao)

 

Tại sao hổng dám ngó lâu (sợ bị ăn bạt tay, hay sợ những cái liếc, cái háy bén còn hơn dao cạo). Hổng được biết. Chỉ thấy tội nghiệp nhứt là cái chỗ ngó qua một chút đỡ sầu đó đó. Nếu anh chạy u một cái tới em liền, thì ngó qua một chút cũng đã đủ lắm rồi. Đàng này, tuy không đến nỗi phải leo, phải trèo tam tứ núi, cửu thập đèo, mà không có ghe, không có xuồng, chỉ lội ruộng rã cặp giò, rạc đôi cẳng, để ngó sơ qua, nhìn một chút xíu, rồi .. đi dìa, thì thiệt là đứt ruột !!! (Chưa kể, về nhà nặn ra mấy chục trự đỉa đeo)

 

Cũng y như cái anh chàng bán chiếu Cà Mau vô thượng .. cù lần (xem Rạch Giá 100 nhớ 1000 thương)

 

Chiếu này tôi chẳng bán đâu

Tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm

 

Hổng biết ảnh có ấm đầu không, có té giếng không mà đành đoạn ôm cái bao tử rỗng, để cho cái đầu (no nê hình ảnh chiếc áo bông hường) đang gối lên cặp chiếu .. oan khiên, ướt đằm nước mắt si tình ???

 

Thì ra cái chữ TÌNHduy trì thế giới thật. (Chả biết ai đã nói hai câu này càng ngẫm càng thấy hay: Một chữ TÌNH để duy trì thế giới, Một chữ TÀI để tô điểm càn khôn). Chính nhờ cái chữ TÌNH đó mà loài người truyền tử lưu tôn. Thế hệ tiếp nối thế hệ. Tre già măng mọc. Tuần hoàn. Miên viễn . Chỉ thấy cực cho thời cha chú miệt quê: Nhìn .. nhín nhín. Thương dành dụm. Tình chắt mót. Lòng nâng niu. Những khoảng cách không gian  càng chớn chở cách ngăn, thì tình càng được nung nấu nồng nàn, mãnh liệt. (Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa, như ngồi đống than-Ca dao). Chả bù cho cái thời nhanh hơn phản lực bây giờ (được sự hà hơi tiếp sức mạnh như vũ bão của báo chí, phim ảnh, Ti-Vi): Gặp nhau. Xà nẹo được. Bê ngay vào. Mần thịt đến .. rung cả góc giường. Hoặc vật nhau tứ tung ngũ hoành bất kể trong nhà, ngoài vườn, công viên, chỗ khuất vắng .. Rồi phủi tay, quên tuốt luốt luôn, vì còn gì đâu nữa mà mơ với ước, khát với khao, nhớ với nhung, khi con ong đã tỏ đường đi lối về (ND). Nhất là những con ong đến sau trong cái list dài thoòng của những đóa trà mi lơi lả.

Đọc những giòng của Người Miệt Thứ mà cứ tưởng như vừa được một người thân âu yếm nắm tay mình dẫn về tận cái nơi: Dẫu lìa ngó

Ờ thì Nam Thái Sơn của tôi đó, quê mùa, nghèo nàn, đồng không mông quạnh, có chuột bọ, đỉa vắt thấy mà .. rê (ghê), nhưng cũng có hoa, có bướm chứ, có bông súng, bông sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.  Và có cả lúa người nghèo nuôi dân cả nước nữa chứ.

 

Ôi Nam Thái Sơn của tôi .. Mà nói cho cùng, biết làm thế nào khác đi được, vì đâu có ai chọn được cửa để sinh ra, đâu có ai chọn được nhà để chào đời, để có một kiếp sống nhàn hạ hơn, sung túc hơn, bảnh chọe hơn. (Đừng nói được lựa chọn quê hương với lại đất nước).

 

Ai cũng muốn đẹp, muốn giòn

Ai muốn tháo dạ cho mòn lỗ trôn

(Ca dao)

 

Cũng như tôi đâu có muốn làm con gái, mà lại là con gái có làn da trắng như bạch tạng, có đôi mắt lúc cười thì híp tịt cả lại, lúc mở ra chỉ thấy hai con ngươi màu nâu nhàn nhạt lờ đờ (má tôi hay bảo : Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì, nửa thau, thì tôi khờ khờ là trúng phóc rồi). Còn mái tóc tự dưng vàng khẻ, vàng khè (không phải vì đi chăn trâu, tóc cháy nắng mà tự nhiên nó vàng như Tây Lai) để suốt một thời con nít con nôi, cái mặc cảm không-giống-ai đã hành con bé đến tả tơi vì câu chọc ghẹo vang vang (nhiều khi còn vọng tới bây giờ): Ê, ê, đồ cái thứ Tây Lai 12 lỗ đít .. Tụi bây ơi,  đồ Tây Lai 12 lỗ đít nè tụi bây ơi ..

 

Quả tình là không giống ai thật. Từ nơi chôn nhau cắt rún (tên là Nam Thái Sơn, Sóc Sơn mà hổng phải SƠN, hổng phải NÚI để cho mình tưởng bở ngâm nga Nhân giả nhạo sơn, Trí giả nhạo thủy). Không giống ai từ chuyện bố mẹ (má tôi vừa làm bố, vừa làm mẹ, vừa làm người thầy dạy Văn đầu tiên của tôi, dù bà chả được đi học bao giờ). Không giống ai từ ngôn ngữ, món ăn (ở nhà nói tiếng Bắc, ăn rau muống, vào trường nói giọng Nam, ra Nhà Lồng Chợ ăn bún cá Kiên Giang, vô nhà bạn ăn mắm đồng, mắm chưng có giá sống, rau thơm, khế, chuối chát, vào chùa Phổ Minh ăn Kiểm ôi mê tơi ..). Không giống ai từ sinh hoạt vui chơi (không thích đàn đúm,  hẹn hò trai gái, chỉ thích đi chùa tụng kinh, làm công quả, hoặc rút lên gác đọc và đọc .. đủ thứ linh tinh). Không giống ai vì càng ngày càng thấy lòi cái LAI của mình ra: thì lai đỉa đó, (ham mê cái gì thì thôi cứ bám lấy như đỉa); lai chuột nè (cứ thấy mình là chuột sa hũ nếp những khi chôm được bài vở của thân hữu gần xa hoặc những tác .. thiệt cây nhà lá vườn nè); lai Tây (hồi cái thuở người em xứ bể tóc màu râu bắp, nhớ nhung gì mắt dã thú buồn hoang .. lận).

Đó là Nam Thái Sơn (Tri Tôn) nơi tôi được bà mụ vườn hết sức giỏi đưa tôi ra góp mặt với đời, (vậy mà chưa một lần tôi quay về

Đó là chuyện Nam Thái Sơn (Tri Tôn) nơi tôi được bà mụ vườn hết sức giỏi đưa tôi ra góp mặt với đời, (vậy mà chưa một lần tôi quay về tìm lại chốn xưa) nay nhờ Người Miệt Thứ, ít ra tôi cũng thấy được cố hương hiện về trong tâm tưởng .. hắt hiu, (và cần cập nhật gấp cái đầu mơ mộng .. hão).

 

Còn Rạch Giá nơi tôi tung tăng cắp sách tới trường đằng đẵng 12 năm trời, từ trường Nữ Tiểu Học Tỉnh Lỵ đến Trung Học NTT, vậy mà khi đọc Meo của các bạn TLW (xem Rạch Giá quê tôiNhững nẻo đường Rạch Giá Kiên Giang) thì quả tình tôi cũng chả biết đâu vào với đâu. (Tệ thì thôi cho cái đầu đang lão-hóa-gia-tốc này !!!). Ngoại trừ con đường từ nhà tôi (Hoàng Diệu xóm Biển) đến trường NTT, qua chợ, qua cầu Quay, quẹo trái đường bờ sông (có những bông dừa rụng trắng như có ai rải công-phét-ti), qua dinh Tỉnh Trưởng, rẽ vào một con ngõ tắt ngoằn ngoèo, rợp bóng cây, đến trường .. Nhớ vậy. Đi thuộc nằm lòng như vậy, chứ chả hề để tâm xem nó (con đường) mang tên gì. (Con đường nào ta đi, với bàn chân nhỏ bé .. Nhớ hoài con đường cũ mênh mông, mênh mông .. PD) Bởi vậy tôi mới thấy nể cho cái bạn mang tên Trương Dậu ấy, sao mà chất đầy trong bụng, chứa khẳm trong đầu, những nơi chốn, địa danh, nhà Thầy Cô, nhà Bè Bạn .. ăm ắp đến mấy chục năm trời. Để bây giờ vanh vách kể ra. Rồi các bạn mỗi người một mớ bồi bổ thêm vào cho hình bóng quê xưa càng thêm đầy đủ, rỡ ràng hiển hiện. Để bạn Tú Tờ thẫn thờ trong hạnh phúc. Để bạn LL: Mẹc-xi cái đầu chưa mấy gì lẩn thẩn của trưởng lớp nghen ? Có người nhắc mình mới nhớ lại rất nhiều cái tưởng như còn mùi hương  . .

 

Ôi, mùi hương thơm tho

Từ góc trời thương nhớ

(BCD)

 

Để các bạn khác cứ cám ơn rối rít người Xàng Xê Vô Dậu đã làm mọi người nhớ nhà .. quá chời !!! Còn bạn XO thì lại kêu lên thống thiết hơn: Chỉ cái tên một con đường nhỏ và ngắn ngủn ở tỉnh nhà, mà sao làm gợi nhớ đủ thứ !

 

.. Cũng như bạn thơ VƯƠNG KHÁNH VÂN chỉ với vài dòng ngắn gọn đã làm nổi bật lên tính khí sâu sắc của người phương Nam nói chung, người Rạch Giá nói riêng: trọn vẹn trong tính cách, sâu lắng trong tình cảm, và tình yêu quê thì đậm nét không rời ..

 

Người phương Nam say thì say trọn

Người phương Nam buồn thì buồn sâu

Nỗi nhớ cố hương khi chếnh choáng

Văng vẳng ầu ơ điệu ví dầu ..

(Trích từ MỘT BÔNG HỒNG CHO RẠCH GIÁ)

 

Quả là cái nỗi nhớ nhà, thương quê nó chìm lắng quá, khuất nẻo quá, nhiều khi tưởng đã không còn. Ai dè chỉ cần một đốm lửa nhen lên là tức khắc cái đống tro than âm ỉ của nỗi nhớ, niềm thương bùng lên rạng rỡ môi cười,  sáng ngời ánh mắt :

 

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời

(TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG)

Nhưng khi được xem phim DRIVING MISS DAISY (với Jessica Tandy và Morgan Freeman) thì tôi mới thấy tôi cũng chưa đến nỗi nào kh

**************************

 

Ta từ lưu lạc quê người,

Đôi khi thoáng nhớ nụ cười ngày xưa

Chiều nay trời bỗng đổ mưa

Hạt rơi trong nắng, hạt đưa về nguồn ..

(DP)

 

Cám ơn Người Miệt Thứ. Cám ơn Người Xẻo Rô (nội cái tên của nhị vị cũng thấy mình như đang ở giữa quê nhà). Cám ơn Vương Khánh Vân. Cám ơn các bạn Tào Lao Wán thân mến .. đã cho đứa con luân lạc này được dịp quay về cội nguồn (dù trên màn ảnh vi tính đậm chất hư ảo phù du).

 

Giữa lòng sông nước chảy

Giữa giòng người nổi trôi

Anh có buồn ngoảnh lại

Đăm chiêu một khoảnh đời ?

(B.C.D)

 

Chúng ta đang bước tới tương lai từng phút, từng giờ. Nhưng niềm thương nỗi nhớ của mình ắt hẳn vẫn còn văng vẳng .. ầu ơ .. điệu ví dầu .. chẳng thể nào phai !!!

 

 

 

Đầu tháng 03/05

 

website counter