Tôi treo ngay ngắn cái
áo dài màu nâu đỏ (lấp lánh những hạt kim
tuyến hoa văn) lên vách, vuốt cho hai vạt áo dài
thẳng thớm, rồi ngồi xuống ngắm nghía nó,
chiêm ngưỡng nó .. Chả biết khi nào tôi sẽ
mặc áo này, nếu năm 2006 tôi không có dịp để
đi HỘI NGỘ Thầy Cô và Bạn Bè Rạch Giá-Kiên
Giang ..
***
Lần đầu
tiên được vào Trung Học, sau nỗi mừng vui
hớn hở v́ sắp được làm người
nhớn, th́ bộ đồng phục áo dài trắng, là
cả một vấn đề . V́ mẹ con tôi phải
đi lựa vải nào vừa rẻ, vừa khỏi
phải tốn công quạt than ủi áo, ủi quần toát
cả mồ hôi hột (dạo ấy nhà tôi chưa có bàn
ủi điện). Hàng lụa th́ sang lắm, quí phái
lắm, nhưng eo ơi, lúc ủi th́ chỉ có mà thác. V́
phải rảy nước vào, đừng có ướt
nhẹp quá mà cũng đừng có khô ráo quá. Rồi lúc
mặc vào th́ cứ là phải gượng nhẹ, nưng
niu, đố có được tốc cả hai vạt
lên, cột lại thành chùm ngang hông đặng nhảy c̣
c̣, hoặc ngồi bệt xuống chơi chiền
chiền. V́ sau cái lúc quên béng cả trời lẫn
đất đó, cởi cái túm buộc đó ra, th́ mới
hỡi ơi ơi v́ hai cái vạt áo (công tŕnh ủi ẻo
cả nửa buổi trời) chả khác nào cái nắm
giẻ lau, nhàu nát thấy ghê !!!
Măi đến năm
đệ ngũ, đệ tứ, th́ cái áo dài mới
trở thành một vũ khí lợi hại của phe con gái
th́ phải. V́ tụi tôi đă có những biến đổi
đột ngột từ cơ thể tới tính t́nh. Th́ dậy
th́ đó mà, th́ trổ mă đó mà. Đă vậy sau
hai năm vật lộn với quạt than, rảy
nước, công tŕnh ủi ẻo của phe ta đă
trở thành điêu luyện, nhuyễn nhừ rồi. Lại
c̣n biết ḿnh hàng nào đẹp mà bền. Rẻ mà
nhiều khi khỏi phải ủi. Cứ giặt
đừng vắt nước đến khô cong, găy nát áo,
rồi giũ ra máng lên cho nước tự do ṛng ṛng
nhỏ giọt độp độp xuống. Khi áo khô là
có thể lười lĩnh mà mặc vào trường
những ngày ủ dột, lâm ly, sau khi khoác ngoài một cái
áo len dày cộp.
Thương thuở
học tṛ dáng dịu dàng
Những lần tan
lớp bước lang thang
Lá vàng từng cánh xoay
trong gió
Áo trắng hai tà lay
nhẹ nhàng
(NHƯ LY)
Cái nịt ngực cũng làđiều hết sức
khổ tâm cho bà mẹ nhà quê, nhà mùa, và cho chính bản thân
tôi. V́ bất ngờ có cái thông báo của trường, vào
từng lớp, nêu rơ ràng về cái chuyện phải
mặc chuối chiên (Soutien) bên trong áo lót, v́ không
được để hai cái g̣ bồng đảo nó
cứ tưng tưng trêu gan mấy ông thầy hoặc làm
tḥ lơ mắt phe đực rựa. Má tôi hồi nào tới
giờ có biết cái chuối chiên ra làm sao đâu. Cái
thời con gái của má th́ yếm thắm, váy sồi (ngoài
Bắc), hoặc quần đen, áo bà ba (Rạch Giá) . C̣n
những dịp trọng đại th́ cũng áo dài phủ
ngoài áo bà balà đă lịch
sự lắm rồi. Ai đời mà phải mặc
để nịt, thực sự là để khoe hai cái đỉnh
.. gió hú như vậy bao giờ. Xấu hổ chết
! Sau này lên Sài G̣n, chắc má cũng biết chuyện
độn ngực, độn mông của các ca sĩ,
đào chiếu bóng. Bà chỉ biết chép miệng lắc
đầu. Nếu bà c̣n sống và đang ở cái xứ
phồn thịnh nhất thế giới này th́ chắc là bà
sẽ phải chép miệng và lắc sái cả đầu
v́ những bịch Silicon, v́ những cái Wonder Bra,
Water Bra của các bà các cô đă được những
trung tâm sửa sắc đẹp lắp ráp vào, hoặc hăng
Victoria Secret quảng cáo ầm ĩ .. Ối giời ơi.
Th́ Nam Tu, Nữ Nhủ mà lị !!! Nhưng coi
chừng nhá, các bác có máu Tề Tuyên, thời đại tân
tiến này, có NHỦ mà vẫn là NAM chính cống bà lang
trọc à !!!
***
***
Thôi đừng soi nữa lược gương
Thôi đừng rẽ nữa con
dường phù du
Đẹp như con nước mùa thu
Trăm năm rồi cũng rối bù
em ơi
(NGUYỄN ĐỨC NHƠN, Thư
Quán Bản Thảo tập 12)
Khi chấm dứt cái thời áo dài trắng suốt
6, 7 năm trung học, có người tiếp tục lên
Đại Học, hè về lại nhà (v́ Đại
Học thường ở Cần Thơ hay Sài G̣n). Hoặc
bay qua Sư Phạm Vĩnh Long. Có bạn lấy chồng
đẻ con. Có đứa đi làm công sở. Có
đứa đăng lính, làm Sĩ Quan. Riêng tôi đă
vĩnh biệt Xóm Biển Rạch Giá để lên Sài G̣n
tiếp tục con đường chữ nghĩa và
mộng công danh. Vĩnh biệt luôn cái áo dài thơ ngây trong
trắng, hồn nhiên ..
Áo trắng giờ đây hết
trắng rồi
Vướng bùn, vướng bụi tháng ngày trôi
(NGỰA HOANG)
Suốt một thời Văn Khoa màu khói lam
và màu nâu là hai màu áo dài tôi ưa thích nhất. Tôi ẩn trong
hai màu áo ấy để tụng bài, gạo chữ,
để tai ngơ mắt lấp trước những thú
vui tưng bừng rộn rịp của Kinh-Đô-Ánh-Sáng
Sài G̣n. Y chang như một đứa con gái lạc hậu,
nhà quê, chân mang guốc gỗ, áo dài lam, túi xách quàng vai, ngày
ngày đi học. Ngày ngày đi qua những con hẻm
ồn ào. Đi qua những hàng quà hấp dẫn. Đi qua
những tiệm áo dài tủ kính rực rỡ đầy
những chiếc áo dài mẫu lộng lẫy, huy hoàng.
Đi qua những hàng giày dép, phấn son. Đi qua những
quyến rũ, mê hoặc chết người mà giả
bộ như không chàng ràng, không ham muốn. H́nh như
suốt một thời con gái, con lứa, tôi rất ư là
kín mít. Tôi như một gian pḥng bừa bộn, tối và
chồng chất đầy những hỗn mang chi sơ.
Đă thế tôi luôn bị đời nh́n hoặc nh́n
đời bằng hai cái đít ve chai dầy cộp. Cái
độ cận của tôi càng ngày càng tỷ lệ
thuận với mảnh bằng cố công theo
đuổi.Nên dù thấy cái
thằng cha này dễ thương quá đi mất mà
biếtthương chẳng
dễ: Bồ của thằng chả ôi chao, đến ḿnh
mà c̣n mê th́ bảo sao .. Cái thằng cha kia chán mớ
đời, tán đào mà khoe cái chuyện nuôi heo đặng
kiếm tiền cưới em.Trời ơi là trời, đúng là dân Vai u, thịt
bắp, mồ hôi dầu, Lông nách một nạm, chè Tầu
một hơi (Ca dao). Tôi cứ léo nhéo như vậy
trong bụng lép kẹp của ḿnh, c̣n ngoài mặt th́ cứ
ra tuồng bay bổng và chả bao giờ thấy
phân chó đầy đường đi !!!
Rồi cũng tới ngày tên mọt sách, gă học
gạo, là tôi, công thành danh toại. Tôi lại đi tiếp
con đường Bảng đen, phấn trắng,
phượng hồng. Chỉ khác một chỗ
ngồi và màu áo. Tôi gặp lại tôi ngày nào trong những tà
áo trắng học tṛ tôi. Cũng những cái mụn dzô dziên
trên khuôn mặt dậy th́. Cũng những đôi chân
bắt đầu dài hơn trổ mă. Cũng
những cái áo nịt làm bực bội bờ ngực thanh
xuân sung măn. Cũng là cái chất mộc mạc, chân thành
của gái quê tỉnh lẻ, của trai tráng mạch
sống phơi trên luống cày, nói năng hiền lành
như thóc với khoai(nhạc
PD)..
Nhưng đến một ngày, có một số thóc
khoai không nói năng hiền lành nữa
Nhưng đến một ngày, có một số thóc
khoai không nói năng hiền lành nữa. Mà lạnh như
tiền. Mà đeo băng đỏ ở cánh tay Quân
Quản. Thầy Cô bị lùa đi cải tạo. Hoặc
ra ngồi chợ trời . Ai là gốc sĩ quan th́
thời gian đày ải càng đằng đẵng
mịt mù hơn ..
Xin lỗi em cô gái Sài G̣n
Đă v́ ta mà xa giảng
đường, thư viện
Xa thời
mộng-mơ-lưu-luyến
Để hóa thành cổ tượng giữa trầm
luân
V́ áo cơm mà em ra chợ
Một hồn buồn
giữa cơi rau xanh
Ngày văng tục trên miệng
người láu cá
Mà em th́ líu lưỡi bởi không quen
..
(TRẦN DZẠ LỮ, Thư Quán
Bản Thảo tập 3)
Tôi không phải là cô gái Sài G̣n đó để
được tác giả xin lỗi hết sức yêu
thương, hết sức chân t́nh. Tôi cũng không v́ áo
cơm mà ra chợ, mà hóa thành cổ tượng giữa
trầm luân. Tôi là giáo viên lưu dụng ! Vẫn
đồng nghiệp đó. Vẫn trường đó.
Nhưng đổi tên thành trường cấp hai. Và chúng
tôi bị hạ tầng công tác là cái chắc rồi. Từ
Giáo Sư dạy Triết, dạy Văn đệ
nhị cấp, tôi trở thành Giáo Viên cấp hai
tỉnh bơ, sau khi được cho đi học tu
nghiệp xuống cấp với ơn mưa móc: LƯU
DỤNG !!! Thế phải thế, thế thời
phải thế.Chứ
biết làm ǵ hơn. Buôn bán dở ẹc từ khuya
rồi. Mánh mung th́ lại càng bất khả. Hồi nào
tới giờ có nghề ngỗng ǵ đâu ngoài cái
chuyện đi học và dạy học. Tam thập lục
kế chỉ c̣n bấm bụng bấm gan làm người
Lưu Dụng. Làm người Lưu Dụng để có
tem phiếu. Để có bo bo. Để có gạo mối
mọt ḅ lúc nhúc. Để đứng xếp hàng chầu
chực giữa trưa nắng, mặt đỏ gay,
đầu váng vất, cố mua giành mua giật tí thịt
bầy nhầy, bạc nhạc về cúng ông bà ngày tư
ngày Tết. Để được mấy mét vải may
quần áo cùng một màu, làm cả xóm, cả làng,
người nào người nấy như là mấy
đứa ở Cô Nhi Viện cả lũ.
Làm người Lưu Dụng để b́nh luận
thơ văn theo giáo án của Bộ đề ra.
Để khen cái bài, hoặc cái đoạn mà ḿnh không
muốn sờ tới v́ nó xạo sự quá. Để lên
gân khuyên các em phải yêu cái này cái nọ, toàn những
điều ḿnh cứ muốn ộc ra v́ lợm giọng,
buồn nôn. Làm Giáo Viên Lưu Dụng để có một
ngày, có một em học sinh giỏi hỏi tôi bằng
một câu th́ thào mà cứ như những lằn roi báng
bổ quất vào mặt tôi nhức nhối cho đến
hôm nay: Sao bài nào cô cũng khen hay hết vậy cô ???
Đêm đó tôi thức trắng. Nếu cô không khen
th́ cô sống thế nào hở em để nuôi mấy
miệng ăn ??? Nếu cô không đóng đúng vai tṛ
một người trên bục giảng mà họ là
đạo diễn không chỉ một màn, một tuồng
mà với thâm ư đày đọa trọn một đời
trí thức (thua cục phân) này th́ cô sẽ về đâu ???
Đêm đó cũng là đêm tôi tự hứa với
ḷng ḿnh CHỈ NÓI HAY KHI L̉NG M̀NH THỰC SỰ TIN LÀ HAY !!!
Bằng không tôi sẽ tḥng thêm cái câu của tác giả nào
đă phẩm b́nh hay dở. Nhưng đâu có
được yên thân. V́ trong một buổi họp Phê và
Tự Phê của Hội đồng Giáo Viên toàn
trường, cá nhân tôi đă bị kiểm thảo tưng
bừng hoa lá v́ cái luận điệu khen-phải-chăng
và rất-chiếu-lệ này. Thế rồi, tôi
bị bắt buộcphải ngựa quen
đường cũ, nếu không lăo xà ích sẽ
quật nát mông luôn !!! Cũng liều nhắm mắt
đưa chân, Để xem con tạo xoay vần
đến đâu (ND). Cũng đành: Trói thân Kỳ,
Kư cho vào rọ, Rút ruột tang bồng trả nợ cơm
vậy thôi.
Người xưa thất chí lui về ẩn
Cần trúc buông câu Lă Vọng chờ
Ta nay cơm áo phờ râu tóc
Về vườn sống để
đỡ bơ vơ
(PHAN NHỰ THỨC, Thư Quán Bản
Thảo tập 3)
Tôi đâu có đủ khí tiết để lui về
ẩn, hoặc đủ mạnh để về
vườn cày sâu cuốc bẫm, trồng cây hái quả mà
sống đoạn tháng qua ngày. Tôi bệnh hoài, bệnh
hủy, nhiều khi vào nhà thương nằm điều
trị cả nửa tháng trời mà bác sĩ vẫn không
t́m ra căn nguyên, đành cho về nhà. Đây là cái lư do chính
yếu làm tôi thờ ơ, lơ là với hết thảy
mọi sự, v́ cái mạng ḿnh c̣n không biết cầm
chắc được đến bao lâu .. ??? Tôi đă
ơ hờ thả nổi đời ḿnh cầm bằng
như bèo giạt, lục b́nh trôi ..
Đâu có ai muốn làm cây chùm gửi
Đâu có ai muốn làm hạt bụi
bén chân anh
Đâu có ai muốn làm ḥn máu kết
thành người vô tội
Vậy mà tôi lại là tôi
Run từ cội đến cành !
(Bài Chợ Quán)
Từ đó tôi làm cái ǵ, chuyện ǵ, cũng trong tâm
trạng một người đóng tṛ, một con hát,
một ả đào nương. Manh quần, tấm áo là
trang phục để thủ diễn một vai tṛ nào
đó. Khi cởi lớp này ra, mặc lớp khác vào, tôi
lại bận bịu với một vai tuồng mới
nữa.(Vai học tṛ, vai sinh viên, vai cô giáo, vai chót
lưỡi đầu môi hoan hô, đả đảo, vai
lên gân làm kẻ yêu nước bằng mồm, vai giám
đốc, dám xúi mà ḿnh th́ bằng chân như vại, vai
trung gian (vừa trung vừa gian), vai té giếng, vai
Đồng Cô Bóng Cậu .. !!!!) Đă vậy, sau một tai
nạn xe cộ, tôi tưởng trí nhớ ḿnh đă tiêu ma
rồi. Cũng may. Rồi đâu lại vào đấy.
Chỉ tiếc là h́nh th́ c̣n, mà bụng chết đ̣i nau.
***
***
Thời gian rót
từng giọt buồn tê héo
Sự sống đi như hương bỏ hoa
chiều
(XUÂN DIỆU)
Thời gian qua nhanh
quá. Mới hồi nào, áo dài trắng hồn nhiên Rạch
Giá. Mới hồi nào áo lam, áo nâu ch́m lỉm giữa
giảng đường uy nghi Sài G̣n. Mới hồi nào áo
dài tươi trẻ Nữ Giáo Sư đường
bệ. Rồi chiếc áo dài buồn của cô giáo Lưu
Dụng. Để đến bây giờ, chiếc áo dài nâu
đỏ lóng lánh kim tuyến của một bà già lưu
vong được máng trên vách để tuởng nhớ
quê nhà.
Thời gian qua nhanh
quá. Mới hồi nào đi đứng chạy nhảy
như chân sáo tung tăng. Bây giờ mỗi lần trái gió
trở trời các khớp xương hành hạ đau
đớn. Cái lưng đau. Cái đầu gối
nhức. Những ngón tay sưng cứng đờ ra
những buổi sáng trời sương giá. Chưa kể
tóc bạc, da nhăn, mắt mờ, tai điếc. Chưa
kể: Bệnh hoạn cắn xương như rắn
rúc (XD). Chưa kểMỡ Cao. Huyết Áp Cao. Đường cao. Chưa
kể nỗi cô đơn quạnh quẽ âm thầm
của những đời đơn lẻ:
Ganh với tha nhân,
ḿnh lẻ bóng
Tủi cùng thiên
hạ, họ song đôi
(NGÔ PHỦ)
Cái cơ thể này
dường như càng ngày càng không c̣n là của ḿnh nữa.
Nó phản phúc. Nó dở quẻ. Nó không cho phép
được dự định một điều ǵ. V́
sẽ có một biến chứng ǵ đó sẽ xảy ra
cho kẻ đang ở bến bờ tiếp giáp hư
không.
Tôi nh́n cái áo dài của
ḿnh, như nh́n lại đời ḿnh. Màu sắc đổi
thay. Mẫu mă đổi thay. Cách trang trí hoa văn trên
ngực áo đổi thay. Tà vạt dài ngắn, rộng
hẹp tùy thời trang. Cổ cao, cổ thấp, cổ
thuyền. Chít eo, để rộng thong dong .. Tất
cả đều chỉ làm chiếc áo dài Việt Nam thêm
duyên dáng, dịu dàng mà hấp dẫn vô ngần.C̣n đời ḿnh th́ cũng
đổi thay mà theo chiều nghịch đảo đau
ḷng không thể tránh né: Trẻ đeo hoa, già đeo
tật. Th́ tôi đang mang chứng tật lớn
nhất của tuổi già đây: tật hay chảy
nước mắt, những giọt nước mắt
như sương, nhớ về những tháng ngày yêu
dấu quê nhà.