PHÙ VÂN 33
Home | PHÙ VÂN 2 | PHÙ VÂN 4 | PHÙ VÂN 7 | PHÙ VÂN 21 | PHÙ VÂN 22 | PHÙ VÂN 23 | PHÙ VÂN 24 | PHÙ VÂN 25 | PHÙ VÂN 26 | PHÙ VÂN 27 | PHÙ VÂN 28 | PHÙ VÂN 29 | PHÙ VÂN 30 | PHÙ VÂN 31 | PHÙ VÂN 32 | PHÙ VÂN 33 | PHÙ VÂN 34 | PHÙ VÂN 35 | PHÙ VÂN 36 | PHÙ VÂN 37 | PHÙ VÂN 38 | PHÙ VÂN 39 | PHÙ VÂN 40 | PHÙ VÂN 41

merry_christmas_2.gif

0_bongdennoel.jpg


BÀ NÔ-EN

 

Chả biết từ lúc nào bà Nô-En xuất hiện, có lẽ người ta bỗng cảm thấy buồn cho ông Nô-En đơn độc lẻ loi chắc, nên ghép thêm Bà vô cho vui cửa, vui nhà ??? Trong truyện dành cho nhi đồng, trong phim ảnh, Bà cũng mặc quần áo na ná như chồng, rồi cũng phụ tá chồng trong việc đáp ứng những mơ ước trẻ thơ. Nhưng Bà chỉ là cái bóng, hỗ trợ, bổ sung cho một h́nh tượng đậm đà huyền-thoại-đẹp. Bà chỉ là nhân vật phụ. Rất phụ. V́ không có bà th́ ông vẫn là ông Nô-En, là Santa Clause yêu dấu của toàn thế giới (trẻ em, hoặc người lớn mà vẫn luôn mang trái tim thơ trẻ).

 

Ở nước tôi, lại có những người đàn bà, chả bao giờ được xuất hiện bên cạnh chồng (v́ quan niệm đặc sệt phong kiến Nam tôn, Nữ ti). Họ cứ như là những cái bóng rất mờ, rất nhạt, tưởng chừng là nhân vật phụ. Rất phụ. Nhưng nếu thiếu họ, chúng ta sẽ không có những tên tuổi rỡ ràng lưu danh hậu thế .

 

Tuy là những nhân vật nữ của truyện cổ dân gian, nhưng nhuần nhị biết bao về cái T́nh không ranh giới, cái Tâm không bị g̣ bó, cái Nh́n không bị câu thúc bởi đẳng cấp Vua Tôi, Quan lại và Thứ dân, Giàu Nghèo, Sang Hèn.

 

- Nếu không có công chúa Tiên Dung với cái Tâm phóng khoáng th́ làm ǵ Chử Đồng Tử (không có cả cái khố để che của quí) c̣n được toàn thây và vầy duyên cùng người ngọc.

 

- Nếu Phạm Công (học tṛ nghèo) không có Cúc Hoa (con quan) thương yêu, một mực ước nguyền se tơ, kết tóc. Trải qua bao cấm đoán, răn đe của phụ thân, nàng vẫn cương quyết kết hôn cùng người hàn tử, từ bỏ cuộc sống gấm vóc lụa là, để nuôi chồng dùi mài kinh sử. Nếu không có Cúc Hoa, làm sao có được Trạng Nguyên Phạm Công danh đề bảng hổ ? Nếu không có Cúc Hoa, làm sao vua muốn ban tặng cho Phạm Công ngôi Pḥ Mă cao sang ? Nếu không có Cúc Hoa, làm sao công chúa có thể biết đến Phạm Công ở kinh đô mà đem ḷng tơ tưởng ?

 

- Chuyện Trần Minh khố chuối cũng tương tợ Phạm Công-Cúc Hoa. Cũng công thức chàng (học tṛ nghèo, con bà lăo ăn mày) được nàng (tiểu thư con quan) đem ḷng yêu. Rồi nàng cũng nuôi chồng công thành danh toại.

 

Có người sẽ bảo, th́ chuyện vẽ sự chứ làm ǵ có thực. Có người lại bảo, v́ Phạm Công và Trần Minh đẹp trai nhất vùng. Người khác lại vung vít: Mấy ai định nghĩa được t́nh yêu .. (XD)

 

Cái điều đáng ngạc nhiên thú vị nhất của hai tiểu thư này là: Làm con quan có nghĩa là được dạy dỗ nghiêm ngặt về Tam Cương, Ngũ Thường. Là bị trói buộc chặt chẽ trong bốn bức tường lễ giáo như con ngựa được đóng móng, bịt niềng, chờ ngày an phận: Xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử. (Phu ở đây cũng phải là một vị con quan nào đó, môn đăng hộ đối). Sao hai nàng này lại không đi đúng con đường giềng mối đó nhỉ ? Cái tư tưởng nào đă gieo mầm nổi loạn trong chiếc tháp ngà cao sang ? Cái ư nghĩ táo bạo nào đă mở những trói trăng ràng buộc của giáo điều luân lư ? (Thời đó đâu đă có những tư tưởng tự do, dân chủ, b́nh đẳng của Tây Phương du nhập. Cũng đâu có ba cái văn chương lăng mạn Âu Tây đâu !) .

 

C̣n đáng thán phục hơn nữa, là cả hai nàng có con mắt quả là tinh đời,  có thể đại ngôn tí xíu nữa là có con mắt tiên tri thấu thị. Th́ thử hỏi chính ḿnh xem, v́ sao sau mấy năm theo đuổi nhau, tán tỉnh nhau, được cưới hỏi hẳn hoi rồi, có vài mặt con rồi, chàng (hoặc nàng) mới ngă ngửa ra là cả hai chả hiểu nhau ǵ hết trơn. Cũng chả thương yêu ǵ nhau luôn. Thế rồi đâm đơn ra ṭa ly dị ! C̣n Cúc Hoa của tôi, c̣n quận chúa Quỳnh Nga của tôi, đâu đă được hẹn ḥ, đâu đă được t́m hiểu lâu la ǵ với chàng Phạm Công, hoặc Trần Minh. Vậy mà sao hai nàng dám đem thân lá ngọc cành vàng mà bảo bọc, chở che cho hai người cùng đinh, nghèo mạt rệp. Sao hai nàng có thể thấy được cái tương lai đầy ánh vinh quang trong manh áo rách ? Sao hai nàng có thể tiên đoán được cảnh ngựa anh đi trước, vơng nàng theo sau, mà lam lũ, quần quật, hầu hạ, khuyên nhủ, khuyến khích đức ông chồng đang không một xu dính túi ?

 

Có phải hai nàng đang thử một canh bạc đời mà bụng đánh lô tô, may nhờ rủi chịu. Hay hai nàng đă cầm chắc cái vẻ vang đang bừng dậy ở chốn khoa trường. Vâng, có hai người đàn ông đi thi, nhưng chính hai nàng (ẩn mặt trong bóng tối) mới chính thực là người đỗ Trạng !!!

 

Cũng như chuyện một nhà thơ ăn lương vợ. Nếu không có bà: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng, Lặn lội thân c̣ nơi quăng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông. Th́ làm ǵ có một bác Tú Xương lừng lẫy. Th́ làm ǵ có chuyện một người phụ nữ quê mùa, chân lấm tay bùn, không có một chữ bẻ đôi, bỗng trở thành h́nh tượng kiểu mẫu về người đàn bà Việt Nam: chịu thương, chịu khó cả đời v́ chồng v́ con. Đảm đang. Chung thủy.

 

Bà sống măi trong đời Tú Xương

Giữa thời buổi có nhiều ông phỗng

Đêm cô đơn lặng đi từng tiếng trống

Gió đông tàn nghe lạnh rít trên thang

(CAO THOẠI CHÂU, Thư Quán Bản Thảo tập 1)

 

Lại một người đàn bà khác, chồng có như không, bởi ông mộng lấp biển dời non, nay Nhật Bản, mai Trung Quốc, mốt lại Hồng-Kông, ngày ḱa về nước, rồi lại Đông Du .. Bà đă đứng vững hơn ba mươi năm thay chồng, nuôi con, luôn luôn một ḿnh, một bóng, xắn váy quai cồng lam lũ để bạn đời tự do bay bổng, hiên ngang. Nếu không có bà đứng mũi chịu sào, th́ thử hỏi có được một Phan Sào Nam đầy dũng khí, v́ nghĩa cả gạt t́nh riêng ?

 

"T́nh cờ gặp khách năm châu, hơn ba mươi năm, chồng có như không, cố đứng vững mới ghê, ngậm đắng, nuốt cay tṛn đạo mẹ.

"Khen khéo giữ nền tứ đức, ngoài bấy chục tuổi, sống đau hơn chết, thôi về mau cho khỏe, đền công trả nợ nặng vai con.

"Ba mươi năm cầm sắt khéo xa nhau, mưa sầu gió thảm chỉ bóng làm chồng, ngồi ngó trẻ con rơi lệ nóng.

"Dưới chín suối thân bằng như hỏi đến, lấp biển dời non, nào ai giúp bác, chỉ c̣n ḿnh lăo múa tay không". (Bài khóc vợ của cụ Phan)

 

.. .. ..

Hương Cảng-Hoành Tân-Tokyo-Bến Ngự

Mà đại dương trong ḷng người xứ Nghệ

Váy quai cồng cuốc đất thay trâu

 

Đường thiên lư đi lần tới Huế

Ṃn gót giày suốt ba mươi năm

Thăm thẳm chiều trên bến sông Hương

Nước trong vắt giữa đôi bờ đá dựng

(CAO THOẠI CHÂU, Thư Quán Bản Thảo tập 1)

gaitheuthua.jpg

Thử xem lại tiểu sử một số danh nhân như Socrate (cổ đại), như Léon Tolstoi (Nga), xem các bà vợ đă từng đối xử với người đầu

Thử xem lại tiểu sử một số danh nhân như Socrate (cổ đại), như Léon Tolstoi (Nga), xem các bà vợ của họ đă từng đối xử với người đầu ấp tay gối  như thế nào, dù hai ông là danh nhân thế giới, nức tiếng tài ba lỗi lạc.

 

Quả t́nh đáng buồn. Thực là bạc phước. V́ trong đôi mắt của hai bà vợ này, hai ông chỉ là cái thứ ăn hại, đái nát, chả làm nên tṛ trống ǵ. Hai ông cứ tha hồ bị sỉ nhục liên miên. Hai ông cứ phải bị bỏ đói bỏ khát v́ cái tội dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Không nằm th́ ngồi, mặt mũi lúc nào cũng đờ đờ đẫn đẫn, xa vắng, mông lung. Không ngồi th́ đi lang thang, lưới thưới, như kẻ mộng du, như người gàn dở, điên rồ. Ấy vậy mà Socrate lại c̣n cám ơn bà, v́ nhờ bà tàn nhẫn mà ông đă thành được bậc Hiền Nhân Đại Trí bởi quen thói nhẫn nhục, chịu đựng dưới ách cai trị hà khắc của bà. Léon Tolstoi th́ nhờ bà vợ bạc bẽo mà có được bộ Chiến tranh và Ḥa B́nh bất hủ và nhiều tác phẩm lừng danh khác. V́ (theo ông) đau khổ là đồng nghĩa với sáng tạo. Có một cái ǵ đó sao mà đắng cay, quay quắt, y như thuyết Tài Mệnh tương đố của Nho Gia ấy nhỉ ??? (Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau, ND) :

 

Là giọt đắng trong hồn tôi tí tách

Tiếng ngựa thồ lóc cóc trong đêm

Kinh Sáng Thế đọc thành lời hủy diệt

Là ảnh một người tôi yêu suốt trăm năm

(CAO THOẠI CHÂU, Thư Quán Bản Thảo tập 1)

 

Riêng trong nhóm Việt Nam Thi Đàn hải ngoại gần đây nhất, th́ có những lời ca tụng vợ chí t́nh của một nhà thơ tràn đầy hạnh phước. Ông đă âu yếm gọi vợ nhà là người Vượng phu Ích tử: v́ có bà ông mới được thong dong thoát mọi tật bệnh; v́ có bà các con đều công thành danh toại, gia đạo trong ấm ngoài êm, con cháu đầy đàn phước lộc :

 

Vượng phu ích tử đúng là em

Lẳng lặng nghe anh nói thử xem

Bệnh hoạn bao lần chồng thoát cả

Vũ môn mấy bực trẻ bay lên ..

(LẠC THỦY ĐỖ QUƯ BÁI)

 

Hoặc là lời trân trọng cảm ơn của người bạn đời dành cho cô Bắc Kỳ có cái vẻ ngoài đanh đá, đầy bùa phép ma thuật, nhưng mật ngọt ở đáy trái tim son sắt một ḷng ..

 

Cảm ơn em, cô Bắc Kỳ đanh đá

Đủ để nhu thuần một chú ngựa hoang !

Em bùa phép làm mưa xanh tháng Hạ

Làm nắng hồng tỏa ấm buổi Đông sang

 

Cảm ơn em, đường môi cong bạch tuộc

Chuyền cho anh từng hơi thở hồi sinh

Anh tiền sử, đắm ch́m theo vận nước

Em thân c̣, tất tả vẫn kiêu binh !

 

Cảm ơn em, trên bước đường vong quốc

Em kiên gan, bền chí cuộc song hành

Anh may mắn c̣n em, t́nh hẹn ước

Khi ven đời ngàn tiếng quạ phân tranh !

 

Cảm ơn em, cô Bắc Kỳ tận tụy

Mà đường ngôi rẽ lệch một bên trời

Anh muốn khắc tên cô vào tuyệt mỹ

Bằng vô vàn trân trọng đấy cô ơi !

(SONG CHÂU DIỄM NGỌC NHÂN)

 

Hay lời biết ơn thầm lặng, tha thiết dành cho người t́nh của hai nhà thơ nữ B.C.D (Úc Châu) và NHƯ LY (Ḥa Lan):

 

Hỡi người t́nh trăm năm

Ơn măi tiếng ân cần

Sách vở buồn trĩu nặng

Trong túi đời phế hưng

(B.C.D)

 

Tạ ơn anh đă yêu em

Đốt lên một chiếc que diêm sáng ngời

Cho em t́m thấy nụ cười

T́nh xanh rực rỡ trên môi thắm hồng

(NHƯ LY)

 

Như vậy có thể nói, cái Tâm, cái T́nh, của người phụ nữ Việt Nam bao giờ cũng đậm đà nhân nghĩa, đầy tính thuần hậu, vị tha. Luôn v́ người khác, quên cả bản thân. Bao giờ cũng v́ người yêu thương (là chồng, là con), mà cắn răng vượt qua những cơ cực nát ḷng, dẫu hy sinh cả đời đâu quản ngại.

 

Ḷng em như hoa hướng dương,

Trăm ngh́n đổ lại một phương mặt trời

(Ca dao)

 

Những người phụ nữ Việt Nam ấy là mây trời bát ngát chở che, là cánh c̣ kiếm ăn lặn lội. Họ c̣n là những chiếc lá dâu xanh nuôi tằm nhả tơ óng mượt, cho đời đẹp hơn bởi những áng thơ văn bảy sắc cầu vồng.

.. .. ..

Giữa tiếng đạn bom mỗi lần chạy giặc

Giữa lác, đưng, đỉa muỗi Trà Lồng

Đôi tay mẹ như mây trời bát ngát

Một cánh c̣ vất vả nuôi con

.. .. ..

Con của Mẹ biết nâng niu từng viên đất nhỏ

Vừa cấy cày, vừa hát ca dao

Vừa thất t́nh, vừa ca vọng cổ

Vừa đuổi quân thù, vừa ngắm trăng sao

(NGUYỄN CÁT ĐÔNG, Thư Quán Bản Thảo tập 4)

 

Dĩ nhiên cũng có những con sâu làm rầu nồi canh. Nhất là trong cuộc đảo điên, điên đảo khổng lồ của đất nước sau 75. Nhưng vẫn c̣n biết bao những công chúa Tiên Dung không hất hủi những đời khố rách áo ôm, sa cơ lỡ vận. C̣n biết bao những tiểu thư Cúc Hoa trong thực tế tần tảo, hy sinh tất cả cho người phối ngẫu, cho đàn con trứng nước thơ ngây. C̣n biết bao những quận chúa Quỳnh Nga bỏ trâm cài lược giắt, xắn váy quai cồng tất tả sớm hôm. Cũng có biết bao những bà Phan thay chồng nuôi con, chu tất mọi việc trong ngoài, cho chồng tự do đuổi theo chí cả. Và cơ man nào mà kể những bà Tú trong cuộc bể dâu, buôn tần bán tảo, chạy vạy nuôi mấy miệng ăn ở nhà, chắt chiu tiền nuôi chồng cải tạo, biệt trùng sơn dă.

 

Có phải chính niềm tin vào bản sắc Tốt Đẹp tiềm tàng của nhau (của đất nước hơn bốn ngàn năm Văn Hiến), rồi lại c̣n biết dựa vào nhau vững chăi, sẽ giúp cho lứa đôi thêm bền chặt nghĩa phu thê, thắm đậm t́nh tri âm, tri kỷ, vượt thoát được hết mọi hiểm nghèo của cám dỗ trầm luân  ???

 

Dựa nhau ta cỡi sóng

Qua thác nhọc, ưu phiền

Sau trầm luân căn bổn

Lại sáng ngời niềm tin.
(Vntvnd)

 

 

 

 

 

 

Noel 2004

0_lotus01.jpg

website counter