GIỌT MƯA KHÔNG MÀU
Tình Yêu trùm vũ
trụ
vĩnh cửu như
trời xanh
theo mưa về trái
đất
rơi vào tim chúng mình
Ở trong từng
đôi mắt
ẩn trong những
môi cười
vượt qua
đời gai góc
trong trẻo giòng
lệ rơi ..
Cũng có thể vì
quê tôi chỉ có hai mùa mưa nắng, mà sáu tháng nắng xem
ra quá ngắn ngủi so với những tháng mưa dầm
lê thê, nên từ những ngày thiếu nữ mộng mơ
lãng đãng tôi đã viết những giòng này để riêng
tặng mối tình đầu, với niềm tin hết
sức ngây thơ không cần trúng trật: tình là hạt
mưa, tình cũng thành giọt lệ. (Cũng
để tặng luôn những chuyện tình dung dăng dung
dẻ trong trí tưởng tượng lãng mạn của
một cô gái tỉnh lẻ, Xóm Biển Rạch Giá, vốn
cầm lòng không đậu vì những đêm mưa thê
thảm, những sáng nắng huy hoàng, con sóng lúc êm
đềm, lúc dữ dội, mênh mang ..)
Đêm vội
xuống lấy đi chiều hoa mộng
Bến phù du in
đậm bóng hư không
Bè dĩ vãng. Thả
trôi cùng năm tháng
Học chữ quên. Nhưng
nhớ cuộn trong lòng
(THƠ THƠ)
Cũng chả
hiểu vì sao mưa cứ theo tôi như một thứ
nghiệp dĩ: Ngày bố mất. Mưa. Ngày hò hẹn.
Mưa. Ngày người ta làm lễ cưới. Mưa. Ngày
thi rớt. Mưa. Ngày ra trường. Mưa. Ngày tai
nạn. Mưa. Ngày má mất. Mưa. Ngày lưu lạc quê
mình. Mưa. Ngày long đong quê người. Mưa .. Mưa
và Mưa suốt những tháng ngày thanh xuân, chưa dứt
hột luôn ngay lúc tuổi già.
Gọi tên ai suốt
những đêm dài khó ngủ
Mưa đan dầy
quá khứ xanh rêu
Tại sao phải
quên khi đầy tràn nỗi nhớ
Tại sao ngậm
ngùi khi gom góp chắt chiu ..
Quả là Victor Hugo vô
cùng chí lý khi bảo rằng: Tuổi trẻ sợ cái giá
lạnh của đời sống, tuổi già sợ cái giá
lạnh của nấm mồ ! Thế nên ai còn trẻ
trung hăng hái, đều rất ư là khó chịu
nếu không có mặt ở những cuộc vui, những
chốn trai thanh gái lịch dập dìu; hoặc luôn luôn bứt
rứt chỉ muốn tung cánh về những phương
trời thám hiểm, những dự định huy hoàng,
những công trình đồ sộ, để tháng ngày
đỡ chán mỏi im thinh .. Trong khi người già
cả lụm cụm, đi đứng khó khăn, sẽ
kinh hoảng về ngày mai mộ chí, bèn hối hả quay
về vùng quá khứ bình yên hoặc sóng gió tơi bời,
nhưng tất cả đều nằm yên lặng đâu
đó, chập chờn như giấc mộng Hoàng
Lương trong trí nhớ mịt mù. Riêng tuổi già
của tôi thì cũng nghìn trùng mưa nhớ, mưa
thương:
Mưa nhòe bao
chứng chỉ xưa
Trăm bong bóng vỡ
trên tờ bằng trơn
Tiếc gì không quá
khứ buồn
Nửa đời
chữ nghĩa gặm mòn tuổi xanh
Mưa mờ ngày tháng
lung linh
Ướt hoa hò
hẹn, run mình chờ mong
Bao giờ phai ? --
Một đóa hồng
Nhỏ nhoi mà nở
rực lòng vắng xa
Mưa từ
thương nhớ mưa ra ..
Rồi, mưa lớn, mưa
ngập lụt suối ngòi sông biển. Mưa lớn, thành
bão giông, thành lũ lụt, đê điều bờ chắn
vỡ toang (Mưa lớn, chừng như rợp hải
hà, TTY). Mưa lớn, cuốn ta đi xa, đi như
giữa chiêm bao, mộng mị, như đi lạc trong
trời đất, thủy tận sơn cùng:
Ta đi như
lạc trong trời đất
Thủy tận
sơn cùng, xí xóa ta
Cõi chiều,
đứng lại, khóc như liễu
Có thật là ta đã
đi xa ?
(TÔ THÙY YÊN)
Tôi đã đi xa
thật. Hồi cái thuở từ Rạch Giá dời
hẳn lên Sài Gòn, tôi cứ tưởng đó là lần
đi xa nhất đời rồi. Ngoài đường
trường xa mấy trăm cây số dài, ngủ gà
ngủ gật trên xe đò lục tỉnh miền Tây, qua
Bắc Vàm Cống, qua phà Mỹ Thuận, ngồi ê ẩm
cả mông, ẹo cả lưng, mặt mũi bám
đầy bụi, tóc khô khét nắng. Cái nắng gì đâu
mà hầm hầm sôi âm sôi ỉ, sôi từ trong ra ngoài, làm túa
ra những giọt mồ hôi mẹ, mồ hôi con, nhờ
gió làm khô đi, quện bụi cát, nhớp nháp. Khó chịu
gì đâu ! Đói thì ăn cơm tay cầm, uống
nước trà đá (hổng dám uống nhiều vì sợ
mắc tiểu thì chết), nhiều khi ăn mía ghim, nhâm
nhi đậu phộng luộc bùi bùi, ăn khóm xẻ rát
cả lưỡi mà vẫn không hết khát . Mỗi
lần xe ngừng lại để thả hành khách
xuống ở những trạm, bến, là cả một
đội ngũ những người bán quà bánh hấp
dẫn lại hiện ra, dí tận mắt để bà con
phải mở hầu bao: ổi xá lỵ to tướng;
mận hồng đào bóng lưỡng; mía ghim từng chùm
đã mắt; khóm xẻ với dĩa muối ớt tém vun
ngon lành; bưởi lột khoe những múi bưởi, tép
bưởi mọng nước, chỉ nhìn thôi mà đã
ứa nước miếng; ghẹ luộc chắc
nịch, đỏ au; bắp luộc hột đều
tăm tắp, nóng hổi vừa thổi vừa .. cạp;
cà rem cây; xá xị, si rô, sữa đậu nành bỏ
bịch ướp đá; bánh mì kẹp thịt, hoặc
nhét nem, bì, cá hộp, xá xíu; có cả hột vịt lộn;
chuối khô; nem chua .. Khi xe đến địa
điểm để hành khách xả xú bắp, ăn
uống giải lao, ai nấy đều mừng húm,
hớn hở đi vào cầu tiêu công cộng, hoặc
đi vào quán mua nước, thò hai ngón tay cáu bẩn nhón
lấy những cục nước đá bé tẹo bỏ
vào khăn tay mà lau (dè xẻn) cái mặt lem luốc bụi
đường. Người có tiền của thì ngồi
ở bàn chễm chệ kêu cơm dĩa, uống bia, có
khăn ướp lạnh lau mồ hôi. Mấy ông thoải
mái phạch ngực khoe bụng như cái trống chầu.
Mấy bà đỏm dáng chải tóc, thoa lại tí son môi ..
Từ tưng bửng sáng lên xe ở xế xế rạp
Châu Văn-Rạch Giá, xuống xe ở bến Sài
Gòn-Chợ Lớn thì trời thành trưa trà trưa
trật, có khi bị kẹt xe (bị gài mìn, đắp mô,
hoặc phải dành ưu tiên cho những đoàn xe nhà binh,
cứu thương) đến chạng vạng mới
tới nơi ..
Đó là cái xa cách về
địa lý, địa dư. Nhưng còn một cái xa xôi
biệt trùng sơn dã hơn nhiều: Cũng lần di
chuyển đó, tôi đã vĩnh biệt luôn một
đoạn đời thơ ấu, và cái thời con gái,
lứa tuổi trăng rằm, thời áo trắng ..
Mất hết. Chôn hết trong nấm mồ tiềm
thức đa đoan.
Ngày xưa thời áo
trắng
Như dòng
nước xanh trong
Tâm hồn không
vẩn đục
Bao mong ước
trong lòng
Thuở ấy em làm
thơ
Thơ về
những trái mơ
Thơ về mùa xuân
đẹp
Em là bướm
nhởn nhơ
(QUÁCH XUÂN SƠN)
Ai dè. Sau này, tôi còn xa
luôn cả những giọt mưa rơi vào tim đôi
lứa. Còn xa luôn những giọt lệ khóc tình yêu. Xa
hết người. Xa hết bạn. Xa hết con
đường, phố chợ. Xa hết tuổi trẻ.
Xa hết tháng ngày bướm hoa. Xa hết cây đa cũ,
bờ sông xưa. Xa hết nhành phượng hoa đỏ
lửa. Xa bàn ghế học trò, giảng đường,
thư viện. Xa hết đôi mắt các em học sinh
ngước nhìn tin cậy. Xa hết đồng nghiệp
ý hợp tâm đầu. Nói gọn lại là tôi xa biệt
hết, bị chặt đứt bứt rời hẳn
với một quê mẹ chắt chiu trọn đời nuôi
tôi khôn lớn ..
Người đi,
đi mãi không về
Câu ca biệt xứ,
lời thề cỏ may
Tìm người
chỉ thấy mưa bay ..
(DƯƠNG
TRỌNG DẬT)
Trong cái cõi mưa
bay, mịt mùng nhân ảnh đó, nhiều khi ta thấy
nơi chốn nào cũng buồn, vì chả nơi nào
ấm áp cho bằng đất mẹ yêu thương:
Tôi đang đâu
nhỉ mênh mông
Đầu non
cuối biển, đầu sông cuối ghềnh ?
Chỗ nào thì cũng
buồn tênh
Quê Hương,
Cố Quận nhớ quên ngậm ngùi !
(TRẦN VẤN
LỆ)
Nhưng dù sao đi nữa, mưa
của tôi cũng vẫn quá hiền, quá đỗi
hiền. Mưa của tôi có lạnh. Nhưng chỉ là cái
lạnh lâm thâm, tê tê hời hợt ngoài da. Cái buồn
chỉ là chuyện buồn riêng tư, nhỏ nhoi. Có
những loại mưa khác, khốc liệt hơn, của
những đời đói lạnh còn kẹt cứng ở
VN (kẻ nông dân, người thị thành, người là
Anh-hùng-tận, kẻ là thánh, hoặc ma vương),
tất cả đều lên rừng tìm trầm, tìm
sống, tất cả đều làm kiếp cô hồn phiêu
bạt, lưu linh: