H́nh Tượng CON RẮN Trong Văn Hoá
Dân
Gian Miền Nam
(Trần Minh Thương)
Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội tợ bánh canh
Cỏ mọc cọng thành tinh
Rắn đồng đà biết gáy
Đó là những
câu ca lưu truyền cách đây trên dưới ba trăm.
Theo bước chân người mở cơi ở miệt
đất Chín Rồng này, h́nh tượng con rắn đă
in đậm trong tâm thức của họ. Rắn đă trở
thành một nét văn hoá trong đời sống của
người b́nh dân Tây Nam Bộ. Trong khuôn khổ bài viết
này, chúng tôi xin được khảo sát một số nét về
h́nh tượng con Rắn trong môi trường văn hoá
độc đáo ấy!
Lư thuyết
khoa học cho rằng: Rắn là động vật máu lạnh,
ḅ sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn,
tắc kè - nhưng không có chân. Toàn thân rắn được
bao bọc một lớp vảy cứng. Khoảng 2 - 3
tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc
vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà c̣n có chức
năng như bàn chân để rắn trườn ḅ.
Rắn có loại
hiền, có loại có nọc độc. Người ta phân
biệt nhiều loại rắn hổ: rắn hổ ngựa,
rắn hổ mây, rắn hổ hành, rắn hổ đất,
rắn ri cá, ri voi, rắn lục, lục cườm, .. Thức
ăn chính nuôi sống rắn hổ là chuột, v́ thế
nơi nào có nhiều chuột đồng có thể có nhiều
rắn hổ để làm cân bằng môi trường sinh
thái. Rắn
hổ mây rất hiếm, chúng to lớn
nhứt, dân gian coi như là rắn thần, rắn hổ ngựa
ḿnh có sọc đen dài hai bên hông với màu da xanh lá cây hoặc
xanh da trời nhạt. Rắn hổ ngựa phóng, chạy
nhanh không thua ngựa sải. Như tên đă đặt, rắn hổ hành
c̣n sống hay đă chết, lúc nào cũng có mùi hành phát tiết
ra ngoài. C̣n rắn hổ đất
là loài dữ nhứt, khi ban ngày lại chậm lụt, lù
đù hơn, màu da đen xam xám, mướt láng, thân h́nh dài
to. Mỗi khi tức giận rắn ngóc đầu và
"phùng bàn nạo" nh́n rất kinh khủng, và cũng cực
kỳ nguy hiểm! Loài rắn độc này có màu xanh lục
thường sống trên cành cây cao, da nó tiệp hẳn với
màu lá cây nên rất khó phát hiện,
Rắn
trun
con nhỏ cỡ ngón chân cái, chậm chạp, đuôi tṛn có
kim chích để tự vệ, nhưng ít độc,
Rắn có loại
sống thuần trên cạn, loại chỉ sống dưới
nước, loại vừa sống ở cả hai môi
trường cạn, nước. Có loại ăn thịt
được (rắn nước, rắn trun, hổ hành,
hổ đất, ri cá, ri tượng (ri voi), có loại
không ăn được (rắn lục, rắn mái gầm,
rắn hổ lửa, )
1. Rắn và ẩm
thực
1.1.
Cách bắt rắn
Muốn
ăn thịt rắn th́ phải
bắt rắn!
Cách bắt
thông thường nhứt là đào hang.Biết chắc hang
nào có rắn hổ mang người ta mới bỏ công sức
ra đào. Nh́n vào miệng hang xem nếu bóng láng, đó là rắn
thường ḅ ra vào làm nhẵn đi. Miệng hang nào có
màng nhện, không phẳng phiu hang đó không có rắn.
Hơn nữa người chuyên nghiệp bắt rắn họ
có giác quan rất bén nhạy, linh cảm đoán biết chắc
hang nào có rắn, hang nào không.
Người
đi bắt rắn có thể dẫn theo chó (loại chó giỏi
săn mồi), hang nào chó ngửi miệng hang và sủa dữ
mà mặt mày lấm le lấm lét, chạy xung quanh mà sủa
không đứng yên, chắc chắn hang đó có rắn hổ.
Chó sủa vang hai chân trước cào xới đất,
đứng trước miệng hang vừa sủa vừa
tiếp tục cào xới đất, y như rằng, hang
đó chỉ có chuột thôi. Bởi chó không "ke" cái họ
nhà chuột mà chỉ sợ có rắn hổ đất mà
thôi.
Người
chuyên nghiệp bắt rắn bằng cách đào hang, rắn
c̣n nguyên không bị thương tích, dân không chuyên nghiệp
th́ dùng chỉa hai ngạnh ngắn để "xom".
Khi trúng ḿnh rắn, chúng khè, chuyển gồng mạnh,
người ta mới đào đất bắt,con rắnbị
thương chỉ có đem về làm thịt ăn liền,
không "rộng" để dành được.
Một cách bắt
rắn khác nữa là dùng lọp (vật dụng bắt cá
làm bằng tre, trúc, có hom) đặt cá nhưng đôi lúc cũng
dính luôn "thầy ba" (dân gian ở đây gọi rắn
hổ đất bằng tên ấy!) Có khi đặt lọp
trên cạn gần miệng hang rắn hoặc để những
vùng cỏ nào mà người ta đoán hoặc thấy có rắn
hổ xuất hiện, trong có thả vài con chuột làm mồi
nhử, Thỉnh thoảng rắn
hổ đất cũng dính câu cắm, v́ chúng ăn mồi
nhái (dùng để cắm cá lóc) hoặc ăn cá rô, khi cá
đă dính vào lưỡi câu, và mắc lưỡi câu luôn. Rắn
hổ, rắn nước cũng có thể dính lưới
khi người ta giăng cá,
Có người
quả quyết, nhiều ông thầy bùa, thầy ngăi khi bắt
rắn họ làm bùa, đọc chú hay dùng củ ngăi, lá ngăi
xát vào tay rồi vỗ lên miệng hang, có rắn hổ
trong hang, chúng ḅ ra nạp mạng, ông thầy bùa, thầy
ngăi thộp cổ bỏ vào giỏ "êm ru". Sự thật
chưa biết ra sao?
1.2.
Cách làm rắn
Rắn có thể
đem đi cắt cổ, lấy máu pha rượu, cũng
có thể đập đầu cho rắn chết, kế
đó người ta thường làm rắn bằng một
trong các cách sau:
Dùng than hoặc
rơm rạ khô hơ nhẹ cho lớp vảy tróc ra, không
để quá lâu, lửa sẽ làm thịt chín lúc ấy khó
làm, và rắn cũng mất ngon.
Hoặc trụn
nước sôi: cũng làm tương tự như cách
hơ lửa, chỉ có khác là nhúng rắn vào nồi nước
nóng, hoặc đang sôi để dễ làm vảy.
Cạo vảy
xong, rửa sạch rồi mổ bụng, chú ư, phải lấy mật trước, sau đó mới lấy bộ
đồ ḷng. Gan, đặc biệt là mỡ rắn rất
ngon và béo, nếu gặp rắn có trứng th́ trứng rắn
ngon hơn cả trứng gà, bởi nó vừa ngọt, vừa
bùi. Mật rắn quư hiếm số một. Ai mà làm rắn,
nhất là rắn mà làm bể mật coi như chưa phải
là "cao thủ" trong "nghề ăn chơi!"
Trong những
bữa nhậu thịt rắn, người ta lấy mật rắn ḥa với
rượu đế, mỗi người
uống một ít khi mở đầu tiệc nhậu.
Không ai dám nuốt nguyên một cái mật rắn hổ cả,
v́ như thế rất nguy hiểm, mật rắn hổ
là vị thuốc quư nhưng nếu uống quá liều
lượng cũng dễ bị "hàn" (nguy hiểm
đến tính mạng), mỗi người san sẻ một
chút "thần dược" mà thôi!
Khi làm thịt
nó, trước hết người ta chặt bỏ cái
đầu, lấy một cây que vót nhọn đâm vào và
đem chôn ngay, không th́ phải dùng dao bằm nát, hoặc bỏ
vào lửa đốt đi. Tránh chuyện mải mê lo làm rắn,
quên cái đầu ấy (thực ra
nọc độc vẫn c̣n, tay chân trầy xước,
tróc da, vướng vào răng nó lúc ấy vẫn an nguy
đến tính mạng như thường),
rắn mối, rắn nước hay chó mèo, gà vịt tha
đi sẽ rất nguy hiểm. Dân gian c̣n lưu truyền
nhiều giai thoại về việc rắn trả thù, chúng
tôi sẽ nói ở phần sau. Ngay cả khi ăn thịt rắn
hổ phải chú ư tách xương ra, xương cũng phải chôn cẩn thận
v́ nếu ai đạp phải xương rắn hổ,
chân sẽ bị làm độc, sưng nhức khó chịu.
1.3. Các món ăn
1.3.1.
Rắn nướng trui
Đây là món
ăn nguyên thuỷ. Rắn không cần làm kỳ công. Đi
ruộng, đắp bờ, dọn vườn bắt
được rắn nước, rắn trun, hổ hành,
người ta dùng cây đập chết, rồi lấy
trúc cặp gắp đem nướng bằng rơm, rạ,
lá tranh khô, Tàn một, hai lượt
rơm đem rắn ra cạo sạch tro, dùng tay xé, chấm
ngay với rơm tro để ăn. Sang hơn, th́ chấm
muối ớt th́ không thịt ǵ ngon ngọt bằng. Món này
chủ yếu dùng để ăn chơi hoặc làm miếng
mồi "dă chiến" để lai rai vài ba xị
đế,
1.3.2.
Rắn hầm sả
Rắn làm sạch
chặt thành từng khúc, sả ớt băm nhuyễn, một
số lá sả cuộn tṛn, gia vị,
Bắc nồi
lên bếp cho nóng, phi ít mỡ heo với sả ớt đă
băm nhuyễn cho thơm. Đổ thịt rắn vào
đảo đều cho săn. Đổ nước xâm xấp
rồi bỏ lá sả, cọng sả xắt khúc vào, đậy
nắp cho kín, chụm lửa cháy đều, vừa, cho
nước hầm sôi đều đến khi thịt rắn
mềm, là ăn được.
Nêm nếm
không quá mặn để dùng nước của món ăn
này chan với cơm, làm canh vừa tiện vừa ngon.
Nước chấm là nước mắm mặn, hoặc
nước tương (làm bằng đậu nành,
xương trâu, ḅ, )
1.3.3.
Rắn nấu cháo
Hai loại rắn
dùng chuyên cho nấu cháo là hổ
hành và hổ đất.
Độc chiêu là rắn hổ xé phay với cháo đậu
xanh cà ăn rất mát, ngon hết ư.
Rắn làm sạch,
chặt ra làm hai hay làm ba bốn khúc nấu cháo với đậu
xanh cà. Gạo nấu cháo phải chọn gạo nàng
thơm mới, có nhiều nhựa càng tốt. Muốn nồi
cháo rắn hổ thêm ngon, cần phải có thêm nước
cốt dừa. Khi thịt rắn thật chín, người
ta lấy rắn ra để nguội, dùng tay xé tách thịt
để vào một cái dĩa to hoặc trong cái thố lớn,
hành củ thái mỏng ngâm giấm có thêm một ít đường
cát, để một lát cho thấm giấm, đem trộn
với thịt rắn , rau răm xắt nhỏ rải lên
cùng với đậu phọng rang đâm nhuyễn, rắc
nhiều tiêu và hành, ng̣ rí. Muốn ăn nồi cháo rắn hổ
cho ngon là phải ăn thật nóng, tiêu phải đủ
cay. Cháo rắn hổ để nguội sẽ tanh và ăn
không ngon. Nhâm nhi ly rượu đế với chén cháo rắn
th́ ngon miệng không ǵ bằng.
Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột thịt rắn nhậu mê
hơn nhiều
(Ca dao)
1.3.4.
Rượu rắn hổ
Có hai loại:
Dễ làm nhất
là khi làm thịt rắn hổ, người có kinh nghiệm
sẽ dùng dao cắt cổ rắn lấy máu pha vào rượu
để uống cùng với thịt rắn sau khi chúng
được chế biến xong, như đă nói qua các
món ăn ở trên.
Hai là, rắn
hổ c̣n sống bắt về thả vào keo, đổ
rượu trắng nặng độ vào, cho ngập ḿnh rắn.
Rắn sẽ nhả nọc ra rồi chết. Rượu
này để khoảng 3 tháng đem ra uống dù có mùi tanh,
nhưng theo các các lăo nông tri điền th́ đây là phương thuốc trị mỏi
gối đau lưng, thận hư, khí nhược.
Cũng bằng cách ngâm rắn, nhưng có thêm rắn ráo, rắn
cạp nong (mái gầm có khoang vàng và đen) ngâm chung
được gọi là tam xà tửu, thêm rắn lục và
cạp nia (cũng là mái gầm nhưng có khoang đen và trắng)
vào gọi là ngũ xà tửu. Có điều là các loại rắn
này thường được làm sạch, nướng
vàng rồi mới cho vào ngâm chớ không để nguyên thuỷ
ngâm sống như cách ngâm rắn hổ đất đă
nêu trên. Tam xà, ngũ xà đều là rượu thuốc
dùng để trị bệnh suy nhược cơ thể,
ít người dùng rượu này uống đến say.
2. Rắn trong truyện cổ,
ca dao, nói vè,
2.1. Rắn trong đời sống
và cách đối nhân xử thế dân gian
Về hiện
tượng rắn lột vỏ, dân gian có câu:
Rắn già rắn lột
Người già người cột vào
săng (=ḥm)
Đi liền
với nó là câu chuyện cổ dân gian lư giải rằng
ngày xưa Người và Rắn cùng chung sống, "dân số"
ngày một đông, hết đất sống! Để
cân bằng trở lại một ngày kia, Ngọc Đế
sai Thiên Lôi xuống truyền lệnh rằng: "Người
già người lột, rắn già cột vào săng",
không hiểu sao, Rắn biết được và t́m cách
"mua chuộc" Thiên Lôi, khi đến hạ giới
Thiên Lôi lại phán ngược lại. Và thế là, người
già, người chết, rắn già th́ rắn lột
da,
Ngẫm ra, từ
câu ca đến câu chuyện vừa phản ảnh một
hiện tượng tự nhiên vừa mang tính triết lư
sâu sắc.
Rắn là con
vật cầm tinh năm Tỵ. Và những người
sinh năm con rắn cũng được tác giả dân
gian hài hước qua câu ca:
Tuổi Tỵ rắn ở ngọn cây
Nằm khoanh trong bộng có hay việc ǵ!
Từ h́nh
tượng của "rắn không chân", tác giả dân
gian muốn thể hiện sự khẳng khái dành cho kẻ
bản lĩnh, vượt khó khăn, thách thức:
Rắn không chân rắn ḅ khắp rú,
Gà không vú răng nuôi đặng chín mười
con
Quan hệ xă
hội, sự phân chia giàu nghèo, giữa trọng và khinh,
xưa nay luôn luôn được người dân ư thức,
nhắc nhở nhau:
Khó khăn ở quán ở lều
Bà cô, ông cậu chẳng điều hỏi
sao
Giàu sang ở tận bên Lào
Hùm tha rắn cắn, t́m vào cho nhanh.
Chuyện
đời là vậy!
Ở h́nh thức
tục ngữ, dân gian vùng đất này cũng như các miền
khác, mượn h́nh ảnh của rắn để răn
dạy:
- Len lén như rắn mồng năm
- Nọc người hơn mười nọc
rắn
H́nh tượng
con rắn trong truyện cổ ở vùng đất
"chèo ghe sợ sấu cắn chưn" cũng khá phong
phú. Để thực hiện bài viết này, trong một
chuyến đi điền dă, chúng tôi được nghe
người dân Khmer gần chùa Dầy Oán, thuộc xă Ninh Quới,
huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu kể cho nghe câu chuyện
Nhà Sư và bụi tre gai, tra cứu lại một số
tài liệu dân gian, thấy chưa công tŕnh biên khảo,
sưu tầm nào công bố, nên xin được ghi lại
để bạn đọc gần xa tường lăm! Chuyện
kể rằng: Ngày xưa ở vùng đất nọ có một
vị sư từ nơi xa đến, dựng chùa tu hành
phụng sự Phật Pháp. Chùa dựng trên một giồng
đất cao ráo, có rất nhiều tre trúc mọc quanh. Ngày
đêm nhà sư tụng kinh gơ mơ. Giáo lư nhiệm mầu
đă thu phục được cả các loài vật, trong
đó có rắn. Những con hổ mây to cỡ khạp da
ḅ, hổ đất nhỏ cỡ cườm tay, thân ḿnh
đen màu của đất, rắn lục toàn một màu
xanh lá cây, đến chùa tu. Rồi
một ngày kia, giữa các loài rắn đă xảy ra chuyện.
Rắn hổ đất tranh ăn với rắn lục,
chúng phùng mang, trợn mắt làm náo loạn cả vùng. Chẳng
những muông thú mà đến con người cũng bị
đe dọa, vạ lây. Nhà sư trụ tŕ tay nâng tràng hạt
mà bảo rằng: Đây là nơi từ bỏ dục vọng.
Tránh sát sanh, tại sao các ngươi núp bóng áo nâu sồng lại
c̣n phạm giới. Nói xong, nhà sư quơ huyền trượng
đuổi chúng khỏi chùa. Rắn hổ đất biết
lỗi ḅ ra bụi tre gần đấy khạc bỏ nọc
độc rồi trườn xuống nước, biến
thành loài rắn hiền lành, mà dân gian gọi là Rắn
Nước. Rắn lục cũng ra bụi tre nhưng chỉ
sống quanh quẩn trên nhánh, trên đọt, nhất quyết
không xuống đất, bởi ở đấy đă có rắn
hổ rồi. Riêng bụi tre, từ khi xảy ra chuyện
ấy, gai nó dường như nhọn hơn, và ai đó lỡ
dẫm phải th́ rất đau nhức, vết
thương sưng tẩy, người
ta cho là rắn hổ đă bỏ nọc vào đó. Như vậy,
truyện này, có vẻ lư giải gốc tích của các loài
động, thực vật.
Văn học
dân gian Sóc Trăng (Chu Xuân Diên, chủ biên, 2002), có truyện
người lấy vật, cụ thể hơn là lấy
chồng, lấy vợ rắn: Chú rắn có chiếc nhẫn
thần, Sự tích rắn lấy người, loại "ở hiền gặp
lành, làm ác gặp ác" có Hai anh em và con rắn thần.
2.2. Rắn trong những câu hát
nghĩa t́nh, đùa vui, giải trí
Trong đời
sống người b́nh dân, không nơi nào trên đất
nước h́nh chữ S này thiếu những câu ca, lời
hát dân gian chứa đựng nghĩa nặng t́nh sâu.
Người dân ở Cửu Long giang cũng vậy. Trong những
câu ca về t́nh yêu lứa đôi của họ, h́nh tượng
con rắn cũng có mặt. Đặc biệt hơn, hầu
như cung bậc t́nh tứ nào cũng có rắn!
Từ buổi
đầu gặp nhau, nàng về nhà trăn trở:
Rắn có chân rắn biết
Ngọc ẩn đá ngọc hay
Anh cùng em mới gặp nhau đây
Biết thời biết mặt nào hay trong
ḷng
Đến
lúc duyên nồng t́nh mặn, họ thề nguyền chung thủy,
son sắt:
Đôi ta như rắn liu điu
Nước chảy mặc nước ta d́u
lấy nhau
Một lời hờn trách, dựa
trên lối chơi chữ:
Con rắn hổ đất nằm trên cây thục
địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ
thiên
Trách anh bạn t́nh gian dối đảo
điên
Gạt em xuống chốn huỳnh tuyền
bỏ em
Người
nghe cảm thấy ngồ ngộ của việc láy lại
nghĩa và âm giữa thục địa và hổ đất,
giữa ngựa nhà trời và cỏ chỉ thiên, hơn thế
huỳnh tuyền, nghĩa là suối vàng, biểu trưng của
cái chết, vậy mà khi cả hai đến chốn ấy
rồi, người con gái c̣n hờn trách bạn t́nh gian dối
đảo điên, xuống đây rồi lại bỏ em! Th́ đúng là sự sắc
sảo khó ai sánh bằng!
Đến
lúc tương tư, "rắn" cũng có mặt trong
nỗi nhớ thương của họ:
Con quạ đen con c̣ trắng
Con ếch ngắn, con rắn dài
Em trông anh trông măi, trông hoài
Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên
T́nh sâu, nghĩa
nặng, vượt cả những khó khăn, trắc trở:
Con rắn không chân, con rắn biết,
Đá có ngọc ẩn, th́ đá hay,
Tội th́ thiếp chịu, vạ chi lây tới
chàng ?
Như một
quy luật muôn thuở, mối t́nh nào rồi cũng đến
hồi kết thúc, lứa đôi chia ĺa, nguyên nhân "tại",
"bị", có đến
hàng trăm, hàng ngh́n, một trong số đó có cả chuyện
"rồng rắn" chẳng
thể hộ đối môn đăng!
Con công ăn lẫn với gà,
Rồng kia rắn nọ, xem đà sao nên?
Cũng có những
cảnh "tao ngộ" oái oăm, thậm chí đáng bị
lên án, song nếu xét ở chiều sâu nhân bản, cảnh
ngộ "nồi nào úp vung nấy" th́ cũng đáng
được cảm thông:
Con chi rọt rẹt sau hè
Hay là rắn mối tới ve chuột chù?
Biện pháp ẩn
dụ với những rắn mối, chuột chù chắc
hẳn đă gợi những "biến dạng" mà
người b́nh dân dành cho người trong cuộc.
Ở vùng Sóc
Trăng, Cà Mau, Kiên Giang c̣n tồn tại bài vè, mà
theo ư chúng tôi không hẳn nó có nguồn gốc sở tại.
Song một trong những biểu hiện của văn học
dân gian là sự giao thoa giữa các vùng miền, nên chúng tôi bỏ
qua việc truy nguyên nguồn cội, chúng tôi chỉ xét nội
dung và chức năng của nó. Bài vè này, chỉ đơn
thuần thuận miệng về mặt vần, điệu
và lẽ tất nhiên chức năng của nó chỉ là mua
vui, giải trí:
Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/ Đẻ
được con rắn thằn lằn cụt đuôi/
Ông Nhăng bảo để mà nuôi/ Bà Nhăng đập chết
đem vùi đống tro/ Ông Nhăng bảo để mà
kho/ Bà nhăng đập chết đem cho láng giềng/ Có
kho th́ kho với riềng/ Đừng kho với ớt tốn
tiền uổng công,
Bài vè lô tô ở
Cà Mau, Bạc Liêu, dựa vào đặc tính của các loại
rắn:
U Minh nước đỏ/ Choại, dớn,
cóc kèn/ Ăn ở cho hiền/ Dạo chơi với rắn/
Bất kỳ sâu cạn/ Rắn nước, rắn râu/ Bay
trên trời cao/ Rắn rồng uốn khúc/ Chạy ngang chạy
dọc/ Rắn ngựa phóng theo/ Hút gió thiệt kêu/ Là con rắn
lục/ Mái rầm lục đục/ Ḅ chậm như rùa/
Mổ xuống bất ngờ/ Hổ mây ẩn nấp/ Coi
chừng nó quất/ Là con rắn roi/ Ra đồng dạo
chơi/ Là rắn bông súng/ Đựng đầy một
thúng/ Là rắn cạp nia/ Ăn rồi ngậm nghe/ Hổ
hành nấu cháo/ Dữ mà nhỏ xíu/ Đúng thiệt rắn
trun/ Chớ có coi thường/ Con rằn ri cóc/ (Rắn mà
muốn học/ Làm cậu ông trời)/ Có khách hay mời/ Là
con hổ chuối/ Con rằn ri cá/ Thấy nước th́
ham/ H́nh vóc hiên ngang/ Rắn voi mỏ rọ/ Thật là
đáng sợ/ Choằm oạp, hổ mang/ Xét cho đàng
hoàng/ Rắn th́ có nọc/ Đừng châm, đừng chọc/
Bỏ mạng ĺa đời/ Trí khôn con người/ Biến
loài độc ác/ Lấy nọc làm thuốc/ Trị bệnh
cứu dân/ Đâu khớp trật gân/ Ê ḿnh nhức mỏi/
Lại c̣n một mối
Đến
thể loại truyện cười, truyện nói láo, Bác Ba
Phi (nghệ nhân dân gian) có câu chuyện Rắn hổ mây tát
cá, có đoạn:
.. Đứng ở mé bờ đ́a bên này, núp
sau một thân cây tràm bự chảng, tui thấy một con
rắn hổ mây ở mé đ́a bên kia. Cái đuôi nó ngoéo một
đầu, cái đầu nó ngoéo một bên, thân h́nh nó dẹp
lại đu đưa. Th́ ra nó đang tát nước cạn
để bắt cá ăn. Tui bấm tay bả một cái
đau điếng, ra hiệu đứng yên để coi
con rắn hổ mây nó làm chi. Gần xế bóng mặt trời,
cái đ́a đă cạn, những con cá rô, cá trê đen thùi quẫy
đành đạch trên bùn. Bả thích quá, kêu trời một
tiếng. Thấy động, con rắn vội bỏ chạy
vô rừng. Tui chỉ việc bảo bả về kêu bà con ấp
xóm ra bắt mang về ..
2.3. Rắn trong tṛ chơi dân gian
Trẻ con vùng
này, vào các buổi chiều sau khi cơm nước no nê,
thường hay tụ lại các khoảng sân rộng trong
xóm hoặc một thửa ruộng gần nhà đă thu hoạch
xong (tháng mười một, tháng chạp) chơi tṛ
"đuổi bắt": rồng rắn lên mây. Tṛ
chơi này có ở hầu khắp các địa
phương ở nước ta. V́ thế, chúng tôi không miêu
tả lại cách thức chơi, chỉ xin chép ra đây mấy
câu trong bài hát đồng dao ấy:
Thầy thuốc:
Rồng rắn đi đâu (câu 1)/ Rồng rắn: Rồng
rắn đi lấy thuốc cho con / Thầy thuốc: Con
lên mấy/ Rồng rắn: Con lên một / Thầy thuốc:
thuốc chẳng ngon / Rồng rắn: Con lên hai /Thầy
thuốc: thuốc chẳng ngon/ Rồng rắn: Con lên chín/
Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon/ Rồng rắn: Con
lên mười / Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin
khúc đầu/ Rồng rắn: Những xương xẩu/
Thầy thuốc: Xin khúc giữa / Rồng rắn: Những
máu cùng me / Thầy thuốc: Xin khúc đuôi/ Rồng rắn:
Tha hồ mà đuổi,
3. Rắn trong giai
thoại trong dân gian
3.1. Chuyện ngày xưa, rắn
báo thù,
Những bậc
cao niên ở đây thường hay kể câu chuyện rắn
báo thù, nhưng có những t́nh tiết khác nhau. Xin dẫn lại
một số trong rất nhiều "dị bản" ấy.
- Chuyện kể
có người nông dân nọ đi đắp bờ ruộng.
T́nh cờ anh xắn đứt đuôi con rắn hổ
đất. Đến trưa, anh về nhà, từ trên nóc
nhà "rớt" xuống phần đầu con rắn hổ.
Và nó "mổ" anh chết tươi!
- Chuyện
khác, một lần, có một người nông dân sau khi làm rắn
ăn nhậu no say, tối chun vô "nóp" ngủ, sáng
người nhà phát hiện, ông ta nằm chết cứng
ngay đơ, người ta t́m thấy một cái đầu
rắn hổ cạnh bên cổ ông ta và lưỡi rắn
c̣n lè ra. Nhiều người quả quyết một con rắn
mối tha cái đầu rắn vào nóp để trả thù
ông nông dân nầy đă giết họ nhà rắn của
chúng ..
- Có thầy
bắt rắn đại tài. Hổ mang, hổ chúa, thậm
chí hổ mây dữ tợn,
đều bị thầy quy phục. Thế rồi,
một hôm, ngủ dậy, trên giường bước xuống,
vừa đưa chân vào đôi dép để dưới
chân giường, thầy bị con rắn nhỏ bằng
mút đũa cắn. Lát sau, đờm trào lên, cứng hàm,
rồi chết! Trước đó, thầy c̣n trăn trối
cho vợ con biết rằng: thầy bắt rắn th́ sẽ chết v́ rắn
thôi! Không cứu được
đâu!
- Dân gian kể
rằng, có một anh đi cắm câu, t́nh cờ bị rắn
hổ cắn trúng ngón tay, sẵn mác trong tay, anh bặm môi
chặt bỏ mấy lóng tay chỗ rắn cắn. Về
nhà băng bó, đă khoẻ. Mấy hôm sau, ra chỗ hôm nọ,
t́nh cờ thấy ngón tay bị chính ḿnh chặt bỏ c̣n
nguyên, không bị hủy hoại, thấy tiếc, anh nhặt
về, tháo vết thương ra rịt nối lại.
Không ngờ nọc rắn c̣n nguyên, chạy qua người,
anh ta chết tươi,
Từ những
câu chuyện truyền miệng, dân gian muốn cảnh cáo rằng,
nọc rắn hổ rất độc
và có thể tồn tại một thời gian lâu sau khi rắn
chết. Nếu con người t́nh cờ
để vết thương trầy xước chạm
phải vẫn có nguy cơ không toàn mạng sống!
- Những
người có theo học trường làng th́ kể cho con
cháu nghe chuyện "rắn trả thù Nguyễn Trăi"
trong vụ án "Lệ Chi Viên". Chỉ có điều
tên tuổi của bậc công thần triều Lê được
giấu đi. Thay vào đó là Ngày xưa, có một vị
quan .. t́nh tiết không khác xa so với những ǵ ghi trong
giai thoại mà nhiều người trong chúng ta đều
không xa lạ!
- Qua công tŕnh
"Ngh́n năm bia miệng" của Huỳnh Ngọc Trảng
biên soạn, do Sở Văn hoá
Thông tin Long An, in năm 1984, cũng có những giai thoại
về rắn.
. Chuyện thầy thuốc rắn
ở Đồng Tháp Mười, tên Lê Huy Nhạc giúp cho
Năm Hơn thoát khỏi lưỡi hái tử thần bởi
Năm Hơn đă bị vảy của con phi lân xà bắn
vào người. Sau đó, ông Nhạc theo giúp nghĩa quân
Thiên Hộ Dương, đến khi cuộc khởi nghĩa
thất bại, ông về Đồng Tháp Mười ẩn
náu và mất tại đó.
. Hay chuyện "rắn thần"
giúp Thiên Hộ Dương diệt giặc Pháp, có đoạn:
..
dưới hang ấy có một con rắn chúa sáu khoang.
Trước kia lớn lắm, nhưng nay chỉ c̣n bằng
mút đũa, dài chừng hai thước. Mỗi canh rắn
chỉ ló ra năm khoang .. Nó không hại ai nhưng nó quyết
tự vệ,
Hay một đoạn khác: Từ trong rừng có một con rắn hổ
mây, bề tṛn như miệng thúng, phóng đến như vũ
băo, lăn xả vào lửa, há họng, đập đuôi,
nhe răng, thở khè khè,
3.2. Và, chuyện ngày nay
Người
dân ở miền Tây Nam Bộ, không ai không biết danh tiếng
của Trại rắn Đồng Tâm. Nằm cách thành phố
Mỹ Tho khoảng 9km, Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế
biến Dược liệu Quân khu 9, quen gọi là Trại
rắn Đồng Tâm (thuộc xă B́nh Đức, huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) từ lâu đă hấp dẫn
du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt,
đây c̣n là nơi chữa trị rắn cắn cho bà con
khu vực đồng bằng Nam Bộ. Người sáng lập
ra trại rắn này là đại tá, bác sĩ quân y Trần
Văn Dược (Tư Dược). Xung quanh nhân vật
này cũng có nhiều giai thoại khá ly kỳ, hấp dẫn.
Người
dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp)
c̣n nhớ như in câu chuyện vào thời chiến tranh. Tại
vùng căn cứ mênh mông nước nổi ấy, có một
thầy rắn rất nổi tiếng tên S. Một bữa
có một cô gái c̣n rất trẻ và xinh đẹp trên
đường đến gần nhà thầy S, bị rắn
cắn ngă lăn quay. Mọi người khiêng đến
đặt trước sân nhà van xin thầy cứu giúp. Sau
khi xem xét vết cắn, thầy phán: Rắn hổ mang bành
cắn, chết rồi, mang về chôn đi, không cứu
được!
Người
nhà cô gái khóc lóc thảm thiết, quấn chiếu định
mang đi chôn th́ t́nh cờ anh quân y Tư Dược đi
công tác ngang qua, thấy vậy, anh hỏi thăm. Sau khi biết
thời gian cô gái bị rắn cắn chết chưa
được bao lâu, Tư Dược bắt mạch và
đề nghị dừng việc chôn cất. Bằng kinh
nghiệm và hiểu biết riêng, Tư Dược đi
t́m một nắm lá về giă nhuyễn lấy nước
cạy miệng cô gái trẻ đổ vào.
Không bao lâu,
cô gái thở và từ từ tỉnh dậy trước sự
kinh ngạc của mọi người. "Thần y"
Tư Dược đă cứu sống cô gái trẻ, đă
làm rúng động nhân dân trong vùng và đến tai thầy rắn
S. Ông này nổi giận cho rằng: Giỏi ǵ, chẳng qua
là may! Cứu cô gái trẻ về làm vợ nên được
bề trên độ ấy mà.
Nghe tin,
Tư Dược cười cười rồi t́m đến
bảo với thầy rắn: Nọc độc rắn hổ
phát tán trong ṿng 12 giờ mới làm chết người. Nếu
sau một hai giờ th́ mới chết lâm sàng, vẫn cứu
được, sao thầy bảo chôn? Đâu phải hổ
chúa cắn mà chết liền.
Anh Tư c̣n
cho biết: Cô gái trẻ hôm qua trên đường tới
nhà thầy rắn, lúc ngang qua gốc dừa kia, bị rắn
hổ mang bành dài khoảng một mét hai cắn ngă lăn tại
chỗ. Thầy S vẫn bán tín bán nghi, Tư Dược hẹn
với thầy S sẽ gọi được con rắn ấy.
Chiều hôm
đó, trước mặt mọi người, Tư Dược
huưt sáo với âm thanh réo rắt gọi rắn. Thế là từ
trong hốc đen ng̣m của gốc dừa, con rắn hổ
mang ḅ trườn ra, ngóc đầu nh́n. Mọi người
ồ lên kinh ngạc, thán phục, Tư Dược phất
tay xua rắn đi nơi khác.
Đến
cái chết của ông cũng có khá nhiều giai thoại về
cuộc đời "sinh nghề tử nghiệp".
Nhiều người cho rằng chính ông là bậc thầy bắt
rắn và chữa trị rắn cắn tại Trại rắn
Đồng Tâm nhưng rồi ông mất cũng v́ rắn cắn.
Người khác th́ kể rằng: có một cặp rắn
ở Đồng Tháp Mười, một con bị ông bắt
mang về Đồng Tâm, con c̣n lại theo xuống tận
nơi trả thù. Trong quyển Văn hoá Việt Nam (tổng
hợp): 1989 1995, Trần Độ
(chủ biên), ghi rơ rằng, trước khi ông Tư về
với thế giới bên kia, ông c̣n nói: Hết thời rồi,
chết!
Phần
người viết bài này, th́ được nghe anh Trần
Thiện Tín con Út ông Tư Dược hiện sống ở
Tiền Giang, kể: Không hề có chuyện như mọi
người thêu dệt đâu. Năm 1988, khi đang dạy
một lớp quân y tại trại rắn về cách chữa
trị rắn cắn, sáng đó thức dậy tập thể
dục, ba tôi bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Sau đó ông được đi cấp cứu, đến
chiều th́ mất. Chính v́ thế mà mọi người
nghi ba tôi bị rắn cắn. Cũng do ba tôi sinh năm Kỷ
Tỵ (con Rắn) và mất đúng năm Kỷ Tỵ tṛn
60 tuổi nên có nhiều chuyện dân gian họ nói vậy
mà!
4. Rắn trong
điêu khắc của người Khmer
Người
Khmer tin rằng chính Kaudinya đă truyền cho họ những
bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy
lợi. C̣n các vị vua Khmer th́ tin ḿnh đă giao phối với
một Nagini xinh đẹp để duy tŕ ḍng dơi hoàng gia.
Trong Chân Lạp phong thổ kí, Châu Đạt Quan viết rằng:
"hàng
đêm quốc vương đều có đến ngủ
với một nàng tiên rắn". Người
Campuchia coi rắn Naga là vị thần canh giữ nơi vua
chúa ngự.
Rắn Naga
là chủ đề trang trí quan trọng trong nghệ thuật
điêu khắc Phật giáo Khmer. Phật thoại đă mô tả
cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài
mới đản sinh cho đến khi nhập cơi Niết
Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga.
Câu chuyện đầu tiên khi hoàng hậu Maya hạ sinh
ngài tại vườn Lâm T́ Ni, Thái tử Tất Đạt
Đa được một vua rắn Naga chín đầu
phun nước tắm, điển tích này được
người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu
khắc là h́nh tượng chín con rồng bao quanh Đức
Phật sơ sinh.
Song có lẽ
câu chuyện nổi tiếng nhất có ảnh hưởng
sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến
trúc của người Khmer là câu chuyện về Đức
Phật tọa thiền trên ḿnh rắn Naga. Sự tích kể
về Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật,
khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ
Đề th́ một cơn mưa trái mùa như trút nước
dội xuống thân thể ngài, đúng lúc đó một vị
vua rắn Naga liền ḅ ra khỏi nơi trú ẩn của
ḿnh, cuộn ḿnh thành bảy ṿng tṛn, nâng Đức Phật
lên khỏi ḍng nước đang chảy siết và dùng bảy
chiếc đầu của ḿnh làm thành một chiếc táng
che cho Đức Phật.
Trong các ngôi
chùa Khmer ở vùng Tây Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng Trà Vinh (nơi có đông đông bào
Khmer sinh sống), nói riêng đều có rắn Naga ngự
trên các mái chùa, các đầu đao để xua đuổi
tà ma và bảo vệ đạo Phật. Ngoài ra cũng có
h́nh tượng rắn Naga được chạm trổ
bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những
cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh
sách, trên những chiếc xe tang đưa người chết
đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị
thần đưa linh hồn người tốt lên cơi Niết
Bàn.
5. Kinh nghiệm dân
gian
Đàn bà có
chửa hễ gặp rắn
hổ đất là rắn không thể
đi được. Nó cứ nằm im "chờ chết"
như thế. Nhưng nếu không biết, chẳng may bị
nó "táp" th́ không thầy nào cứu được!
Rắn
hổ trầm nọc: dân gian cho rằng khi
mùa nước cạn, (khoảng tháng mười đến
tháng chạp) rắn hổ thường xuống lung, bàu,
trầm nọc. Lúc này rắn hổ đất rất nguy
hiểm, bởi độc tố trong nọc của nó
tăng cao.
B́m
bịp bắt rắn hổ bỏ vào ổ:
B́m bịp là loài chim mà theo dân gian th́ ngâm thuốc sẽ trị
được nhiều bệnh về gân cốt. Để
có b́m bịp như ư, người ta thường t́m gặp
ổ chúng. Khi ổ b́m bịp có chim con, người ta không
vội bắt ngay mà thường hay bẻ gị chúng. Chim mẹ
sẽ tha thuốc về chữa vết thương cho
chim con (theo dân gian, thuốc đó rất quư, và có vậy th́
chim b́m bịp con dùng ngâm rượu sau đó mới có giá
trị), nhưng một lần, hai lần thấy con bị
gẫy chân, b́m bịp sẽ t́m tha rắn hổ đất
về bỏ vào ổ. Con người không biết, tḥ tay
vào bắt chim con, sẽ bị rắn cắn chết ngay!
Ổ
ong ṿ vẽ có rắn hổ. Ṿ vẽ là loài
ong có nọc cực độc. Người bị nó
"đánh" (chích) nhiều, sẽ sưng ḿnh, mờ mắt
và có thể tử vong. Dân gian cho rằng, trong tổ ông ṿ vẽ
thường có rắn hổ. Nên khi lấy ổ loài ong này
phải hết sức chú ư. Người ta tin rằng nọc
ong độc là do rắn hổ truyền cho nó.
Lươn
nạp ḿnh cho rắn trun: Không hiểu thế
nào mà cứ đến ngày "mồng năm tháng
năm" hàng năm, lươn dù lớn dù bé cứ gặp
rắn trun là "mềm oặt" ra. Cứ thế, rắn
trun bắt và nuốt. Có khi rắn trun nhỏ mà lươn
th́ lớn, rắn nuốt không vô, nhả ra cũng không
được, rồi cùng chết
luôn! Dân gian truyền vậy, sự thật cũng đă diễn
ra ngoài đồng ruộng, mương vườn, đ́a
lạn, Có điều chưa
thấy khoa học giải thích thế nào cho thoả
đáng!
Trong làng, chẳng
may có người bị rắn cắn mà không cứu kịp,
ít khi người ta tẩn liệm và chôn gấp, bởi theo
dân gian biết đâu phước chủ may thầy, gặp
được "quới nhơn" (biến âm từ
quư nhân, người tài giỏi), giúp sẽ qua khỏi,
như trường hợp cô gái được anh Tư
Dược cứu đă kể trên! Thậm chí người
ta c̣n kể câu chuyện ly kỳ rằng, có người bị
rắn cắn chết, gia chủ vội vàng tẩn liệm
và mang chôn, bỗng trong quan tài nghe tiếng rên, cạy nắp
áo quan ra, th́ thấy xác chết lật nghiêng lại, Tất cả, đều hoang
đường! Khoa học có thể lư giải rằng nọc
rắn gây ra cái chết "giả" trước khi chết
vĩnh viễn!
Thịt
rắn hổ kỵ thớt me: khi làm thịt
rắn hổ, tuyệt đối không được dùng
tấm thớt làm bằng gỗ me để xắt, chặt.
Theo dân gian hai thứ này "đại kỵ", nếu
không hiểu vô t́nh "phạm" phải, người
ăn thịt rắn hổ ấy sẽ khó qua khỏi!
Cháo
rắn kỵ bồ hóng: khi nấu cháo rắn
hổ, dân gian c̣n tuyệt đối cấm kỵ không
để cho bồ hóng lọt vào. Bồ hóng là những sợi
màu đen h́nh thành do quá tŕnh của khói bếp bám vào dây, lạt
(những thứ dùng để lợp nhà, ở miệt
sông nước này). Nếu bồ hóng rớt vào nồi
cháo, người không biết ăn vào cũng tắc tử!
Đầu
rắn hổ luyện cá lia thia: lia thia đồng
ẩn ḿnh dưới các bụi cỏ, lúa, ẩn trong bẹ
dừa nước (loại cây mọc hoang ven sông) sau khi mùa
mưa bắt đầu một hai tháng. Chúng được
lũ trẻ hớt về, bỏ vào keo chao, vào "miểng
vùa" chăm sóc, cho cá ăn loăng quăng để bớt
muỗi. Khi cá đă khoe sắc rực rỡ (chỉ có cá
trống mới được đem về nuôi v́ chúng biết
đá và đẹp!) chiều chiều năm ba đứa
có cá rủ nhau đá cá để coi chơi. Muốn cá lia
thia dữ tợn, đá đâu thắng đó, dân gian tin rằng
phải cho nó ăn ḍi sinh từ đầu rắn hổ, Sự thật cũng rất khó
kiểm chứng,
Kỵ
hút gió vào ban đêm. Người già ở miền
quê tuyệt đối cấm con trẻ không được
hút gió (huưt gió) vào ban đêm, bởi rắn lục "hút
gió" rất thanh thoát, người hút gió, rắn lục
tưởng "đồng loại" gọi, chúng sẽ
t́m vào. Mà rắn lục là loài độc, rất nguy hiểm!
Đập
rắn, dân gian truyện miệng câu tục ngữ:
đập rắn phải đập ngay đầu rắn.
Xem ra lời dạy này không sai cả nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng. Nhưng đôi lúc trong thực tiễn, người
ta vận dụng khác đi đôi chút để đạt
hiệu quả cao nhất.
Người
cao tuổi dạy rằng, đối với rắn mái gầm
khi đập nó tuyệt đối không được
giơ cây cao quá khỏi đầu người, bởi
xương loại này dẹp và nhọn, người đập
cây xuống, xương rắn sẽ ghim vào cây, nếu
đưa cao lên đầu, rắn sẽ theo cây và rớt
xuống cắn ngay lại
người đập nó!
Đập rắn
hổ, người ta phang cây ở ngang tầm cổ (khi
nó đang phùng mang, khè nọc), chỉ cần chạm nhẹ,
rắn cũng ngả ra, và lúc ấy con người dễ
dàng khống chế nó. Hơn thế, đầu rắn
đập rất khó trúng, mà không trúng th́ nguy hiểm, nên
cách tốt nhất khi đập bất cứ loại rắn
nào cũng nhè ngay
xương sống nó, đập mạnh,
dứt khoát, rắn găy xương sống sẽ mất
80% khả năng nguy hiểm, lúc đó nó không ḅ được
nữa!
Đối với
người không may, bị rắn cắn, do tính chất
nguy hiểm người ta truyền rằng: Mái rầm tại chỗ, rắn hổ
về nhà. Người bị rắn cắn
phải buộc dây buộc chặt ngay phía trên vết cắn
để chặn nọc. Tuyệt đối không để
đàn bà có chửa (mang thai) đến thăm, không để
nạn nhân chun qua cầu, nạn nhân cũng không được
hút thuốc lá, bởi như vậy
sẽ không cứu được. Nạn nhân thường
rất ít đến bệnh viện mà thường t́m
đến các thầy thuốc rắn, chữa trị bằng
cái loại lá cây bí truyền.
C̣n cách lấy
cỏ mần trầu hoặc rau răm, nhai nhuyễn, nhổ
nước vào miệng nạn nhân, lấy bă đắp lên
chỗ bị rắn cắn, mọi người biết rộng
răi nhưng tất nhiên hiệu quả không cao.
Một số
nhà, phía trước sân có trồng cây "nọc rắn"
(có người gọi là cây lưỡi rắn), loại
cây nhỏ, thân gần vuông, lá có h́nh thon dài, màu xanh sẫm,
không có lông, cao khoảng 2 5 tấc
tây. Nếu có người chẳng may bị rắn cắn,
hái nắm lá giă nhỏ cho uống, xác đắp vào vết
cắn sẽ hữu hiệu,
6. Kết luận
Rắn là
loài động vật hoang dă tồn tại trong thiên nhiên,
và lẽ tất nhiên nó không thể tách khỏi đời sống
con người. Rắn ăn chuột, thứ gậm nhắm
là kẻ thù của đồng ruộng, giúp cân bằng môi
trường sinh thái.
Rắn
được con người chế biến làm thức
ăn, làm rượu rắn vừa bổ dưỡng vừa
để chữa bệnh. Nọc rắn được
các nhà khoa học sử dụng chế biến ra nhiều
dược liệu quư hiếm phục vụ con người.
Rắn cũng
đi vào đời sống, sinh hoạt văn hoá dân gian của
người đồng bằng. Từ lời ca, điệu
ḥ, câu lư, đến những truyền thuyết, cổ
tích, giai thoại, rắn ít khi
vắng mặt. H́nh tượng con rắn trong dân gian
thường tượng trưng cho hạng người xấu,
ḷng sâu dạ hiểm, cần phải tránh xa nơi hang hùm nọc
rắn, hay hạng người như Sư hổ mang !
Rắn độc
cũng rất nguy hiểm, con người cần đề
pḥng và có biện pháp pḥng tránh, đặc biệt người
dân quê thường hay đi đêm đến những môi
trường mà rắn thường ẩn núp.
Cách chữa
trị rắn cắn trong dân gian bằng những thứ
lá cỏ, vỏ cây không phải là không có thật, song nó lại
được bao phủ bởi quá nhiều giai thoại
ly kỳ đến huyễn hoặc. Hơn nữa, các thầy
thuốc rắn thường cho rằng phương thuốc
của ḿnh bí truyền, ít người biết .. Những
người có trách nhiệm cần có h́nh thức vận
động họ để sưu tầm và phổ biến
những cách thức, những vị thuốc quư để
cứu người!.
TRẦN
MINH THƯƠNG
(@ Internet)