TR̉
VUI NGÀY TẾT
Năm lại hết, Tết
lại đến, nhân năm Th́n sắp qua năm Tị sẽ
đến , lan man nhớ lại tṛ chơi rồng rắn.
Tṛ chơi này xuất phát từ
miền Bắc, được trưởng Hướng
đạo Trần Văn Thao "tha" vào miền Nam, bày
cho các em thiếu sinh Hướng Đạọ
Đây là tṛ chơi thể vận,
vừa tập cho các em b́nh tĩnh, nhanh nhẹn, vừa thể
dục trí óc, tập đối đáp. Tṛ chơi
tương đối giản dị, chỉ cần một
cái sân rộng, số người chơi không hạn chế,
nhưng ít nhất là 5 em khoảng 8,9 tuổi, nhiều th́
12, 13 là vừa phải, nhiều hơn nữa cũng vẫn
được, nhưng hơi vất vả.
Người chơi chia ra
làm hai, một làm ông thầy thuốc (có khi gọi là chủ
nhà); c̣n lại hoặc nắm áo, hoặc nắm vai hoặc
ôm hông nhau thành một chuỗi người, gọi là "rồng
rắn". Em đứng đầu đoàn rồng rắn
cần khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và ăn nói lưu loát
.
"Thầy thuốc" ngồi
một chỗ trên sân chơi. Đoàn rồng rắn hát bài
đồng dao:
Rồng rắn lên
mây
Có cây núc nác
Có nhà điểm danh
Hỏi thăm thầy
thuốc có nhà hay không?
Có
nơi hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà điểm binh
.. .. ..
Có
nơi khác nữa lại hát:
Rồng rắn lên
mây
Có cây xúc xắc
Có nhà Hiển Minh
.. .. ..
"Cây
núc nác" có vẻ đúng nhất, v́ ở đây có thầy
thuốc, và cây núc nác (họ Bignoniaceae, chi Oroxylon) là cây thuốc,
loại cây to cao khoảng 10m, lá mọc đối, quả
rất dài, gỗ trắng, hạt và vỏ dùng làm thuốc
thanh nhiệt, trị viêm bàng quang, viêm họng, ban trái ..
Đoàn
rồng rắn đi ṿng ṿng trong sân rồi cái đầu dừng
lại trước mặt thầy thuốc, hỏi bằng
câu cuối của bài hát:
-
Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?
Thầy
thuốc trả lời:
-
Thầy thuốc đi vắng! (hoặc đi coi hát, đi
chợ, đi khám bệnh, đi hái thuốc hay đi
đâu đó tuỳ ư).
Nghe
vậy, đoàn rồng rắn phê b́nh một câu, "Ồ,
buồn quá!" hoặc "A, vui quá!", hay "Thế
cơ ạ?", "Hay cho thầy" hay "Thầy
siêng năng quá!" rồi lại đi một ṿng sân, hát
lại bài đồng dao và dừng lại trước mặt
thầy thuốc khi tới câu hỏi "thầy thuốc
có nhà hay không?"
Hỏi
đi hỏi lại cho tới khi thấy thuốc chịu
"có nhà", và thầy hỏi:
-
Rồng rắn đi đâu thế?
Người
đầu đoàn trả lời:
-
Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho
con (hay cho cha, mẹ, anh, em bạn bè, người thân).
Thầy
thuốc hỏi:
-
Con lên mấy ?
Rồng
rắn:
-
Con lên một.
Thầy
thuốc:
-
Thuốc không hay.
Rồng
rắn:
-
Con lên hai.
Thầy
thuốc:
-
Thuốc không hay.
Cứ
thế dần dần cho tới "con lên mười",
thầy thuốc trả lời "thuốc hay, thuốc tốt!".
Nhưng muốn lấy thuốc của thầy th́ phải
có điều kiện trao đổi.
Thầy
thuốc:
-
Cho xin khúc đầu.
Rồng
rắn:
-
Những xương cùng xẩu.
Thầy
thuốc:
-
Cho xin khúc giữa.
Rồng
rắn:
-
Những máu cùng me.
Thầy
thuốc:
-
Cho xin khúc đuôi.
Rồng
rắn:
-
Tha hồ thầy đuổi (rượt).
Thế
là thầy thuốc đứng dậy rượt bắt
em đứng cuối đang làm đuôi rồng rắn. Em
đầu đoàn dang tay ngăn cản, các em ở giữa
và cái đuôi cố chạy tránh thầy thuốc không cho bắt.
Nếu đoàn rồng rắn đứt ngang th́ thầy
thuốc ngưng đuổi, chờ đoàn níu nhau dính trở
lại. Nếu em đàng đuôi bị bắt, thầy thuốc
thắng cuộc, đứng qua một bên và em bị bắt
trở thành thầy thuốc, và tṛ chơi tiếp tục
trở lại từ đầu ..
Mới
đó mà đă nửa thế kỷ. Tiếng hát đồng
dao năm xưa vẫn c̣n văng vẳng. Trưởng
Thao không c̣n nữa. Những em làm thầy thuốc, làm đầu
cho tới làm đuôi nay "trẻ" lắm cũng
đă sáu mươi, nhiều người đă ra đi. Những
người c̣n lại, mỗi sáng mở mắt ra, biết
ḿnh c̣n sống, vươn vai đứng dậy bắt
đầu một ngày mới. Trẻ con ngày nay mỗi
đứa có một cái IPod, IPhone, IPad, Tablet trên tay, có thể
chơi "game" với một bạn ở cách xa nó nửa
ṿng trái đất, nhưng ṿng tay rồng rắn để
kết hợp những đứa trẻ đang ở ngay
bên cạnh nhau, không c̣n nữa. Tiếng hát đồng dao
cũng đă được thay bằng tiếng "ring
tone".
Khoa
học kỹ thuật ngày nay đă làm cho trái đất
dường như hẹp lại, nhưng con người
lại cách xa nhau hơn!
(nhn)