Viết
về
Nhạc
Phạm
Duy
(TRẦN MẠNH HẢO)
Phạm Duy -
(từng là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng nhất
của nền tân nhạc Việt Nam, từng là giáo sư dạy
trường Quốc gia âm nhạc Sài G̣n, một nhà nghiên cứu
âm nhạc xuất sắc, một nhà văn, nhà báo có phong
cách riêng khi viết báo, viết hồi kư) - kể từ bài
hát đầu tiên phổ thơ Nguyễn Bính, bài "Cô hái
mơ" viết năm 1942 đến nay, đă có hàng mấy
trăm bài hát (có người c̣n cho ông đă viết đến
con số trên dưới 1000 bài ?) làm xúc động ḷng
người Việt Nam suốt hơn 70 năm nay. Phạm
Duy không chỉ là một hiện tượng âm nhạc vắt
qua hai thế kỷ; hơn nữa, ông c̣n là một hiện
tượng xă hội, một hiện tượng văn
hóa, một hiện tượng lịch sử, cần phải
có nhiều nhà Phạm Duy học mai sau nghiên cứu về
ông.
Thuở nhỏ,
thời kháng chiến chống Pháp, kẻ viết bài này từng
nghe bà mẹ ḿnh - một người hát thánh ca trong ban Ca vịnh
nhà thờ - từng dùng nhạc Phạm Duy ru con. Những lời
ca, giai điệu Phạm Duy đă thấm vào hồn tôi từ
thơ bé qua tiếng hát ru của mẹ như bài
"Nương chiều":
"Chiều
ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu ḅ
về giục mơ xa xôi, ơi chiều .. Chiều ơi, áo
chàm về quảy lúa trên vai, in h́nh vào sườn núi
chơi với, ới chiều .."
Bài "Nhạc
tuổi xanh":
.. "Rừng
ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cày
.. Diệt xong quân Pháp kia cười vang ta hát câu tự do
.."
Thỉnh thoảng,
khi buồn vui, mẹ tôi lại khe khẽ hát mấy bài Phạm
Duy viết trong kháng chiến chống Pháp, ví như :
"Cây đàn bỏ quên", "Khối t́nh Trương
Chi", "Bên cầu biên giới", "Tiếng
đàn tôi", "Mười hai lời ru" ..
Những bài
hát của Phạm Duy, của Văn Cao (trước 1945) của
mẹ tôi được chép trên giấy học tṛ; có khi là
những bản chép nguyên cả khuôn nhạc in bột trên
giấy bản nhầu nát; có khi, bố tôi (một người
hát nhạc nhà thờ trong ban Ca vịnh biết chơi
đàn và biết xướng âm bản nhạc) phải
dùng hộp bao diêm làm dụng cụ kẻ nhạc, đặng
chép lại bản nhạc cho rơ ràng giúp mẹ tôi ..
Cải cách
ruộng đất, gia đ́nh tôi bị quy lên địa
chủ, các bản nhạc chép tay kia của Phạm Duy,
Văn Cao .. đều bị mất. Nhưng mẹ tôi thi
thoảng buồn, lại ngồi một ḿnh khe khẽ hát
nhạc Phạm Duy, Văn Cao, Đỗ Nhuận .. Những
bản nhạc tuyệt vời của Phạm Duy, Văn
Cao, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước,
Thẩm Oánh, Lê Yên, Văn Chung, Doăn Mẫn, Canh Thân, Đoàn
Chuẩn, Việt Lang, Hoàng Quư, Tô Vũ, Hoàng Giác .. bị quy
là nhạc vàng, nhạc phản động, đồi trụy,
bị cấm.
Tôi thường
sang nhà người bà con hàng xóm, cùng với ông em họ (lớn
tuổi hơn tôi) tên là chú Bá, ghé tai vào cái radio hiệu Siêng
Mao nghe đài Sài G̣n phát nhạc vàng thời tiền chiến,
mặt lấm la lấm lét như hai tên ăn trộm .. Một
hôm chú Bá vừa đi đường vừa nghêu ngao bài
"Nhớ Chiến khu" của Đỗ Nhuận (thực
ra bài này chính là bài nhạc cách mạng, nhưng âm giai buồn
buồn da diết giọng nhạc vàng của "Suối
mơ", "Bến Xuân" ..) nên Bá bị công an xă bắt,
quy lên hát nhạc vàng của "bọn Mỹ Diệm"
phát ra từ cái radio phản động .. Chiếc radio
Siêng Mao của Bá bị công an xă tịch thu ..
Từ
đó, suốt tuổi thơ, tôi không c̣n được
nghe những giai điệu tiền chiến bất hủ
kia nữa. Cho măi tới sau này, khi ở trong rừng miền
Nam, trở thành một nhà báo và mua được cái radio bé
tí, tôi lại tiếp tục được nghe (lén) nhạc
Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Phạm Đ́nh
Chương, Cung Tiến .. dưới hầm hào bom đạn
..
Ngày 30/4/1975,
từ rừng Lộc Ninh về Sài G̣n, chưa kịp hoàn hồn,
tôi đă bị Sài G̣n đánh chiếm bằng văn hóa, bằng
văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và
Trịnh Công Sơn đă tái chiếm tâm hồn tôi; và h́nh
như tôi, đă tự nguyện quy hàng
thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế
độ mới đang kết án, cho là văn hóa phản
động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần
như vô tận của Sài G̣n c̣n sót lại sau đại họa
đốt sách của chế độ mới đă xâm
lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục
tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ
ngẩn một thời, "bắt" tôi vào trường
tự nguyện "học tập cải tạo"
đến giờ chưa chịu thả ra ..
May mắn
thay, đầu tháng 5/1975, anh Trịnh Công Sơn đă cho
tôi và Trần Nhật Thu mượn cái máy nghe nhạc cũ
kỹ mà anh không c̣n dùng tới. Suốt mấy tháng trời,
các kiệt tác âm nhạc của bên thua trận như Phạm
Duy, Trịnh Công Sơn, các bài hát tuyệt vời của Phạm
Đ́nh Chương, Cung Tiến, Văn Phụng, Hoàng Trọng,
Phạm Thế Mỹ, Tuấn Khanh, Hoàng Thi Thơ, Lam
Phương, Trần Thiện Thanh, Y Vân, Ngô Thụy Miên, Từ
Công Phụng, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương, Trần Trịnh,
Phạm Mạnh Cương, Trường Sa, Anh Bằng,
Khánh Băng, Nguyễn Ánh 9, Nguyễn Trung Cang, Lê Trọng
Nguyễn, Hoàng Nguyên, Văn Giảng, Đan Thọ, Vũ
Đức Sao Biển, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn
Đức Quang .. qua tiếng hát của các danh ca : Thái Thanh,
Lệ Thu, Khánh Ly, Hà Thanh, Thanh Lan, Duy Trác, Sĩ Phú, Anh Khoa,
Elvis Phương .. đă bắt sống tâm hồn tôi làm tù
binh, cùng với thơ Nguyên Sa, thơ Nhă Ca, văn Vơ Phiến,
Mai Thảo, Phan Nhật Nam, B́nh Nguyên Lộc, Sơn Nam .. nhốt
thế giới tinh thần tôi vào trang sách, vào khuôn nhạc
khóa sol năm ḍng kẻ của họ và "lưu
đày" tâm hồn tôi lại măi với những bài ca
đích thực con người ..
Tôi yêu các nhạc
sĩ có một bài hát bất hủ để đời,
ví như: "Xuân và tuổi trẻ" (La Hối phổ
thơ Thế Lữ), "Cô láng giềng" của Hoàng
Quư, "Em đến thăm anh một chiều mưa"
của Tô Vũ, "Biệt ly" của Doăn Mẫn,
"Giáo đường im bóng" của Nguyễn Thiện
Tơ, "Hướng về Hà Nội" của Hoàng
Dương, "Nắng chiều" của Lê Trọng
Nguyễn, "Ai lên xứ hoa đào" của Hoàng Nguyên,
"Trăng mờ bên suối" của Lê Mộng Hoàng,
"Chiều tím" của Đan Thọ, "Ai về
sông Tương" của Văn Giảng, "Thu ca" của
Phạm Mạnh Cương, "Sang ngang" của Đỗ
Lễ, "Thương nhau ngày mưa" của Nguyễn
Trung Cang, "Thu hát cho người" của Vũ Đức
Sao Biển, "Tôi đưa em sang sông" của Nhật
Ngân và Y Vũ ..
Huống hồ,
với thiên tài Phạm Duy đă có hàng mấy chục bài hát
bất hủ để đời, trong đó có đến
vài chục bài thuộc hàng kiệt tác, th́ tôi càng kính phục
ông hơn, yêu mến ông biết là chừng nào. Chính v́ vậy,
ngay từ khi chưa biết chữ, nghe mẹ tôi hát nhạc
Phạm Duy, đôi tai tôi đă bị ông này lấy mất,
để rồi ông thả tâm hồn tôi suốt hơn sáu
mươi năm nay lang thang cùng nỗi "khóc cười
theo vận nước nổi trôi" của Phạm tiên
sinh.
Chúng tôi xin
phép kể ra các ca khúc tuyệt vời và rất hay của
nhạc sĩ Phạm Duy mà cá nhân tôi yêu thích, đă góp phần
làm thay đổi cuộc đời tôi:
"Nương
chiều", "T́nh ca", "Nhạc tuổi xanh",
"Bên cầu biên giới", "Ngậm ngùi",
"Áo anh sứt chỉ đường tà", Ngày trở
về, Mùa thu chết, Thuyền viễn xứ, Bà mẹ Gio
Linh, Về miền Trung, Bà mẹ quê, Cây đàn bỏ quên,
Ngh́n trùng xa cách, Việt nam Việt nam, Bên ni bên nớ, C̣n
chút ǵ để nhớ, Nha Trang ngày về, Đưa em t́m
động hoa vàng, Kỷ niệm, Ngày xưa Hoàng thị,
Giọt mưa trên lá, T́nh hoài hương, Tiếng đàn
tôi, Đố ai, Tiếng sáo thiên thai, Nụ tầm xuân, Rồi
đây anh sẽ đưa em về nhà, Cành hoa trắng, Cô
gái Bắc kỳ nho nhỏ, Thương t́nh ca, Thà như giọt
mưa, Cỏ hồng, Người về, Đường
em đi, Chuyện t́nh buồn, Nhớ người
thương binh, Con đường t́nh ta đi, Ông
trăng xuống chơi, Chiến sĩ vô danh, Tuổi ngọc,
Phượng yêu, C̣n ǵ nữa đâu, Thương ai nhớ
ai, Gọi em là đóa hoa sầu, Em đi lễ chùa này, Ngày
đó chúng ḿnh, T́m nhau, Kiếp nào có yêu nhau, Yêu là chết ở
trong ḷng, Khối t́nh Trương Chi, Tóc mai sợi vắn sợi
dài, Nước mắt mùa thu, Chiều về trên sông, Tôi
đang mơ giấc mộng dài, Hẹn ḥ, Nước mắt
rơi, Kỷ vật cho em, Tiễn em, Trả lại em yêu,
Chủ nhật buồn, Vết thù trên lưng ngựa hoang,
Ta yêu em lầm lỡ, Giết người trong mộng, Bao
giờ biết tương tư, Em hiền như Masoeur,
Đừng nh́n nhau nữa em ơi, Nước non ngàn dặm
ra đi, Ai đi trên dặm đường trường,
Gió đưa cành trúc la đà, Con đường cái quan ..
Những kiệt
tác ca, tuyệt t́nh ca trên gồm đủ thể loại
ca nhạc như cách mạng ca, sơn hà ca, quê hương
ca, t́nh ái ca, tâm tư ca, trường ca, rong ca, đạo
ca, thiền ca, tâm ca, tâm phẫn ca, tục ca, vỉa hè ca,
thiên địa ca, vô thường ca, hư vô ca, nhật
nguyệt ca, vũ trụ ca, sầu mộng ca, hoan lạc
ca, Phật ca, Chúa ca, quỷ ca, Càn khôn ca, Ta bà ca, Lăo Trang ca,
Thần tiên ca, sinh diệt ca, liêu trai ca, mộ địa
ca, hú hồn ca, yêu tinh ca, du mục ca, tang bồng ca, ma xó
ca, ngật ngưỡng ca, túy lúy ca, siêu h́nh ca, vô ngôn ca ..
Phạm Duy
c̣n có đóng góp lớn là món NGOẠI CA, tức công việc
chuyển ngữ cho các kiệt tác âm nhạc nước
ngoài vào thị hiếu âm nhạc Việt Nam mà khi hát lên, nhiều
người vẫn cho là ca khúc Phạm Duy .. Những tuyệt
tác ngoại quốc được Phạm Duy chuyển ngữ
và chỉnh sửa, phỏng lời, hoặc nắn lại
nốt nhạc cho hợp tai người Việt Nam gồm
: Ave Maria, Mối t́nh xa xưa, Ḍng sông xanh, Khúc hát thanh xuân,
Chiều tà, Dạ khúc, Trở về mái nhà xưa, Mơ
màng, Ánh đèn màu, Vũ nữ thân gầy, T́nh vui, Chuyện
t́nh, Em đẹp nhất đêm nay, Cánh buồm xa xưa,
Giàn thiên lư đă xa, Vai áo màu xanh, Hận t́nh trong mưa, Nắng
thu, Bài ca ngợi t́nh yêu, Emmanuelle, Himalaya, Hờn ghen, Khi
xưa ta bé, Không cần nói anh yêu, Khúc hát thanh xuân, Lại gần
hôn em, Nắng xuân, Ngày tân hôn, Người yêu nếu ra
đi, Biết ra sao ngày sau, T́nh yêu ôi t́nh yêu, Vĩnh biệt
người t́nh, Vĩnh biệt t́nh ta ..
Thật không
thể nào tin được, một ông Phạm Duy bằng
xương bằng thịt lại có thể viết
được ngần ấy bài tuyệt t́nh ca hay đến
thế, mê hoặc hồn người Việt Nam đến
thế. Có cảm giác chỉ một ḿnh Phạm Duy đă là cả một thời đại tân nhạc Việt Nam. Có cảm giác
trong người ông Phạm Duy c̣n giấu ẩn cả
trăm ngh́n người khác; hoặc trong thân xác ông c̣n giấu
cả trăm ngh́n bộ óc khác, trăm ngh́n trái tim khác; trong
hồn ông c̣n giấu trăm ngh́n hồn khác; trong đôi tai
ông c̣n giấu trăm ngh́n đôi tai khác. Cho nên ông mới
đủ sức làm ra một gia tài âm nhạc vô cùng đồ
sộ, với một chất lượng không thể nào
tưởng tượng ra được, rằng đây
là sản phẩm của chỉ một con người?
Khi nghe tin nhạc
sĩ Phạm Duy bước vào tuổi 93 đang lâm trọng
bệnh, tôi ngồi trong nhà, một ḿnh tha thẩn ngoài sân
nghe lại một cách hệ thống mấy chục album
nhạc Phạm Duy trên Internet suốt cả nửa tháng trời
mà lấy làm vô cùng thán phục ông. H́nh như ông Phạm Duy
chính là ḷ sản xuất ma xó vào loại lớn nhất thế
giới? Trong mỗi bài hát, chừng như Phạm Duy đều
gài vào năm ḍng kẻ nhạc khóa sol của ông một con
ma xó, hầu hớp hồn người nghe?
Tôi đồ
rằng tâm hồn ông Phạm Duy có chứa một cái dạ
dày (tất nhiên là dạ dày tinh thần) to bằng cả bầu
trời? Quái kiệt giời sai xuống trần gian có tên
là Phạm Duy có cái dạ dày tâm hồn biết tiêu hóa muôn
muôn sự vật, từ sự vật thể chất
đến sự vật tinh thần, rồi biến chúng
thành giai điệu, thành lời ca. Không có cái ǵ chúng ta nh́n
thấy, cảm thấy, mơ thấy, sờ thấy, ngửi
thấy, nghe thấy, mơ thấy mà không có trong âm nhạc
Phạm Duy. Từ góc sân nhà nơi ta lẫm chẫm tập
đi, tập nh́n, tập nghe, tập khóc, tập cười,
tập bú mớm, tập ăn, tập uống, tập làm
người, thảy thảy đều có trong âm nhạc
Phạm Duy.
Con sâu cái kiến,
con giun, con dế, con chuồn chuồn, con chim, con cá, con
kênh, con sông, con bê, con nghé, con mèo, con chó, con lợn , con gà, con
voi, con vịt, con đom đóm, con người .. đều
hốt nhiên t́m đến năm ḍng kẻ nhạc, năm
đại lộ Phạm Duy mà leo, mà ḅ, đi lại, chạy,
chảy, bay, bơi trong âm nhạc Phạm Duy .. Cái cây, cái cối,
cái chày, cái thằng con nít, cái nồi, cái niêu, cái chum, cái vại,
cái nhà, cái xe, cái mâm, cái chết, cái sống, cái hư vô, cái
thực tại, cái vô thường, cái hữu hạn, cái vô
vi, cái sinh diệt, cái ác, cái thiện, cái tốt, cái xấu,
cái sai, cái đúng, cái đẹp, cái thoáng chốc, cái muôn
đời, cái đểu, cái chân, cái mê, cái tỉnh, cái giả,
cái buồn, cái vui, cái bất tử, cái siêu h́nh, cái yoni (cái l
..) cái Linga (cái c ..), cái vợ, cái con, cái váy, cái khăn, cái
nón, cái mồm, cái tay, cái chân, cái tóc, cái lông, cái dại, cái
khôn, cái mùi, cái mát, cái tai, cái âm dương, cái phồn thực,
cái mất, cái c̣n .. đều được cái dạ dày
âm nhạc khủng long của Phạm Duy tiêu hóa mà biến
thành muôn vàn âm giai, muôn vàn làn điệu, muôn vàn lời ca ma
ám, ám lấy hồn người?
Phạm Duy,
ông có phải là thượng đế của âm giai, phù thủy
của khóa sol, ma xó của bảy thanh âm: đồ rê mi pha
sol la xi, thần linh của tiết tấu, quỷ sứ của
nhịp điệu, con ma của ngôn từ .. hay không, mà
hàng trăm bản nhạc của ông không hề bị hội
chứng đều đều, lặp lại (monotone) trêu
chọc, phá đám?
Phạm Duy,
có phải ngay từ trong bụng mẹ, máu Sông Hồng
đă ngấm vào máu ông, hồn cốt Thăng Long trong ca
dao, dân ca, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,
thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Trăi, thơ
thiền Lư Trần cùng với heo may Hồ Gươm,
mưa phùn Hồ Tây, gió bấc Kinh Bắc, hương cốm
mùa thu chim ngói Mễ Tŕ, thoang thoảng hương hoa các
làng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá ngát hơi
xuân .. đă làm nên máu thịt hồn ông? Nên đất ấy,
hồ ấy, thu ấy, khí thiêng ấy, chim ấy, thơ
văn ấy, gió bấc ấy, hương hoa ấy, làn
điệu chèo ấy, quan họ ấy .. đă mượn
hồn ông mà hát lên cơi u u đất trời, hát lên nỗi
ḷng con người buồn vui khóc cười xứ Bắc?
Từ tấm
bé, qua gia đ́nh, cha mẹ, qua khí trời bàng bạc thu Hà
thành, qua sách vở nhà trường, qua nỗi mơ hồ
thiên địa, Phạm Duy đă tắm ḿnh trong tâm hồn
dân tộc. Từ năm 1947, ông đă có một định
hướng nghệ thuật hết sức đúng đắn
: để cả cuộc đời nghiên cứu dân ca, ca
dao, tiếp thu tinh hoa âm nhạc dân tộc, phát triển và
nâng cao chúng để kết hợp với nhạc Tây
phương vừa du nhập vào nước ta qua nhạc
nhà thờ, qua các bản giao hưởng cổ điển
trong đĩa nhạc, các ca khúc Pháp, Ư .. tân thời hát trong
tiệm nhảy, quán café được thanh niên trí thức
Hà thành học đ̣i bắt chước ..
Có thể
nói, Phạm Duy là nhạc sĩ đầu tiên đă nghiên cứu
âm nhạc dân tộc một cách hệ thống, rốt ráo,
đă học tập, tiếp thu tinh hoa cha ông trong nhạc
ngũ cung, nâng cao lên để kết hợp với trào
lưu "âm nhạc cải cách" (musicque renovée) thời
1938-1945 mà thành phong cách phi phong cách (một phong cách đa
phong cách không dừng lại ở một air nhạc nào) có
tên là phong cách Phạm Duy, khiến người nghe nhạc
ông không hề cảm thấy sự nhàm chán ..
Phạm Duy,
ông không phải là tháp Bayon bốn mặt của đền
đài Angkor Thom, Angkor Wat xứ Chùa Tháp. Nhưng ông chính là
tháp Bayon muôn mặt của ḍng tân nhạc Việt Nam suốt
70 năm qua. Gương mặt tâm hồn ông, gương mặt
âm nhạc ông quả là muôn mặt: mặt dịu hiền,
mặt thiết tha êm đềm êm ái, mặt tinh khiết,
mặt tươi như mặt thiếu phụ đêm xuân
yêu chồng, mặt cau có đau khổ như mặt gă trai
thất t́nh, mặt quằn quại, mặt ṿ xé tang
thương, mặt mê ly khoái lạc, mặt dúm dó nhàu nát, mặt
thất thần, mặt điêu linh, mặt lênh đênh phiêu
bạt, mặt thất sắc vô hồn, mặt hoen rỉ
tối tăm, mặt hư vô hư ảnh, mặt nết
na đoan trang, mặt đĩ thơa, mặt giập nát, mặt
sáng bừng như trăng, mặt hoa da phấn, mặt
ngây ngô, mặt tiếu lâm, mặt hồng diện đa dâm
thủy, mặt nạ người, mặt yêu tinh, mặt
nạ ḍng vớ được giai tơ, mặt hoài nghi
khôn xiết, mặt thăm thẳm vực sâu, mặt buồn
đêm ngơ ngác .. Tất cả muôn mặt đó họp
chợ lại thành gương mặt Phạm Duy - một
ḿnh làm cả một nền âm nhạc .. He he he he ..
Đi tận
cùng tâm hồn dân tộc, Phạm Duy đă gặp tinh hoa thế
giới và trở thành hiện đại bằng sự
sáng tạo mang chất thiên tài của ḿnh.
Xin quư bạn
đọc nghe vài người khác nói về nhạc sĩ
Phạm Duy:
Nhạc
sĩ
Nguyễn
Văn
Tư: "Trong
'gia tài' của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua
lăng kính của ḿnh ông đă nói lên những triết lư
sâu sắc. Chẳng hạn như 'Ngh́n trùng xa cách, người đă đi rồi.
C̣n ǵ đâu nữa mà khóc với cười'
.. Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy
là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để
đời và măi măi c̣n trong ḷng người Việt Nam qua
nhiều thế hệ". (Trong bài viết Phạm Duy,
người bạn, người anh, người thầy của
tôi).
Nhạc
sĩ
Lê Uyên Phương:
"Như tiếng chuông vọng đến từ hư
vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối.
Như những tia nắng ấm đầu tiên của một
ngày trong mùa Đông giá lạnh. Như những tia nắng
chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn
của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đă đến
trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí
trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của
truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ
Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt
Nam. Trong đáy ḷng của mỗi người Việt Nam, từ
đă từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến
hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế
kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó c̣n
sót lại của bầu dưỡng khí đă nuôi lớn
tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ này"
(Trích bài viết Phạm Duy, nắng chiều rực rỡ)
Thi sĩ
Nguyên Sa: "Hôm nay,
có những người thích Rong Ca, có những người
mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất
ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của
Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của
new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của
thánh ca hơn Phạm Duy của T́nh ca, Phạm Duy của
dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy của
thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những
người, với họ, chỉ có Phạm Duy của
T́nh ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng Chiến
Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm
Duy, chỉ có Phạm Duỵ .. Nhưng đó, bạn thích
Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi, viên kim
cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm
gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn
lựa, phải bàn căi, phải bất đồng, phải
suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh
viễn một đại dương".
TRẦN
MẠNH
HẢO
(N. N. Sơn sưu tầm,
T. N. Phụng chuyển)