RA.CH GIÁ---------TRA(M NHÓ' NGÀN THU'O'NG 3

Home | SU'U TÂ`M TIN | SU'U TÂ`M TIN (tt) | SU'U TÂ`M TIN 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I | BÀI VIÊ'T MÓ'I (tt) | BÀI VIÊ'T MÓ'I 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 2 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 3 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 4 | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | NU. CU'̉'I VA(N HO.C (tt) | NU. CU'̉'I VA(N HO.C 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ | SU'U TÂ`M TÊÚ (tt) | SU'U TÂ`M TÊÚ 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ 2 | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [1] | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [2] | NU. CU'̉'I CON TRE? | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M (tt) | SU'U TÂ`M tt /tt/ | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | NU. CU'̉'I VI TÍNH | VU LAN | VU LAN (tt) | CÁO PHÓ | CÁO PHÓ & PHÂN U'U & CA?M TA. | CÁO PHÓ & PHÂN U'U | CÁO PHÓ & PHÂN U'U [tt] | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 1 | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 2 | PHÂN U'U | PHÂN U'U * | PHÂN U'U ** | PHÂN U'U *** | CA?M TA. | T̀M NGU'̉'I | THÔNG TIN-LIÊN LA.C
BÀI VIÊ'T MÓ'I (tt)

colorbar.gif

1conchuonchuon_quynhhuong.jpg
(Tranh QUY`NH HU'O'NG)

NHƯ NHỮNG GIỌT MƯA

NHƯ  NHỮNG  GIỌT  MƯA

(Nguyên Nhung)

 

Ngẫu nhiên tôi gặp lại Hà sau gần hai mươi năm xa cách. Một chiều mưa tầm tă vào tháng bảy mùa Vu Lan, bên hiên chùa tôi đang thả hồn về dĩ văng, với những sợi mưa giăng mịt mờ phía rừng cây trước mặt. Tháng Bảy mưa ngâu Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, những cơn mưa tháng bảy, tháng tám ở quê nhà ngày xưa như trở lại. Tâm trí tôi trở về những mùa ngâu nhạt nḥa trong quá khứ, ở đấy có mẹ tôi bên bếp lửa hồng và đàn gà con chiêm chiếp kêu t́m đôi cánh gà mẹ trong một chiều băo rớt. Ở đấy là những chùm hoa mẫu đơn nở vàng trước ngơ giậu thưa, là hàng dừa lướt thướt ướt mưa bên một gịng sông, là khoảng sân gạch loang loáng nước và những giọt mưa màu cà phê từ mái tranh rớt xuống.

 

Cứ thế tôi đắm ch́m trong những h́nh ảnh chập chờn của dĩ văng th́ từ bên kia mấy chậu hoa quỳnh, tôi nghe có tiếng thở dài. Tiếng thở dài muộn phiền mong chờ cơn mưa ngớt hạt, nghe chừng quen quen, thật là thân thiết, có chút ǵ u uẩn trong bóng chiều nhập nhoạng. Đưa mắt nh́n người phụ nữ đứng nghiêng nghiêng trong khoảng tối của mấy chậu hoa, tôi ngờ ngợ nhận ra Hà, người bạn cũ. Mặc dù đă bao nhiêu năm trôi qua, nhưng dáng dấp và khuôn mặt ấy, có già dặn hơn, nhưng vẫn là Thanh Hà của những năm xưa. Sau một chút ngại ngùng, tôi tiến lại rụt rè:

 

- Xin lỗi, có phải Hà đấy không?

 

Ngỡ ngàng mấy giây, Hà nh́n tôi trân trối. Rồi như một cơn lốc, Hà ôm chầm lấy tôi:

 

- Trời ơi! Ngọc, lúc năy ḿnh thấy ai giống Ngọc ở trong chùa nhưng không dám hỏi, sợ người giống người, không ngờ quả đất tṛn lại có ngày gặp nhau. Ngọc qua đây lâu chưa, ở đâu, làm ǵ, gia đ́nh ra sao?

 

Trước sự mừng rỡ và những câu hỏi dồn dập của Hà, tôi chỉ biết cười. Trên khóe mắt nó long lanh ngấn nước, tôi nhớ đến tiếng cười ṛn ră của nó ngày xưa vang lên trong những buổi nắng ấm sân trường:

 

- Từ từ đă, phải cho ḿnh thở chứ! Gặp lại Hà ḿnh mừng quá, thời gian qua đi nhanh quá phải không Hà, mới đây mà đă già hết rồi. Ḿnh sang đây đă lâu, có một cháu đang học Đại học, sắp ra trường nay mai. Cuộc sống th́ vậy vậy, độc thân, vui tính, vẫn phải đi cày cho hết một kiếp người.

 

Hà nhướng mắt, ngạc nhiên:

 

- Quyền đâu? Vợ chồng ngươi hạnh phúc chứ?

 

Tôi buồn bă lắc đầu:

 

- Chuyện xưa rồi nhắc làm ǵ, để rồi khi rảnh rỗi ḿnh sẽ kể bồ nghe. Quyền c̣n đó nhưng là của người khác, ḿnh nghĩ vậy lại hay, cứ để dây dưa trong đau khổ triền miên, không t́m cho ḿnh một lối thoát e càng khổ hơn nữa. C̣n phần Hà thế nào? Bác Năm chắc đă già lắm, bác và anh Lâm có sang bên này không?

 

Hà xiết chặt tay tôi, ngậm ngùi:

 

- Má ḿnh qua đời đă lâu rồi Ngọc à, ḿnh chôn má ḿnh ở mảnh vườn sau nhà, Ngọc vẫn c̣n nhớ chứ? Sau đó th́ hai anh em vượt biên, sang bên này có dễ thở hơn v́ được tự do nhưng buồn quá là buồn, cực quá là cực, ḿnh già đi nhiều Ngọc thấy không?

 

Tôi xót xa nh́n Hà, như nh́n một đóa hoa tươi thắm ngày nào nay đă nhạt nḥa hương sắc. Thời gian đă điểm vài nét nhăn lờ mờ trên khuôn mặt và ở đuôi mắt, tuy nhiên đôi mắt Hà vẫn c̣n nguyên nét nh́n trong sáng:

 

- Ḿnh cũng hơn ǵ Hà đâu, phải chấp nhận thôi, đấy là định lư thuận với thời gian mà.

 

Tôi và Hà cùng cười, ngày xưa nó là cây toán của lớp, có lẽ nó hiểu tôi muốn nói ǵ.

 

- Bây giờ Hà kể ḿnh nghe chuyện của Hà đi chứ, Hà và anh Lâm có ở gần nhau không?

 

Giọng Hà như chùng xuống, mắt nó rưng rưng:

 

- Ḿnh đâu có lập gia đ́nh, sang đây được vài năm th́ anh Lâm gặp tai nạn trong lúc làm việc, mù cả hai mắt, ḿnh đâu đành ḷng để ảnh một ḿnh, cho nên hai anh em giờ này vẫn sống với nhau như hai kẻ tu hành, trụ tŕ trong một ngôi chùa không tên tuổi. Tội nghiệp anh Lâm, đáng lẽ đời anh ấy phải được thênh thang, đẹp đẽ thay v́ mù ḷa, tăm tối, âu cũng là nghiệp phải không Ngọc? Sống bây giờ không phải lo cơm ăn áo mặc, nhưng nh́n anh ấy suốt ngày sờ soạng bên khung cửa để nghe tiếng gió, tiếng mưa, năm này qua năm nọ, ngày này qua ngày khác, Ngọc thấy đời có nghĩa ǵ không?

 

Tôi nghe ḷng ḿnh thắt lại theo từng tiếng Hà kể lể. Anh Lâm, người thanh niên hiền lành, chăm chỉ, rất đỗi hiền ḥa trong những ngày trẻ tuổi hiện về trong trí nhớ của tôi. Bên ấy là giàn bông giấy màu hồng tím, tiếng đàn của anh xôn xao những đêm trăng, là mộng, là hoa, là sách vở chất đầy thương nhớ. Tôi đột ngột đề nghị:

 

- Ḿnh có thể đến thăm anh ấy được không?

 

Hà lắc đầu, ngần ngại:

 

- Thú thực với bạn, thế nào th́ tụi ḿnh cũng phải gặp lại nhau, nhưng bây giờ anh Lâm hầu như không muốn giao tiếp với ai, nhất là những người quen cũ. Ngọc biết không, có lần anh Lâm giận Hà mất mấy ngày v́ ḿnh đưa về nhà một người bạn của anh ấy mà không hỏi ư kiến của anh ấy trước ..

 

Tôi quả quyết:

 

- Ḿnh chỉ muốn nh́n thấy anh ấy thôi, và sẽ không nói một câu nào để anh ấy không biết là có người đến thăm.

 

Hà lưỡng lự giây lát. Rồi biết là không thể từ chối, nó phải dặn ḍ tôi:

 

- Ừa th́ đi, nhưng Ngọc nhớ là những người mù thường sống bằng thính giác, anh Lâm từ khi mù đến nay đă quen nghe và đoán sự việc gần như chính xác, ḿnh không dấu anh ấy được chuyện ǵ đâu. Bây giờ, Ngọc cho ḿnh số phôn và địa chỉ, chúng ḿnh c̣n nhiều chuyện để nói mà ḿnh lại phải về, mưa xuống là trời mau tối lắm, không biết ở nhà anh Lâm đă ăn uống ǵ chưa.

 

Thấy Hà lo lắng cho anh, tôi không khỏi cảm động. Tôi theo Hà ra chỗ đậu xe, trời ngớt mưa, những sợi mưa nhỏ bay bay trong khung trời mờ mờ của buổi hoàng hôn. Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi, xung quanh bao bọc bằng rừng cây và lá úa, từ phía thung lũng đằng sau, gió như muốn cuốn hút tất cả những chiếc lá vàng xô vào nhau đến một nơi êm đềm nhất. Mỗi lúc buồn tôi lại đến đây, để ḷng ḿnh cuốn theo những chiếc lá rơi vào những nơi thăm thẳm dưới chân đồi, phảng phất mùi hương trầm và tiếng mơ nhịp nhàng của khóa kinh chiều, cái buồn đă bay đi dịu dàng như một làn khói tỏa.

 

Hai chiếc xe lăn bánh ra khỏi sân chùa và lướt đi trên con đường phủ đầy lá ướt, những vũng nước mưa phản chiếu ánh đèn vàng buồn hiu hắt. Ḷng tôi như chơi vơi nỗi nhớ nhung về một khoảnh đời rất xa trong dĩ văng. Ngày ấy là tôi mười bảy tuổi, mắt biếc và môi tươi, đôi guốc nhỏ khua những bước chân rộn ràng trên đường vắng. Ngày ấy là Hà nghịch ngợm líu lo như chim vành khuyên, mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương, mặc chiếc quần cụt ngắn để sẵn sàng nhảy ào xuống sông, lội đùng đùng như một con rái cá. Ấy vậy mà hai đứa thân nhau, Hà sôi nổi c̣n tôi u trầm, lăng mạn, nó thường chỉ cho tôi những bài toán khó, c̣n tôi thường đọc cho nó nghe những bài thơ học tṛ rất non nớt.

 

Chắc Hà một phần nào đă hiểu được t́nh cảm mộng mơ của anh Lâm và tôi, nhưng vẫn không bao giờ nói cho nhau biết. Nhà Hà chỉ có hai anh em, ba nó chết khi nào tôi cũng không rơ, chỉ thấy mỗi buổi chiều má nó hay ra sau vườn đốt nhang cho mấy ngôi mộ nằm khuất sau rặng dừa nước tối đen, những khi ấy tôi rất sợ khi nh́n những đốm nhang lập ḷe trong khu vườn tối. Bác Năm có một sạp bán chạp phô ngoài chợ, vậy mà bác cũng nuôi nổi hai đứa con thơ dại mồ côi cha. Tuy vất vả nhưng bù lại anh em Hà là những đứa con hiếu hạnh và rất đỗi thương nhau. Nhà tôi và Hà chỉ cách nhau có một hàng rào thấp và một đường mương thông ra con sông nhỏ, ngày hai buổi lên xuống theo con nước thủy triều. Mẹ tôi trồng những giây mồng tơi tím, những cây đậu ván có chùm đậu xanh như ngọc, và cả một thứ hoa leo có bông nhỏ xinh xinh màu đỏ thắm. Tôi hay đứng bên này hàng rào để nói chuyện với Hà khi nó giặt quần áo hay rửa chân ở cái mương sau hè ấy. Hai đứa trẻ lớn lên lúc nào không hay, ngày anh Lâm vào Đại học bác Năm mừng chảy nước mắt, c̣n Hà và tôi đă là hai cô nữ sinh đệ nhị cấp cùng lớp, cùng trường. Hà đă bớt phần ngổ ngáo, c̣n tôi cũng thêm phần e lệ mỗi lần bắt gặp cái nh́n nồng nàn, kín đáo của anh Lâm bên kia giàn bông giấy.

 

Tuy vậy, trong những chiều nước lớn, Hà vẫn nheo nhéo gọi tôi đi tắm sông. Ai đă từng ngụp lặn dưới ḍng nước mát của ḍng sông quê hương, mới thấy cái thú tắm sông thuở nhỏ thật là tuyệt vời. Trên bến sông, rộn ră tiếng vui đùa của đám trẻ con trong một trưa hè oi ả, từng làn sóng lăn tăn trên mặt sông êm ả, và những tàu dừa lơi lả bên bờ sông như đùa với gió.

 

Tôi vẫn nhớ một buổi chiều năm xưa, anh Lâm đón tôi ngoài đầu ngơ. Anh đưa cho tôi một cuốn sách Toán rồi vội vă bước đi.Tôi chớp mắt nh́n anh, không nói được câu cám ơn nhưng ḷng vô cùng xao xuyến, đây có lẽ là lần đầu tôi gặp anh mà không có Hà bên cạnh. Tôi đinh ninh sẽ có một cái ǵ thơ mộng hơn, cuốn sách Toán khô khan chỉ là cái cớ để anh có dịp nói với tôi bao điều anh muốn nói. Vậy mà không, anh lặng lẽ bước đi để tôi lơ ngơ không hiểu nổi con người kín đáo ấy. Phải chăng sự kín đáo của anh cũng là nguyên nhân để t́nh yêu vuột mất khỏi tầm tay, khi cuộc đời có bao điều mới lạ đầy lôi cuốn.

 

Câu chuyện từ những ngày c̣n đi học hiện về trong trí tôi như một cuộn phim, tôi bỗng mỉm cười một ḿnh và để ḷng trôi nổi theo những kỷ niệm thời con gái. Thực ra, t́nh cảm giữa tôi và Lâm chỉ đơn thuần là thứ t́nh cảm đầu đời trong sáng, anh vẫn nghiêm trang như một ông thầy ngồi trong lớp học. Với giác quan bén nhạy của con tim, tôi đă cảm được tiếng ḷng anh qua tiếng đàn d́u dặt những đêm mưa, tiếng tí tách của giọt mưa rớt bên thềm, chiếc bóng của anh hắt lên tường bên kia khung cửa mở.

 

Không biết sao tôi lại giận anh, chắc chỉ v́ một buổi chiều tôi thấy anh đứng nói chuyện với mấy người bạn học dưới giàn bông giấy, cô bạn gái ghé vào tai anh th́ thầm câu ǵ đó, rồi cả hai cùng cười với nhau vui vẻ. Tôi nép xuống khung cửa sổ để quan sát mọi người, mà cứ tưởng như mắt anh đang quyến luyến trao cho cô bạn học. Người ta là sinh viên, c̣n tôi chỉ là cô nữ sinh trung học. Sao hôm nay anh nói nhiều như thế, sao hôm nay anh cười vui đến thế, nỗi giận hờn ập đến tâm hồn cô gái nhỏ, dễ tủi thân và nhiều mặc cảm tự ti. Hèn ǵ anh tiếc tôi mấy gịng chữ, hèn ǵ anh không thèm trao cho tôi một cánh thư. Ôi t́nh yêu, t́nh yêu chưa nói được nên lời mà đă vỡ tan như những bong bóng nước trong cơn mưa chiều trút xuống sân nhà. Đêm sáng trăng, tôi thơ thẩn một ḿnh nh́n ra gịng sông trước mặt, ánh trăng như dát một giải lụa vàng trên mặt sông mênh mông, tôi nghe ḷng sầu nhớ một nỗi niềm khó bày giải. T́nh yêu giữa anh và tôi nhẹ nhàng đến nỗi tôi tưởng như lúc có lúc không, lúc đằm thắm, lúc hững hờ, khi bừng bừng chất ngất để rồi lại ch́m ch́m như ḥn sỏi ném xuống mặt hồ lặng ngắt.

 

Những năm ấy tôi sắp bước qua tuổi mười tám với rất nhiều suy tư về t́nh yêu, cuộc đời và tương lai. Chiến tranh đang lan tràn trên quê hương, từ miền quê đă lan vào phố thị. Từng ngày, từng ngày, tôi đă nh́n thấy những chuyến xe nhà binh chạy qua thành phố, chiếc quan tài phủ cờ và người vợ trẻ ôm con thơ với ánh mắt buồn tê tái. Từng đêm, từng đêm, ánh hỏa châu lơ lửng treo trên vùng trời tối thẫm, tiếng đại bác vọng về thành phố như một tín hiệu của đổ nát, tan hoang.

 

Đúng lúc đó th́ tôi gặp Quyền, trong một "party" sinh nhật thứ mười tám của cô bạn học con nhà giàu cùng lớp. Quyền là một sĩ quan Không Quân, vui tính, lém lỉnh, chàng tán tôi sát sạt đến nỗi trái tim tôi c̣n non nớt, đă rộn ră tiếp nhận chàng như một thứ hào quang rực rỡ khác xa thế giới học tṛ. Bản Slow nồng nàn quyến rũ, điệu Tango d́u dặt bước chân, tôi bước vào đời Quyền trong nỗi nhớ nhung về một bầu trời chi chít sao đêm, những dải mây bồng bềnh như lụa và bóng những con tàu xé gió vút lên không gian thênh thang, vô tận. Như con thiêu thân, tôi lao vào Quyền mà hầu như không hiểu được chàng bao nhiêu, Quyền là hiện thân của chinh phạt và băo tố, tôi ngu ngơ như con chim non vừa mọc cánh chỉ muốn đi t́m những ǵ mới lạ ở phía trời xa, tôi đă lăng mạn, nhớ nhung và tưởng ḿnh đang hưởng được thú đau thương của cuộc đời. Để đến một ngày trái tim tôi vỡ nát v́ không quen nh́n đời như một cuộc chơi, và t́nh yêu chỉ là tṛ đùa trong những khoảnh khắc của đời sống. Tôi theo Quyền rời xa xóm cũ, anh Lâm sắp tốt nghiệp Đại Học và Hà vẫn chăm chỉ học hành. Ḍng sông vẫn êm đềm trôi, chỉ có tôi sắp bước vào cuộc đời đầy giông băo. . . .

 

Với một mảnh giá thú chưa đủ bảo chứng cho một t́nh yêu, hay đấy chỉ là một sự lầm lỡ, Quyền và tôi hai tâm hồn khác biệt hẳn nhau. Chàng vẫn nói yêu tôi để rồi lại tươi cười, nồng nàn trong một ṿng tay khác, chàng vẫn trở về nhà sau những chuyến bay mệt mỏi để rồi lại miệt mài trong ánh mắt giai nhân. Sống và chết trong thời buổi chiến tranh, khiến Quyền đă có quan niệm về t́nh yêu rất là hời hợt và vội vă. Khóc lóc, giận hờn, đau khổ th́ chàng vẫn là chàng, tôi vẫn là tôi, khi đứa con đầu ḷng chào đời cũng không cứu văn nổi cái hạnh phúc đớn đau kia, ḷng tôi đă ủ ê v́ tuyệt vọng. Tâm hồn tôi vốn b́nh lặng như gịng sông êm ả, như đồng cỏ xanh non của một mùa xuân, đâu hiểu nổi và đâu chịu nổi những phù hoa, hào nhoáng của thứ cuộc đời đầy phức tạp.

 

Theo Quyền về làm dâu, tôi đă ngất ngư v́ những lời tŕ triết, bóng gió xa xôi của mẹ Quyền và chị em chàng, như những cái tát tai nẩy lửa quật vào mặt tôi tê buốt. Quyền là đứa con cưng của gia đ́nh giàu có ấy, chàng đă quen hưởng thụ và được người khác phục vụ ḿnh, chắc là kiếp trước tôi đă vay chàng một món nợ lớn, cho nên kiếp này tôi phải trả cho hết nỗi oan khiên. Thế rồi chia tay, thế rồi đường ai nấy đi, tôi đă bỏ cuộc đành quay về bên mẹ như con gà con nhao nhác t́m mẹ trong một chiều mưa băo. Gia đ́nh tôi chuyển về một thành phố khác, tôi ngại ngần không dám gặp lại Hà, cho đến ngày nhà tan, nước mất. Vài năm sau tôi ôm con theo làn sóng người ào ạt ra khơi t́m tự do, trải qua những giờ phút sinh tử trên biển khơi, cuối cùng mẹ con tôi cũng đến được bến bờ tự do. . . .

 

Gặp lại Quyền bên cạnh một người đàn bà khác. Sắc sảo, lộng lẫy, rạng rỡ phấn son, những loại hoa đẹp nồng nàn dưới ánh đèn mờ ảo. Tôi ôm con với một thoáng ngậm ngùi, con gái tôi đă có nét buồn ngay từ hồi c̣n nhỏ. Cám ơn Trời, con tôi thật ngoan, thật hiền, nó dịu dàng như gịng sông quê mẹ, và có một tâm hồn mang nặng t́nh người Việt Nam.

NHƯ NHỮNG GIỌT MƯA

*  *   *

 

Tôi đậu xe cách nhà Hà một quăng xa để đề pḥng anh Lâm nhận ra Hà về nhà với khách lạ, rồi rón rén theo Hà trong bóng tối của căn pḥng khách mờ mờ v́ bóng chiều đă xuống. Hà bật đèn pḥng khách, thật nhẹ nhàng, tôi hồi hộp nhận ra dáng anh Lâm ngồi im ĺm bên khung cửa sổ. Hà hỏi, giọng bối rối:

 

- Sao anh không bật đèn lên anh hai? Bữa nay mưa lớn quá, không làm sao về được, anh đă ăn ǵ chưa?

 

" Cám ơn em, anh không đói", bây giờ tôi đă nghe anh nói, hơn hai mươi năm qua, giọng anh vẫn dịu dàng như ngày c̣n trẻ. Lâm tiếp:

 

- Ngồi ở đây anh cảm thấy dễ chịu, sáng hay tối th́ có nghĩa ǵ đâu. Mưa dữ quá phải không Hà, chắc ngày mai em lại phải quét lá, vườn đă ngập đầy lá khô.

 

Nghe anh nói, tôi gần như muốn khóc. Có ngờ đâu một ngày như hôm nay, anh một ḿnh ngồi bên khung cửa, để nghe ngóng từng giọt mưa rơi, từng chiếc lá rớt. Hà nói, giọng không dấu được niềm vui:

 

- Anh ăn cơm bây giờ nghe anh hai. Em có mang về cho anh chút dưa cải, đậu hũ xào nấm tươi, ngon ơi là ngon.

 

Lâm lắc đầu, giọng anh đầy âu yếm, anh không quay mặt lại nên tôi chưa nh́n được mặt anh:

 

- Không, em đừng lo lắng nhiều cho anh làm ǵ, đời có bận rộn chi đâu mà vội vă. Hôm nay đi chùa có ǵ lạ không? Anh nghe như em có điều ǵ vui, có gặp ai quen không Hà? Ờ, em cũng cần đi đây đi đó cho vui, đừng băn khoăn lắm cho anh làm ǵ, v́ tuy ngồi một chỗ như thế này, nhưng anh vẫn có thể h́nh dung được sự thay đổi của trời đất. Như hôm nay mưa th́ lại nhớ đến những cơn băo rớt ở quê ḿnh, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió. Gió chi mà mát rượi, anh c̣n nhớ mấy cái khạp chứa đầy nước mưa của má, mùi thơm của hoa cau, hoa bưởi, uống một miếng nước mà dường như uống cả hương, cả hoa, cả trời, cả đất. Má vẫn nói nước mưa là nước của trời nên nó hiền và ngọt, cho đến bây giờ anh vẫn không làm sao quên được. Bây giờ có trở về chắc mọi thứ đă thay đổi hết rồi. . .

 

Ḷng tôi chùng xuống , thổn thức theo từng tiếng kể lể của anh, bất giác tôi không ngăn được tiếng thở dài. Anh Lâm đă quay về phía tôi và Hà, ngọn đèn trần tỏa xuống cho tôi thấy một khuôn mặt đàn ông mang những nét già giặn trên vầng trán thông minh và mái tóc bồng bềnh đă điểm sương. Vẫn khuôn mặt ngày xưa ấy, bờ môi ấy, đôi mắt đă khuất dưới cặp kính đen, cả gương mặt ấy có hằn lên nét phong trần của thời gian, nhưng vẫn toát ra vẻ an nhiên, tự tại. Giọng anh vang lên, buồn buồn như một chiếc lá rơi vào khoảng tối của khu vườn:

 

- Anh làm em buồn phải không Hà, sao em lại thở dài? Nếu vậy, anh xin lỗi em v́ anh chỉ nhớ được trong ḷng anh những h́nh ảnh của dĩ văng, nó là niềm an ủi của riêng anh, bởi v́ anh cũng c̣n được những ǵ để nhớ.

 

Hà liếc nh́n tôi, nó tiến lại ngồi cạnh anh Lâm:

 

- Anh hai nè, bữa nay người ta đi chùa đông ghê nơi, t́nh cờ em gặp lại Ngọc ở trên chùa, anh c̣n nhớ Ngọc chứ?

 

Tôi thấy Lâm nhỏm dậy, như có một sự thay đổi đột ngột trong tâm hồn anh làm anh xúc động, nhưng anh cố nói với một giọng b́nh thản:

 

- Ngọc à? Anh nhớ chứ, cái cô bé hàng xóm dễ thương ấy làm sao anh quên được. Bây giờ Ngọc ra sao, vẫn xinh đẹp và hạnh phúc?

 

Hà ái ngại nh́n tôi, cười nhẹ:

 

- Anh quên là chúng ḿnh già cả rồi, Ngọc cũng đâu là cô bé hàng xóm bé bỏng của anh ngày xưa, nhưng Ngọc vẫn c̣n duyên dáng lắm. Em chưa có dịp hỏi nhiều về đời sống của Ngọc, nhưng em đoán Ngọc cũng không hạnh phúc lắm, v́ Ngọc đi chùa có một ḿnh, em bắt gặp cô nàng đứng thả hồn hằng giờ theo mưa.

 

Anh Lâm cười, tiếng cười nghe xao xuyến:

 

- Ngày xưa, Ngọc vẫn hay mơ mộng như vậy, chỉ tiếc là .. Lâm bỏ lửng không nói, một lúc sau, anh tiếp:

 

- Hà nè, anh rất mừng em gặp lại bạn cũ, dù sao nơi xứ lạ quê người, không ǵ quí bằng gặp lại bạn xưa chung trường, chung lớp, nó có nhiều ủi an cho ḿnh lắm em à.

 

Hà đột ngột hỏi anh:

 

- Anh Hai à, anh có muốn gặp lại Ngọc không? Nếu em nhớ không lầm th́ ngày xưa anh cũng có . . thương Ngọc, nhưng sao lúc ấy anh không nói, hở anh hai?

 

Anh Lâm lặng thinh, dường như anh ch́m đắm với những kỷ niệm trong dĩ văng. Một lúc, tôi nghe anh thở dài:

 

- Gặp hay không gặp th́ cũng thế thôi, anh đâu có nh́n thấy ǵ dù Ngọc bây giờ có già hơn hay xấu đi, trong anh vẫn chỉ là h́nh ảnh Ngọc ngày xưa ấy. Chuyện xưa rồi phải không Hà? Sở dĩ anh vẫn nghĩ đến Ngọc là v́ h́nh ảnh của cô ấy gắn liền với dĩ văng của anh em ḿnh, hai căn nhà hàng xóm, cách nhau một hàng giậu thưa, bên này là giàn bông giấy, bên kia là khung cửa mở với ánh đèn lay lắt đến nửa khuya. Cứ mỗi lần hồi tưởng về quá khứ, anh lại nhớ ngay đến cái xóm nghèo ven sông , mỗi chiều má thường ra sau vườn thắp nhang cho ba và ông bà nội, anh vẫn nhớ mùi hương trầm thơm ngát tỏa bay trong không gian mỗi khi chiều xuống, tiếng trẻ con í ới gọi nhau trên sông chiều nghe vui làm sao. . .

 

Hà im lặng nh́n tôi, nghe như có tiếng mưa rơi chầm chậm, buồn buồn, thánh thót rớt xuống trong ḷng một nỗi nhớ khôn nguôi. Anh Lâm lớn tiếng hỏi:

 

- Em c̣n đó không Hà?

 

Nghe anh hỏi tự nhiên tôi muốn khóc. Hà cầm lấy tay anh, sụt sùi:

 

- Em vẫn ngồi đây, anh cứ nói nữa đi anh hai, em muốn nghe anh kể về những ǵ đă mất. Em đă từng đi qua những bến sông, chỗ nào cũng hoa, cũng lá, cũng nắng, cũng gió, vậy mà cũng chưa thấy chỗ nào đẹp bằng bờ sông quê ḿnh.

 

Anh Lâm vỗ nhẹ lên bàn tay Hà:

 

- Đúng vậy, có khi bờ sông ở quê ḿnh đối với mọi người nó không là ǵ cả, nhưng với riêng ḿnh nó vẫn đẹp, v́ nó là quê hương. Hà có nhớ không những ngày băo rớt, bến sông vắng tiếng trẻ nô đùa, chỉ có mấy thân dừa oằn oại với gió. Anh nhớ má hay xào mắm ruốc xả ớt cho anh em ḿnh ăn, có khế chua và chuối chát. Mưa ǵ mà mưa ngày mưa đêm, mấy gốc đu đủ trốc gốc, má hay nấu canh đu đủ hườm với tôm khô ăn với dưa mắm. Ngày xưa, Ngọc cũng thích món chuối hầm dừa của má ḿnh nữa, bữa nào học xong tụi ḿnh cũng có một món ǵ âm ấm bụng. Anh vẫn c̣n nhớ những đêm trăng, dưới giàn bông giấy, anh hay đàn cho em và Ngọc hát, giọng em th́ réo rắt như đàn ḱm, c̣n Ngọc lại ưa mấy bài thương mây khóc gió, những cô bé biết buồn sớm quá thường khó t́m được hạnh phúc trong cuộc đời.

 

Lại một phút im lặng, Lâm tiếp:

 

- Bởi vậy dù rất yêu Ngọc anh vẫn không dám nói, v́ anh không muốn lay động trái tim non nớt của Ngọc, anh chỉ muốn Ngọc sống êm ả với thế giới học tṛ mà thôi. Đối với anh, t́nh yêu phải được nâng niu như viên ngọc quí, anh rất trân trọng t́nh cảm của riêng anh và của mọi người, đó có phải là điều thiệt tḥi cho anh khi Ngọc không hiểu được t́nh yêu đó. Nhưng thôi, chuyện xưa nhắc để mà nhớ chứ bây giờ anh c̣n làm được ǵ cho ai . .

 

Tôi không ngăn được những giọt nước mắt, nếu không ḱm hăm được có lẽ tôi đă chạy đến bên anh, ôm lấy anh, để khóc cho hả những đau khổ và bất hạnh của đời ḿnh.

 

- Bây giờ, anh ví Ngọc như cơn băo rớt, rớt xuống hồn anh những giọt mưa. Phải, chỉ là những giọt mưa . .

 

Hà bật cười, tuy mắt c̣n ngấn lệ:

 

- Anh làm thơ đấy hả anh hai? Hay đấy chứ, em như cơn băo rớt, rớt xuống hồn anh những giọt mưa , nhưng sao không là băo, nó không phá hồn anh tan hoang ra đó sao?

 

Anh Lâm cũng mỉm cười, anh nói:

 

- Em đúng là cô em dễ thương của anh đó Hà, không có em không biết tinh thần anh xuống dốc đến độ nào. Không, không bao giờ Ngọc là cơn băo, v́ t́nh yêu ấy dịu dàng và đẹp đẽ biết bao, mỗi lần nghĩ đến nó ḷng anh vẫn ngây say và lắng đọng. Anh mong Ngọc măi măi hạnh phúc, cho dù Ngọc không là của anh, trái tim cô ấy non nớt quá, nó là thứ tâm hồn của hoa cỏ, tươi thắm đấy rồi sầu héo đấy, phải không Hà?

 

Trái tim tôi như muốn vỡ ra khi nghe Lâm nói, măi cho đến bây giờ khi đầu đă hai thứ tóc, tôi mới hiểu được t́nh yêu của chàng dành cho tôi vẫn trọn vẹn trong sáng quá, vậy mà tôi đă làm mất đi chỉ v́ chạy theo sự quyến rũ của một t́nh yêu không thực.

 

 Hà lại thủ thỉ bên Lâm, ngọt lịm:

 

- Anh hai à, em rất muốn mời Ngọc đến chơi nhưng phải hỏi ư anh trước đă. Anh có muốn gặp lại Ngọc hông?

 

Lâm im lặng, anh đang cố nén những cảm xúc ào ạt như tiếng mưa rào rào trên khung cửa kính. Một lát, tôi nghe anh thở dài:

 

- Nếu Ngọc đến để mà thương hại anh th́ anh không muốn, nhưng để em có được những phút giây xưa th́ anh không có lư do ǵ để ngăn cản em cả. Thực ra, đă lâu lắm rồi, anh không biết đau khổ là ǵ nữa, anh hằng cầu xin cho ḿnh được sáng suốt chấp nhận cuộc đời, dù đang sống trong cảnh mù ḷa, tăm tối. Anh đă t́m ra chân lư của cuộc sống, đó là sự b́nh an của tâm hồn, cho nên mỗi khi anh nghĩ đến ai, đến điều ǵ th́ chỉ vẽ lên h́nh ảnh tuyệt vời của nó, và chỉ nhớ đến cái đẹp của nó mà thôi.

 

Anh ngừng nói, nhưng từ nơi anh tôi nghe có tiếng róc rách gịng suối reo đến tận cùng sâu thẳm của con tim. Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu được tâm hồn anh thanh cao, dịu dàng, nhân ái biết bao. Trên cơi đời này, có bao nhiêu người đủ tay, đủ chân, đủ mắt, tai, mũi, miệng, nhưng tâm hồn họ đă què quặt, mù ḷa trước bao nỗi đau của kẻ khác, họ đă không ngại ngần vùi giập những mảnh đời khốn khổ đi xuống sự tận cùng của nó.

 

Từ giă Hà ra về bằng ánh mắt yên lặng, tôi nghe con tim ḿnh đập rộn ràng trong lồng ngực. Trên đường về, bóng tối phủ ngập hai hàng cây ven đường, chỉ c̣n ánh đèn chấp chới của những chiếc xe qua lại trên ḷng đường vắng, tôi thấy ḷng rưng rưng, Lâm ơi, em sẽ trở lại. Em sẽ là giọt mưa, rớt xuống đời anh, như những giọt mưa đầu mùa xôn xao trên mái tranh nghèo quê xưa anh nhỉ!

 

NGUYÊN NHUNG.

(Mùa Vu Lan)

 

(Trích "Tín ngưỡng Á Châu", tháng 9-2004)

colorbar.gif

 

From: vo do

MỸ NHÂN NGƯ

 

Chị Sương nhảy lầu tự tử đúng ngày Phật sinh. Đám trẻ con xóm chợ, trong đó có tôi, đang hí hửng chen chúc nhau trong sân chùa xem các nhà sư tưng bừng tụng kinh gơ mơ, thành kính đi đi lại lại ṿng quanh pho tượng một người nhỏ bé có hào quang tỏa sáng quanh đầu, chờ đến lúc được phát xôi chè oản chuối. Nghe tiếng người ta la hét ồn ào cả lũ rùng rùng ù té chạy đi xem.

Ngày mẹ ẵm tôi về nhà, chị Sương là người đầu tiên hé mở tấm chăn để nh́n mặt tôi. Chúng tôi yên lặng nh́n nhau một lúc lâu, mắt người này xuyên suốt người kia. Đó là cái nh́n nhận diện và đồng cảm thân phận. Chị Sương kêu lên "ô, em bé" và tôi đă mỉm cười khi nghe thấy tiếng reo mừng ấy.

Bố ít khi có mặt ở nhà. Mẹ không thường xuyên bế ẵm tôi. Cái cửa hàng tạp hóa chiếm hết thời giờ của mẹ, lúc nào cũng loay hoay tất bật. Tôi luôn phải nằm một ḿnh trên giường, nơi góc nhà tối tăm, u ơ với đám thằn lằn đông đúc thường hay trố những con mắt đen nháy chằm chằm nh́n tôi, như không hiểu sao trên đời lại có một giống loài kỳ khôi đến vậy? Khi chiều xuống, việc mua bán đă ngớt tôi mới được mẹ ẵm lên đi tắm. Vào lúc này, chị Sương hay chạy sang để nh́n ngắm thân thể trần truồng phủ trắng phấn rôm của tôi. Chị hít hà vuốt ve da thịt tôi mềm mại thanh khiết, thơm tho non nớt. Mẹ giấu tôi đi, hắt hủi: "Xê ra, mày toàn mùi cá!".

Chị Sương toàn mùi cá v́ là chủ nhân của cá.

Những lúc hiếm hoi được rảnh rỗi mẹ tranh thủ bế tôi ra cửa đón nắng. Tôi rất thích những giây phút này, vừa được mẹ ẵm vừa được thấy những con người giống tôi đi lại nói năng, làm đủ chuyện chứ không phải lũ ḅ sát ở trên cao chỉ biết uốn đuôi cà rỡn, đớp ruồi, giao phối và tặc lưỡi. Mọi người đều hân hoan khi trông thấy tôi, trầm trồ nịnh tôi "em bé xinh quá", "mắt nó trong quá", "sao tai nó mỏng manh quá, như hai mảnh gốm sứ". Đôi mắt trong như thủy tinh của tôi nhận ra chị Sương bé bỏng đang ngồi dạng hai chân bên cạnh cái thùng to tṛn bằng tôn kẽm, bên trên đậy một cái bơ. Từ trong cái thùng không ngớt phát ra những tiếng kêu rít kinh hoàng, tiếng đùng đùng giẫy giụa cực kỳ tuyệt vọng của những con cá. Chị Sương như người bị điếc chẳng nghe thấy ǵ, lẳng lặng thản nhiên thỉnh thoảng tḥ tay vào bắt ra một con, đặt nó lên tấm thớt, dùng cái chày gỗ to giáng xuống đầu nó. Tiếng chày gỗ nện trúng đầu con cá nghe cóc cóc.

Những con cá luôn luôn giẫy giụa rất dữ, thậm chí có con tuột khỏi tay chị Sương, nhảy bật lên, phóng ra ngoài. Nhưng luôn luôn chẳng có con nào thoát được. Chị Sương nện chày liên tục lên đầu con cá đến khi nó chịu nằm yên. Chỉ khi cái đầu bị tróc mất lớp da và vảy, lộ ra một mảng xương trắng, những con cá mới chịu nằm yên. Chị Sương thảy con cá sang bên cạnh cho mẹ của chị. Bà Tư nhanh nhẹn chộp lấy con cá, tiếp tục thoăn thoắt làm nốt công đoạn đưa lưỡi dao bén chặt hết vây đuôi, róc hết lớp vảy đen bọc ngoài cho đến khi lộ ra làn da màu trắng xám với những vết gợn mảnh như những đường chỉ đen chạy ngang dọc. Đến lúc này, những con cá mới được yên thân thanh thản nằm cạnh nhau trên mặt bơ. Những con cá trắng trẻo tinh tươm chỉ hơi vấy chút máu ứa ra nơi cái mơm đă bị vạt đứt.

Sau này lớn lên, khi đă mọc đủ răng, được dịp thưởng thức những món ngon từ cá, tôi nhận ra lắm khi chỗ ngon nhất của con cá lại là lớp vảy.

Dưới nắng trời rực rỡ, xóm chợ của tôi mới náo nhiệt làm sao. Sinh ra và lớn lên từ một xóm chợ, liệu có ai được chứng kiến nhiều cảnh đời náo nhiệt hơn tôi?

Như chị Sương, tôi lớn lên, nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ. Mẹ sai bảo tôi làm đủ thứ việc. Tôi sung sướng chạy như cờ lông công khắp chợ. Sáng sớm, tôi rảo một ṿng giao túi nylon, hộp nhựa, giấy báo, dây thun cột hàng cho bạn hàng. Xong việc tôi không về ngay mà la cà các ngơ ngách hóng đủ chuyện, nghe đủ giọng người. Chỉ những ai sinh ra và lớn lên trong một cái chợ mới rành rẽ giọng người thay đổi, biến hóa tinh vi khôn lường như thế nào. Ngọt xớt là giọng rao mời, sắc đanh là đang mặc cả, lạnh lùng là ngă giá. Giọng the thé chanh chua là lúc giành giật chỗ bày hàng hay đanh đá chửi bới là v́ bị tranh mất khách. Người ta thi nhau gào thét, người sau át giọng người trước, như một dàn đồng ca toàn những âm điệu chói lói, lời lẽ thô tục. Ngay cả bà câm bán hành gừng tỏi ớt bị trời bắt tội không nói được tiếng người cũng chẳng chịu thua thiệt, vừa nhảy như choi choi vừa hộc lên những tiếng ú ớ khàn khàn không biết là mời chào hay rủa xả. Hai mảnh gốm sứ mong manh trong suốt của tôi hân hoan mở rộng hứng trọn thác âm thanh sống động lên bổng xuống trầm không sót một nốt.

Người ta tranh thủ góp tiếng góp lời, giành giật nhau, chèn ép nhau bởi v́ không ai biết lúc nào ḿnh buộc phải biến khỏi thế giới tươi đẹp này. Như hôm nọ, thấy bạn hàng xúm lại chụm đầu bàn tán, tôi cũng ṭ ṃ chen vào nghe ngóng rồi hớt hải chạy về gọi mẹ ầm ĩ. Mẹ đang lúi húi bên trong, vội vàng nhào ra hỏi: "Cái ǵ thế? Cháy chợ à?". Tôi vừa hào hển thở vừa kể cho mẹ nghe chuyện bà bán dây dù, vơng vải, dao lam đă thắt cổ tự vẫn v́ mắc nợ nhiều quá không trả nổi. Chưa nghe hết chuyện mẹ đă nhăn mặt bảo: "Có thế thôi mà mày làm tao điếng cả hồn". Tôi chưng hửng thấy mẹ không hoảng hốt như ḿnh tưởng, ấm ức chạy qua kể cho chị Sương nghe, ai ngờ chị cũng chẳng hề sợ hăi thất thần lại mỉm cười bảo: "Có ǵ đâu nhóc, chuyện b́nh thường".

Tôi thích được mẹ sai bảo, thích được long rong ngoài chợ cả ngày nhưng đôi khi cũng gặp chuyện không vui. Tan chợ là lúc đi đ̣i tiền thiếu. Bán hàng không ai tránh được khách hàng mua thiếu, nhưng sợ nhất là những người hay nợ dai. Ông chủ tiệm vàng Kim Sáng là người đáng sợ như thế. Là chủ tiệm vàng nhưng ông ta hay đến sạp của mẹ mua khi th́ ít muối khi ít đường. Chẳng bao nhiêu nhưng luôn luôn mua chịu. Mẹ bực lắm, hễ ông ta vừa quay lưng đi là lầm bầm chửi trong miệng nhưng chẳng bao giờ từ chối không bán. Chiều hôm ấy, mẹ sai tôi đi đ̣i nợ ông ta. Tôi nói với mẹ: "Con không đi đâu!". Mẹ ngạc nhiên: "Sao thế?". Tôi ngập ngừng: "Ông ấy... hay sờ... bụng con". Tôi không biết nói làm sao cho mẹ hiểu cảm giác nhờn nhợn khó chịu mỗi khi tôi phải gặp người đàn ông có mái tóc hoa râm, luôn đeo kính trắng, nói giọng ngọt ngào, chân tay sạch sẽ thơm mùi nước hoa, hay cho tôi cả nắm kẹo rồi kéo tôi vào ḷng hôn hít. Tôi không dám nói ra vị trí chính xác mà người đàn ông đó hay t́m cách luồn tay vào. Cho nên mẹ tôi nhíu mày rồi cau có: "Vớ vẩn, chỉ lười... Đi lấy tiền về cho tao!". Tôi chỉ c̣n cách đứng trước cửa nhà ông ta, gào lên: "Trả tiền đây!". Từ trong tủ kính sáng trưng, bà vợ tṛn trĩnh và bóng lộn của ông ta lăn ra, xỉa xói vào mặt tôi mắng: "Tao nợ nần ǵ mày mà mày gào tướng lên trước cửa nhà tao thế, con mất dạy?".

Ông chủ tiệm vàng không đến mua đường muối của mẹ nữa, xem như mẹ tôi mất một mối hàng. Nhưng chẳng bao lâu sau, mẹ đáng thương c̣n mất nhiều hơn nữa. Cũng chỉ tại tôi. Như mọi khi, mẹ giao nhà cho tôi để đi lấy thêm hàng về bán. Như mọi khi, bà chủ hụi đến thu tiền hụi. Tôi vui vẻ mở tủ lấy tiền giao cho bà ta. Bà dịu dàng vuốt tóc rồi vuốt má tôi khen tôi ngoan. Đến chiều mẹ về tá hỏa nghe tôi nói số tiền quá lớn. Mẹ vung tay tát tôi liên tiếp mấy cái rồi ứa nước mắt, rít lên: "Giời ơi, vốn liếng của tao".

Thái độ hung dữ bất ngờ của mẹ khiến tôi hoảng sợ. Tôi ôm hai cái má sưng đỏ bỏ chạy, đi t́m chị Sương. Chị Sương bé bỏng đă thoa dầu lên má cho tôi. Những ngón tay chai run run gượng nhẹ di di những giọt dầu lên hai cái má bỏng rát.

Thế mà bây giờ chị lại nằm đây, sóng soải, im lặng và lạnh ngắt như những con cá nằm trên mặt bơ. Từ khóe miệng của chị cũng rỉ ra chút máu y như lũ cá bị vạt mơm. Sao chị chẳng nói ǵ với tôi? Như đă thổ lộ rất nhiều điều ấp ủ vào buổi chiều hôm đó ?

Chiều hôm đó cả hai đă ngồi thừ ra bên cái thùng rộng cá. Những con cá đen đủi sầu muộn ngước mắt nh́n chúng tôi. Tội nghiệp chúng, cái thùng chật chội quá. Chị Sương bé bỏng thở dài nói ước ǵ tao có cái thùng rộng hơn, để lũ cá không phải chen lấn nhau quằn quại, vùng vẫy đùng đùng như thế này, tiếng cá quẫy nghe sợ làm sao. Tôi căi tiếng cóc cóc khi cái chày nện xuống đầu chúng mới dễ sợ hơn chứ. Chị Sương ao ước mai mốt lớn lên sẽ xây một cái hồ thật to cho lũ cá, cho chúng nó ăn, cho chúng nó đẻ, tha hồ tự do bơi lặn, sinh sôi nảy nở hàng đàn hàng lũ. Hóa ra chị không thích chút nào cái việc ngày ngày phải nện chày xuống đầu những con cá.

Tao nghe nói có một giống cá rất đẹp tên là mỹ nhân ngư, người ta bảo nó đẹp hơn cả mấy con hồng long, kim long ở tiệm vàng Kim Sáng nữa đấy. Em chưa từng thấy con cá ấy bao giờ. Chị Sương sờ sờ cái chày th́ thầm tao cũng chưa, may cho con cá, không th́... Nhưng chị ơi, chỉ những người giàu có sang trọng như chủ tiệm vàng Kim Sáng mới đủ tiền nuôi cá cảnh, nhất là những con cá đẹp như con mỹ nhân ngư. Không phải, chính những con cá đẹp mang lại sự giàu có sung túc cho người nuôi nó. Chị Sương cả quyết tao dám chắc mỹ nhân ngư là giống cá linh, nó đẹp nhất trong các loài cá mà, ai mà có nó trong nhà chắc chắn sẽ được may mắn và hạnh phúc. Tôi cũng hy vọng điều chị Sương tin là đúng.

Bà chủ tiệm vàng Kim Sáng đẻ em bé, rao khắp chợ t́m thuê người giặt tă, dọn dẹp cứt đái. Chị Sương xin được công việc này. Buổi sáng chị ngồi ngoài chợ phụ mẹ bán cá. Buổi chiều chị vào tiệm vàng cho người ta sai bảo đổ bô, pha sữa, cọ rửa, lau chùi ... Có khi chị phải ở lại đêm để bồng ẵm dỗ dành em bé những hôm nó khó ở quấy khóc khiến bà chủ không ngủ được. Chị Sương bé bỏng cần cù thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm việc để kiếm tiền xây cái hồ rộng nuôi đàn cá đẹp mỹ nhân ngư. Nhưng chị làm không được bao lâu th́ bị đuổi. Bà chủ béo tṛn trắng bong như quả trứng vừa xô vừa đẩy chị Sương bé bỏng xanh xao ra đường, cái miệng đỏ chót như ma cà rồng hút máu the thé hú lên: "Mày xéo ngay ra khỏi nhà tao, con đĩ!".

Mấy tháng sau, tôi đi đến đâu cũng trông thấy người ta chụm đầu bàn tán. Mấy bà khách mua cá cứ chần chừ chuyện văn, đứng ́ trước sạp lơ mắt lom lom nh́n chị Sương. Người ta x́ xào h́nh như chị Sương có chửa. Tất nhiên là chửa hoang không biết của ai. Đàn bà th́ bĩu môi nói cái con bé coi hiền lành ít nói vậy mà hư thân mất nết tự bao giờ. Đàn ông th́ cười cợt đúng là con nhà hàng tôm hàng cá, nền nếp ǵ đâu, ranh con nứt mắt mới tí tuổi đầu đă lẳng lơ dâm tặc, bé như cái kẹo chẳng biết mỗi lần "đi" được bao nhiêu tiền. Những cái nh́n lom lom, những tiếng huưt sáo, những lời x́ xào đồn đại xa gần bóng gió đă nhấc chị Sương từ chỗ ngồi bên cạnh thùng cá thảy lên cao cao tận nóc nhà mái tôn rồi từ đấy, vứt thẳng xuống đất. Như người ta vẫn thường thản nhiên vứt một bọc rác thối ra đường.

Thế là chị Sương bỏ dở giấc mơ tự tay thả những con cá mỹ nhân ngư đẹp đẽ cho chúng nó bơi trong cái hồ rộng. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu v́ sao cùng là những con người nhỏ bé, nhưng chú bé con vua khoác tấm áo vàng th́ được đứng trong sân chùa tỏa hào quang lộng lẫy, thân thể sực nức hương trầm trong âm thanh rộn ră khúc tụng ca, c̣n chị Sương bé bỏng của tôi, đang thu ḿnh lặng lẽ ngồi im đâu đó ch́m khuất trong bóng đêm ủ rũ trước quan tài của ḿnh.

Tôi vẫn tiếp tục công việc giao hàng mỗi sáng sớm. Len qua những tấm lưng lạnh lùng chèn ép, né tránh những gót chân nặng nề luôn chờ chực đạp lên chân ḿnh, tôi lầm lũi đi qua những ngơ chợ xôn xao, buồn rầu tự nhủ ḿnh cô đơn biết chừng nào. Nhà ở chợ ken két mở cửa. Người chạy chợ x́nh xịch đậu xe. Những sạp hàng lộc cộc ngả xuống, những cái dù bựt bựt bung lên, những tấm vải nylon kêu roàn roạt trước khi xoải ra trên nền đất, những túi hàng rào rào xổ tung, từng món một bắt đầu được cẩn thận bày biện. Mọi việc vẫn diễn tiến b́nh thường không hề đứt đoạn. Xóm chợ ồn ào kẻ đến người đi không có ǵ đau đớn, chẳng có ai nhung nhớ buồn thương.

Trong không gian náo động của buổi b́nh minh chất chứa bao âm thanh và h́nh ảnh ấy, tôi bỗng thấy thấp thoáng một h́nh hài bé nhỏ quen thuộc. Mờ mờ như sương. Mừng rỡ, tôi rối rít chạy theo kêu: "Ủa, chị Sương, chị đi đâu thế?". Chị Sương dừng lại nh́n tôi như thể chị vừa rời khỏi cái chỗ ngồi khuất sau thùng cá, đứng dậy đi đâu đó một lát cho đỡ mỏi người và t́nh cờ gặp tôi. Chúng tôi đứng lặng nh́n nhau. Đó là cái nh́n thấu hiểu và đồng cảm. "Chị về trời". Giọng chị nghe thật lạ lùng, khẽ khàng và nuối tiếc. Tôi thương xót hỏi: "Chị về trời ư? Thế c̣n... mỹ nhân ngư th́ sao?". Như bị mỏi tay, chị Sương đưa cái chày nhuốm máu cho tôi cầm giúp: "Là của em. Tất cả mỹ nhân ngư trên đời này là của em, chị tặng em đấy, em muốn làm ǵ chúng th́ làm".

Từ đó, tôi phải tự ḿnh ṛng ră đi khắp nhân gian để t́m cho được những con cá đẹp mang tên mỹ nhân ngư, thu thập chúng về và đem phân phát cho những trẻ con khác.

C̣n ông chủ tiệm vàng Kim Sáng, một hôm người ta phát hiện thấy ông ấy tắt thở trên giường, hai con mắt mở to bất động như mắt cá chết, lớp da trên trán tự nhiên bị bong tróc rách toác, lộ ra một mảng xương trắng. Lạ nhất là xung quanh người đàn ông lúc nào cũng thơm tho ấy lại đậm đặc mùi cá.

LIÊM TRINH
(VO DO sưu tầm, /O-O/ chuyển)

colorbar.gif

Trai dang da chin mui

HƯƠNG XƯA.

 

Sara  người láng giềng, đến gơ cửa nhà tôi làm quen ,khi tôi vừa đến đây. Vùng Poulsbo.Ven thung lũng Silverdale . Đó là người đàn bà gốc Ấn. Ăn vận y hệt như  đàn bà Mỹ .Nếu nước da không đen xanh , đôi mắt không trũng sâu quầng đen, th́ khó mà nhận ra đó là người Ấn lắm.

 

Nhà Sara trên đầu dốc ở cuối con đường nằm sát b́a rừng.Khu rừng đầy những cây thông,chen kẽ những cây hoang dại. Rậm rạp.Vào mùa Thu lá bạc trắng.( tôi thích thú vô cùng ) Khu rừng có những con gấu đen thỉnh thoảng đi vào xóm . Tôi và Sara thân nhau  tự lúc nào mà tôi không nhớ rơ.        

 

Nhiều lần tôi đi bộ đến nhà Sara chơi.Trong vườn của Sara đầy những khóm hoa hồng.Sang Mỹ nhiều năm nhưng Sara không hề đi làm . Ở nhà chăm sóc khu vườn nhỏ xíu này .. Tôi thích những bụi hoa dại không tên của Sara, những chùm hoa dại mùa Xuân nở hoa tim tím .Từng chùm, từng chùm bên  hàng rào.

 

Bên trong nhà Sara là cả một thế giới mùi hương. Mùi hương ướp vào bên trong của Sofa, ướp vào bên trong của bàn ghế. Ướp vào bên trong của những bức tranh treo trên tường. Mùi hương của sweet bay .. Mùi hương của quế .. Mùi hương của hồi .. Mùi cay nồng của ớt .. Mùi cay nồng của hồ tiêu ..

 

Giống như tôi, Sara thích ăn bắp nướng mua ở Street Food bên xứ Ấn ,c̣n tôi mua bắp nướng của Bà Tư  đầu đường nhà tôi ở Rạch Giá . Sara thích ăn chuối nướng giống như tôi, chuối nướng chín ép mỏng có thoa nước dừa ,trong nước dừa có hành lá , c̣n nước dừa của Sara có thêm  Curry vào.

 

Nhiều lần Sara mang đến nhà tôi những tô Curry gà nấu với khoai tây , đầy hương vị Ấn.

Sara dùng đũa, khi tôi mời Sara ăn món bún Rạch Giá tôi nấu với cá Salmon, gia vị là hành xanh và ng̣ rí , ớt tỏi xay thật nhuyễn cho dấm chua vào, chan lên trên tô bún, ăn lúc nước lèo thật nóng . Có giá sống , rau răm  , dấp cá .

 

Những khi gặp tôi Sara hay nhắc về  thành phố nơi gia đ́nh của Sara sinh sống. Xứ Ấn xa xôi, nắng cháy da, nóng kinh khủng, hạn hán kéo dài, một nơi nghèo khổ .

 Sara nói với tôi hôm qua ở thành phố mà em trai Sara sống đă có nhiều cuộc bạo động người em trai không dám đi ra chợ , trong nhà không có củi để nấu nướng. Củi quí lắm người em phải mua hàng ngày, từng bó, từng bó .

Nước c̣n quí hơn nữa, má Sara phải thức từ tờ mờ sáng để hứng từng lon nước. Nước hiếm như thế nhưng trước nhà của Sara trồng đầy hoa hồng.

Sara khoe với tôi những bức ảnh chụp gia đ́nh Sara ở Ấn.

 

 Lúc nào Sara cũng nói với tôi(đầy tự hào) về  những của hồi môn mà Sara mang về nhà chồng: Đó là đôi bông tai ngọc bích Ấn, xanh biếc lấp lánh, lấp lánh . Những chiếc ṿng  đeo tay bằng vàng, chiếc nhẫn kim cương sáng chói. Những thứ mà Sara đă có từ thời bà cố, bà sơ để lại.

 Sara bùi ngùi thương cảm cho những người con gái Ấn khác không may mắn như bà , không có của hồi môn mang về nhà chồng, đă bị khinh rẻ, đánh đập. Đôi khi  Sara mang những trang sức ấy vào đôi tay. Vào đôi chân  vàng thật  là vàng  sang nhà tôi chơi.

 

Con gái mờ hai bến nước:

Bến đục th́ chịu, bến trong th́ nhờ.*

 

 C̣n tôi mơ màng nhớ về quê ngoại Rạch Giá của  tôi, một nơi xa xôi. Bên kia bờ Thái B́nh Dương. Tôi dùng cây viết ch́ vẽ h́nh chữ S và chỉ vào gần điểm cuối của chữ S : đó quê tôi đó , Sara.

 

 Cuối con đường trải đá , lổm chổm, đầy những "ổ gà". Phía bên phải là căn nhà lợp bằng lá dừa nước hăy c̣n xanh non. Mùa nắng cháy da những mảnh lá chầm bằng đọt dừa non ấy, khô rút lại. Đó là lúc trong nhà đầy những bóng nắng. Bóng nắng thở dài từ trên nóc  xuống nền  đất. Nhiều lắm .. nhiều lắm ..Cả trăm ngàn hạt bụi nhỏ li ti , li ti chạy dài theo bóng nắng ..

 

Hai bên đường vào nhà là hai đám hoa mười giờ nở đỏ rực (loại hoa không thích nước ) lúc hoa mười giờ nở là lúc Má tôi đi chợ về, ngày nào cũng vậy.  Đứa em trai  duy nhất của tôi chỉ về nhà khi đến giờ cơm chín, hay trở về nhà đột ngột lúc đầu nó u một cục, hay lỗ mũi, chảy máu.

Má tôi khóc.

Giữ em th́ quá tệ ,nhưng chăm sóc tưới nước, những dây bầu sau nhà là một công việc  thích thú nhất của tôi . Khi bầu ra thật nhiều trái. Má tôi nấu canh bầu với tép cho chúng tôi ăn. Má tôi  nêm nước mắm Phú Quốc vào trong canh , sau đó rắc hành lá và ng̣ rí lên mặt tô canh.

 

Mùa mưa đầu mùa.  Em tôi đi vớt những con cá nhái trong một cái ao nhỏ gần nhà về nuôi. Vài ngày sau chúng mọc hai chân sau, rồi hai chân trước . Đào thoát, khỏi mảnh lu bể bằng đất nung mà không để lại một dấu vết ǵ.

Em tôi khóc.

Mùa mưa căn nhà thơm mùi mắm kho của má . Mùi thơm bay sang nhà cô Hai hàng xóm.  Cô Hai  nói với má tôi:

Ăn mắm lắm cơm,

Ăn cá khá cơm.

Má tôi kho mắm với cá lóc. Ăn với rau dừa non xèo.Có cả những cọng  bông súng đă lột da ở phía ngoài, có giá sống và cả rau thơm: húng nhủi, húng quế . Má tôi cắt ớt hiểm thành những lát thật mỏng và rắc lên trên mặt của tô mắm.

 

Đêm bắt đầu bằng những tiếng hát kỳ diệu của hàng ngàn con nhái, ếch, ểnh ương, kéo dài .. kéo dài ..  Trời mưa rả rích, tiếng sấm, tiếng sét nổ gịn,vẫn có tiếng rao vang vang :

Bánh ḿ nóng gịn đây ..

Bánh ḿ nóng gịn đây ..

Má tôi  choàng dậy và mua cho chúng tôi những ổ bánh ḿ nóng của cậu bé trai trạc tuổi của chúng tôi và má tôi luôn miệng khen : Cháu giỏi quá!

Mùa nắng , là mùa có nhiều con quạ đen đen đậu trên cây sua đũa sau nhà, hát ḥ inh ỏi. Quạ. Quạ. Quạ .

Ăn khế ta trả vàng.

May túi ba gang .

Lấy vàng mà đựng

Điệu nhạc muôn thuở không thay đổi.

 

Một ngày trời nắng chang chang. Em tôi biến mất như những con cá nhái.  Má và chị tôi t́m kiếm khắp nơi.

Chị tôi khóc.

Căn nhà càng vắng vẻ thêm, im lặng .. im lặng ..  Buồn u buồn.

 

Hai đám bông mười giờ trồng hai bên đường vào nhà không c̣n nữa v́ trận ngập lụt năm nào. Hoa đẹp và đỏ rực như đôi má hồng đào của cô thiếu nữ đồng nội, quê mùa, mộc mạc.

 

Sara lái xe gần tới nhà tôi, nhoài ḿnh ra khỏi xe, đưa tay vẫy vẫy , khi thấy tôi đứng trong vườn trước nhà nh́n bâng quơ đàn vịt trời từ đâu đến tắm trong hồ nước trong xanh bên kia đường.

Tôi cười với Sara và cũng đưa tay vẫy vẫy . Người đàn bà đeo đôi bông tai ngọc bích Ấn . Càng ngày đôi mắt càng quầng đen và thụt sâu.

Sara nói với tôi :

- Tối hôm qua cả đêm không ngủ được, đấm bóp cho Khambatta (chồng Sara) suốt đêm, mệt  quá mà ông ta không chịu ngủ!

Hay tôi đă uống cà phê  và trà Ấn quá nhiều đă làm  mất ngủ ?!

Sara khóc.

 

Lâu lắm tôi không gặp Sara .Tôi tưởng chừng Sara đi London hay trở lại Mumbai (Bombay) vào những ngày hè (Sara thường đi du lịch khắp đó đây) .Tôi gọi điện thoại cho Sara chuông reo măi. Cho đến một ngày tôi đọc trong mục chia buồn của tờ báo địa phương phát không mỗi tuần hai lần bỏ trước cổng nhà  :  Sara không c̣n nữa !

 

Mùa hè nhưng tôi thấy lành lạnh, cơn gió nhẹ nhưng mặt hồ xao động . Đàn vịt trời vỗ cánh bay đi. Về đâu? Những cánh chim trời ..

 

Nguyễn-Thị- Ngọc-Tuyết

WA.





Chú thích riêng của tác giả:

 *Một bến (đục) và một bến (trong) là hai bến (mờ đục trong)

colorbar.gif

website counter