RA.CH GIÁ---------TRA(M NHÓ' NGÀN THU'O'NG 3

Home | SU'U TÂ`M TIN | SU'U TÂ`M TIN (tt) | SU'U TÂ`M TIN 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I | BÀI VIÊ'T MÓ'I (tt) | BÀI VIÊ'T MÓ'I 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 2 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 3 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 4 | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | NU. CU'̉'I VA(N HO.C (tt) | NU. CU'̉'I VA(N HO.C 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ | SU'U TÂ`M TÊÚ (tt) | SU'U TÂ`M TÊÚ 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ 2 | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [1] | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [2] | NU. CU'̉'I CON TRE? | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M (tt) | SU'U TÂ`M tt /tt/ | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | NU. CU'̉'I VI TÍNH | VU LAN | VU LAN (tt) | CÁO PHÓ | CÁO PHÓ & PHÂN U'U & CA?M TA. | CÁO PHÓ & PHÂN U'U | CÁO PHÓ & PHÂN U'U [tt] | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 1 | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 2 | PHÂN U'U | PHÂN U'U * | PHÂN U'U ** | PHÂN U'U *** | CA?M TA. | T̀M NGU'̉'I | THÔNG TIN-LIÊN LA.C

VA(N HO'A-XA~ HÔ.I

0_0_0bohong_no.gif


NGƯỜI BẠN THẬT SỰ

 

- Người bạn b́nh thường có thể chưa bao giờ thấy bạn khóc, nhưng người bạn thật sự sẽ luôn là đôi vai cho bạn tựa vào mỗi khi bạn buồn khổ.

 

- Người bạn b́nh thường tỏ ra khó chịu khi bạn trễ hẹn, nhưng người bạn thật sự sẽ hỏi xem bạn mắc kẹt chuyện ǵ.

 

- Người bạn b́nh thường lắng nghe những vướng mắc của bạn, nhưng người bạn thật sự sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc đó.

 

- Người bạn b́nh thường luôn là khách khi đến thăm bạn, nhưng người bạn thật sự th́ luôn tự phục vụ ḿnh khi đến nhà bạn.

 

- Người bạn b́nh thường cho rằng t́nh bạn sẽ chấm dứt sau những lần căi cọ, c̣n người bạn thật sự lại tin rằng t́nh bạn sẽ càng thân thiết hơn sau những cuộc tranh căi.

 

- Người bạn b́nh thường luôn mong muốn bạn sẽ giúp đỡ họ, người bạn thật sự luôn có mặt khi bạn cần sự giúp đỡ.

 

- Vậy người bạn thật sự là ǵ ? Là người vẫn gắn bó với bạn ngay cả khi tất cả những nguời bạn khác xa lánh bạn.

 

Tác giả:  VÔ DANH

(T.P. sưu tầm)

6 NGHỊCH LƯ Ở VIỆT NAM :

 

6 NGHỊCH LƯ Ở VIỆT NAM :

 

1 - Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.

2 - Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.

3 - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.

4 - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống

5 - Ai cũng sống nhưng không ai hài ḷng.

6 - Ai cũng không hài ḷng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ư".

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

tbehonhong.jpg

200 NĂM NGÀY SINH HANS ANDERSEN

 

200 NĂM NGÀY SINH

HANS ANDERSEN

 

 

* BBC, 31/3/05

 

Truyện của Andersen bắt đầu giống như truyện cổ tích cho trẻ em, nhưng lại kết thúc như một câu chuyện triết lư

 

Năm 2005 này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Hans Christian Andersen, nhà văn nổi tiếng thế giới chuyên viết chuyện cho trẻ em, tác giả của những câu chuyện đă trở thành kinh điển như Nàng tiên Cá, Chú Vịt Con Xấu Xí, và Bộ Quần Áo Mới của Hoàng Đế ..v..v..

 

Từ nhiều năm nay truyện của ông đă được chuyển thể thành những bộ phim rất được ưa thích. Theo bộ phim Hollywood này về cuộc đời nhà văn Andersen th́ ông kể chuyện hay tới mức những câu chuyện đó tồn tại tới ngày nay.

 

Những câu chuyện của ông thật giản dị đă cuốn hút cả trẻ em và người  lớn trên khắp thế giới và nay được dịch ra trên 150 thứ tiếng.

 

* Nghe tạp chí Văn hóa

 

Hans Christian Andersen sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805, tại Oddense, Đan Mạch.

 

Cha ông là một người thợ đóng giầy và mẹ ông chuyên giặt thuê quần áo cho những gia đ́nh giàu có, và trong các câu chuyện của ông có thể thấy nhiều chủ đề nói về sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo.

 

Ngay từ khi c̣n nhỏ, ông đă yêu thích nghệ thuật. Andersen được học hành rất ít và khi c̣n là một cậu bé luôn là người dễ xúc động, hay sợ hăi và thường bị trêu.

 

Cha ông mất năm 1816 khi ông mới 11 tuổi và ông buộc phải đi làm. Ông rời quê hương lên Copenhagen để kiếm sống năm 14 tuổi, khởi đầu là làm ca sĩ, điện viễn nhưng đă không mấy thành công.

 

Nhờ sự giúp đỡ của người đỡ đầu là Đạo diễn Nhà hát hoàng gia, Andersen học tiếp phổ thông năm 1822, khi đă 17 tuổi, vào năm 1828 được nhận vào đại học tại Copenhagen và cũng bắt đầu sáng tác từ đó.

 

Ông được biết đến đầu tiên là một nhà thơ, và nhờ những bài thơ đó có thêm nhiều người bảo trợ, cho phép ông, một người rất thích đi du lịch, có dịp đi tới nhiều nước tại châu Âu. Và trong những chuyến đi đó, ông đă gặp các nhà văn nổi tiếng thế giới như Victor Hugo, Heinrich Heine, Balzac, Alexandre Duma và Charles Dickens.

 

Nhưng danh tiếng của ông c̣n đến ngày nay là gắn liền với những truyện cổ tích được viết từ năm 1835 - 1872.

 

Tập truyện cổ tích đầu tiên của Andersen xuất bản năm 1835 và đă rất thành công.

 

Sau đó ông đă viết rất nhiều truyện thiếu nhi khác, gần như mỗi năm một tập, tổng cộng hơn 150 truyện và đă trở thành nhà văn vĩ đại nhất tại Đan Mạch và một trong những nhà văn viết truyện trẻ em được yêu thích nhất trên thế giới.

 

Những câu chuyện của ông thể hiện ḷng thương cảm đối với những người khốn khó, bị ruồng bỏ và cười nhạo những kẻ hư hỏng, dối trá.

 

Những câu chuyện của ông cũng dạy chúng ta rằng h́nh thức bề ngoài có thể đánh lừa chúng ta và thậm chí vẫn có một vẻ đẹp kỳ diệu ngay chính bên trong những nhân vật mà hầu như không ai ngờ tới.

 

Ngày nay Hans Christian Andersen không chỉ được kỷ niệm tại Đan Mạch, mà ở rất nhiều nơi trên thế giới, như thị trưởng Tucson, tiểu bang Arizona của Mỹ đă tuyên bố một tuần lễ kỷ niệm Andersen vào tháng Tư, và mùa hè năm nay. Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Đan Mạch sẽ biểu diễn tại Nhà hát hoàng gia Albert ở London.

 

Và trẻ em của thế kỷ 21 vẫn tiếp tục yêu thích những câu chuyện của nhà văn từ thế kỷ 19 này.  Ông Simon Williams, thủ thư tại thư viện, cho biết những vấn đề quan trọng đối với trẻ em thời những năm 1800 cũng vẫn quan trọng đối với trẻ em của thế hệ ngày nay.

 

Ông Williams nói Hans Andersen là một người khá sắc sảo trong cách đưa ra những thông điệp mà ông muốn diễn tả, những điều rất chung mà tới tận ngày nay con người chúng ta vẫn tiếp tục suy nghĩ, như tính nhút nhát và ḷng can đảm trong truyện Chú Lính Ch́ Dũng Cảm, hay tính phù phiếm như trong truyện Bộ Quần Áo Mới của Hoàng Đế ..v..v.. Đó thật là một câu chuyện vừa buồn cười vừa thấm thía:

 

"Hoàng Đế là người thật phù phiếm v́ thế ngài đă diễu hành qua thành phố trần như nhộng, trong khi mọi người  th́ nói rằng trông ngài thật tuyệt trong bộ quần áo mới, cho tới khi một em bé chỉ ra rằng thực sự là ngài chẳng mặc quần áo ǵ hết.  Và thế là tất cả người dân trong thành phố cười phá lên, khi thấy thực sự vị Hoàng Đế của họ đă bị lừa".

 

Một số những nghệ sĩ hàng đầu trên thế giới đă lớn lên với những câu chuyện cổ của Andersen.

 

- Elvis Costello, một trong những nhạc sĩ hàng đầu tại Anh, sẽ soạn một vở opera về t́nh yêu không được đền đáp của Andersen với ca sĩ soprano người Thụy Điển, bà Jeny Lind.

 

- Một người hâm mộ khác, là nhạc sĩ người Pháp Jean Michel Jarre, cũng vào tháng Tư này sẽ biểu diễn tại Copenhagen để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Andersen. Jean Michel Jarre cho biết những câu truyện của Andersen đă tạo hứng khởi cho ông như thế nào. Theo ông Jarre, qua cách kể chuyện của ḿnh, Andersen nói về cuộc sống và cái chết, về t́nh yêu và những t́nh cảm của con người .

 

Câu chuyện được Jean Michel Jarre thích nhất là câu chuyện Cái Bóng, về một nhà khoa học già bị mất cái bóng của chính ḿnh, (ta vẫn nói như h́nh với bóng, người đi đâu bóng theo đó), nhưng nó không c̣n theo ông nữa mà Cái Bóng của ông trở thành .. người thật, cũng kiểu như là truyện về ông chủ và kẻ đầy tớ vậy.

 

Truyện của Andersen bắt đầu giống như truyện cổ tích kể cho trẻ em, nhưng lại kết thúc như một câu chuyện triết lư, như truyện Hoàng Tử Tí Hon chẳng hạn.

 

Ngoài những truyện rất nổi tiếng như các độc giả tí hon tới thư viện trung tâm London vừa nhắc tới, c̣n phải kể tới những truyện rất nổi tiếng khác như Cô Bé Tí Hon, Bà Chúa tuyết, Chim Họa Mi, và cả những truyện có lẽ cuốn hút người  lớn hơn là trẻ em như Cô Bé Bán Diêm hay Giấc Mơ Cuối Cùng của Cây Sồi Già.

 

Các tập truyện cổ tích của Andersen có tính đột phá cả về phong cách và nội dung, sử dụng các thành ngữ và cấu trúc của ngôn ngữ nói theo một cách thức rất mới trong văn viết tại Đan Mạch thời bấy giờ. Ông viết đi viết lại cuốn hồi kư, mang tên "Câu chuyện cổ tích về cuộc đời tôi", nhưng năm ấn bản năm 1855 được đánh giá là không có ǵ xuất sắc.

 

Ông qua đời tại gia ở Rolighed ngày 4 tháng 8 năm 1875, hưởng thọ 70 tuổi.

 

Thông điệp rất thôi thúc về cuộc đời của nhà văn Đan Mạch này chính là sức mạnh của t́nh yêu. Và những ấn bản các câu chuyện cổ của ông cũng như những bộ phim dựa vào những câu truyện đó đă khiến ông sống măi trong ḷng người đọc.

 

 

(/O-O/ sưu tầm)

* CÂU ĐỐI 1=>NGUYỄN THÀNH TÀI sưu tầm từ một nhà sư

 

* CÂU ĐỐI 1=>NGUYỄN THÀNH TÀI sưu tầm từ một nhà sư.

 

Một  điều  giận,  hai  điều tham,  lận đận cả đời,  ri  cũng khổ

Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tấc dạ,  rứa  mà vui

 

* CÂU ĐỐI 2=>THIÊN TÂM họa

 

Hai kẻ ăn, tám kẻ ngủ, ngặt nghèo suốt kiếp, rứa không vui

Bảy người kệ, ba người kinh, ngây ngất cả bầy, răng chẳng khổ

 

* CÂU ĐỐI 3=>TU XUẤT họa

 

Ba nỗi hờn, bốn nỗi dỗi, hầm hầm từng phút, vẫn không vui

Chín chuỗi cười, mười chuỗi cợt, phè phỡn vài phen, hầu đỡ khổ

 

damcuoinhaque.jpg


Giải thích thành ngữ - tục ngữ:

 

GIÀU V̀ BẠN, SANG V̀ VỢ

 

Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng "giàu v́ bạn, sang v́ vợ""giàu đổi bạn, sang đổi vợ". Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Ḱ thực th́ đây là hai câu tục ngữ riêng biệt, bởi v́ h́nh thức và ư nghĩa của chúng có sự phân biệt rạch ṛi.

 

Ở câu tục ngữ "giàu v́ bạn, sang v́ vợ", ư nghĩa được toát lên là sự đúc kết một kinh nghiệm lâu đời về cách ứng xử của nguời con trai trước bạn bè và người vợ của ḿnh. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp bạn bè, dù nghèo khó thật, chàng vẫn tỏ ra giàu có và hào phóng. C̣n đối với vợ, chàng tỏ ra ḿnh là người sang trọng, có tài, được nhiều người kính phục. Một số người có cách hiểu khác về câu tục ngữ này. Theo họ, câu tục ngữ này ư nói: nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai mới trở nên giàu sang. Do vậy, chàng trai cần phải quư trọng bạn bè và vợ con. Sự tồn tại cả hai cách hiểu phổ biến đối với câu tục ngữ này có thể t́m thấy cách giải thích, ở cách hiểu từ . Ở cách hiểu thứ nhất, được hiểu trong nghĩa mục đích; c̣n ở cách hiểu thứ hai, được hiểu theo nghĩa nguyên nhân.

 

Cũng là cách ứng xử với bạn bè và người vợ, nhưng ở câu tục ngữ "giàu đổi bạn, sang đổi vợ" mang một ư nghĩa hoàn toàn khác. Câu tục ngữ này trước hết phê phán những kẻ hay thay ḷng đổi dạ. Khi nghèo khó th́ anh c̣n biết chơi với bạn nghèo. Khi giàu có, hắn ta sợ bạn nghèo làm phiền nên bỏ bạn cũ để t́m đến bọn giàu kết bạn mong được lợi lộc, chí ít th́ cũng "có đi có lại" và được tiếng là sánh vai với các bậc đàn anh giàu có trong thiên hạ. Lại nữa, khi anh ta chưa có địa vị, người vợ của ḿnh là tất cả. Nhưng trớ trêu thay, khi đạt được địa vị cao hơn, hắn ta nghĩ ngay tới một người vợ tương xứng hơn với ḿnh. Sự phụ bạc đối với bạn bè, vợ con của bọn người sống bạc bẽo, hợm đời, trưởng giả này không phải là hiếm. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm thực tế qua nhiều thế kỉ và đồng thời cũng là lời kết án đối với lối sống của những hạng người như vậy.

 

Rơ ràng là hai câu: "giàu v́ bạn, sang v́ vợ""giàu đổi bạn, sang đổi vợ" là hai câu tục ngữ riêng biệt. Mỗi câu biểu thị một ư nghĩ riêng, đúc kết một chân lư riêng và bài học được rút ra qua đó cũng rất riêng.

 

/o-o/ trong VIỆT NAM THI ĐÀN sưu tầm

 

mando.jpg

SỐNG TRÊN ĐẤT PHÁP - CHỢ TÀU

 

SỐNG TRÊN ĐẤT PHÁP - CHỢ TÀU

* Bạch Thái Hà.

 

Paris và vùng phụ cận có rất nhiều chợ và tiệm ăn Á Châu. Ngoại trừ hai tiệm Thanh B́nh buôn bán thực phẩm do người Việt Nam làm chủ, một gần rạp Mutualité, một ở Ivry sur Seine, và một tiệm của CSVN gần métro Nationale, đa số các tiệm khác đều do người Tàu làm chủ.

 

Chợ 13 trải dài trên hai đại lộ Ivry và Choisy đến Place d'Italie tạo thành một tam giác sầm uất nhất, chợ Nationale, chợ Belleville, chợ gần Porte de la Chapelle, chợ Ivry sur Seine, Lognes, Cergy St-Christophe, Bussy St Georges, các quầy kính bán thực phẩm Á Châu khắp các chợ phiên Paris và vùng phụ cận, chỗ nào cũng đông người. Các thành phố lớn như Lyon, Marseille, Bordeaux, Strasbourg, Nantes đều có chợ Tàu.

 

Số vốn các chợ Tàu, mới đầu do người Tàu Nam Vang hay Chợ Lớn tỵ nạn đem qua, sau là vốn của người Tàu Hương Cảng, Trung Hoa Lục Địa đưa sang, một số ít thuộc người Thái Lan, Lào, Ấn Độ. Tất cả đều sống dựa vào danh nghĩa cộng đồng Việt Nam. Người ta không ngạc nhiên đọc trên nhăn hiệu các loại thực phẩm in bằng tiếng Tàu, Thái Lan, Lào đều có thêm tiếng Việt. Các bảng hiệu các tiệm ăn đều thêm các món ăn Việt Nam như 'Spécialités Chinoise, Thailandaise, Vietnamienne', 'Cuisines Chinoise, Vietnamienne et Cambodgienne'.

 

Người Việt Nam ḿnh coi vậy ít kỳ thị hay hờn giận lâu. Mặc dù người Thái Lan đă cướp, giết, hăm hiếp con em ḿnh thập niên 70 và 80 trên biển Đông, bà con ta cứ đổ xô mua trái cây Thái Lan (chôm chôm, nhăn, vải, bưởi, sầu riêng), thực phẩm Thái Lan (ḿ gói, bánh phở, nước mắm, nấm), gạo Thái Lan. Người ta nói gạo Việt Nam chỉ xuất khẩu qua Á Châu và Phi Châu v́ không hội đủ tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù Việt Nam đứng vào hàng thứ ba xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.

 

Người Việt Nam cũng thường xuyên vào các tiệm thực phẩm, các quán ăn Tàu, Lào, Kampuchia mua thức ăn hay ăn uống. Đám cưới Việt Nam cũng thường tổ chức tại các nhà hàng Tàu. Thế nhưng những người buôn bán Á Châu h́nh như coi thường khách hàng. Các loại trái cây, rau đều bao sẵn trong bao nylon, trông ngoài th́ toàn thấy rau tươi, về nhà mở ra mới biết rau tươi trộn lẫn với rau héo, úa hay thối và c̣n cả rễ lẫn đất cát, nhà buôn không cần chú ư đến luật lệ vệ sinh. Th́ ra các tiệm ép buộc người mua thực phẩm tươi lẫn thối ! Chỉ có tiệm Tàu gần nhà hàng Hawai là sạch sẽ tuy giá hơi cao. Lại có một tiệm Tàu khác khu chợ 13 tự cho ḿnh quyền kiểm duyệt các bích chương cộng đồng Việt Nam dán trước cửa tiệm, tự động xé. Bà con ta phản đối dữ dội mới thôi không dám đụng chạm tới 'phe ta' nữa.

 

Các chủ Tàu cũng đừng quên một số người đă lợi dụng làn sóng tỵ nạn Đông Dương mua chuộc, tráo đổi hộ tịch trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á để qua Pháp. Có người trên thẻ tỵ nạn, họ và tên Việt, nhưng không hề nói thông một câu Việt nào, không hề biết đường Tự Do ở Sài G̣n nằm đâu ? Đầu thập niên 80, gần tới ngày Tết, báo chí, đài phát thanh và truyền h́nh c̣n nói về Tết Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, cơ quan truyền thông chỉ nói đến Tết Tàu, nói đến làn sóng di dân Tàu bất hợp pháp, nạn Mafia Á Châu, sự áp đảo tàu trong vài khu phố Paris đến nỗi các tiệm buôn bán kế cận như tiệm bánh ḿ, tiệm cá thịt, tiệm ăn, tiệm cà phê, bia, tiệm sách, bánh kẹo dần dà biến mất.

 

Tờ Le Figaro ngày 30/10/2003 loan tin nhà nước tịch thu tại đường Vaucouleurs, Quận 11 và tại Bagnolet hơn 140 tấn hàng đông lạnh ươn thối và bắt 5 người Tàu, trong đó có 4 người không có giấy tờ. Phải chăng đây là một hệ thống hay một đường dây buôn lậu có tổ chức và có tầm vóc?

 

350 000 người Việt Nam sống rải rác trên đất Pháp và đóng góp rất nhiều trong việc phát triển kinh tế và văn hóa nước Pháp. Người Việt Nam sống thầm lặng không muốn người ta để ư tới ḿnh, siêng năng học hành tại nhà trường hay làm việc tại các xí nghiệp.

fgoicuon.gif

Bà con ta cũng không chê cơm Tàu, Thái lan, Lào, Kampuchia, thế nhưng phải nói tất cả tiệm Á Châu đều dùng bột ngọt cho vào th

Bà con ta cũng không chê cơm Tàu, Thái lan, Lào, Kampuchia, thế nhưng phải nói tất cả tiệm Á Châu đều dùng bột ngọt cho vào thức ăn. Ai dị ứng bột ngọt ăn vào nổi mụn đỏ trên da, nóng lạnh, đi cầu chảy. Các dĩa DVD dạy nấu ăn của Việt Nam, không có món nào mà lại không có bột ngọt, có một dĩa chiếu h́nh một cô gái trẻ măng dạy nấu ăn, ai tin th́ tin và nhớ đừng quên bỏ bột ngọt vào thức ăn nhé ! Mua dĩa DVD Việt Nam về nấu ăn mở máy ra xem, dĩa cứ cà lâm, chạy tới chạy lui cùng một h́nh ảnh, vài giây sau mới chạy tiếp và sau đó lại tiếp tục cà lâm.

 

Những quán ăn Tàu đông khách, nhất là vào những ngày cuối tuần, khách chưa ăn xong hầu bàn đă đứng sẵn đó ch́a giấy trả tiền như muốn đuổi khách. Ai đă từng dự đám cưới tại nhà hàng Tàu đều gặp cảnh hầu bàn vội vàng chia món ăn ra từng chén bắn tung toé, nhất là vào nửa đêm. Hầu bàn chỉ mong thực khách sớm ra về v́ họ phải chạy vội ra métro đáp chuyến tàu chót về nhà.

 

Trở lại các tiệm ăn, nhất là ở Quận 13, bề ngoài trông sạch sẽ, ghé mắt vào nhà bếp, đi nhà vệ sinh, người ta thấy dán ḅ lên bát dĩa, thức ăn, bao gạo, chuột chạy dưới gầm bàn, chậu rau xà lách, rau thơm để ngổn ngang dưới đất, thùng nước lèo hết để trong nhà cầu, một anh Phi Châu hay Ấn Độ đang rửa chồng bát đĩa dơ, thùng rác để kế cận, dưới đất ướt nhèm nhẹp, chảo chiên thức ăn nồng mùi dầu ăn lâu ngày chưa thay. Cũng may nhờ sự canh tranh của các tiệm Á Châu khác, nhờ Ty Vệ Sinh thường lui tới các tiệm kiểm soát vệ sinh, người và hàng hóa, nhà bếp, nhà vệ sinh, rau cỏ rửa có phần sạch sẽ hơn.

 

Đă đến lúc người Á Châu phải thay đổi phong cách làm ăn, những thói hư tật xấu như làm ăn dối trá, mất vệ sinh. Ai đi chợ Tàu mà lại không bị mắc lừa một hai lần. Chẳng qua người ta không muốn gây x́-căng-đan làm ǵ, nhưng đừng để quá nhiều con sâu làm rầu nồi canh, mang tiếng cả cộng đồng Á Châu khi những vụ tai tiếng này được phơi bày ra ánh sáng pháp luật.

 

Chúng ta phải hội nhập vào xă hội tiếp cư, chúng ta đừng nghĩ là chúng ta lớn tuổi, khó hội nhập, để con cháu hội nhập thay cha mẹ. C̣n ta, ta cứ nói tiếng Tàu, tiếng Việt, tiếng Lào, Kampuchia. Nếu chúng ta suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ bị chính người đồng hương bóc lột chúng ta, con cháu chúng ta xa lánh chúng ta. Nhiều người đi làm trọn buổi nhưng chủ chỉ khai nửa buổi, phần nửa buổi kia chủ trả tiền mặt, có khi chủ không khai báo, làm cả tháng mà không có được phiếu lương. Muốn xin cấp nhà ở, tái hạn giấy tờ tùy thân, xin vào quốc tịch Pháp, phiếu lương đâu có để nạp vào hồ sơ ? Và khi về già người ta mới vỡ lẽ ra trong 20, 30 năm làm việc, chủ chỉ khai báo cho ḿnh có 6, 7 năm, quả là công dă tràng, có làm mà không được hưởng hưu bổng trọn vẹn thời gian làm việc. Ngoài ra nếu chúng ta cứ sống trong không gian nhỏ hẹp với vài gia đ́nh đồng hương quen đă lâu năm, chúng ta đang sống ngoài lề xă hội.

 

Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc, cộng đồng Á Châu sẽ hội nhập và củng cố thế đứng của ḿnh để bênh vực quyền lợi của ḿnh trong một xă hội đa chủng và dân chủ như xă hội Pháp.

 

BẠCH THÁI HÀ

( Paris 11/2003)

Vivre en France-Le marché chinois.

 

XO sưu tầm

website counter