RA.CH GIÁ---------TRA(M NHÓ' NGÀN THU'O'NG 3

Home | SU'U TÂ`M TIN | SU'U TÂ`M TIN (tt) | SU'U TÂ`M TIN 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I | BÀI VIÊ'T MÓ'I (tt) | BÀI VIÊ'T MÓ'I 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 2 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 3 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 4 | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | NU. CU'̉'I VA(N HO.C (tt) | NU. CU'̉'I VA(N HO.C 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ | SU'U TÂ`M TÊÚ (tt) | SU'U TÂ`M TÊÚ 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ 2 | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [1] | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [2] | NU. CU'̉'I CON TRE? | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M (tt) | SU'U TÂ`M tt /tt/ | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | NU. CU'̉'I VI TÍNH | VU LAN | VU LAN (tt) | CÁO PHÓ | CÁO PHÓ & PHÂN U'U & CA?M TA. | CÁO PHÓ & PHÂN U'U | CÁO PHÓ & PHÂN U'U [tt] | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 1 | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 2 | PHÂN U'U | PHÂN U'U * | PHÂN U'U ** | PHÂN U'U *** | CA?M TA. | T̀M NGU'̉'I | THÔNG TIN-LIÊN LA.C

BÀI VIÊ'T MÓ'I 2

Nghề Thầy

 

NGHỀ THẦY

(Tuệ Quang-Tôn thất Tuệ)

 

Giữa niên khóa 1954-1955, lúc tôi đang theo học ban Lư Hóa Sinh (PCB) ở Saigon th́ xảy ra cuộc đụng độ giữa quân đội Quốc Gia và lực lượng B́nh Xuyên. Ở trọ ngay trong khu vực giao tranh, bị mất hết áo quần, sách vở .., không có cách mưu sinh để tiếp tục việc học, tôi quay về Huế kư hợp đồng với Bộ Quốc Gia Giáo Dục qua Nha Đại Diện Giáo Dục Trung Phần, nhận nhiệm vụ Giáo Sư Khế Ước Đệ Nhất Cấp tại trường Trung Học Thành Nội. Đây là trường Nam trung học công lập thứ nh́ tại Huế sau trường Khải Định (danh xưng giai đoạn của trường Quốc Học) và là trường trung học đầu tiên được thành lập ở phía tả ngạn sông Hương, đặt tại Quốc Tử Giám trong Thành Nội.

 

Bước vào "nghề thầy" ở tuổi hai mươi, dự tính ban đầu của tôi  là tạm dạy học một thời gian, kiếm tiền để dành hầu trở lại ngành học cũ. Trung học Thành Nội là một trường tân lập, vào niên khóa đầu chỉ có một lớp Đệ Lục (Lớp Bảy) và bốn lớp Đệ Thất (Lớp Sáu) nên tôi phải phụ trách giảng dạy nhiều môn và lên lớp cùng với học sinh sau mỗi niên khóa.

 

Năm 1956, theo chỉ thị của Bộ Giáo Dục, Hội đồng Giáo Sư được triệu tập để t́m tên chính thức đặt cho trường. Nhận thấy Quốc Tử Giám vốn là cơ sở giáo dục của triều đại Nguyễn-Phước và Hàm Nghi là vị Hoàng Đế thiếu niên anh hùng, ái quốc thuộc ḍng họ này, tôi đề nghị xin dùng Đế Hiệu của Ngài để đặt tên cho trường. Đề nghị của tôi được Bộ Giáo Dục chấp thuận. Trường Trung Học Hàm Nghi phát triển nhanh, chỉ sau mấy năm đă trở thành một trường trung học đệ nhị cấp lớn, tồn tại được 20 năm, từ 1955 đến 1975.

 

Sau ba niên khóa gần gũi tiếp cận lớp trẻ hồn nhiên, trong trắng (mà giờ đây tất cả đều đă ngoại lục tuần và một số khá đông đă trở thành những nhân tài có tên tuổi), ư định ban đầu là tạm sống nhờ nghề  "godautre" không c̣n trong tôi nữa ; tôi thấy yêu trường, yêu lớp, yêu  phấn trắng bảng đen .. nhận thức rơ những ư nghĩa cao đẹp của "Nghề Thầy", nên năm 1958 khi quyết định trở lại Đại học, tôi bỏ ngành học cũ, chọn theo ngành mới : Sư Phạm và Văn Khoa.

 

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1961, tôi được bổ nhiệm về trường Trung Học Vơ Tánh, Nha Trang.  Bắt đầu dạy học từ năm 1955 tại Huế nhưng phải nói là tới thời điểm năm 1961 và tại miền thùy dương cát trắng Nha Trang, tôi mới chính thức đóng vai tṛ một nhà giáo thực thụ, thủy chung gắn chặt đời ḿnh với "Nghề Thầy".

 

Bước vào "Nghề Thầy", tôi chỉ mong thể hiện thiên chức một nhà giáo đúng nghĩa, làm tṛn phận sự của ḿnh khi tại nhiệm, sưu tập sách vở tài liệu để sau khi nghỉ hưu sẽ trau giồi thêm kiến thức và sáng tác. Không có sở trường hành chánh và khả năng chỉ huy, tính t́nh lại vụng về (khi nào cũng vuông như  "lỗ đồng tiền") khó làm vừa ḷng kẻ khác, thế nên, để tránh khỏi những đụng chạm phiền toái, tôi đă không hề dám nhận một chức vụ điều khiển nào được Bộ Giáo Dục ban cho. Thuộc gia đ́nh có truyền thống Phật Giáo (mẹ tôi là một phật tử thuần thành) nhưng tôi ít khi đi lễ chùa, không hề thân cận các tu sĩ, không tham gia các đoàn thể phật tử. Tôi kính ngưỡng không riêng Phật Giáo mà tất cả mọi tôn giáo chính thống. Không mấy thích thú "làm chính trị", tôi từ chối gia nhập mọi đảng phái chính trị kể cả đảng Dân Chủ của tướng Nguyễn văn Thiệu (mà rất đông công chức và nhà giáo đă gia nhập). Chính v́ những dữ kiện đó mà sau cuộc "đổi đời", muốn có lư do để buộc tội, "chế độ mới" cáo buộc rằng tôi đă ngụy trang quá khứ, chuẩn bị sẵn một vai tṛ "vô tội vạ" để ở lại quê nhà hoạt động phục vụ cho cơ  quan t́nh báo Mỹ C.I.A.. Tôi  bị liệt vào một trong các "tội phạm" : C.I.A, Nợ Máu, Phượng Hoàng .. được qui định trong điều 2 của nghị quyết 87, một nghị quyết do ông Phạm văn Đồng kư từ trước. Gần mười lăm năm trong "Nghề Thầy", tôi đă thực hiện nghiêm túc, đúng đắn vai tṛ một nhà giáo, được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa ghi nhận và ân thưởng BỘI TINH VĂN HÓA GIÁO DỤC năm 1972. Và, cũng với chứng tích này, người ta gán cho tôi tội "tích cực đóng góp xây dựng chế độ NGỤY".

 

Biến cố 1975 và t́nh trạng sống căng thẳng đầy đe dọạ trong thời gian mấy năm tiếp theo sau đă kết hợp thành một cường lực ly tâm vô t́nh và tàn nhẫn, xua đẩy tôi và gia đ́nh ra khỏi ḷng mẹ quê hương xa đến tận  nửa ṿng trái đất. Trong những ngày tháng tha hương lưu lạc đó đây,  thỉnh thoảng tôi may mắn gặp lại vài thầy giáo cũ, đôi bạn học xưa và khá nhiều môn sinh ngày trước của ḿnh ở Huế và Nha Trang.

 

Để khuây nguôi bớt những phiền muộn, để giải bày tâm sự và để khuyến khích các bạn trẻ lưu lạc nơi xứ người trau giồi ngôn ngữ Việt, tôi thường tham gia xướng họa thơ trên vài diễn đàn. Bút hiệu của tôi là Tuệ Quang, một bạn thơ trẻ (so với tuổi của tôi) ban đầu tưởng lầm tôi là một nhà tu hay ít nữa là một người tu xuất ; về sau, khi biết rơ trước kia tôi là một nhà giáo, đă gởi cho tôi bài thơ "NHÀ GIÁO NHƯ ÔNG LÁI Đ̉" mà bạn ấy đă viết tặng các "Thầy, Cô". Đại ư bài thơ nói "thầy giáo giống như người đưa đ̣ mà học tṛ là những khách qua sông. Thầy giáo buồn v́ nghĩ rằng sau khi đă qua sông, chẳng biết khách có c̣n tưởng nhớ để  trở lại bến xưa thăm người lái đ̣ cũ !!!"

 

Tôi cám ơn người bạn thơ trên mạng lưới và chỉ xin tán đồng một nửa ư kiến của bạn ấy rằng "thầy giáo đúng như người đưa đ̣, mỗi niên khóa đưa một lứa học tṛ sang sông". Nhưng xin không đồng ư về nửa kia : "thầy buồn v́ nghĩ rằng học tṛ sẽ quên thầy mà không trở về thăm".

 

Theo tôi, thầy giáo quả thật có thấy buồn v́ cứ sau mỗi niên khóa phải tiễn đưa một lứa học tṛ đi vào đường đời bao la như nh́n theo những ḍng sông chảy vào đại dương bát ngát, chẳng biết c̣n có lần tái ngộ. Nếu nước sông có trở về nguồn th́ cũng phải trải qua nhiều dạng thức : bốc thành hơi, đọng thành mây, bay về núi, tụ thành mưa rồi mới tuôn xuống suối để chảy vào sông .. Học tṛ cũng vậy, giă từ thầy khi mái tóc c̣n xanh, gặp lại thầy khi tóc đă thay màu. Lúc ấy chỉ tṛ dễ nhận ra được thầy, c̣n thầy th́ khó ḷng nhận ra tṛ nếu không được tṛ nhắc lại chuyện những ngày xưa cũ.

 

Thầy bùi ngùi khi chia tay học tṛ v́ e rằng sẽ  không có lần gặp lại chứ không phải v́ sợ tṛ sẽ quên thầy.

 

Người Việt ta, dù với tín ngưỡng nào, đều có tinh thần trọng Nho, xem nặng t́nh nghĩa thầy tṛ. Cố nhiên cũng có vài trường hợp đặc biệt : một vài học tṛ giận thầy, oán thầy, thậm chí ghét thầy .. nhưng chỉ là một số rất ít, đại đa số đều quí mến thầy.

 

Tôi bắt đầu làm thầy giáo vào năm 1955. Hồi đó, ở các lớp đệ nhất cấp có những học tṛ chỉ kém tôi vài tuổi và giờ đây tất cả đều đă quá độ lục tuần.

 

Một mùa hè nọ, một giáo sư đại học ở Úc (Trần xuân D.) nhân tới Canada tham dự hội nghị giáo dục, vào ngày cuối cùng nghe tin tôi đang ở Montréal, trước giờ lên máy bay trở lại Úc, đă vội vàng ghé thăm để biết "Thầy bây giờ ra sao ?, c̣n trẻ hay đă quá già ?, mạnh khỏe hay đau yếu ?". Vị "Giáo sư học tṛ cũ" này đă đem đến cho tôi một niềm vui, nhưng niềm vui ấy chỉ đạt tới cao điểm khi tôi được biết anh là một giáo sư giỏi và tốt, từng làm vẻ vang cho cộng đồng Việt Nam ở Úc.

 

Năm 1993, trong ngày "Họp mặt thân hữu Huế" ở Toronto, một trung niên cao lớn vạm vỡ có nước da đen sạm, tóc hoa râm (Nguyễn văn S.) đưa phu nhân và hai tiểu thư tới bàn tôi chào hỏi "Thầy c̣n nhớ em không ? Em học với thầy hồi 1955 ở Hàm Nghi. Xin giới thiệu với thầy đây là vợ và hai con gái của em" . Hai tiểu thư của anh phá lên cười : "Ba khéo giỡn, thầy của ba sao trẻ hơn ba ?". Th́ ra, sau khi thôi học, anh gia nhập hải quân và trở thành một sĩ quan người nhái. Từng sống với nắng mưa miền nhiệt đới, ngâm ḿnh thường xuyên trong biển mặn, thân h́nh anh trở thành một "tượng đồng đen". Ngót gần bốn mươi năm qua rồi, anh vẫn c̣n nhớ (mà tôi th́ lại quên) mấy câu thơ tôi viết thuở ấy cho một ngướ bạn hàm thụ và đă đọc cho lớp anh nghe :

 

Gió

 

Gió ơi gió măi rung cành,

Mà sao gió lại ẩn h́nh nơi đâu !

Quen nhau nhưng chẳng thấy nhau,

T́nh ta, ư gió qua cầu gió bay !

 

Cũng vào hôm ấy, tôi vui mừng được thêm một người nữa (Phạm hữu D.) đến nhận liên hệ thầy tṛ. Anh là bác sĩ chuyên khoa quang tuyến X, cho biết đă học với tôi  ở lớp Đệ Nhất A trường Vơ Tánh,  Nha Trang  vào năm 1962.

 

Thật là sung sướng có được mấy niềm vui đến cùng lúc, nhưng những niềm vui ấy chỉ trở nên trọn vẹn sau khi có người cho tôi biết vị sĩ quan người nhái kia trước đây là một quân nhân ưu tú, dũng cảm, can trường, bất khuất, có lập trường kiên định .. và vị bác sĩ nọ là một lương y, hết ḷng giúp đỡ bệnh nhân đặc biệt là đối với các đồng hương.

 

Giữa một tiệc cưới ở Montréal vào năm 1995, một MC đến từ Houston, đang thao thao trước máy vi âm, khi nh́n về hướng tôi, anh bỗng nhiên ngưng lại, nh́n tôi một chốc, sau khi nhận diện rơ, anh nói lớn : "Thưa quư vị, hôm nay trong tiệc cưới này, tôi vô cùng sung sướng không ngờ được gặp lại một vị thầy cũ, thầy T.T.T,  đă dạy tôi hồi 1964 ở lớp Đệ Nhất trường Vơ Tánh Nha Trang. Xin mời thầy  đứng lên để em được giới thiệu đến các quan khách ...".

 

Chao ôi ! C̣n chi sung sướng bằng "tha hương ngộ cố tri", mà lại là những cố tri thân thương đều cùng gợi lại cho ḿnh những kỷ niệm đẹp của một quăng đời đầy thơ mộng !

 

Thầy giáo chỉ thoáng buồn nhẹ nhàng khi tiễn đưa một lứa học tṛ qua mỗi  niên khóa, nhưng lại vui rất nhiều mỗi khi nghe tin có những học tṛ ḿnh thành công trên đường đời, hữu dụng cho đất nước, vượt xa ḿnh về tài năng, về sự nghiệp : "con hơn cha nhà có phước, tṛ hơn thầy đất nước vinh quang". Thầy chỉ xót xa đau ḷng khi biết được một học tṛ nào đó có những hành vi bất xứng, không phân biệt rơ thiện ác, chính tà ..  chỉ v́ chút danh lợi phù du mà có thể bán rẻ lương tâm, coi nhẹ nhân cách, a ṭng tiếp tay với kẻ tàn ác, bạo ngược rồi cam tâm trở thành một "tiểu nhân phù thịnh".

 

Nghề thầy về vật chất thật rất đạm bạc, nhưng về tinh thần th́ quá tuyệt vời. Quả là một nghề vô cùng cao quí. Tôi thấy măn nguyện và hănh diện về ḿnh trước kia đă quyết định chọn lựa làm người đưa đ̣ văn hóa.

 

Từ nhiều năm nay ở khắp nơi, tưng bừng như trăm hoa đua nở, rất nhiều học sinh và nhà giáo cũ của nhiều trường đă t́m về bên nhau bằng cách kết hợp thành những hội ái hữu hoặc tổ chức những buổi họp mặt qui tụ đông đảo thầy tṛ, bạn hữu như các nhóm liên trường Quốc Học & Đồng Khánh của Huế, Hồ Ngọc Cẩn & Lê Văn Duyệt của Gia Định, Ái hữu Gia Long hay Trưng Vương của Sài G̣n, Phan Chu Trinh của Đà Nẵng rồi Vơ Tánh & Nữ Trung Học của Nha Trang ...

 

Những sinh hoạt đó đă thể hiện rơ nét cao đẹp tuyệt vời của văn hóa Việt. Không được may mắn như nhiều dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam nói chung và tập thể người Việt Nam tại hải ngoại nói riêng, hiện đang trải qua một giai đoạn lịch sử đặc biệt vô cùng phức tạp, tế nhị. Trên bất cứ một vấn đề ǵ thuộc bất cứ một lănh vực nào : chính trị, xă hội, kinh tế, tôn giáo và ngay cả vấn đề nhân đạo từ thiện .., mỗi người đều có một lối nhận định, một cách suy diễn, một phương thức hành sử riêng, không những chỉ khác biệt mà đôi khi c̣n đối chọi nhau gay gắt. Do đó có nhiều sinh hoạt, ban đầu với tinh thần xây dựng đoàn kết nhưng về sau lại sinh ra ít nhiều đối nghịch, tranh chấp. Từ đó khiến nhiều người tuy giàu t́nh cảm, dù thiết tha với t́nh nghĩa bạn hữu, thầy tṛ nhưng đă dè dặt không hăng hái ḥa nhập chỉ v́ muốn tránh những phiền lụy cho bản thân. Nếu như mỗi sự việc đều được đặt đúng vào khung cảnh vị trí của nó, chẳng hạn một diễn đàn chính trị để dành riêng cho những ai muốn luận bàn chính trị, một diễn đàn xă hội  cho những người thích hoạt động xă hội từ thiện, một diễn đàn tôn giáo riêng cho mỗi tôn giáo để rao truyền phát huy giáo lư, tô đúc đức tin ...   những đề tài qui mô lớn và tế nhị đó nếu không được đem xen lẫn vào các sinh hoạt thuần túy ái hữu th́ sẽ không một cuộc hội ngộ nào xảy ra những ư kiến bất đồng đưa đến t́nh trạng căng thẳng mất vui.

 

Một cuộc hội ngộ nếu nhắm đến  mục đích chỉ gặp gỡ nhau để ôn nhớ kỷ niệm quá khứ, gắn bó t́nh thân, hỏi han san sẻ nhau những vui buồn của cuộc sống cá nhân, cuộc sống gia đ́nh trong hoàn cảnh "người c̣n, kẻ mất, đứa tha hương", trao nhau lời an ủi, cho nhau chút  niềm tin, hỗ trợ nhau về tinh thần hay vật chất trong phạm vi nội bộ ... th́ nhất định sẽ không có chuyện đối nghịch mâu thuẫn đưa đến t́nh trạng tranh căi bất ḥa và cũng chắc chắn sẽ lôi cuốn được số đông người tham dự, dễ dàng qui tụ được mọi cá nhân có xu hướng, ư kiến  bất đồng. Đang lúc chờ đợi một tương lai có đầy  ánh sáng, có đủ t́nh người để có thể vĩnh viễn về lại nơi chôn nhau cắt rốn, th́ tạm thời qua những lần hội ngộ, ta mơ ước có thể h́nh dung  mường tượng thấy một khung trời Việt Nam thu nhỏ, ở đó t́nh thầy nghĩa bạn có thể biểu lộ  thay thế được phần nào t́nh tự dân tộc, t́nh tự quê hương. Và cũng ở đó, những ai đă hiến trọn đời ḿnh cho sứ mạng "đưa đ̣ văn hóa" sẽ thấy tự hào, hănh diện với những chân thiện mỹ của "NGHỀ THẦY".

 

 

Montréal, 2005

TUỆ QUANG-TÔN THẤT TUỆ

 

CHÚ CHIÊN HIỀN LÀNH

 

CHÚ CHIÊN HIỀN LÀNH

 

"Theo lời kể  Lê Ngọc Quế Anh"

 

Sáng mùa xuân năm ấy, nắng chói chang khắp  thung lũng Hoa Vàng. Lăo Ivan bước ra sân, nh́n bà Linna đang mở cửa chuồng cho bầy chiên và đám dê của trại chăn nuôi của bà xuống ăn cỏ dưới chân đồi. Như nhớ ra, lăo gọi vợ dặn ḍ:

- Bà ơi, để lại cho tôi một con chiên tơ nhá.

- Chi thế ? Bà Linna hỏi. Lăo trả lời giọng trách móc:

-  Bà không nhớ mai là ngày Noel sao? Bắt một chú chiên đem biếu gia đ́nh lăo thông giáo mới đến buôn ḿnh, đêm mai ăn mừng Giáng Sinh !

-  Ô hay ! Bà Linna lườm ông Ivan tưởng ông nói nhầm : "Người ta ăn gà tây hay ăn dê cũng được, ai lại ăn chiên !? Cái ông lẩm cẩm nầy .."

 

  Lăo Ivan bập bập điếu thuốc xi-gà, trề môi cười méo xệch, rồi giải bày với vợ:

-  Bà biết hông ? Thầy thông Giáo nầy mới đổi về . Ông ta bảo không ăn thịt dê. Ăn thịt chiên thôi. Tôi nghe chính miệng ông ấy nói  rơ ràng.  Ai bảo với bà tôi lẩm cẩm hử ?

-  Được rồi ! Bà Linna bắt con chiên con đi đủng đỉnh phía sau bầy nhốt vào chiếc lồng đan bằng mây, rồi đem treo lên cành cây kế bậc thang cửa nhà cho  chồng. Nh́n đôi mắt chiên con ươn-ướt  .. Bà Linna xót xa lẩm bẩm:

- Một con chiên đi lạc .. Chúa con đi t́m .. Ai lại ăn thịt cho đành. Bà Linna vuốt tay lên bộ lông mịn của chú chiên , rồi nhắm mắt th́ thầm: "Chúa ơi! Xin thương xót con chiên hiền ngoan của con !"

 

 Mặt trời rực lên bên kia dăy đồi, lăo Ivan vội vă quảy gánh bắp cải và chú chiên ra khỏi thung lũng. Lăo băng theo một con đường cỏ mịn dọc hết triền đồi. Cảm thấy thấm mệt, lăo vào ngồi nghỉ trong một túp cḥi ở cánh rừng chồi . Lăo tính là phải qua đến 3 cánh rừng thông và một trảng cát vàng nữa  mới tới  nhà thầy thông giáo mà lăo định biếu tặng chú chiên con. Khi Lăo đến cánh rừng thứ hai th́ trời đă đứng trưa. Nắng nóng gắt, lăo lại ghé vào 1 túp lều của các mục đồng, xuống khe múc nước cho chú Dê con uống xong, lăo định  nằm nghỉ mệt, nhưng rồi ngủ quên. Bọn trẻ chăn dê từ khe suối kéo đến thấy con chiên bé tí bị trói chân nhốt trong chiếc lồng để trong lều. Chúng biết là lăo Ivan sắp đem cho người ta ăn thịt, bọn trẻ  liền chạy về bầy bắt một con dê con đến tráo đổi để cứu con chiên hiền lành.

 

Mặt trời xế ngang núi, lăo Ivan mới đến được nhà Thầy thông giáo để tặng chú chiên làm quà Giáng Sinh. Gia đ́nh Thầy thông giáo mừng rỡ cám ơn lăo rối rít, nhưng khi ra nh́n vào lồng th́ thấy chú dê con bị khớp mỏ đang nằm trong đó. Thấy thầy truyền  giáo có vẻ không vui, lăo Ivan thật thà xin lỗi và hứa trở về bắt con chiên đem đến cho ông thông giáo ngay tối nay.

 

- Bà  nhà tôi tệ quá, tôi bảo bắt chiên mà mụ lại nghe dê .. Sorry ông giáo !

 

Lăo Ivan lại quày quả quảy chú dê ra về. Khi Lăo đến ngang túp lều ghé nghỉ ban trưa th́ thấm mệt, lăo lại vào nằm nghỉ, rồi đánh thêm một giấc  nữa .. Đám mục đồng lại xuất hiện. Chúng nhẹ nhàng bế chú chiên  trả về cho lăo và thả dê ra  cho nó nhập bầy. Lăo Ivan thức dậy lật đật xách lồng chiên bương bả leo đèo. Khi về đến nhà th́ trời đă sụp tối, thấy bà Linna đang ngồi đốt lửa ngoài chuồng trại, lăo lớn tiếng với vợ: 

-  Bảo bà bắt chiên bà lại bắt dê ! Mụ già lẩm cẩm .. Tôi đă nói, ông giáo muốn ăn chiên không ăn dê  . Thế mà bà cứ bắt dê đem biếu ông ta .

-  Th́ tôi bắt con chiên rơ ràng . . . Có ông dê th́ có. Nghe vợ nói giọng mai mỉa, quả quyết, lăo Ivan không dằn được cơn bực. Lăo chỉ cái lồng trước sân lớn tiếng:

-  Ra xem đi .. Coi con ǵ trong đó hả ?

 

Bà Linna xách đèn soi vào chiếc lồng. Chú chiên con thấy bà, nguẩy đuôi mừng rỡ. Bà bồng nó đưa lên trước mặt Lăo Ivan gằn giọng:

- Dê đây hả .. Đồ điên! - Cảm ơn Chúa thương xót chú chiên hiền lành của tôi.

Lăo Ivan nh́n chiên con sửng sốt .. nói như rên rỉ :

- Sao kỳ vậy ?!! Sáng chiên, trưa dê, chiều chiên .. Điên .. Điên hết !

Bà Linna mỉm cười nh́n chồng:

- Tôi và Chiên con yêu cưng của tôi không có điên đâu nhé... Bà Ivan vừa nói vừa vỗ nhẹ vào mông  chú Chiên. Nó ngỏng đuôi  chạy bay về bầy chui vào ḷng mẹ nó ..

 

Giáng Sinh 2004

 

SÔNG CỬU

 

THƯ GỞI BẠN

 

THƯ GỞI BẠN


KA, BC, LH, T.  thương mến !

 

Mùa thu nơi đây khi nào cũng đầy lá úa vàng và lá phong đỏ. Khung cảnh thật đẹp nhưng thật buồn, nhất là những ngày đầy sương mù, không có nắng. Mặt trời lười biếng trở dậy, nên bầu trời khi nào cũng u ám và ẩm thấp.

 

Mùa thu ở đây làm nhớ đến bài "C̣n chút ǵ để nhớ": "Phố núi cao phố núi đầy sương , .. trời thấp thật gần .., anh khách lạ đi lên đi xuống may mà có em đời c̣n dễ thương .."

 

Ở bên nầy, nơi ḿnh ở, không là phố núi cao cho tay với tới trời, nhưng khi bước vội trên đường, mưa rơi lất phất, sương mù giăng kín truớc sân nhà sáng sớm hôm nay, ḿnh lại có cái cảm tuởng "trời thấp thật gần" ấy. Ḿnh cũng chẳng c̣n là người khách lạ đi lên, đi xuống sau hơn 20 năm trôi theo vận nước lang bạt xứ nguời. Vậy mà cứ mỗi khi thu về, nh́n lá vàng rơi lả tả ngoài sân, cây cối đă bắt đầu trụi lá, th́ cái buồn mênh mông lại đến, lại mới toang như mùa thu đầu tiên đặt chân nơi đây.

 

Cái không khí lành lạnh se sắt đă đến từ cuối tháng chín. Cái lạnh làm người ta lười biếng không muốn trỗi dậy đi làm khi tiếng đồng hồ báo thức réo gọi từng hồi buổi sáng. Cái lạnh làm ḿnh thèm ngồi dưới nắng ấm quê nhà, dưới hàng hiên trong rẫy mà nghe mùi hoa lài, hoa nguyệt quế thoang thoảng xa đưa, hay ra sau mà nghe sóng biển vỗ về trong cơn gió nhè nhẹ đong đưa cây bần rụng trái.

 

Nhớ làm sao hàng măng cầu cây chưa kịp đơm hoa kết trái trên luống đất bên nhà, nhớ làm sao bước chân nhỏ nhắn của đứa em trai 12 tuổi dẫn chị đi dọc theo bờ đê giữa hai miếng ruộng trong mùa mưa tháng 9. Cái câu ru em "khó đi mẹ dắt con đi" lúc đó trở thành "khó đi em dắt chị đi, chị đi trường học em đi truờng đời" . Ḍ dẫm theo bước chân em, nh́n mái tóc đen thuở nào đă vàng hoe v́ nắng cháy mà xót xa mà ngậm ngùi cho tuổi thơ sau cái ngày bàng hoàng hụt hẫng đó.

 

Mỗi mùa thu về nơi đây là nỗi nhớ nhà, nhớ quê lại tràn ngập trong hồn, lại rưng rưng theo mưa, theo gió lạnh của trời.

 

Mỗi khi mùa thu lăng đăng nơi đây là nỗi buồn bàng bạc xâm chiếm ḷng ḿnh. Các nhỏ có nhớ bài văn hồi đệ lục mà thầy Hải (nguời hùng Sabot) dạy và bắt học thuộc ḷng không: " Thu năm nay tôi lại đi trên con đuờng vắng nầy, nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ. Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa, mà linh hồn tôi có c̣n là linh hồn tôi năm cũ .."

 

CA DAO

website counter