Trong căn pḥng vắng, nh́n ra
ngoài cửa sổ kính trong trước nhà. Những cánh chim
khổng tước rạt rào. Nắng chiếu chếch,
tỏa màu vàng lụa . Tháng hai, trải rộng. Khuôn viên
rắc chút lá vàng. Trời trong xanh. Thèm chút nhạc vỡ
khúc dương cầm. Tấu khúc Mozart dào dạt. Nắng
Tampa, ngày đông lụa trải. Bước khoan khoái
thở cùng trời đất. Rời xa cơn tuyết
miền đông. Lá vẫn xanh từng cành trắc bá. Mùi
hương thoảng, tựa trang sách ép cùng. Chếch
nghiêng, thư thản từng cánh c̣, cánh hạc. C̣n bờ
ao cánh hoa Vàng hiu hiu. Nghe mưa nắng dựa lần mùi hoa
nhái. Mặt hồ long lanh xuôi nhớ trở về.
Giàn symphony có lần vang khúc
nhạc. Khúc violin giàn lại giữa viola. Hồ cầm
ầm ừ đi riêng lẻ. Kèn hắc tiêu nhỏ khúc
nhạc láy cùng. Gơ chập chọe vang đừ lúc ngâm câu.
Flute réo, réo cùng lên cung bậc. Brass mê mường chẳng
khúc chiết theo sau. Gieo nhạc khúc, giàn ḥa ca tấu khúc. Có
nhạc nào cùng nốt cùng âm nhau. Đối điểm
chạy ngược đầu. Harmony là kèn khóa khác. Khoá B
flat, lẫn cùng note dứt ngang. Giàn hoà tấu cũng
như đời sự thật. Đừng t́m nhau cùng
nốt nhạc chia cùng. Hăy mở ra bằng cả ngh́n khác
biệt. Như cộng trừ cùng một chỗ chia nhân.
Giàn ḥa tấu cũng như tay năm ngón. Ngón tay dài, ngón
nhẫn, ngón đứng riêng. Nhưng hợp lại thành ra
nguyên sức sống.
Đừng bắt giàn kèn chạy
note viola. Khảy guitar chẳng giống khảy trung hồ
cầm. Đừng khắc khoải sao Saxo to tiếng.
Đừng ồn áo, tiếng sáo sẽ reo vui. Cả
tiếng trống, mặt rung hồ âm ỉ. Cũng
tựa cùng nhạc khúc nhạc nhân gian.
Có như thế thấy ra ngh́n
sự thật. Sự hợp quần nằm ở chỗ
riêng chung. Biết điều riêng để nhập
lấy làm chung. Nhưng chung cuộc không nghĩa cùng chung
note. Nhịp có đi, lê thê hay đứt quăng. Chạy
ngược chiều, lúc to nhỏ, lúc ngân. Cũng tựa
từng khóa nhạc khác nhau . Khóa sol đẫm, khóa fa cùng
lắt léo. Khóa Si tṛng cùng những khoá Do riêng. Và như
thế khoan ḥa nguyên tấu khúc. Symphony nh́n nhận khác
biệt cùng. Symphony hợp lại lạ lùng ngân. Và vô
lượng thở chung đời. Tiếng nhạc.
NGUYỄN ĐĂNG
TUẤN
T̀NH YÊU MÙA GIÁNG SINH
T̀NH YÊU MÙA GIÁNG SINH
(Sông Cửu)
Chị là cô giáo dạy giỏi,
thành đạt trong nghề. Một tín đồ Cơ
Đốc c̣n độc thân. Sau 75 chị được
lưu dụng dạy lại trường tiểu học
cũ, nay đổi là trường "Phổ Thông
Cấp 1" . So với mấy năm ăn độn th́
chị có cuộc sống đỡ hơn những
người chung quanh. Tuy nhiên chị luôn cảm thấy
ḿnh bị hụt hẫng .. Những nụ cười
cởi mở, những câu thăm hỏi thân t́nh trong
những ngày Chúa nhật đến Thánh Đường
thờ phượng giữa những tín hữu với nhau
không c̣n nữa; thay vào đó là những tiếng thở dài,
nh́n nhau, lắc đầu, không ai nói với ai lời nào
cả .. Những người mẹ, người chị
của học sinh trước đây mỗi lần
gặp chị th́ chuyện ngắn, chuyện dài như
không muốn chia tay. Bây giờ ra đường lỡ
gặp mặt, họ dè dặt hỏi chị với
giọng khô khan không giống như ngày nào : Chào "cô giáo
lưu dụng" .. Mỗi tháng ngồi họp ở
trường, người ta cũng giới thiệu
chị là "giáo viên lưu dụng" . Chị biết
rất rơ ngụ ư của cụm từ "cô giáo lưu
dụng" của phụ huynh học sinh là nhắc
nhở chị đừng vâng phục kẻ vô thần
chối Chúa. C̣n lời các cán bộ gọi chị là
"giáo viên lưu dụng" đồng nghĩa với
giáo viên "ngụy" xài đỡ một thời gian
rồi bỏ !
Bộ mặt xă hội thay
đổi một cách tráo trở chán chường như vậy,
nhưng chị luôn vững tin một điều: "Ḷng
ta thế nào có Đức Chúa Trời biết" . Chị
luôn cầu nguyện xin Chúa ban phước cho chị
được làm một người vợ, một
người mẹ và trọn đời cả gia đ́nh
đều trung tín thờ kính Chúa. Nhưng vấn
đề lập gia đ́nh đối với chị thật
là một sự khó khăn lớn lao. V́ cớ chị
năm nay đă hơn 40 tuổi !
Một buổi chiều, trên
đường đạp xe từ trường về
nhà, một chiếc xe gắn máy đă tông phải chị.
Người chủ xe tức tốc đưa chị vào
bịnh viện. Kết quả khám nghiệm cho biết
chị bị găy xương đùi. Khi biết chị không
có gia đ́nh thân nhân, những người đến
thăm chị là vị mục sư già, cùng các tín hữu,
các mẹ , các cô d́ của học sinh, người lái xe gây
tai nạn xin tự nguyện ở lại nhà thương
chăm sóc cho chị. Anh là một người trung niên 44
tuổi. Anh lo cho chị thật chu đáo. Từ món ăn
thức uống đến mọi thứ cần dùng.
Những bệnh nhân chung pḥng, ai cũng lầm
tưởng chị và anh ta là đôi vợ chồng ..
Mặc dù anh chưa phải là tín
hữu, nhưng mỗi khi anh bỏ màn cho chị ngủ,
đem cơm đến cho chị ăn, nghe chị
cầu nguyện tạ ơn Chúa, anh cũng nhắm
mắt cúi đầu thầm nguyện theo chị. Mỗi
lần thấy như vậy, các bệnh nhân đều bàn
tán khen ngợi: "Vợ chồng anh chị ấy trong
đạo Tin Lành. Hèn nào mà họ chẳng hết ḷng
thương nhau .."
Mỗi lần nghe như vậy
anh len lén nh́n chị, hai người đều cảm
nhận một niềm vui tràn ngập trong ḷng. Khi mới
vào cấp cứu chị rất giận anh ta. Chị
phải cầu xin đến ḷng yêu thương của
Chúa .. đến mấy ngày sau đó chị mới dằn
được cơn cáu trách trong ḷng ḿnh ! Qua thời gian
nằm viện, có sự chăm sóc tận t́nh tỏ ra là
người biết lỗi của anh và sự nhận xét
của người chung quanh. Chị nghe như bên tai có
lời Chúa dạy: "Hăy biết tha tội cho kẻ biết
ăn năn .." làm ḷng chị ấm lại và đă
không c̣n buồn giận anh đă vô t́nh gây ra tai nạn cho
chị !
Hơn một tháng điều
trị, vết mổ ráp xương mới lành hẳn. Tuy
vậy chân chị đi lại vẫn c̣n yếu. Bác sĩ
trị liệu khuyên chị nên tập thường xuyên cho
chân mau b́nh phục trở lại. Anh ta là người duy
nhất tập cho chị từng bước đi
hằng ngày. Suốt cả tháng nằm một chỗ trong
pḥng, hôm nay nh́n lại khoảng trời xanh bao la và bên
chị là một người đàn ông đă tận t́nh
chăm sóc chị trong những ngày bệnh hoạn cô
đơn .. khiến ḷng cô gái quá tuổi dậy th́ càng thêm
rộn ră hẳn lên. Chị thấy bầu trời hôm nay
xanh hơn, chùm bông mắc cỡ ven đường cũng
tuyệt đẹp. Anh d́u chị đến ngồi
xuống một chiếc băng gỗ và nói bằng
một giọng chân t́nh:
- Đây là quyển Thánh Kinh
của Mục Sư cho Anh .. (Lần đầu tiên anh
xưng Anh và gọi chị bằng Em) .. Trong thời gian
chăm sóc em, anh được Mục Sư hướng
dẫn học xong giáo lư căn bản và sẽ
được làm Báp-tem trong mùa Giáng Sinh năm nay. Anh đă
cầu xin Chúa nhân từ tha tội cho anh rồi. Không
biết anh có được em thương và tha lỗi cho
anh không ?!
Niềm vui sướng
đến với chị thật bất ngờ. Chị
dựa đầu vào vai anh đáp trong nước mắt :
- Tạ ơn Chúa đă ban cho chúng
ḿnh t́nh yêu trong mùa Giáng Sinh.
(Theo lời kể
của Lê Ngọc Quế Anh)
SÔNG CỬU
RỒI MAI ĐÂY, TA ĐI VÀO CÁT BỤI
RỒI MAI ĐÂY, TA
ĐI VÀO CÁT BỤI ..!
(Miên Du Đàlạt)
*
Tưởng nhớ Nhạc sĩ HIẾU ANH
(1941-2005)
Tiếng chuông reo vang đă đánh
thức Tôi dậy vào buổi sáng sớm, có tiếng vang lên
trong điện thoại đầu giây bên kia:
- Miên Du hả ?sư huynh Hiếu Anh đây !
ngủ dậy chưa ? Huynh hỏi cái này, bài thơ Rồi
Mai Đây đă có ai phổ nhạc chưa ?
- Da thưa Anh, bài này đă có
một người phổ rồi, và có ca sĩ hát rồi
sư huynh ơi !
- Thế à ! huynh đọc bài
thơ RỒI MAI ĐÂY thấy có ư hay quá, cảm hứng
ra nhạc rồi đây !
Thế là nhạc sĩ Hiếu
Anh hát cho Tôi nghe, với tất cả sự thú vị.
Tôinói với nhạc sĩ
Hiếu Anh,
- Sư huynh có cảm hứng ra
nhạc bài đó th́ cứ phổ, mỗi người có
một style nhạc khác nhau, Miên Du có nhiều bài thơ
cũng được rất nhiều nhạc sĩ
phổ như bài BUỒN ƠIcó sư huynh và Vũ Thư Nguyên cũng đă phổ,
rồi bài XUÂN VỀ NHỚ DALAT cũng có 3 người
đó là sưhuynh và hai
nhạc sĩ nữa là nhạc sĩ Trần Thụy Minh
và Lại Tích Phúc, rồi bài MỘT ĐÊM MƠ cũng
vậy. Sư huynh thích th́ cứ phổ theo ư ḿnh, chẳng
sao đâu sư huynh ơi ! Âm nhạc là đại
dương vô tận mà, chẳng ai giống ai, tùy sự
cảm nhận của mỗi người, ai có tâm t́nh th́
sự đón nhận bản nhạc nồng nhiệt
hơn người không có !
- Thôi th́ như vậy nhé, huynh
thích bài thơ này lắm, sẽ viết ra bản nhạc
đàng hoàng, gởi cho MD xem có thích không th́ huynh sẽ
gởi đi, tùy ư MD chọn ca sĩ hát nhé !
Tôi không biết có phải là
điềm báo trước chăng ? Nên cũng không
để ư lắm !
Chiều về, tôi nhận
được điện thoại của nhạc sĩ
Vũ Đức Nghiêm:
- Miên Du bài thơ DALAT CHIỀU
MƯA đă có ai phổ chưa? Tôi có ư nhạc cho bài
thơ này!
- Thưa Thầy ! bài ĐÀLAT
CHIỀU MƯA đă có nhạc sĩ Hiếu Anhphổ rồi ạ ! nhưng
Thầy thích th́ cứ phổ thôi, mỗi người có
một style nhạc khác nhau mà Thầy !
(Tôi lại nói với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm y
như đă nói với nhạc sĩ Hiếu Anh).
Tôi gọi nhạc sĩ Vũ
Đức Nghiêm là Thầy v́ tôi đă là học tṛ học
Anh Văn với Thầy khi c̣n ở Đàlat và Thầy
cũng lại là Bố của con nhỏ bạn học
Vũ thị Quỳnh Giao ở Bùi Thị Xuân Đàlat
của tôi ngày xưa.
Thầy Vũ Đức Nghiêm:
- À ! nhạc sĩ Hiếu Anh !
tối nay tôi sẽ có cuộc phỏng vấn cùng với
nhạc sĩ Hiếu Anh đấy ! Thôi chào Miên Du ! Có bài
thơ nào mới gởi cho tôi xem nhé !
Tôi cảm ơn và chào Thầy
Vũ Đức Nghiêm. Một ngày có hai nhạc sĩ lăo
thành gọi Tôi nói chuyện về thơ nhạc, đó là
niềm hạnh phúc của người làm thơ như
Tôi.
Đến tối th́ Tôi
được tin nhạc sĩ Hiếu Anh qua đời
rất đột ngột do chị Hồng Phúc ở Dallas
báo tin. Tôi ngồi thẫn thờ, thấy đau ḷng cho
sự ra đi quá sớm, mới nói chuyện buổi sáng,
thế mà buổi chiều không c̣n nữa. Đời vô
thường như thế này sao ?
Dẫu biết đời vô
thường, nhưng sao ḿnh vẫn xót xa, lệ vẫn
rơi, tim vẫn se thắt khi hay tin người thân ra
đi. Giá Anh và tôi đă lâu không nói chuyện th́ có lẽ
sự đau ḷng không thái quá, đằng này, mới chỉ
sáng hôm nay, Anh c̣n dặn ḍ tôi nhớgởi những bản nhạc cho người
ta làm DVD Karaoke dùm cho Anh, nếu được anh
sẽnhờ tôi chọn
nhạc gởi đi làm thêm cái nữa. Và tiếng Anh hát bài
RỒI MAI ĐÂY vẫn c̣n vang đâu đó, bản
nhạc ấy đă được thành h́nh chưa ?
Bài thơ RỒI MAI ĐÂY có ư hay
như thế nào mà nhạc sĩ Hiếu Anh thích
đến thế ! Tôi ngồi lật lại bài thơ và
đọc:
RỒI MAI ĐÂY !
Rồi mai đây,
lạnh về trên bờ đá
Biển dập vùi,
vách núi phủ rêu phong
Lá rời cành, ĺa
đời không tiếng gọi
Ta vùi chôn t́nh lỡ
chẳng nhớ nhung !
Rồi mai đây, ta
đi vào quên lăng
Có ai c̣n t́m lại dấu chân xưa
Những nhánh sầu
chia buồn trên lối cỏ
Những cuộc
đời lặng lẽ chẳng ai đưa
Rồi mai đây, ta
đi về cát bụi
Đời bâng khuâng
chỉ một thoáng ngậm ngùi
Vầng trăng
sầu kể chuyện t́nh cổ tích
Trong sương
đêm, ta yên giấc ngủ vùi
Rồi mai đây, ai
t́m về dĩ văng
Thắp nến
buồn soi lại chuyện trăm năm
Mở trang sách, gịng
t́nh thơ vàng úa
Sầu dâng lên rơi
những giọt âm thầm !
CA 07/10/03
MIÊN DU ĐÀLẠT
T̀NH TỰ QUÊ HƯƠNG
Thời c̣nở
trung-học , tôi thường nuôi mộng viễn du , ao
ước được ra nước ngoài học hỏi
. Tôi nghĩ rằng ở những nơi xa cách quê
hương tôi tới nửa ṿng trái đất : những
nước Anh , nước Pháp , nước Đức ,
nước Hoa Kỳ , nước Gia Nă Đại ..
ắt hẳn có những thứ mới lạ đủ
sức quyến rũ tôi,
hấp dẫn tôi , mê hoặc tôi.Một khi đă
tới được một trong những nơi đó
chắc tôi sẽ t́m thấy vui vẻ , hạnh phúc và măn
nguyện .
Hoàn
cảnh lúc thiếu thời đă không cho phép tôi thực
hiện được giấc mơ của ḿnh . Ừ ,
cái ǵ ḿnh đang ao ước , đang khát khao th́
thường rất vô t́nh , ít khi chịu tới với
ḿnh ngay .
Nhưng rồi , đến lúc trưởng thành , lúc
đang có bên ḿnh cả một bầu đoàn thê tử , th́
bỗng cảgia đ́nh tôi
đă v́bị xua đẩy
bởi một cường lực ly tâmcủa cơn lốc lịch sử , đành
bỏ nước ra đi , thực hiện mộtchuyếnviễn du tập thể ngoài ư muốn .Th́ ra ,những ǵ ḿnh khôngaoước , không khát
khao , không mong muốn đợi chờ lại
thường đến với ḿnh một cách mỉa mai .
Gia đ́nh tôi trôi giạt đến một vùng giá
lạnh gần miền "Bắc chí tuyến". Nơi
đây , nhờ được thiên nhiên ưu đăi nên tài
nguyên phong phú , khoa học phát triển , kỹ thuật tân
kỳ, xă hội thăng
tiến , kinh tế phồn vinh . Nơi đây có nhiều
hoa thơm cỏ lạ , có đủ trái ngọt cây lành .
Những ǵ về vật chất mà tôi hằng mơ
ước trong quăng đời niên thiếu giờ đây
đă đến với tôi , không phải chỉ
đầy đủ , mà c̣n có thể nói là thừa thăi ngoài
dự liệu , ngoài ước tính.
Nhưng , không hiểu v́ sao trong cuộc sống
dồi dào đầy đủ vật chất đó , tôi
vẫn luôn thấy buồn bâng khuâng , vẫn luôn thấy
tâm hồn trống vắng như có ǵ u uất không bao
giờ măn nguyện . Thôi phải rồi , chính tôi đang
thiếu thốn , đang mất mát một thứ ǵ
đây , một thứ ǵ hẳn là vô cùng thiêng liêng , vô cùng
cao quí .
Chân bước đi giữa cảnh phồn vinh hoa
lệ , chung quanh tôi điệp trùng những lâu đài nguy
nga lộng lẫy , đầy dẫy những công viên muôn
hồng ngàn tía , mà tại sao tôi cứ như đang ngơ
ngác kiếm t́m , kiếm t́m một thứ ǵ vô h́nh ,
kiếm t́m khắp nơi khắp chốn , kiếm t́m liên
tục từ mấy chục năm nay.
Thành phố Mộng Lệ An(Montréal) là miền đất hứa của tự do
, dân chủ , nhân quyền . Ở Mộng Lệ An tín
ngưỡng được đề cao nên tôn giáo phát
triển mạnh . Nơi nào cũng có giáo đường
và linh mục , ở đâu cũng có chùa chiền và ḥa
thượng . Nhưng , tôi chẳng biết t́m đâu ra
được cái âm điệu réo rắt ru hồn người
của hồi chuông Linh Mụ , Phú Cam vào những ngày
xưa cũ !
Từ một khối dân tộc thuần nhất
đông và mạnh , cùng chung số phận với mọi
đồng hương tỵ nạn , tôi bị tách
rời ra thành một người thuộc sắc dân
thiểu số , sống bơ vơ lạc lơng giữa một
cộng đồng đa chủng phức tạp . Không
bị quê hương ruồng bỏmà sao tôi phải tha phương nơi
đất khách , phải sống chung với những
người xa lạ , phải gượng vui với
những kẻ khác màu da nước tóc , phải gắng
cười trước những phong tục tập quán
khác biệt nơi quê ḿnh !
Giữa những hoa lá đầy hương sắc
của mùa xuân nơi đây , tôi mơ màng gởi nhớ
thương về một đóa hải đường
nhụy vàng cánh thắm , khi cắn lênthấy vừa chan chát vừa ngon ngọt
lại vừa chua chua .
Bước chân vào những công viên "hoa chămcỏ xénlối phẳngcây
trồng" (*) , ngắm nh́n những hoa cúc dại
thắm vàng vươn lên từ đám cỏ xanh non , tôi
chạnh tưởng tới đóa hoa "trinh
nữ"của tôi ngày
thơ ấu ở làngquê
thẹn thùng mắc cỡ ôm chặt lấy cành lá đang e
ấp khép lại v́ nụ hôn lả lơi của gió
sớm . Hương thơm ngào ngạt của bao thứ
kỳ hoa dị thảo nơi này không đền bù nổi
cho tôi cảm giác êm đềm ấm áp những ngày nào xa
xôi với mùi thơm ngát nồng của hoa bưởihoa ngâu , của hương cau
vườn cũ .
Đến thăm những nông trại bát ngát mầu
mỡ ph́ nhiêu , tôi bùi ngùi xót thương những luống
rẫy ngô khoai cằn cỗi vùng cận sơn , lác đác
đó đây vài đóa mẫu đơn rừng hay vài
nụ sim tím kiên nhẫn hút chút nhựa nguyên nghèo nàn từ
ḷng đất để cố sức vươn lên .
Khi gió thu về rừng phong đổi sắc ,
ngắm những lá phong úa vàng tơi tả rụng , tôi
bồi hồi mường tượng thấy những
cánh lá bàng xào xạc trên đường làng quê quạnh
quẽ , những mảnh lá tre mỏng manh gầy guộc
lửng lơ bay lượn theo chiều gió rồi
lặng lẽ rơi ch́m , ẩn ḿnh trong xóm vắng .
Những chiều đông băng giá lạnh lùng
tựa ḿnh bên song cửa nh́n những bông tuyết chập
chờn nhuộm trắng không gian , tôi bàng hoàng ngỡ
như ḿnh đang thấy lạinhững cánh mai vàng bay trong gió nhẹ giữa khung sân
bé nhỏ thấm ướt mưa phùn , tôi xót xa mơ
về đôi bướm hồng t́nh tự vờn nhau quanh
luống cải xanh .
Ôi ! Có phải chốn này là thiên thai ? Có phải nơi
đây là lạc cảnh? Sao
tôi măi nhớ nhung ,măi hồi
tưởng , cứ hoài niệm , cứ mong ước
một ngày trở lại quê xưa ?
Núi Hoàng Gia (Mont Royal) ở đây không mơ màng như
núi Ngự . Sông Lô Răng (Saint-Laurent) nơi này không hiền
dịu như sông Hương .
Tôi mơ ước một ngày trở lại quê
xưa , không phải để mang về phô trương
với bạn bè một giúm kiến thức thô thiển
học được ở xứ người , cũng
không phải để khoe khoang với xóm giềng một
số tiện nghi vật chất thừa mứa
lượm lặt được nơi đất khách ,
mà là để dâng hiến cho quê hương một t́nh yêu
chân thành , nồng nàn , tha thiết ; để trả
về cho quê hương một h́nh hài và một tâm hồn
đă được sinh ra và lớn lên từ đó ,
đă được nuôi dưỡng bao dung từ đó .
Tôi sẽ mang trả về cho Việt Nam một h́nh
hài , một tâm hồn từ bao năm nay đă và đang
miệt mài ngơ ngác đi t́m cái mục tiêu thiêng liêng cao
quí nhất đời người, cái mục tiêu thiêng liêng cao quí đó chính là "t́nh
dân tộc , t́nhquê
hương" .