RA.CH GIÁ---------TRA(M NHÓ' NGÀN THU'O'NG 3

Home | SU'U TÂ`M TIN | SU'U TÂ`M TIN (tt) | SU'U TÂ`M TIN 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I | BÀI VIÊ'T MÓ'I (tt) | BÀI VIÊ'T MÓ'I 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 2 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 3 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 4 | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | NU. CU'̉'I VA(N HO.C (tt) | NU. CU'̉'I VA(N HO.C 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ | SU'U TÂ`M TÊÚ (tt) | SU'U TÂ`M TÊÚ 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ 2 | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [1] | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [2] | NU. CU'̉'I CON TRE? | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M (tt) | SU'U TÂ`M tt /tt/ | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | NU. CU'̉'I VI TÍNH | VU LAN | VU LAN (tt) | CÁO PHÓ | CÁO PHÓ & PHÂN U'U & CA?M TA. | CÁO PHÓ & PHÂN U'U | CÁO PHÓ & PHÂN U'U [tt] | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 1 | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 2 | PHÂN U'U | PHÂN U'U * | PHÂN U'U ** | PHÂN U'U *** | CA?M TA. | T̀M NGU'̉'I | THÔNG TIN-LIÊN LA.C

BÀI VIÊ'T MÓ'I 4

Cha Mẹ Tôi Là Ai

 

CHA MẸ TÔI LÀ AI ?

 

Từ lúc có trí khôn, tôi thấy tôi chỉ một ḿnh, lớn lên bên lề đường.

 

Tôi nuôi sống ḿnh bằng cách đi nhặt đồ phế thải ở mọi nơi và trên những băi rác, tất cả những ǵ bán được tôi đều nhặt bỏ vô một cái bao bố. Khi nhẹ th́ vác trên vai, nếu nặng th́ kéo lê trên mặt đường.

 

Tôi cứ đi với hai đôi mắt nh́n chung quanh và kiếm dưới đất, đôi tay gầy yếu, trơ xương lục lọi khắp chỗ, h́nh như tôi chưa bao giờ sung sướng, thoải mái, ngẩng mặt để ngắm bầu trời đang rất xanh, trong vắt điểm vài cụm mây lơ lửng.

 

Tới khi đói, tôi dừng lại mấy quán cóc bên đường, ŕnh xem có ai ăn dư chút nào, của những tô phở hay những hạt cơm thừa trên điă, chỉ chờ cho họ đứng lên là tôi nhanh chân chạy lại, dùng tay vét cho sạch chỗ cơm thừa vô miệng hoặc húp một hơi tô phở c̣n sót vài lá rau thơm và nước cặn, nếu may mắn th́ c̣n được một ly trà đá dư vừa đúng một hớp, chất nước lạnh chạy vô người mát mê tơi.

 

Những động tác này tôi phải làm thật nhanh, chớp nhoáng nếu không muốn được thưởng vài cái tát, dăm cái đá vô mông, của mấy người phục vụ cho quán, lúc đầu tôi hay chịu đấm ăn xôi, bầm dập để dành bữa ăn, nhưng sau này kinh nghiệm bản thân, với lại trường đời dậy tôi phải bảo vệ tôi, th́ họ ít có cơ hội chạm vào người tôi.

 

Thế cũng đủ cầm hơi một bữa lót ḷng, lang thang tới chiều tôi len vào ḷng chợ, tới những sạp trái cây, quẹo ra sau là những đống rác họ thải ra khi trái cây bị hư, thối, tôi sà xuống tranh với lũ ruồi, kiếm những trái c̣n có thể vớt vát được là tôi lấy móng tay bẻ góc chỗ hư, phần c̣n lại tôi xoa sơ vào áo rồi bỏ tơm vô miệng nhai ngấu nghiến, cái vị vừa đắng, ngọt, chát, hỗn tạp chỉ có thể t́m được ở chỗ này, trong trái cây hư mà người khốn cùng như chúng tôi mới biết mùi vị thôi, nhưng cũng đủ làm tôi nguôi cơn thèm khát phần nào, ăn xong tôi lấy tay áo quẹt ngang miệng và lầm lũi đi tiếp.

 

Tôi ốm yếu, khẳng khiu, đen như mọi, nhờ trời thương tôi ít bị bệnh vặt, có những lần bị cảm sốt chỉ tôi và cơn đau tha hồ hoành hành, có muốn kêu than cũng chẳng ai thèm nghe, v́ thân phận những đứa trẻ như tôi chỉ là con số không to tướng ở cơi đời này thôi. Tôi có đôi mắt to đen, long lanh, mọng nước, lúc nào cũng như muốn khóc, và nước mắt chỉ chực trào ra tuôn những ḍng tủi hờn là cửa sổ chứa tâm hồn yếu đuối, mong manh, mà ai nh́n cũng thấy se ḷng.

 

Nhà của tôi, là những mái hiên nhà người, hôm nào hên th́ có thể đánh giấc tới rạng sáng, c̣n xui th́ bị chó chủ nhà sủa inh ỏi, chủ nhà ra đuổi th́ đêm đó phải dời đi nơi khác.

 

Khi kiếm được chỗ an toàn, tôi nghe ngóng, ngó chung quanh, uể oải ngồi xuống,  lôi trong bọc ra một cái áo lính bạc mầu, nhiều chỗ vá , cái áo này của một Bác xích lô đă cho tôi t́nh cờ một đêm mưa gió , Bác chạy vô chỗ tôi ngủ trú mưa và ngồi luôn trên xe ngủ, Bác ngáy kḥ kḥ ngủ ngay sau đó, nhưng bị tôi đánh thức bằng những tiếng rên, xuưt xoa v́ lạnh và muỗi cắn, Bác chồm dậy thấy tôi nằm co quắp run trong gió táp, mưa vờn, Bác quăng cho tôi cái áo và bảo tôi giữ lấy để làm mền, thế là nó đă theo tôi qua bốn mùa và năm tháng khốn khổ này, nó thủy chung bao bọc tôi trong bóng đêm.

 

Tôi cuộn ḿnh trong chiếc áo rộng ấy, lúc này mới ngước mắt nh́n bầu trời, ban đêm trời h́nh như to lớn và bát ngát bao la hơn ban ngày, ánh trăng khuya chênh chếch và những v́ sao lấp lánh tít trên cao, tôi thầm hỏi v́ sao xấu số nào là của tôi ? Tại sao cũng là người mà tôi không được sự thương yêu dậy dỗ, che chở, nuông chiều như những đứa trẻ khác? Những danh từ Mẹ yêu, Cha yêu hay được gọi là con yêu không có trong tự điển cuộc đời tôi, tại sao tôi không được cắp sách đến trường, vui đùa, hồn nhiên như những đứa cùng trang lứa, những mẫu tự a,b,c, mà người đời viết hay đọc đối với tôi y như chữ và tiếng nước ngoài, mặc dù tôi được sinh ra và lớn lên trên quê hương tôi.

 

Xoay ḿnh trở thế nằm, tôi mới hay khuôn mặt tôi đẵm lệ, tôi nấc nhẹ, ṿ cái đầu nhỏ bé của ḿnh, rồi tự an ủi, ngủ ngoan nhé , đừng thắc mắc, hỏi th́ hỏi như thế, nhưng chỉ có sự im lặng chung quanh trả lời cho tôi là phải chấp nhận thôi, nhưng .. tôi cứ nằm thao thức măi.

 

Cha ơi ! Mẹ ơi ! các người là ai ? ở đâu ? c̣n sống hay đă chết ? tại sao sinh con ra, tạo cho con h́nh hài này, các người có biết con sống như thế nào không ? nhiều khi con nghĩ ḿnh có phải là người không ? ḿnh có được gọi là trẻ thơ không ? sao con tội nghiệp thế này !!!

 

Cha Mẹ có đặt tên cho con không ? mà họ gọi con là con bé mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ, con của bá vơ bá vất, hiện thân của buồn phiền không bao giờ thấy nụ cười trên môi.

 

Tôi vẫn trôi theo ḍng đời, sống và thở bền lề hạnh phúc của thế gian.

 

Mỗi năm vào ngày 1-11 là ngày lễ cầu cho các linh hồn tôi vẫn ra nghiă trang, nh́n mọi người tấp nập, ôm đồm nào là hoa, nến, nhang, đến những phần mộ của người thân để nhổ cỏ, cắm hoa, đốt nến, thắp nhang đọc những lời kinh cho người đă khuất.

 

C̣n tôi đứng giữa bơ vơ, lẻ loi giữa người sống và kẻ chết, không có ngôi mộ nào thuộc riêng tôi, không có người sống nào là thân nhân của tôi, cúi xuống tôi mót những nén nhang cháy dở, cũng làm dấu cầu cho Cha Mẹ dẫu con không biết các người là ai ? .. ở đâu ? .. sống hay chết ?

 

 

NHƯ LY

18-05-2006

 

Bao giờ cho tôi quên

 

BAO GIỜ CHO TÔI QUÊN

(Ngày Xưa Hoàng Thị)

 

Nguyễn văn B́nh ! Tôi gọi tên em với thật nhiều nhung nhớ, xót xa. Ngục tù Cộng Sản đă giết chết em . Vĩnh viễn không có lần tôi gặp lại em -Nguyễn văn B́nh- cậu học sinh lớp Đệ Nhất B2 giữ chức vụ Tổng Thư Kư của trường Nguyễn Trung Trực.

 

.. Năm ấy em vừa mười tám tuổi . Lứa tuổi của tin yêu , của đam mê , của khát vọng . Em hay đến nhà tôi chơi vào những buổi tối . Em ăn mặc cẩn thận như khi đến trường . Vẫn chiếc áo sơ mi trắng ngắn tay và quần kaki xanh . Nhà tôi có giàn thiên lư sau vườn .Học tṛ đến nhà đứa nào cũng đ̣i cô nhắc ghế ra vườn nói chuyện. Học tṛ mê giàn hoa lư của tôi. Em cũng thế. Em hay ngồi đong đưa trên chiếc xích đu dưới giàn hoa,  em kể chuyện tôi nghe . Tôi biết được nỗi khao khát, niềm mơ ước của em . Ư nghĩ em lớn hơn tuổi đời của em. Kiến thức em rộng  gấp mấy lần bạn bè cùng lớp . Em bảo với tôi em mê quyển "Đôi bạn" của Nhất Linh. H́nh ảnh Dũng -nhân vật chính của quyển Đôi Bạn- đă in đậm vào tâm hồn em. Em đọc cho tôi nghe một đoạn văn trong truyện nầy, đoạn tả khung cảnh một buổi chiều cuối năm .. "Dũng dừng chân nơi đồn điền của Độ ăn Tết . Trên ngọn đồi cao , nh́n xuống chân đồi , quang cảnh làng quê nghèo nàn cho Dũng nhiều suy tư đến đời sống cơ cực của đám dân đen" .. Tôi đă đọc thấy và hiểu em . Em không phải chỉ là một học sinh với ước vọng b́nh thường: học thật chăm để đỗ đạt . Em muốn làm một cái ǵ đó. Em muốn ngang dọc hải hồ , một đời gió sương cho lư tưởng, như h́nh ảnh Dũng năm xưa.

 

Em không c̣n yên tâm để học hành nữa. Tôi nhắc nhở em. Tôi muốn em phải lấy xong Toàn phần để vào Đại Học , nhưng h́nh như em không c̣n để ư đến chuyện đó. Hoạt động xă hội nào cũng có em . Em dẫn học sinh đi Phú Quốc , Ḥn Tre , Hà Tiên ủy lạo chiến sĩ . Có lần em mời tôi đi . Tôi ít đi đâu xa nhưng em năn nỉ tôi xiêu ḷng . Tôi cùng ba giáo sư và hơn 40 học sinh các cấp lớp đi Hiếu Lễ thăm chiến sĩ . Tôi nhớ hoài đêm lửa trại lần đó . Em say sưa hát. Những bài hát giục giă lên đường. Những bài hát réo gọi ḷng yêu nước .Những bài hát căm thù VC tàn sát dân lành . Giọng em thật thiết tha .. "Từ Nam Quan Cà Mau . Từ non cao rừng sâu gặp nhau do non nước xây cầu . Người thanh niên VN quay về với xóm làng . tiếng ca rộn trong ḷng . Cùng đi xây Trường Sơn cùng đi xoay Hoành Sơn, cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm " .. Ước mơ của em đó . Lư tưởng của em đó .Em đang đi vào đời . Em đang đi vào đất nước quê hương. Đêm lửa trại tới hơn nửa đêm mới tàn . Mọi người tản mác về lều để ngủ . Trăng khuya nơi thôn quê thơ mộng vô cùng . Ḍng kinh lấp lánh , bàng bạc ánh trăng . Em hỏi tôi:

- Cô buồn ngủ chưa cô ? Đêm thôn quê đẹp ghê cô há .

Tôi biết em muốn tôi  thức nói chuyện với em . Tôi gật đầu bảo:

- Chưa bao giờ tôi thấy trăng đẹp như đêm nay . Tôi cũng muốn thức nh́n khung cảnh nầy thêm chút nữa

Tôi và em đi dọc theo bờ kinh .Xa xa tiếng súng ṛn tan vang vọng lại . Đêm không c̣n êm đềm . Đêm không c̣n b́nh yên như tôi nghĩ nữa . Tôi nghe em thở dài . Em hỏi tôi :

- Cô nghe tiếng súng cô sợ không cô ?

Tôi khẽ bảo :

- Sợ ghê lắm. Tôi sợ cho những người thân yêu của ḿnh. Ba tôi. Anh tôi. Bạn bè tôi đang ở trong quân đội. Tôi sợ một không may nào đó .. Tôi bỏ lửng câu nói. Em nh́n tôi hỏi thật dễ thương:

- Mai đây em đi . Nghe tiếng súng cô có sợ cho em không ?

Tôi sững sờ. Tôi hỏi thật nhanh:

- Em đi đâu ? Em chưa bị gọi nhập ngũ mà . Em được hoăn dịch v́ lư do học vấn mà !

Giọng em trầm xuống:

- Em không c̣n tâm trí để học nữa .Em t́nh nguyện đi khóa Thủ Đức tới.

 

Tôi vẫn c̣n là một người đàn bà thường t́nh như bao nhiêu người đàn bà khác . Chỉ mong  cho những  người thân yêu của ḿnh nột đời b́nh yên.

- Em đừng điên cuồng . Một ḿnh em , em có đem nổi lại ḥa b́nh  cho quê hương không ? Nhỡ em có ǵ, gia đ́nh em ..

Tôi nghẹn lời . Em tiếp theo

- Vẫn biết là thế. Song cô hiểu cho. Em không c̣n yên tâm ngồi  bên sách vở nữa . Cô  hiểu vậy không hở cô ?


Tôi nghe ḷng chùng xuống. Nỗi buồn mênh mang .Tôi thương tuổi trẻ của em. Tôi thương quê hương khổ đau muôn chiều của ḿnh .Tôi thương tôi nữa . Tôi cũng cóngười yêu đang ở xa .. Đầu óc tôi quay cuồng .. Giờ nầy người đang ở một trận hành quân nào. Một viên đạn vô t́nh nào đó trong đêm nay. Rồi một sáng sớm, một người lính đến gơ cửa nhà . Tôi mở cửa . Người lính trao cho tôi một tờ điện tín .. Tôi không dám nghĩ tiếp nữa . Yên lặng thật lâu , giọng tôi lạc đi:

- Em cứ đi theo đường em đă chọn .Tôi chỉ biết cầu nguyện mỗi đêm cho an lành đến với em. Bao giờ em sẽ đi ?

- Thưa cô , đầu tháng sau . Cô đừng buồn nghe cô.

Tôi lại sắp xa thêm một người thân nữa . Không buồn làm sao được hở em ? Nước mắt tôi lăn dài . Tôi bảo em:

- Về lều đi em , tôi buồn ngủ rồi đó ..

.. .. .. ..

Rồi em ra đi . Bỏ sách vở , bỏ bạn bè , bỏ trường , bỏ lớp , bỏ thiên đường đuổi hoa bắt bướm với tuổi mười tám của em. Đường em đi đầy gian nan , vất vả . Biết làm sao bây giờ ? Tôi không giữ em được . Mà giữ em là một cái tội , quê hương đang cần những người như em.

 

Tôi vẫn đến trường , đến lớp mỗi ngày . Từ ngày em đi , lớp Đệ Nhất B2 như im ĺm hẳn lại . Các giáo sư đều bảo thế . Tôi thật buồn khi không c̣n thấy em ôm cặp sách đến trường . Những buổi lễ không c̣n em lên đọc diễn văn . Hoa lư nhà tôi đă nở hoa thơm ngát khu vườn, song không c̣n em đến để đ̣i ra vườn nói chuyện , ngắm hoa . Thật nhớ buổi tối em đến từ giă tôi để sáng mai lên đường . Đêm đó có Phượng. Phượng học A2 . Tôi biết Phượng yêu em và ngược lại em cũng yêu Phượng. Phượng khóc biết bao nhiêu với tôi khi biết em ra đi .Tôi nói cho em nghe . Tôi bảo em "V́ Phượng em ở lại đi". Song em đáp:

- Em yêu Phượng , nhưng Phượng không phải là lư tưởng của em.

Tôi đành thua cuộc . Không có một lư do nào để giữ em lại . Đêm đó, em đ̣i tôi cho em nghe bài "Giây phút chạnh ḷng" của Thế Lữ .Tôi mê bài thơ nầy từ ngày c̣n là học tṛ. Song lúc nầy tôi đọc tôi sợ Phượng khóc . Em cứ năn nỉ :

- Em thích cô đọc duy nhứt bài thơ đó . Chiều em một lần đi cô ! Mai em đi xa rồi mà

 

Và như tôi nghĩ . Phượng đă khóc khi tôi đọc đến giữa bài thơ:

 

Rồi bỗng ngừng vui cùng lẳng lặng

Nh́n nhau b́nh thản lúc ra đi

Nhưng trong khoảnh khắc ơ thờ ấy

Thấy cả muôn đời hận biệt ly

 

Năm năm theo tiếng gọi lên đường

Tóc lộng tơi bời gió bốn phương

Mấy lúc thẫn thờ trông trở lại

Để hồn mơ tới bạn quê hương

.. .. .. ..

Em đă đi hơn 3 tháng . Em đang học ở căn cứ Long B́nh. Hè năm đó tôi coi thi Tú Tài 1 ở Sài G̣n luôn tiện tôi  đi thăm em . Tôi không quên lời dặn ḍ của em "Bao giờ cô có đi Sài G̣n cô ghé thăm em với" . Tôi xách cho em một giỏ đồ lung tung đủ thứ sách vở bánh trái . Tôi không quên mang mấy chục bánh ú Kiên Giang cho em . Em vẫn thường hay nói "Bánh ú Kiên giang ngon nhất thế giới cô hé". Buổi sáng hôm đó trời thật đẹp .Trại Long B́nh ngày chủ nhật vui như Tết . Các khóa sinh chỉ chờ ngày nầy để gặp người thân . Tôi đảo mắt t́m em song đông quá chẳng thấy em đâu . C̣n đang ngơ ngác , em chạy đến bên tôi , em đón tôi vẫn nụ cười dễ thương của ngày nào . Tôi thấy một nỗi sung sướng nào đó trong đôi mắt em . Em nắm tay tôi:

- Cô nh́n em có lạ không ?

Tôi đùa

- Giống lính ghê

 

Em và tôi cười vang . Em hỏi thăm ríu rít .Tôi không kịp trả lời những câu hỏi của em . Em vui như sáo. Em đang theo mộng hải hồ. Đường xa nhưng tôi biết không bao giờ em mỏi gối . Bao giờ giấc mơ của em nở hoa ?  Cho nụ cười nở trên môi em và em trở về, đến trường , đến lớp như xưa . Tôi nh́n em và tôi muốn nói với em điều đó ..

 

Thế mà thật mau . Đă đến ngày em ra trường . Em đi thật xa .Sư Đoàn 1 Bộ Binh bây giờ có thêm em . Em xuôi về miền sông Hương núi Ngự . Em đang theo lư tưởng của ḿnh . Em đang hài ḷng . Em đang sung sướng . C̣n tôi , gia đ́nh em , những người ở lại từng đêm từng ngày với bao lo lắng cho em. Tôi vẫn  khấn nguyện từng đêm "Xin đừng một áng mây nào giăng mắc đường em đi".

 

Những ngày đầu năm 75, chiến trường khắp nơi bắt đầu sôi động . Tôi sợ nghe tiếng súng trong đêm . Những người thân yêu của tôi giờ nầy đang có mặt ở chiến  trường . Đất nước tôi c̣n điêu linh cho đến bao giờ ? Ngày nào đến trường cũng nghe các giáo sư không ngớt lo lắng về t́nh h́nh chiến cuộc . Kontum di tản . Đà Lạt di tản . Đà Nẵng di tản .. Tinh thần  tôi xuống thật thấp .Tôi thẫn  thờ đến trường đến lớp . Kiên Giang đang tiếp đón một số đồng bào di tản từ các nơi về . Tôi dẫn học tṛ đi quyên tiền , áo quần , thực phẩm. Thương cho dân tôi biết chừng nào . Chiến tranh không c̣n ở thôn quê mà bộ mặt chiến tranh đă hiện diện tại thành phố . Nhà nào cũng làm hầm núp, cũng chuẩn bị di tản . Đầu óc tôi hoang mang tột độ . Đi đâu bây giờ ? Non sông khắp nơi đă tan tác hết rồi

 

Ngày 25 tháng 4 một người bạn của tôi -Huy Trung úy Hải Quân- vừa đi họp ở Cần Thơ về . Huy cho biết t́nh h́nh không thể cứu văn được nữa . Các Quân đoàn đă tan ră. Dân quân các nơi đang ồ ạt di tản . Huy cho biết tàu sẽ đi chiều nay và hỏi tôi có đi không ? Chưa có lần ư nghĩ rời bỏ quê hương đến với tôi . Tôi đă khóc và bảo Huy là tôi không đi . Làm sao đi được khi những người thân của tôi chẳng biết giờ nầy như thế nào ở chiến trường ? Em giờ ở góc biển chân trời nào ? Em có b́nh an không ? Tôi vẫn hy vọng một phép mầu nào đó ban xuống cho quê hương tôi . Tôi khẩn cầu Thượng Đế , song Ngài ở xa quá . Làm sao Ngài nghe được lời cầu nguyện của tôi ?

 

Huy từ giă ra về . Đêm đó hỏa tiễn đă  bắt đầu rớt vào thành phố . Tổng Thống Thiệu đă lên đài truyền h́nh với bài diễn văn thật dài chửi bới Mỹ  bỏ rơi VN và trao quyền cho cụ Trần văn Hương. Tôi theo dơi Radio từng giờ từng phút . Tôi đă khóc theo từng tiếng nghẹn ngào của cụ Hương với Quốc Dân . Cụ nguyện ở lại với quê hương , với đồng bào cho đến giờ phút cuối . Song cụ già quá . Làm sao cụ có thể lèo lái con thuyền quốc gia qua khỏi cơn sóng gió ngả nghiêng nầy ?

 

Giông tố đă phủ kín quê hương tôi .Tôi vẫn thắp lên một ánh lửa trong đêm đen đầy gió băo .Song định mệnh đă an bài . Một thứ an bài thật oan nghiệt với dân tộc tôi. Cụ Hương đă trao quyền cho Đại Tướng Dương văn Minh . Tôi gục đầu trên chiếc Radio . Nước mắt ràn rụa . Nỗi đau đớn tột cùng trong đời khi nghe Dương văn Minh tuyên bố "Xin anh em bên kia ngưng bắn .Chúng tôi đang chờ đợi anh em để giao chính quyền".  Đă hết rồi . Đă hết rồi . Vành khăn sô đă  chít lên đầu dân tộc Việt Nam tôi.

 

Em trở về Kiên Giang sau ba ngày  Việt Nam thay đổi. Em đến nhà tôi. Nụ cười ngày xưa đă tắt trên môi em. Em nh́n tôi không nói . Muôn ngàn giọt lệ trong mắt em.Tôi thương em làm sao. Tôi thương tôi nữa. Người yêu tôi vẫn chưa về . Người đă nằm xuống hay đă trôi giạt về một bến bờ nào ?

 

Tôi trở lại trường xưa. Trường lớp thật xa lạ với tôi . Bạn bè tôi một số bỏ quê hương mà đi. Một số tŕnh diện học tập như em. Ngày em đi, em đến từ giă tôi. Em bảo em đi mười ngày em về. Rồi mười ngày qua . Hai mươi ngày qua . Một tháng qua . Hai tháng qua .. Em cũng chưa về . Cho đến  sáu tháng sau tôi  nhận được thư em với địa chỉ thật lạ xa  "Ḥm thư L1T3 Long Giao". Em viết mà tôi ngỡ như ai . Em dặn tôi học tập tốt , lao động tốt để xây dựng con người mới trong  chủ nghĩa xă hội . Em xin tôi một ít thuốc uống và muối ăn . Tôi đă hiểu cuộc sống hiện tại của em. Ngậm ngùi , xót xa cho bao  ước mơ của em một sớm một chiều đă găy vụn . Tôi thương em . Song làm sao tôi chắp lại được cho em niềm mơ ước ngày nào . Định mệnh như những cơn lốc đă xoáy tất cả b́nh yên của em , của tôi về một phía trời thật xa. Em bị đọa đày trong tù ngục. Tôi đớn đau trong nỗi nhớ không  rời. Người yêu tôi vẫn chưa về . Đầu óc tôi dầy đặc h́nh ảnh của chàng .

 

Tôi không đi thăm em nổi dù tôi biết em mong đợi vô cùng. Nhưng rồi không bao giờ có lần tôi đi thăm em nữa . Một buổi sáng  .Tôi đang ở trường, đứa em gái của em đến lớp tôi. Tôi thấy nước mắt cô bé dầm dề. Thấy tôi  cô bé nắm lấy tay tôi ̣a lên khóc "Anh B́nh chết rồi cô". Tôi không tin điều đó. Không bao giờ có chuyện đó. Tôi nắm chặt vai bé Thương "Em nói cái ǵ". Như có tiếng B́nh vang vang bên tai tôi: "Mẹ em đă lên thăm em cách đây một tuần. Đến nơi không gặp được em. Ban Quản trại trao cho Mẹ em một chiếc mùng, mấy hộp lon Guigoz , một bàn chải đánh răng , một đôi dép và một vài lá thư của gia đ́nh gửi cho em. Mẹ em ngơ ngác đ̣i gặp em. Họ bảo em đi công tác xa . Mẹ em dường như có một linh tính nào đó. Mẹ khóc và hỏi "Có phải con tôi đă chết rồi không . Các ông làm ơn nói đi". Tên cán bộ tức giận gắt lên "Đă bảo con bà đi công tác xa, bà nghe chưa" . Mẹ em như c̣n bám víu vào một hy vọng nào đó , mẹ bảo "Tôi xin để những món đồ nầy lại . Bao giờ con tôi về có cho nó dùng" .Tên cán bộ gắt hơn "Đă bảo mang về làm kỷ niệm mà"

 

Nước mắt ràn rụa trên má tôi. Tôi đưa mắt nh́n sân trường . H́nh bóng em lảng vảng đâu đây . Tôi thấy đôi mắt ngời sáng của em hôm nào lên đọc diễn văn. Tôi đang nghe em nói ước mơ , lư tưởng của em đêm nào dưới giàn hoa thiên lư . Tôi đang nghe em say sưa hát "Cùng đi xây Trường Sơn , cùng đi xoay Hoành Sơn, cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm .." Tôi đang nh́n em sung sướng trong bộ quân phục một lần nào tôi đến Long B́nh thăm em. Bây giờ em đă đi thật xa. Mảnh đất quê hương đă ôm kín h́nh hài của em . Thôi như thế cho yên cuộc đời em. Ḿnh c̣n ǵ nữa hở em ngoài một tương lai quá đỗi ngậm ngùi

 

Thôi nhé ! Nguyễn văn B́nh. Ngủ yên đi nha em. Ngủ say đi nha em . Nhớ phù hộ cho tôi, cho nhũng người ở lại can đảm sống và chờ ngày mai tươi sáng trở lại quê hương. Mây mù rồi sẽ tan. Đất trời rồi sẽ hân hoan đón mừng ngày chiến thắng .. Ngày ấy ở một phương trời thật xa nào đó tôi thấy em đang cười và tôi nghe em đang nói với tôi:

"Em sung sướng . Em sung sướng . Cô biết không ?"

 

 

Winnipeg Tháng tư 2001

Ngày Xưa Hoàng Thị

 

    

NHÀ TÔI

 

NHÀ TÔI

 

Tôi gặp nhà tôi có-thể  là một dịp t́nh-cờ . Cô bé thường đi học tối chung với bà chị hay ghé nhà bỗng nẩy sinh trong tôi một cảm-t́nh đặc-biệt khiến tôi để-ư và dần dần hẹn-ḥ đi chơi chung với nhau .Cũng nói thêm ở đây là bạn học chung với chị tôi là tốp người rất trẻ, trẻ hơn chị tới 5 hoặc 6 tuổi lận bởi v́ khi chị tôi đi học Hoa ngữ ở trường Tuệ-Thành th́ chị cũng khá lớn tuổi. Chúng tôi quen được vài năm th́ đám cưới và v́ chiến-tranh cùng thời-cuộc đưa-đẩy nên măi đến khi sang Mỹ một năm sau chúng-tôi mới có đứa con đầu ḷng .

 

Phải nói bà xă tôi có-thể là hạng người đàn-bà mà tôi thường ví-von là không tầm-thường v́ có đầu-óc t́m-ṭi và thích làm công việc mà các đấng mày râu thường làm .Việc nhà từ những vụ sửa-chữa điện , máy giặt , máy sấy, ống nước một tay bà tự làm lấy. Nhiều lúc tui thấy ḿnh vô-dụng quá mà lại không hiểu ḿnh biến thành vô-dụng từ lúc nào, tôi chỉ nhớ có  lần đầu-tiên phải sửa-chữa ống nước, tôi tháo ra khi ráp lại, tự-nhiên dư ra 1 miếng voan. Cái tật cẩu-thả xem như không có ǵ, tôi vất miếng voan qua một nơi. Khi mở nước, nước văng tung-toé bị nhà tôi bố cho một trận ...

 

Sau này mọi việc bà ấy đều dành làm .Tôi cũng chẳng màng nhúng tay v́ hễ sự ǵ có bàn tay nhám-nhúa của tôi th́ hết 90 phần trăm là không đúng ư bả . Thôi th́ tui đành nhường cái vinh-dự đó cho vị nữ tướng yêu-quư của tôi .

 

Cái đảm-đang của nhà tôi phải nói là giúp gia-đ́nh rất nhiều lắm đấy, không kể đến việc tiết-kiệm tiền  mướn thợ c̣n  giúp những khi mua-sắm , chúng-tôi biết được món đồ đó nằm ở chỗ nào và giá cả có mắc không ? .Tuy-nhiên ở đời không có ǵ là hoàn-mỹ cả . Được cái này th́ mất cái kia. Từ dạo có nhà tôi giúp sửa điện, ống ṿi nước th́ cái thói quen của tôi (Có-thể nói là thói quen chung của mọi người) đă đảo-lộn một trăm phần trăm: Thay v́ đóng ṿi nước th́ thành mở ṿi c̣n bật đèn th́ thành tắt đèn v́ bả ráp hay quá nên ráp ngược. Biết vậy nhưng tôi cũng không dám lên tiếng và cũng chẳng dám tháo ra sửa lại v́ sợ nhà tôi giận. Cái ǵ chớ cái khoản giận của bả th́ dai lắm. Không thể đếm bằng ngày mà phải nói là mấy tuần hay cả tháng chớ chẳng chơi. Ngoài ra bà ấy có tật muốn học-hỏi nên cứ làm thử, thành ra hay mua những vật-dụng không đúng về ráp , không được th́ đem trả lại cho tiệm, khiến nhiều lúc tôi muốn điên đầu v́ cứ phải lái xe đi tới đi lui nhiều lần .

 

Chắc v́ quá bận-rộn nên thường th́ nhà tôi chẳng có th́-giờ nấu ăn ở nhà nên "Food to go " là thường nhất. Riết rồi tui cũng quen nhưng lâu lâu bà xă trổ tài nấu-nướng ăn cũng ngon ra phết, tui chịu nhất món cơm chiên Dương-Châu ; mấy buổi tất niên trong hăng, các bạn đồng-nghiệp cũng khen món đó của tui đem vào ...

 

Có-lẽ nhờ nước da sáng và khuôn mặt cũng tương-đối dễ nh́n nên nhà tôi vẫn thường được cảm-t́nh của các ông bà hàng xóm (người Mỹ) mặc-dù tiếng Anh của bà ấy cỡ "No star where" (Không sao đâu) thành ra có việc ǵ cần giúp-đỡ th́ họ nhiệt-t́nh và sốt-sắng, nhất là  vấn-đề vườn-tược.

 

Nói thêm về tiết-kiệm chắc cũng không ai hà-tiện bằng bà xă tôi ,cứ mỗi lần đi đâu gặp cái bàn, cái ghế hư, cũ của ai bỏ th́ bả đều  nhặt về chất riết thành đống ở trong garage, chật cứng . Sau này tôi bỏ ra ngoài cửa donate cho các tổ-chức chuyên thu đồ cũ cũng bị họ chê. Tôi lại phải t́m cách mang đi bỏ thùng rác lớn . Tôi hay phàn-nàn  về cái tật đem rác về nhà của bả nhưng bả có nghe đâu. Nói nhiều đâm ra mang tiếng là  "dai như đỉa", riết tôi hết muốn nói. Gần như tịnh khẩu luôn.

 

Riêng về thơ văn, nhà tôi cũng thích nghe đọc thơ lắm nhưng không có thú đam-mê. Đọc th́ đọc, nghe th́ nghe nhưng nhớ rất ít, chưa có bài thơ nào bà ấy nhớ đến 4 câu ... Đôi khi bà cũng bất-măn v́ sách-vở của tôi mua quá nhiều khiến bà phải mệt v́ dọn-dẹp nên một số  bị nhà tôi "vô-t́nh" cho vào thùng rác .

 

Tôi biết "đèn nhà ai nấy sáng ", vợ nhà ai nấy biết, nên tôi cũng chẳng có ư-kiến ǵ . Có người nói :"Mày có phước, chẳng làm ǵ có bà xă lo hết" .Tôi gật đầu :"Đúng quá đi thôi chớ, bà ấy không tốt th́ làm sao tụi tao ăn ở với nhau có đến ba đứa con, kỷ-niệm ngày cưới cũng cỡ lễ vàng , lễ bạc chứ lị. Tuy-nhiên có những thứ nhỏ-nhặt đàng sau  những cuộc hôn-nhân hạnh-phúc khá phức-tạp nếu không muốn nói là nhức-nhối lắm, nào ai biết ?

                

NÚI XANH

 

website counter