VA(N 1
Home | CHUYÊ.N THIÊ`N | CHUYÊ.N THIÊ`N (tt) | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | Va(n 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | THO' | CHUYÊ.N LA. | TIÊ?U LUÂ.N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | TA`I TU'? | VA(N TÊ'
0_hoahong_no.gif

HI, HONEY

 

HI, HONEY !

(Vành Khuyên)

 

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài g̣n; Hiện là nhân viên xă hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Sau đây là hai bài viết mới của cô.

 

*

 

Hắn gọi tôi là honey qua phone. Trời đất, mới qua Mỹ nghe mấy bà có tuổi gọi ḿnh là honey khi thấy ḿnh đứng xớ rớ trong lớp học ESL th́ đă sướng đến tê người, nay có hắn, người quen cũ, biết tôi từ những ngày phổ thông trung học, chả chung trường, chung lớp, nhưng tiếng tăm tôi tới hắn, xa xứ, hắn cứ liên lạc và kêu tôi bằng honey, tôi sướng không thể nào tả được. Thật đó.

 

Mới đầu c̣n là những cú phone hỏi thăm thuần túy. Hắn hỏi hết người này, người kia xem tôi có quen biết nhiều không. Khi biết tôi chỉ lo học hành hồi trung học, biết ma dại nào nhiều đâu th́ tự nhiên hắn lộ vẻ thân mật hơn.

 

Cái chiêu độc của hắn là hắn biết tôi mới qua hay thức khuya học bài, hắn lựa nửa đêm giờ tôi sắp đi ngủ để gọi.

 

Hắn làm vậy mỗi đêm, cứ giờ đó mà gọi. Ban đầu ngày nào không có tôi mừng chết được, thời giờ tôi coi show khuya "Married with Children " để học thêm tiếng Anh dù chưa hiểu tại sao người ta cười rầm rộ như vậy. Sau đó một tháng, hắn không gọi, tôi lại thấy nhớ hắn lắm.

 

Hôm đó, hắn gọi lại, cười dă man, thú nhận "đi vacation, nhớ honey chết được, có nhớ tui hông? ". Tôi bắt đầu giỡn lại với hắn từ ngày đó. Chỉ giỡn thôi, nhưng từ tấm ḷng, có lúc tiếng phone của hắn thật sự an ủi tôi nên lời lẽ từ đáy ḷng tôi cứ thế mà tuôn ra.

 

Tôi có hắn tâm sự, bắt đầu thưa thư từ cho người bạn trai ở quê nhà dù đâu có yêu hắn bằng người bạn trai đă gắn bó 3 năm với tôi ở quê nhà đâu. Nhưng với tới ai bằng một cú phone, bằng một giọng nói mà dễ như vậy th́ cái đầu ngu si của tôi lúc đó như được mơn trớn đă quên mất ḿnh đang ở đâu, đang làm ǵ và như một con thiêu thân t́m thấy một ánh đèn leo lét ở cuối đường, tôi đă lao vô tội vạ tới đó.

 

Hắn kể tôi nghe hắn c̣n liên lạc được nhiều người bạn trung học tôi biết lắm. Tôi nói tôi chỉ thích liên lạc với hắn thôi, c̣n ai mặc ai.

 

Rồi một ngày, hắn nói hắn yêu tôi, tôi cũng phải nói lại tôi yêu hắn để giữ những tiếng phone reng mỗi tối. Hắn c̣n bảo hắn chỉ yêu ḿnh tôi, làm cho tôi chết lặng đầu dây bên này. Nhanh thế, t́m được một t́nh yêu dễ thật, dễ như uống một ly nước lúc khát.

 

Đêm đó, vừa nói chuyện với hắn xong, tôi chuẩn bị đi ngủ. Chợt nhớ ra quên nói với hắn một điều, tôi với phone gọi cho hắn. Tiếng hắn rộn ră vui mừng hẳn lên " hi, honey ". Tôi thấy vui, " anh chưa ngủ hả ?".. thấy hắn im lặng, tôi cũng im lặng, rồi hắn tiếp " Hằng hả ? "

 

Tôi như bị trời đánh, tiếng rơi của cái phone nghe rơ như từng mảnh tim vỡ trong ḷng tôi.

 

Có ǵ đâu, tôi tên Trâm, bạn ạ !

 

 

VÀNH KHUYÊN

(/O-O/ sưu tầm)

 


MÙA GIÁNG SINH VỚI CON TÔI

(Tặng Trần Trung Đạo, Vũ Đ́nh Trường và Hoàng Định Nam)

 

 

"We wish you a merry Christmas

We wish you a merry Christmas

We wish you a merry Christmas

And a happy New Year.

Glad tidings we bring

To you and your kin;

Glad tidings for Christmas

And a happy New Year!"

 

Tôi sung sướng ngồi trong hội trường nh́n hai con tôi đang đón mùa Noel về năm ngoái. Các cháu tham gia nhóm đồng ca nhạc Giáng Sinh (Christmas Carols) của nhà trường hát vang những khúc nhạc thông báo mùa Noel đang trở về với nhân loại. H́nh như các phụ huynh xung quanh tôi đều hài ḷng với con cái của họ đang vui Giáng Sinh.

 

Cách đây nhiều năm chúng tôi v́ nhiều lư do nên có cháu khá trễ. Khi nh́n bạn bè có con, trong tận đáy ḷng tôi chút nào đó cảm thấy ưu phiền, buồn v́ không có cháu để bế bồng, hay không có dịp "làm cha" như thiên hạ. Hạnh phúc của hôn nhân lắm khi do những kết quả sản phẩm do vợ chồng tạo ra. Con cái với tôi là trách nhiệm, là lẽ sống và là hạnh phúc. Tôi vốn thích trẻ thơ. Tôi có cô thư kư người Mỹ sống chung (live-in) với người bạn Mỹ, khi cô vui mừng thông báo cho chàng biết cô mang bầu với chàng và chàng bắt cô hăy hủy bào thai đó đi, chàng không thích trẻ thơ, không muốn vướng bận gia đ́nh, cô khóc ṛng dọn ra riêng quyết định giữ bào thai đó. Tôi nghĩ vu vơ, rồi lại nh́n lên sân khấu của trường tiểu học hai cháu con tôi trong nét mặt hân hoan, Việt trong áo lạnh đỏ hợp với màu của Santa Claus, Nam trong áo lạnh vàng nhạt tươi tắn, vừa xong bài nhạc vui "Jingle Bells" lại đến bài "We Wish You a Merry Christmas" mà các cháu tập dượt mấy ngày hôm nay. Từ khi hai cháu theo học âm nhạc, hai cháu vui hơn. Những giờ học tập các môn căn bản có tính cách giáo khoa từ chương hay toán đố tại trường tiểu học, tuổi trẻ cần được quân b́nh tâm hồn qua tiếng đàn, lời ca tiếng hát ru cuộc đời này ư nghĩa hơn, đáng sống hơn.

 

Ngược ḍng thời gian khi các cháu ở lứa tuổi đi xin kẹo vào dịp lễ Halloween tới, tôi lại quá bận rộn đi làm, rồi đi tu nghiệp, học thêm. Khi tâm thần uể oải, mỏi mệt không c̣n giờ cho con tôi, hai vợ chồng chỉ lo cho cuộc sống, có những lúc tôi ngồi trong sở làm mà ḷng tôi nhớ con vô cùng. Tôi nh́n bức h́nh gia đ́nh tôi chụp chung nhân một ngày lễ Giáng Sinh trên bàn làm việc, tôi hứa ḷng khi về đến nhà sẽ hôn các con cho vơi đi nỗi nhớ. Người bạn Mỹ hỏi tôi đang làm ǵ, tôi mỉm cười chỉ trả lời tôi nhớ con tôi.

 

Vâng, nụ cười ḍn tan hay cười khúc khích của trẻ thơ khi con tôi lên 3 hay lên 4 là nụ cười hồn nhiên và vô tư nhất mà tôi đối diện trong ư nghĩ cũ của tôi. Sau này các cháu đi học, các con tôi đem những bằng khen thưởng về, tôi treo đầy văn pḥng làm việc. Người bạn Mỹ thân đùa là mai này con tôi rời trung học các bức tường sẽ như đám rừng. Mỗi người làm cha hay làm mẹ có những kỷ niệm riêng với con ḿnh. Với tôi trẻ thơ làm tôi vui và bớt cô đơn v́ có dịp trêu đùa với các cháu. Khi bồng các cháu và đứa bé nũng nịu áp sát mặt lên má ḿnh, ḷng tôi dâng lên nguồn hạnh phúc nào đó. Những khi các con đau yếu tôi thức đêm canh chừng, tôi nghĩ đó là sự thử thách thiêng liêng mà thiên nhiên dành cho tôi. Nhất là sáng ra các cháu trở lại mạnh khoẻ và rồi nh́n các cháu tíu tít nô đùa th́ như mùa xuân đă về lại trong tôi.

 

Tuổi thơ là tờ giấy trắng trinh nguyên, thơ ngây cần săn sóc, cần thương yêu, cần d́u dắt. Tuổi trẻ là hy vọng tương lai, là ban mai tinh sương, là ánh sáng b́nh minh mà người lớn cần tránh đổ vỡ hôn nhân để tuổi thơ khỏi bị bơ vơ, lạc hướng. Tôi xem ti-vi thấy người ta nỡ đem con gái trong tuổi thơ ấu của ḿnh đi bán cho các ổ măi dâm bên Cao Miên, tôi căm phẫn và chán nản. Tôi nghe những đứa bé bị ép buộc đi ăn xin tại Sài G̣n hay những đứa trẻ đạp ḿn khi đi lượm vỏ đạn đồng để làm sinh kế tại Quảng Ngăi sau những năm 75, ḷng tôi bùi ngùi, đau xót và tự hỏi về những ánh b́nh minh trên quê hương tôi. Rồi những bà mẹ phải miễn cưỡng đi bán máu của ḿnh nuôi những đứa con c̣m cơi, hay tang thương hơn khi báo CS đăng tải tin những người mẹ bán ḿnh vào ổ điếm hay quyên sinh con ḿnh v́ nuôi không nổi. Tôi phẫn nộ những vị cầm quyền bính u mê do ḷng tham lam và ích kỷ để phó mặc tuổi thơ. Những buổi ban mai đó cần niềm tự hào, cần được chăm sóc để những ánh b́nh minh của quê tôi vươn cao lên như những Eugene Trịnh, những Đinh Việt,... hay bao ánh sao sáng đem sự kiêu hănh của người dân tôi.

 

Dĩ nhiên có những lúc chúng ta đối diện với những những nghiệt ngă của cuộc đời. Trong thời gian đất nước chiến tranh, khi người cha rường cột của gia đ́nh bị hy sinh ngoài chiến tuyến, con cái c̣n lại như ngồi trên thuyền đời cheo leo do mẹ lái. Trong cuộc đời đầy thử thách như vậy tôi cũng bị chạm trán với sự oan khiên. Khi tôi bị chứng tai biến vỡ mạch máu, vợ con tôi lo lắng. Gia đ́nh tôi vào thăm, con trai đầu của tôi khi đó 8 tuổi mếu máo khi sợ sệt nh́n tôi với bao dụng cụ y khoa, ống tiếp dưỡng khí che phủ đầy mặt, cháu lại gần nói khẽ: "Ba đừng chết nghe ba. Con sợ lắm. Ba chết rồi, ai dạy toán cho con?". Tôi vừa tỉnh giấc sau cơn hôn mê (stroke coma) dài. Tôi hiểu được nỗi lo của con tôi và nửa buồn cười, nửa mặc cảm, giận ḿnh đă làm cho con ḿnh sợ sệt. Tôi không dám cười to, cười sặc sụa như mọi lần có thể nguy hiểm v́ cơ thể c̣n yếu quá và đau đớn v́ vết mổ trên người sẽ nhức nhối thêm hoặc giả sẽ động năo đang rỉ máu. Tôi cố xoay người trong cơn đau nhức hành hạ và hư hoáy vội đôi ḍng trấn an con tôi rằng tôi sẽ không chết đâu. Tôi thầm ước phải chi thượng đế cho tôi làm Hercules hay Samson hay gần hơn là một lực sĩ vai u thịt bắp như Arnold Schwarzenegger với sức mạnh vạn năng phóng ra khỏi giường bê cả chiếc giường bằng một tay cho Nam, con trai tôi vui trở lại khi nh́n bố cháu ngon lành khỏe như voi và rồi đưa tay cho cháu đập kiểu New Yorker là "give me a five", xong cha con tôi nắm tay nhau chạy vội khỏi nhà thương.

 

Con cái dễ thương nhất khi các cháu chưa tự túc được, nghĩa là thuở tiểu học. Thời gian này các cháu con tôi c̣n mê Pokemon, Digimon, hay Ninja Turtles, Power Rangers, hay Tom and Jerry và Bart Simpsons. Mỗi sinh nhật đến các cháu ḷng xao xuyến muốn vào tiệm Chuck & Cheese làm tiệc đăi bạn bè. Khi mà các cháu mè nheo đ̣i tôi đi làm rồi nghỉ về sớm dẫn hai cháu vào các shopping centers gần nhà đi "trick or treat" xin kẹo ngày Halloween. Những ngày hồn nhiên đó sẽ qua đi theo thời gian, tôi có linh cảm và chứng nghiệm ḍng thời gian qua.

 

Một hôm tôi thấy Việt đứng trước kiếng chải tóc, ngó tới, ngó lui, kế bên cháu là một lô đồ phụ tùng của tôi gồm máy sấy tóc, keo xịt tóc, gel, mousse, dầu thơm thoa mặt. Tim tôi bắt đầu thấp thỏm lên nhịp bebop. Trong khi cháu Nam đ̣i khi lên junior high phải để tóc chải như ba và giă từ hệ phái tóc húi cua mà vợ tôi bắt hai cháu tuân theo tóc kiểu nhà binh của ông nội. Tôi biết thời cách mạng của con cái sẽ từ từ ló dạng sau buổi b́nh minh của cuộc đời.

 

Thời kỳ nguy hiểm mà tôi gọi là "kỷ nguyên nguyên tử" nếu đến với tôi khi các cháu có bồ và cho tôi lên chức ông nội ngang xương, tức không theo thủ tục truyền thống. Nhà tôi chẳng biết khi tôi thường đốt nhang cho Ông Địa hay Phật Di lạc, tôi đă khấn vái, cầu cạnh những ǵ. Những điều cầu xin tận đáy ḷng, rất thành tâm, thầm kín nhất là "thời đại nguyên tử" kia sẽ không đến. Khi tôi ở tuổi mới lớn vừa ra vẻ làm dáng là bố tôi cho biết người không hài ḷng ngay. Có yêu ai th́ dấu kỹ trong tim, ráng nín thở qua sông. Mà tôi tự hỏi phải chăng tôi nín thở qua sông quá lâu nên tôi có gia đ́nh trễ năi, và đă làm cho văn tôi thêm lăng mạn, thêm ướt át, sũng nước v́ ngâm nước sông quá lâu. Nếu đúng như vậy tôi phải tạ ơn bố tôi thêm chứ nhỉ ?

 

Hôm nay sáng sớm Nam chạy vào tủ quần áo tôi cháu lấy ra chiếc cà vạt bé nhất để cuối tuần cháu đeo đi theo ăn tiệc cưới. Tôi hiểu tuổi học đ̣i của cháu và bảo cháu hăy học giỏi ba cho hết cái cà vạt nào mà con tôi thích nhất hoặc cho là "xịn" nhất. Dạy con cái như chính sách của nước Mỹ cư xử với những xứ nhược tiểu khi nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Đó là chính sách: "Cây gậy và Củ cà rốt". Tuy vậy, chính sách của bố tôi áp dụng cho anh em tôi là "Cây gậy nên người". C̣n con tôi lớn lên ở xứ Mỹ được bùa hộ mạng là hiến pháp xứ này minh định cho "Củ cà rốt dễ thương". Thôi th́ ta tuân thủ hiến pháp ra vẻ người của sành điệu, văn minh trong tân thiên niên kỷ, new millennium, vẫn c̣n thơm mùi giấy mực thứ 21 và cũng v́ thương con mà tiếp tục khấn vái và hối lộ ông Địa với những nải chuối cau "bảnh" nhất, "xịn" nhất bán ở các chợ Việt Nam. Tâm tư các con tôi khi khôn lớn th́ sở thích chúng cũng thay đổi theo. Ngày xưa các cháu thích ca hát những bài ca của trung tâm nhi đồng. Thế hệ trẻ như một sự dễ thương nào đó. Theo thời gian các cháu đổi tông nghe nhạc rap nghe vang âm hưởng của vùng Phi châu hoang dă và nhún nhảy break dance của me-sừ Mai Cồ vốn thân thương trẻ nít. Cậu con trai út của tôi học vơ thiếu lâm, người của cháu dẻo như chewing gum, như mạch nha. Chèn ơi, cháu chống một tay nhảy xoay ṿng như con bông vụ, như mấy ông đạo pháp sư guru Ấn độ tập yoga, trồng chuối ngược. Mồm cháu ca nhạc Eminem như một rapper sành điệu. Tôi hỏi nếu cháu thực sự có thích rap không, cháu bảo mấy đứa bạn học tṛ Mỹ chê cháu nhà quê, cháu muốn tập cho các bạn Mỹ thấy thấy là Việt là người Việt, rap không thua bạn Mỹ đâu. Tôi cười kh́ khi thoáng nghĩ về "Kỹ nguyên nguyên tử" tại trường Mỹ báo hại cho ngân quỹ oen-phe v́ nạn teen mother. Rồi kỷ niệm ngày xưa của các show như Tom and Jerry hay Bart Simpsons được thay thế bằng các show khôi hài như Three Company có chàng hề chef Jack Tripper hay Full House có chàng nhạc sĩ Jesse Kotsopolis rất tếu lâm, một Vân Sơn của đài truyền h́nh Mỹ mà hai cháu ưa thích. Tuổi thơ sẽ không bao giờ đến măi với con người. Do đó tôi không bắt các cháu măi măi là trẻ thơ để cho ḿnh vừa ḷng như thuở cũ, để không hốt hoảng của "thời đại nguyên tử" vốn phập phồng trong tim tôi. Tôi nguyện ḷng hăy trang bị cho ḿnh những ngày tới khi mà phép lạ của ông Địa vẫn tiếp tục ve văn hay không cho tâm thức tôi được yên ḷng để con tôi măi ngoan ngoăn.

 

Mùa Giáng Sinh năm nay lại đến. Tôi nghe tiếng nhạc Giáng Sinh vang ngoài pḥng khách do hai ca sĩ "cây nhà lá vườn" đang tập karaoke bài chúc Giáng Sinh hạnh phúc tưng bừng "Feliz Navidad" bằng lời Việt ngữ, điệu techno "chách chùm" vui tươi, vui bước bebop để nhắc nhở tôi rằng các con tôi vẫn cho niềm vui Giáng Sinh như dạo nào và rằng chút yêu dấu nào dó cho mùa Giáng Sinh vẫn c̣n đó trong tâm hồn này được b́nh yên:

 

"Ngàn tiếng ca hát vang

Mừng Chúa sinh ra đời

Cầu chúc cho mọi người

Cuộc sống đầy ấm no

Quên đi bao nhọc nhằn

Cùng nắm tay hát vang

Ngày Giáng Sinh an lành

Cầu chúc cho mọi người

Hạnh phúc đến với nhau

Trong hương bay ngọt ngào...

 

I want to wish you a Merry Christmas

I want to wish you a Merry Christmas

I want to wish you a Merry Christmas

from the bottom of my heart

 

I want to wish you a Merry Christmas

I want to wish you a Merry Christmas

I want to wish you a Merry Christmas

from the bottom of my heart

 

... of my heart..."

 

 

 

VIỆT HẢI (LA)

Mùa Giáng Sinh 2004

 

(Vntvnd chuyển)

 

 

Bạn cũ


BẠN CŨ

 

Càng lên cao, đứa bé càng cảm thấy hụt hơi. Chân nó mỏi nhừ không c̣n muốn leo thêm nữa. Nó chỉ muốn ngồi nghỉ hay là nằm vật ra trên vạt cỏ, sải chân sải tay cho đă. Bố nó biết như thế nên cố khuyến khích để hai cha con tiếp tục lên tận nơi chốn mà ông muốn đến. Ông nhẹ nhàng bảo thằng con:

- Con đưa tay cho thầy dẫn. Cố một ít nữa là đến nơi rồi. Chẳng lẽ lên đến đây lại quay về. Con đă hứa với thầy sẽ đi đến tận nơi. Bây giờ nếu thầy đi một ḿnh, bỏ con bơ vơ, thầy tính sao đang.

 

Đứa con biết bố nói thế là để nó bớt sốt ruột, chứ áng chừng hai cha con giỏi lắm chỉ mới leo đến một phần năm hay một phần sáu đoạn đường là cùng. Nó không ngờ cái dốc trông từ phía dưới có vẻ ngắn ngủi mà leo lên măi vẫn không tới. Có thể v́ những đoạn gấp khúc đă bị những chặng đất nhô ra thụt vào che dấu đi nên nh́n thấy như ngắn lại. Chỉ đến lúc bước lên th́ cứ một đoạn thấy ở phía dưới lại có thêm dăm ba đoạn chéo qua chéo lại ṿng vèo như trôn ốc, chả trách leo mệt bở hơi tai mà vẫn c̣n chưa thấy đến. Khởi hành từ lúc sương sớm chưa tan mà đến lúc này mặt trời lên cao hai cha con chỉ mới xa mức đầu chừng một loáng. Bằng cớ là những hàng cây ở dưới dốc và mấy mái nhà con con vẫn c̣n được nh́n thấy rơ mồn một.

 

Thầy nó đă đưa đề nghị rủ nó đi cùng. Nó vốn quí bố nên nhận ngay. Lúc ấy nó nghĩ nơi đến có cao lắm th́ cũng chỉ một vài lần thấm mệt là tới nơi, chứ có ngờ đâu leo muốn hụt hơi mà vẫn c̣n ở măi tận đâu đâu. Từ ngày bố nó đi học tập về, nó thường chiều theo ư bố nó muốn. Nó nghĩ làm như thế để bố nó vui. Cho nên thượng vàng hạ cám, nhất nhất nó đều cân tất. Bố nó cũng hănh diện v́ thằng con mạnh dạn của ḿnh. Đi tù về đến nhà, vợ chẳng c̣n, con phải gửi nhờ bên ngoại, ông phải cất công đi xin lại nó về, từ đó hai cha con sống nương tựa với nhau. Ông nhận làm đủ thứ để có đồng tiền xoay sở ngày hai bữa. Gọi là bữa cho gọn, chứ chẳng hôm nào được trọn vẹn no cơm. Thằng con lắm lần ăn kiêng khem quá, khó nuốt, cứ tần ngần cầm đũa, ông đă thấy đau ḷng. Vậy mà rồi thằng bé biết ư nên lại trệu trạo và cơm, cốt để bố được vui.

 

Rồi ông nhận được thư của bạn, người bạn hồi nao cùng đi tù chung với ông ở K4 vùng Gia Ray, Suối Kiết. Hồi đó, hai người cùng ở chung một nhà, làm chung trong toán rau xanh, ăn chung nơi, ngủ chung chỗ, nên có nhiều lúc tṛ chuyện với nhau. Bản thân bạn lành như cục đất, lúc nào cũng co ro như con cuốn chiếu, củ mỉ cù ḿ. Đi lao động, bọn cai tù bảo sao làm vậy, nhất mực nhẫn nhịn. Anh em thường khuyên mọi sự cứ làm nhẩn nha, có dốc tâm hoàn tất sớm cũng chẳng kéo lui ngày về nhanh hơn được một tẹo. Nhưng bạn ông không nghe, chẳng phải v́ muốn nịnh nọt hay tâng công ǵ với người đang đầy đoạ ḿnh, mà cho rằng làm luôn tay thế cho quên đi những ngày dài tủi nhuc. Đă vậy mà bọn cai tù nào chịu để cho yên. Cả ngày bắt làm cật lực, tối đến lại họp hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chấm công. Kèm theo đó là những lời mỉa mai cay đắng, chê tất tật là bọn chây lười, lánh nặng t́m nhẹ, và quen đứng chỉ tay năm ngón. Ông th́ ông cho là các tay ấy nói mẽ, chỉ trích người mà toàn bày ra các khuyết điểm của ḿnh. Ai chỉ tay năm ngón, ai cái miệng đăi bôi, ai sống nhờ công lao động của người khác, nếu không phải là chính họ, những người ỷ vừa qua cơn chiến thắng đang cố t́m hết cơ mưu hăm hại đồng bào ḿnh. Anh bạn cứ vuốt ve ông: bây giờ bọn ḿnh ví như thân cá chậu chim lồng, có nói ra chỉ tổ bọn họ ghét. Ông cứ nhịn đi chẳng xấu mặt đâu, chả nhẽ cứ nhốt ta hoài măi, thế nào rồi cũng có lúc về thôi.

 

Nhóm trồng rau phải làm đủ việc, lo đất, làm phân, trông nom, chăm bón. Rau làm ra cơ man, nhưng chỉ dùng được số rất ít, c̣n lại th́ giao nộp đem bán, nói là lấy tiền để tu bổ doanh trạị Anh em bạn tù phải lăn lưng dùng bàn tay ḿnh nhào trộn phân người, ḥa chung với nước giải và đất thành phân xanh, suốt ngày thối um khắp chốn. Chiều về chỉ được tắm rửa qua loa, không có xà pḥng tẩy uế, nên đêm đến tay nào tay ấy vẫn c̣n vương mùi khăm khẳm. Những năm tháng dằng dặc ấy cho thấy cái thân của ḿnh c̣n thua kém cả con vật ngoài đời. Th́ đấy, ngay trong trại, những con chó c̣n được nuôi béo tṛn béo trục, c̣n được nhẩn nha nằm nh́n xem bọn tù bị hành hạ, khổ sai.

 

Lắm đêm nằm gần nhau, ông cứ thở than với bạn. Nghe th́ có nghe, rồi cuối cùng bạn vẫn chỉ khuyên lơn: Ông cố giữ cái tâm ḿnh cho sáng, để c̣n khoẻ mạnh mà về. Đừng bực bội, hoang mang khiến thân tàn tâm lụn, nhỡ khi ḿnh đau yếu hay có chết đi trong cảnh này cũng chẳng có ai thương. May lắm được anh em khênh ra vùi trong xó đồi trơ trọi, vợ con nào biết, bố mẹ nào hay, dại, ông ạ. Người chiến thắng lúc nào cũng nghĩ ḿnh là ông trời, song thực ra họ cũng chỉ là cục đất. Họ hận v́ họ thấy họ kém ḿnh nên hành cho bơ. Mai kia ta về, rồi có khi họ c̣n thầm công nhận là ta trên cơ họ nữa đấy.

 

Cứ như thế, hai người đă sống với nhau nhiều năm cùng trại. Cho đến ngày bạn được về trước, san sẻ bàn giao lại cho nhau tất cả đồ vật của ḿnh. Bạn ra về chỉ c̣n cái túi con đựng một bộ quần áo sờn ṃn, thưa giăn; ca mủng, các món linh tinh đều để lại cả. Hẹn với nhau ngày tái ngộ sẽ cố t́m nhau. Giữ đúng lời, anh bạn thỉnh thoảng gửi đến ông lá thư ngắn, giữ mầm liên lạc. Và đến phiên ông ra về. Thành phố nơi ông có dạo sống hằng ngày bây giờ trông xa lạ . Ngay khi vừa bước ra khỏi cổng trại, ông đă bắt gặp mọi thay đổi bàng hoàng. Những điều ông được nhét vào óc về một cảnh đời chan ḥa hạnh phúc ở xă hội bên ngoài thực ra chỉ là những điều giả dối. Ở khắp nơi, ông thấy cảnh người giăng che chiếu bạt sống đại bên hè đường, trong góc chợ, dưới mái hiên, thậm chí cả ở gầm cầu, băi rác. Đó là những gia đ́nh hăm hở kéo đi vùng kinh tế mới, rồi thất vọng bị ném trơ giữa một băi đất hoang tàn nên lại lếch thếch đưa nhau về thành phố cũ. Nhà đă mất, đất chẳng c̣n, họ bơ vơ ́ xác sống chỗ nào họ c̣n thấy trú được. Công an, dân pḥng xua đuổi, bức ép măi rồi cũng thôi. Chứng tích của một sự lừa dối nhau cứ mỗi ngày hiển hiện như một vết thương mưng mủ.

 

Cảnh gia đ́nh ông chẳng hơn ǵ. Người vợ đầu gối tay ấp của ông không chịu nổi cảnh đ́u hiu khổ cực, đă đang tâm bỏ lại con, để theo duyên mới với một cánh lơ xe. Sự đi buôn chuyến trông nhờ vào các bao bị hàng được giúp dấu đă làm cho ḷng người đàn bà sa ngă gọn nhanh. Ông ra về, ngẩn ngơ trước cảnh cũ, ngôi nhà xưa đă được bán đi, đứa con hỏi thăm măi mới t́m ra được gửi nhờ bên ngoại. Ông một hai xin được đón con về, bà ngoại thương rể, trách con ruột, trách móc cuộc đổi đời đă lật tung lên tất cả nên đành bó tay nh́n sự thể chao đảo.

 

Hai cha con trở về với nhau, sống bằng cảnh ngày ngày ra đầu đường ngồi vá xe cho người qua lại. Thằng bé nhận cái chân bơm bánh xe, giúp bố đi xin từng thau nước để thử chỗ xăm vỡ, c̣n ông tẩn mẩn ngồi nhặt từ hào để nuôi hai cái bụng hằng ngàỵ Lắm khi nghĩ cũng trách vợ, song đạo đức nào c̣n trụ được khi mà gia đ́nh bị phá vỡ tan hoang.

 

Ông đem tâm sự giăi bày cùng bạn. Người bạn mời ông làm một chuyến đi thăm ở trên cái dốc dài ngoằng này. Thế là ông hỏi con và bầu đoàn dắt nhau đi. Ông chẳng rơ bạn bây giờ làm cái thứ ǵ mà lại lánh thân trên tuốt đầu con dốc ấy. Nên càng ṭ ṃ đi một lần cho tỏ rơ nguồn cơn.

 

Sự nao nức trong tâm càng chờ càng thêm lớn mạnh. Nỗi bồi hồi mong gặp lại bạn xưa làm cho ông chưa thấy mệt hay nản bước chân. Nhưng thằng con không như thế, thằng bé chưa qua một lần tù tội, chưa hiểu sự đớn đau uất ức bị hành hạ là thế nào nên chỉ thấy nhiêu khê khi phải cất công leo trèo đau cả cẳng, ngộp cả hơi, nóng cả mặt để chỉ là đi thăm t́nh bạn cũ. Cho nên đến lúc này th́ nó chẳng muốn leo thêm chút nào nữa.  Bố nó đâm gay theo. Ông không lường trước sự t́nh lại có thể diễn ra như vậy. Ông cứ nh́n thằng con. Nửa như van nài, nửa như chờ đợi. Đứa con đăm chiêu nh́n bố, ḷng cũng chua xót vô vàn. Nó nh́n những sợi râu loe hoe trên cằm bố, nh́n con mắt như mất đi vẻ tinh anh, nh́n những thớ da nhăn nheo trên khuôn mặt bố, nó thấy tím ruột. Cuối cùng th́ nó cũng nhận lời bố nó đi tiếp.

 

Càng lên cao, rừng cây càng rậm, che khuất ánh mặt trời. Không khí loăng đi làm cho cả hai cha con cùng thấy dễ chịu. Cho đến lúc thấy một mái chùa cong cong hiện rơ dần, hai cha con mới yên dạ. Dáng chiều cũng đă in bóng, vài đàn chim đang kéo nhau về tổ. Không dưng trong sâu thẳm ḷng ông bố thoáng gặp lại h́nh bóng một lần theo mẹ đi chùa Hương ngày c̣n bé như thằng con lúc này. Ông bỗng thấy cay cay nơi đuôi mắt. Người mẹ sinh thành ra ông không c̣n nữa, nhưng cảnh chùa này gợi nhớ đến bà biết bao. Chùa Hương với đồi núi cao xiết bao êm đềm. Con thuyền đưa ta tới nơi thần tiên.(HQ) Lần ấy, mẹ đă dặn ông hăy niệm Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật để thấy đường đi không quá gian nan, và ông đă niệm như thế rồi ngủ quên đi trong ḷng đ̣, cho đến khi được mẹ gọi dậy. Mới thoáng đó mà đă gần nửa đời người, bao nhiêu vật đổi sao dời, ḷng thế gian vẫn ngàn đời chưa dứt khổ.

 

*

 

Hai cha con đứng lặng trước tam quan. Lời kinh kệ buổi chiều nghe âm vang dài theo hiên vắng, giờ công phu mọi người đều hiện diện ở chánh điện, nên chẳng c̣n ai lai văng quanh đây. Ông và thằng bé ngồi dựa vào cột chùa, mắt nhắm lại cho đỡ mỏi và mở rộng ḷng theo lời kinh bát ngát bay đi. Chốc chốc tiếng chuông thu không như điểm một giọt thời gian tím sẫm, lan toả ra khắp không gian sự thanh lặng tiềm tàng. Và cứ thế hai người ch́m vào giấc ngủ chập chờn. Tượng ông Thiện, ông Ác nh́n xuống như muốn đưa bàn tay tế độ. Thằng bé mơ thấy ǵ mà thỉnh thoảng lại cười, c̣n ông bố cũng mơ thấy ǵ mà cau mặt bi thương?

 

- Tín chủ đến văn chùa có điều chi cần hỏi. Sao không vào trong mà ngồi ngủ vạ vật nơi đây ?

Nghe nói, hai cha con cùng mở mắt nh́n. Trước mặt là một chú tiểu, tóc trái đào chỉ c̣n một vạt đen phía trước. Ông nói tên người bạn và xin cho gặp v́ được hẹn lên đây. Chú tiểu chắp tay thưa: A Di Đà Phật, để con xin vào bạch thầy ra đón khách.

 

Có tiếng chân khoan thai bước ra. Ông nh́n người đối diện mà như không tin nổi. Ông định ôm chầm lấy bạn cho hả những ngày tháng xa nhau, song vạt áo nâu làm cho ông khựng lại. Cái tiếng thân mật mà ông định dùng để gọi như lúc c̣n ở trại bên nhau hiện giờ cũng đâm tắt ngang dè dặt. Như hiểu ư, sư ông trấn an bạn: bác cứ xem nhau như ngày nào. T́nh bạn trước sao sau vậy, có điều lúc này cảnh quang đă khác, xin thứ cho nhau sự dung tục thuở nao. Nghe bác về, tôi rất mừng. Nhưng lại cũng nghe tin về gia đ́nh bác, tôi lại kém vui. Thế gian nhiều đổi thay quá, bác nhỉ. Hôm nay bác đă lên thăm, xin được trụ lại nơi đây ít lâu để bạn bè tṛ chuyện. Hi vọng cảnh êm đềm của chốn tam quan sẽ làm cho bác thấy yêu đời trở lại. Bác đừng ngại, cứ xem nhau như t́nh nghĩa hôm nao.

 

Nói xong nhà sư đưa tay xoa xoa lên đầu đứa bé. Thằng bé cứ trố mắt ra nh́n, bố nó phải nhắc: con bạch thầy đi con. Đứa con lúc bấy giờ mới lí nhí câu chào trong cổ. Sau đó, chủ khách vào hậu liêu. Nhà sư dặn ḍ các tiểu lo chỗ ăn chỗ ngủ của khách và chính ông dẫn hai cha con đi viếng cảnh chùa. Đứa bé ngây ngô nh́n hết chỗ này đến chỗ khác, đứng gh́m chân bên hồ nước trước sân, nơi có những con cá rất to tung tăng lội quanh những thân cây súng. Nhà sư thấy vậy không chờ hỏi mà giảng giải với thằng bé: đây là vật phóng sanh của bá tánh đem gửi chùa. Thày giữ lại để có bầu có bạn cho cảnh chùa thêm thi vị. Vả lại thân cá sống nhờ nước, đây tuy chưa phải là sông suối, nhưng cá vẫn cảm thấy tự do được vùng vẫy thảnh thơi. Thằng bé xem chừng không hiểu hết, nó cứ nh́n sư rồi lại nh́n bố như thầm hỏi nguyên do.

 

Bữa cơm chiều tại chùa đơn giản mà ngon miệng. Có lẽ tại bụng đói nên thằng bé ăn măi vẫn chưa no. Nó ngập ngừng như muốn đứng dậy, song sư biết ngay nên đưa tay ra nhận lấy bát của nó. Nhà sư xúc tiếp cơm vào bát, gắp thức ăn chay thêm cho nó, rồi nói: lộc nhà chùa, con thời ăn đi cho chóng lớn. Mai kia trở lại nhà, con cố giúp đỡ ba và an ủi ông, nghe con.

 

Tối hôm đó, thằng bé đi ngủ sớm. Nó vừa đặt lưng xuống liêu là ngủ thiếp đi ngay. Văng vẳng đâu đây như có tiếng chuông chùa đưa nó lạc vào một rừng hoa muôn sắc. Gió thổi rất nhiều và nó càng lúc càng bay bổng như chiếc diều căng gió. Chừng lâu lắm, nó giật ḿnh thức dậy, tiếng cầu kinh trầm bổng thoang thoảng bên ngoài. Bố nó vẫn chưa đi nằm, ở pḥng bên một ngọn nến vẫn c̣n thắp sáng và bóng nhà sư cùng bố nó vẫn đang rủ rỉ nói chuyện với nhau.

 

Chợt nhiên, nó thấy đêm trên cao sao mênh mang quá. Thế là thằng bé lại chợp mắt đi, lăn vào giấc ngủ khác ...

 



ĐỖ THÀNH

(/O-O/ sưu tầm)


BÊN KIA HÀNG RÀO

 

Tác giả Nguyễn Đại Toàn đă góp một bài viết đặc biệt nhân lễ Father's Day vừa qua, với lời ghi trân trọng "Để tưởng nhớ đến ba kính yêu của mẹ và chúng con." Lần này, nhân mùa lễ Vu Lan đang tới, ông có thêm bài viết thứ hai về ḷng hiếu thảo với Mẹ Cha, không chỉ ở bên này mà c̣n cả bên kia hàng rào ...

 

*

Cơn động đất nhỏ chỉ ba chấm hai độ Richter nhưng đủ để lại những vết nứt ngang dọc trên nhiều bức tường. Cùng chung số phận, hàng rào ngăn cách nhà tôi và nhà hàng xóm cũng bị nứt một đường dài khá sâu, chưa kể những đường nứt nhỏ, lăn tăn như những vết nhăn quanh miệng khi người ta đang nhoẻn miệng cười. Thật ra tôi có thể để nguyên như vậy, như người Mỹ nói "we have to live with it" nhưng tôi muốn xây lại một hàng rào mới, giữ vững sự riêng tư cách biệt với nhà hàng xóm. Một lư do khác làm tôi muốn xây hàng rào mớI v́ tôi biết Mẹ vẫn ra ngồi chơi ở vườn sau, cạnh cây táo cao to nhiều bóng mát và cạnh bức tường có những vết rạn nứt v́ động đất.

 

Sống ở California với những cơn động đất từ nhỏ chỉ đủ để cư dân sống ở một bán kính một mile chung quanh tâm điểm động đất thấy ḿnh chợt mất thăng bằng chỉ một vài tích tắc đồng hồ; hay lớn đến độ làm sập được những cây cầu bằng bê tông cốt sắt rất kiên cố, đan chéo nhau trên những xa lộ thênh thang của Mỹ, chúng tôi đă quá quen với những cơn chấn động từ trong ḷng đất; nhiều khi lâu lâu lại thấy nhớ cảm giác hụt hẫng v́ động đất. Nhưng cứ tưởng tượng đến động đất xảy ra đúng vào lúc Mẹ đang ngồi ở cạnh bức tường, tôi muốn xây lại tường mới càng sớm càng tốt.

 

Chủ nhà bên kia là hai ông bà cụ O'Connor, sinh ra ở tiểu bang Connecticut nổi tiếng bảo thủ và là một trong những tiểu bang đầu tiên của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Trước khi chuyển về sinh sống ở California, họ vẫn nghĩ về tiểu bang non trẻ ở ven biển miền Tây như là một nơi ô hợp của những tay anh chị đă một thời phiêu lưu t́m vàng, một nơi không có truyền thống cổ kính như mười ba tiểu bang đầu tiên được tượng trưng bằng bảy sọc đỏ và sáu sọc trắng trên quốc kỳ của Mỹ. Vậy mà t́nh cờ, một lần bay về California giữa mùa Đông lạnh giá có tuyết trắng phủ gần hết nước Mỹ, ông bà O'Connor mê khí hậu của California, mặc dù vẫn mê người của Connecticut, nhưng đă quyết định dọn về ở hẳn tiểu bang tận cùng Tây Nam của nước Mỹ. Chỉ nguyên việc họ luôn tự giới thiệu với hàng xóm bằng last name cũng đủ nói lên tính bảo thủ và quá khứ là thầy, cô giáo của họ .

 

C̣n nhớ lần đầu tiên gặp họ trong khi đang xem xét hồ bơi ở sân sau căn nhà, tôi nh́n qua bức tường và thấy hàm râu quai nón bạc trắng của ông và mái tóc màu vàng nhạt điểm trắng của bà. Ngay từ lúc đó, tôi đă có ư nghĩ giá mà bức tường được xây cao hơn một chút, bên này không nh́n thấy được bên kia, giữ được sự riêng tư cho cả hai bên th́ tốt hơn nhiều. Lớn lên ở Mỹ, tôi tôn trọng sự riêng tư hơn nhiều người đến Mỹ muộn màng, vốn quen với truyền thống "bà con xa mua láng giềng gần" của Việt Nam. Do vậy, là hàng xóm của ông bà O'Connor gần mười lăm năm qua, chạm mặt họ rất nhiều lần ở sân trước, nhưng tôi chưa bao giờ bước chân vào nhà họ. Có lần, người đưa thư, có thể trong một lúc mỏi mệt đă bỏ lộn thư của ông bà O'Connor vào hộp thư nhà tôi, tôi cũng chỉ mang qua bỏ lại vào thùng thư của nhà họ. Quan hệ giữa chúng tôi và hàng xóm ở mức độ chừng mực cần thiết của láng giềng ở Mỹ. Lâu lâu thấy xe bệnh viện đến nhà hàng xóm, trong lần gặp kế tiếp ở sân trước tôi thăm hỏi sức khoẻ của ông bà với thái độ kính trọng cần thiết cho những người cao tuổi, và được biết sức khoẻ của họ không đến nỗi đáng quan ngại ở lứa tuổi có lẽ đă ngoài bảy mươi, nhưng muốn yên tâm, nên thấy có dấu hiệu ǵ khác thường, họ gọi 911 xin xe cấp cứu đến nhà.

 

Thoạt đầu, hai ông bà cụ hàng xóm của chúng tôi có vẻ dè dặt. Nhưng sau khoảng hơn một năm chúng tôi sống bên cạnh giữ phép lịch sự cần thiết, và theo đúng quy tắc yên lặng của thành phố địa phương "quiet time" từ mười giờ đêm đến bảy giờ sáng, ông bà O'Connor đă tỏ ra có thiện cảm với chúng tôi hơn. Tuy nhiên, mối thân t́nh hàng xóm cũng chỉ dừng lại ở mức giơ tay chào nhau mỗi lần gặp nhau ở lối đậu xe trước nhà. Có những đêm thứ bảy cuối tuần, có sinh nhật ai đó trong nhà, biết mọi người đang vui vẻ nghe một bản nhạc hay, tôi vẫn phải tắt ngay hệ thống stereo v́ đồng hồ vừa chỉ đúng mười giờ.

 

Ngày xưa, trong thần thoại, cô Cinderella vội vă chạy về nhà giữa dạ vũ tưng bừng v́ sắp đến nửa đêm, áo quần, ngựa xe sẽ biến mất; ngày nay, mỗi cuối tuần, tôi vẫn phải đưa mắt nh́n đồng hồ và điều chỉnh hệ thống âm thanh nhỏ lại để tránh làm phiền ḷng hàng xóm. Chẳng những thế, khi các anh chị của tôi đến chơi, Mẹ tôi đă rất cẩn thận dặn ḍ các anh, chị đậu xe tránh những lề đường thường có xe hàng xóm đậu ở đó. Mẹ ở nhà ban ngày và bằng quan sát, Mẹ rất rơ những vị trí nào thường có xe đậu vào thời khắc nào trong ngày. Đôi lúc các anh chị hay các cháu của tôi sơ ư quên lời dặn ḍ của Mẹ, đích thân Mẹ cầm tay lái đưa xe ra khỏi những vị trí có thể làm phiền hàng xóm. Chúng tôi vẫn gọi đùa Mẹ là "chuyên viên sắp xếp xe cộ" trong nhà.

 

Thân t́nh giữa tôi với vợ chồng người hàng xóm tăng lên một mức độ cao hơn khi Mẹ thường cho bà O'Connor mượn con chó nhỏ tên Ann-Marie của tôi về chơi vài giờ mỗi tuần. Vốn yêu thích loài vật, đặc biệt là chó, từ thủa c̣n học ở trường Tiểu học, Bà O'Connor luôn luôn nuôi chó trong nhà. Thú giải trí đó bị mất đi từ khi cô thiếu nữ McKinley trở thành bà O'Connor. Ông O'Connor bị dị ứng với lông chó, lông mèo, nên v́ t́nh yêu và sức khoẻ của chồng, bà đành phải chấm dứt thói quen nuôi chó trong nhà. Khi thấy con chó nhỏ giống Chiwawa của chúng tôi, bà chạy sang nhà chúng tôi xin đem con Ann-Marie về chơi những lúc ông O'Connor đi vắng. Bà c̣n cẩn thận đến độ chỉ để con chó ngồi ở ngoài sân, không dám mang vào nhà, v́ chỉ cần một sợi lông chó rơi rớt đâu đó trong nhà, ông O'Connor sẽ lên cơn suyễn, mà với người có tuổi, chỉ một cơn bệnh nhẹ đủ để đe dọa tính mạng của họ, đủ để ngọn đèn trước gió phụt tắt bất cứ lúc nào.

 

Chuẩn bị xây lại bức tường ranh giới giữa hai nhà, tôi phải qua gặp hai ông bà O'Connor để tŕnh bày dự án. Tôi c̣n cẩn thận vẽ ra trên giấy theo kiểu 3D để ông bà hàng xóm thấy được chiều dày mỗi bức tường sẽ dày hơn, chiều cao cũng cao hơn một chút. Về chiều cao tăng lên 10 inches, họ hoàn toàn đồng ư. Về chiều dày, vườnsau của mỗi nhà sẽ bị mất đi thêm 4 inches v́ bức tường sẽ tăng thêm 8 inches, ông bà O'Connor lúc đầu c̣n lưỡng lự, nhưng tôi ra sức thuyết phục, bằng cả nguyên tắc cơ bản của xây dựng lẫn sự riêng tư cần thiết của cả hai bên, mà tôi biết cả Mẹ tôi lẫn hai người hàng xóm đều thường hay ra ngồi ở hai cái sân sau yên tĩnh, nhiều bóng mát.

 

Mọi chuyện diễn ra rất êm đẹp. Vậy mà, một buổi trưa đang cặm cụi ở sở, tôi nhận được điện thoại Mẹ gọi vào cho biết bức tường đang xây dở nửa chừng th́ bà O'Connor tỏ ư muốn ngừng xây. Tôi vội gọi điện thoại về nhà hàng xóm, nhưng dường như không ai ở nhà. Thật t́nh tôi không hiểu tại sao ông bà O'Connor lại đổi ư một cách nửa chừng như vậy, nhất là khi tường cũ đă đập ra, và tường mới đang được xây lại dở dang.

 

Điều duy nhất tôi biết ḿnh sẽ phải qua nhà hàng xóm, tŕnh bày và thuyết phục họ thêm. Chiều hôm đó, tôi vẫn không gặp được ông bà O'Connor, sau ba hồi chuông, hai cánh cửa lớn vẫn đóng im ĺm, tôi đành về lại nhà ḿnh mặc dù mỗi lần nh́n ra bức tường ở sân sau, tôi vẫn không vui khi thấy bức tường đang xây dở vẫn nằm đó.

 

Măi đến ba hôm sau, tôi mới gặp được nhà hàng xóm, nhưng lần này không phải gặp ông bà O'Connor mà là gặp một người Mỹ tuổi trung niên, trông rất giống ông cụ O'Connor. Khi biết tôi là hàng xóm, và muốn nói chuyện với ông bà cụ O'Connor về bức tường đang xây dở ở sân sau, anh lịch sự mời tôi vào nhà, tự giới thiệu là Jonathan. Anh cho biết Ba anh phải vào nhà thương, lần này không may, mẹ anh v́ căng thẳng tinh thần, nên cũng phảI điều trị vài ngày ở bệnh viện. Anh phải lấy vacation bay về từ New Jersey để được trực tiếp chăm sóc cha mẹ. Theo yêu cầu của anh, bà O'Connor cho dừng lại việc xây bức tường ở sân sau. Jonathan ngại là ba mẹ ḿnh đă có quyết định không sáng suốt trong lúc sức khoẻ đang suy yếu, tinh thần không được minh mẫn.

 

Tôi vốn không thích những việc bỏ dở nửa chừng, nhưng cũng kiên nhẫn chờ Jonathan có th́ giờ xem xét lại bản vẽ với đầy đủ chiết tính của tôi, trong đó ông bà O'Connor sẽ góp một phần trả một nửa chi phí với tôi, và sân sau của mỗi nhà sẽ bị lấn vạ bốn inches. Bù lại, sự riêng tư về tầm nh́n và âm thanh sẽ được nâng lên ở một mức độ cao hơn. Để tránh mọi phiền phức, tôi đă thảo sẵn một Agreement Letter, trong đó ông bà O'Connor đă kư tên vào. Vậy mà, mọi sự vẫn không thông suốt như tôi dự tính v́ cả hai ông bà đều phải nằm bệnh viện đúng lúc bức tường đang được đổ móng.

 

Bức tường hàng rào dang dở, nằm đó "trơ gan cùng tuế nguyệt", đập vào mắt tôi mỗi lần tôi nh́n ra sân sau, nhưng tôi không thể làm ǵ hơn được. Phải kiên nhẫn cho Jonathan có th́ giờ xem xét lại chi tiết bản vẽ. Anh có vẻ là người cẩn thận, từ tốn, có lẽ là tôi sẽ không có câu trả lời sớm hơn như mong muốn. Vả chăng, trong lúc này, khi cả hai đấng sinh thành của Jonathan đang nằm bệnh viện, chắc chắn là anh phải dồn hết tâm trí và thời gian cho việc chăm sóc bố mẹ.

 

Cuối tuần, rảnh hơn một chút, có th́ giờ nh́n qua khung cửa sổ về phía nhà ông bà O'Connor, tôi thấy cái dáng cao to của Jonathan tất bật mang từng giỏ đồ về nhà, rồi lại mang từng giỏ khác ra đi. Vài hôm sau, anh ta bấm chuông nhà tôi, mặt mày tươi tỉnh hơn, cho biết bà O'Connor đă được phép rời bệnh viện, và sức khoẻ ông O'Connor đă khả quan hơn. Anh cũng đồng ư để bức tường hàng rào giữa hai nhà được tiếp tục xây như dự định, v́ bà O'Connor hăy c̣n yếu, chưa tự lái xe đi ra ngoài được, bà sẽ ra vườn sau nhiều hơn, để có ánh nắng mặt trời, có không khí trong lành của thiên nhiên ở ven biển California.

 

Bên kia hàng rào của chúng tôi, vẫn có một người con có hiếu, biết lo cho Bố Mẹ ở tuổi về già. Ở trời Tây, quê hương thứ hai, và có lẽ là quê hương của chính tôi, vẫn có được một biểu tượng tinh thần cao quư nhất của trời Đông, ḷng hiếu thảo với cha mẹ. Bức tường hàng rào chưa hoàn tất như dự định nhưng tôi vui hơn v́ vừa t́m được thêm một điểm tương đồng lớn giữa hai quê hương. Điều đó giúp đời sống chúng tôi bám rễ vững chắc ở quê người.

 

NGUYỄN ĐẠI TOÀN

(/O-O/ sưu tầm)

THÚ ĐAU THƯƠNG

THÚ ĐAU THƯƠNG !

[Thiều Túy Nga]

 

Tác giả đă Viết Về Nước Mỹ năm trước, với bài "Tạ Ơn Ba, Cám Ơn Má." Bài viết lần này được bà ghi: riêng tặng các chị có gia đ́nh và gặp phải ông chồng có chút máu ham vui. "Đường vào t́nh yêu, có trăm lần vui, có vạn lần buồn". Đôi khi, nếu ḿnh không làm thay đổi được hoàn cảnh sống, th́ cũng nên nh́n cuộc đời ở 1 góc cạnh tốt đẹp hơn. Mong thay !

 

*

 

Hồi nhỏ, tôi cứ nghe ba má nhắc nhở hoài cái điệp khúc: "chọn bạn mà chơi, ông bà ḿnh vẫn thường nói: gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng"... Lớn lên, tôi cũng áp dụng cái điệp khúc này mà dạy lại con cháu ḿnh.

 

Càng ngẫm nghĩ th́ càng thấy đúng ... Con nít mà gần gũi với bạn bè, học hành đàng hoàng, thích chơi thể dục thể thao, th́ cha mẹ yên tâm được phần nào, c̣n lỡ xui mà nó thích theo cái đám bạn phá làng phá xóm, thích tụ tập hút xách, th́ cha mẹ cứ phải nghe mắng vốn suốt ngày. May mắn lắm, khi lớn lên, tính t́nh nó thay đổi, lo chí thú học hành, ăn nên làm ra, th́ vợ chồng con cái được ấm êm, c̣n bằng ngược lại, th́ ông bà Nội Ngoại thay nhau giữ cháu, bỏ th́ thương mà vương th́ tội.

 

Gần mực th́ đen, ở tuổi nào cũng đúng, đúng nhứt với những người ham vui. Kể từ ngày phân nửa kia của tôi t́m được những người bạn cùng chí hướng, tức là cùng mê 4 bà đầm (trong bộ bài tây) th́ chàng như cá gặp nước, tung tăng tha hồ lội, mới đầu chàng lội ngày thứ bảy, sau đó, có sức, chàng lội thêm chiều thứ sáu ... Càng lội, càng dẻo càng dai, thế là, hễ rảnh giờ nào th́ chàng cùng đám bạn bè ... lội giờ đó ... Cằn nhằn th́ chàng bảo là chàng đi tập thể dục thể thao ... Này nhé: anh phải tận dụng sức lực để nặn mấy con bài, sau đó anh phải suy nghĩ tính toán như thế nào để binh không lủng,..!! nhờ vậy giúp anh thư giăn đầu óc, v́ cuộc sống ở Mỹ, anh đi làm có quá nhiều x́-trét .."

 

Trời đất quỉ thần ơi, chàng của tôi kể từ ngày định cư ở Mỹ, tự nhiên bị dị ứng với chữ bills, chàng không chơi basket ball bao giờ, vậy mà chàng thảy banh vô lưới không thua ǵ anh chàng Shaq của đội Lakers, nên chữ bills tôi đành lănh đủ ! ... Vậy mà chàng c̣n bị x́-trét, th́ thiệt là tội nghiệp!

 

Bốn bà đầm với tôi th́ lại chẳng có chút cảm t́nh, nh́n lại 4 ông Tây, họ có gallant như cái tên hay không th́ tôi không biết, cộng thêm 4 ông bồi, càng nh́n, tôi càng thấy họ khó ưa,... nên thú vui của chàng, tôi không hiểu được.

 

Bắt đầu là những cuộc cải vă nho nhỏ, sau đó, tôi phải t́m thêm đồng minh là bà già chồng và 2 cô em chồng. Một hôm tôi và đồng minh sẵn sàng ứng chiến, chờ chàng đi chơi về. Bước vào nhà, chàng đă phùng mang trợn má, bà già chưa kịp ra chiêu, đă lên cơn tức, tay chân run lẩy bẩy ! Tội nghiệp cái đám con cháu Hai Bà, gươm giáo chưa kịp rút, đă phải lục tục khiêng hàng binh về nhà. Dầu gió, dầu cù là, dầu nhị thiên đường, .. đủ hết thứ dầu, được đem ra sử dụng: đứa cạo gió, đứa bóp tay bóp chân, đứa th́ thủ sẵn cái phone cầm tay, v́ nếu t́nh h́nh không ổn th́ phải kêu 911, đưa bà già vô nhà thương cấp cứu ... May quá, bà già tỉnh lại ...

 

Và từ đó, không kèn không trống, tôi đành phải bỏ rơi đồng minh của ḿnh, đồng minh kiểu này, chưa đụng trận đă làm tôi đau tim ! Và cũng từ đó, một ḿnh tôi đánh đông dẹp bắc, lập ra cái gánh hát mà chỉ có 2 người: chàng là kép độc, c̣n tôi là cô đào chánh. Mới đầu gánh hát chỉ có đào chánh lên giọng, thánh thót câu ḥ điệu nhạc du dương ... rồi đến cải lương, xuống 6 câu vọng cổ: khóc lóc mùi mẫn không thua ǵ trong tuồng con gái chị Hằng. Không kết quả, tôi đổi qua cải lương Hồ Quảng, tôi bắt chước cái màn Tiết Đinh San - Phàn Lê Huê, oai phong lẫm liệt, la lối om ṣm, và cuối cùng th́ đến màn chót là hát bội: "như ta đây, ư...ư... danh tiếng nổi như cồn,...ư...ư... bà chằng... ư...ư... tiếng tăm ta lừng lẫy, ...ư...ư..." Mỗi lần hát xong, tôi phải ngậm hết vài chục viên ô mai cam thảo, và tôi đành chào thua ... tắt luôn cái đài phát sóng !

 

Nói về bạn chàng, th́ "văn kỳ thanh, bất kiến kỳ h́nh". Anh nào đối với tôi, cũng thuộc loại cao thủ vơ lâm, không biết gia đ́nh con cái ra sao. Nhưng có rất nhiều th́ giờ để hú hí với 4 bà đầm ! .... Sáng sớm thứ bảy, chưa mở mắt ra là đă nghe cell phone reng ỏm tỏi, giờ trọng đại sắp điểm, hội nghị bàn tṛn sắp bắt đầu, 1...2...3...chúng ta sắp hàng ra quân.

 

Tuy chưa được diện kiến dung nhan về chiều mấy anh bạn của chàng, nhưng tôi có thể tưởng tượng được ... Nào là anh Châu, mà tôi kêu là anh "Châu hút" cho dễ nhớ. Số là có 1 hôm, tôi gọi đến t́m chàng... tôi nghe được 1 giọng Bắc rất nhẹ nhàng, rất thanh tao, rất gợi cảm: "Tôi....tôi... Châu ...đây. ...Tôi... th́... chỉ... thích... xoa... mạt... chược,... tôi.. không... thích... binh....binh... xập xám...!". Ái chà! Chưa đánh đă khai !... Giọng anh nhừa nhựa kéo dài, làm tôi nhớ đến những câu chuyện đă đọc qua của những nhà văn thời tiền chiến. Tôi liên tưởng đến cảnh 1 ông già ốm o đang nằm è ... hít thuốc phiện !

 

Kế đến là anh Sơn, với giọng nói rất hùng hồn, tôi kêu là anh "Sơn Luật", v́ cả 2 anh chị đều gốc sinh viên Luật trước năm 75. Nếu anh chị được đi sớm, th́ có lẽ giờ này anh đă làm chánh án và chị cũng đă là Tiến sĩ Luật sư với hơn 20 năm kinh nghiệm !...

 

Người cuối cùng, rất đặc biệt, có cái tên rất dễ thương là "Thái Giám". Cái anh chàng này, sáng thứ bảy là lăng xăng réo gọi hết người này đến người khác, mau mau lẹ lẹ đi họp,... làm tôi liên tưởng đến cái anh chàng thái giám, lăng xăng lít xít, có cái đuôi tóc, đi lắc qua lắc lại trong mấy bộ phim Tàu ... Nhờ tưởng tượng hay như vậy, nên ra đường, tôi chưa bao giờ chạm trán với mấy tay cao thủ vơ lâm này, cho nên "mặt trận Little Saigon, đến hôm nay vẫn c̣n yên tĩnh!"

 

Chuyện đại sự của chàng, bàn hết năm này qua năm kia, vẫn chưa đạt thỏa hiệp ngừng chiến ... Hôm nào bực quá, t́nh h́nh trở nên căng thẳng, tôi mở miệng nói vài tiếng, th́ y như rằng, cái đài phát sóng của chàng vặn hết volume, bộ mặt chàng đỏ rực như Trương Phi sắp ra trận, mắt chàng to tṛn, cái miệng chàng nổ liên tục, âm thanh không thua ǵ cái gói bắp rang đang bỏ trong ḷ microwave...

 

Càng nh́n chàng nổi nóng ... tôi càng thấy quen quen, th́ ra lúc chàng nổi giận, chàng giống hệt như mấy con cá đang lội trong hồ. Này nhé: 2 con mắt lồi ra, cái miệng th́ táp táp ... Thay v́ căi lại, tôi cứ tưởng chàng là con cá Tàu, đang táp táp ... táp mấy con lăng quăng đen thùi ! Thôi th́ cứ để chàng táp cho đă, v́ mấy con lăng quăng sẽ trở thành muỗi, mang theo vi trùng West Niles, có hại cho người. Chỉ tội nghiệp mấy cái cửa ở nhà, tự nhiên ngày hôm đó tụi nó bị ê ḿnh, v́ bị chàng đi ra vô đóng rầm rầm ... chưa kể mấy ngày sau, tôi phải nh́n cái mặt nhăn nhó của chàng như người ăn không tiêu, bị táo bón mấy ngày.

 

Cái gánh cải lương của tôi khai trương chưa được bao lâu, đă phải khai "băng rúp xi", v́ cô đào chánh tắt tiếng. Căi đă không thắng, mà c̣n nhức đầu. Ở nhà bực ḿnh, tôi đành ḅ trở lại trường học, bạn bè hỏi cuối tuần làm ǵ?.

 

- À, th́ ở nhà đọc bài, làm bài, ráng lấy cái "mát tơ"

 

Bạn bè khen tôi siêng quá ! Ái chà, chớ không lẽ ngồi nhà chờ chàng hành hiệp giang hồ với 4 bà đầm xong, khi nào chán th́ ḅ về nhà, lo cơm nước phục dịch chàng ? Biết đâu nhờ 4 bà đầm của chàng, mà sau này tôi thành người thông thái ... Và trong khi chờ đợi tương lai huy hoàng ấy, bây giờ tôi ngồi đây, gơ lóc cóc, viết vài hàng cho vui, biết đâu nhờ chàng mà có ngày tôi trở thành "dăng xỉ".

 

Mai kia mốt nọ, học xong, rồi viết văn, rồi làm thơ con cóc... rồi sẽ có 1 ngày tôi mở tiệc BBQ, mời hết các bạn của chàng tới chung vui. Ngày đó, tôi sẽ trân trọng đứng chắp tay cung kính (như cái cảnh Hoàng Dung bái tạ Hồng Thất Công làm sư phụ) cám ơn các anh: Châu hút, Sơn Luật, Thái Giám ... Nhờ các anh mà tôi biết rất rơ thế nào là cái "thú đau thương"...

 

 

 

THIỀU TÚY NGA

(/O-O/ sưu tầm)

website counter