VA(N 7

Home | CHUYÊ.N THIÊ`N | CHUYÊ.N THIÊ`N (tt) | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | Va(n 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | THO' | CHUYÊ.N LA. | TIÊ?U LUÂ.N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | TA`I TU'? | VA(N TÊ'

dantranh_quynhhuong.jpg
Tranh QUY`NH HU'O'NG

Một Mối T́nhNguyễn Ngọc TưMưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê


MỘT MỐI T̀NH
(Nguyễn Ngọc Tư)


Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê. Má tôi chặt lá, giút nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh. Tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó, nhà không có đàn bà nên cũng có bánh trái ǵ ăn đâu ..". Tôi giành: "Chừng nào bánh chín, để con đem qua bển cho. Má, má nè, anh Hai có tính bước thêm bước nữa chưa, hả má." Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con này, lần nào về cũng hỏi có chuyện đó ..". Ḿnh à ? Ḿnh sao ? Lần nào cũng hỏi chuyện đó à ? Ụa, hỏi hồi nào sao ḿnh không hay vậy ta ?

Tôi ngủ lưng một giấc, bánh chín, một tay tôi bưng rổ bánh, tay kia xách cây dầm xuống bến. Có xa xôi ǵ đâu, từ nhà tôi bơi dọc theo rạch Ô Môi, ngược lên hướng mặt trời mọc chừng trăm thước là tới nhà Trọng rồi, nhà trồng nhiều thiệt nhiều cây ô môi, bông đỏ, lá xanh, trái chín không ai ăn, tụi con nít móc xuống làm gươm đánh nhau chan chát. Hai bên đầu nhà trồng toàn vú sữa, cao lớn lắm, già lắm, cỗi cằn lắm, lâu rày không có trái trăng ǵ hết. Dưới mé kinh c̣n nguyên một đám nga cao ngồng. Mà, hết cái xóm kinh này có ai có nhà vừa cũ, vừa xưa như nhà Trọng đâu.

Ở nhà Trọng, có nhiều thứ mấy chục năm rồi không thay đổi. Cảnh cũ giữ nguyên đă đành, tính t́nh lớp người sau cũng y chang người trước, như từ một khuôn đúc ra. Như Trọng vậy, mười năm kể từ ngày chị Ái tôi bỏ Trọng đi, Trọng vẫn giữ nguyên cái khăn choàng tắm treo đầu sào, chiếc nón quai nhung đă ngả màu thâm ś, cũ mèm, giữ cây lược sừng đă găy mất mấy răng với cái kiếng soi để ở đầu giường như thể chị Hai tôi vẫn c̣n ở đâu đây, như thể chút nữa khi tắm xong, chị sẽ bước vào, chải đầu, rồi vừa nghiêng đầu, vừa quạt hong khô tóc bên cái cửa buồng trông ra hàng lơn nước, chỉ cần một cơn gió nhẹ, lá vú sữa khô nằm trên mái nhà sẽ tuôn xuống như mưa.

Sao tôi lúc nào cũng thèm ngồi ở đó, ở cái vị trí yên b́nh đó, nhất là bây giờ, khi tôi vừa lang thang hết một mùa nắng. Nhất là khi nghe Trọng biểu thằng Bầu ở nhà bắc nồi cơm để anh đi nhổ vài cọng bông súng nấu với mấy con cá vừa thả câu được hồi hôm. Tôi hỏi, đám trái giác ngoài bờ liếp c̣n không, thằng Bầu nói c̣n. "Vậy anh Hai hái giùm em một mớ nấu canh chua ăn thèm quá chừng", tôi dặn với theo. Rồi Trọng quay lưng đi, không để cho tôi kịp nh́n anh kỹ, nhưng thật, thà vậy, Trọng đứng lớ ngớ ở đây một hồi, thể nào không nén ḷng, tôi cũng ôm chầm anh khóc. Trời ơi, cảnh này, người này, sao y chang như năm ngoái, năm kia, chỉ khác là thằng Bầu đă lớn, và mớ tóc bạc trên đầu Trọng là thay đổi, nó trắng thêm, nhiều thêm. Tôi tự hỏi ḿnh ḷng đang nghĩ đến cái ǵ mà đau ḷng quá vậy cà.

Chị Ái, tôi với Trọng cùng một đám con trai con gái nữa lớn lên cùng nhau trên cái rạch Ô Môi nầy. Cỡ mười bảy, mười tám tuổi, thấy Trọng thương quá, tôi nói chơi chơi với chị Ái: "Em xí thằng Trọng". Chị tôi cười ngất, xong trề môi như đưa đ̣, "người ta mà em làm như b́nh bát chín cây vậy, bày đặt xí phần." Ba Trọng mất sớm, má đi lấy chồng ít về, từ nhỏ Trọng sống với ông nội, mười tuổi, ông nội cũng mất, đang ở tuổi con nít chưa hết con nít, người lớn chưa tới người lớn, anh đă gánh vác trọng trách lo hương hỏa cho gia đ́nh. Một ḿnh, với hai con chó, một con mèo, học xong, Trọng c̣n phải quần quật với chín công ruộng, một mảnh vườn đất cằn cỗi, già nua, lâu rày chưa thu được huê lợi ǵ, nhưng quí là trên đó chôn cả thảy chín cái mả ông bà, và ngôi nhà gạch đă có ba đời, cất trên nền cao kiểu chữ công, ba gian nhà rộng mênh mông trông ra cái sân gạch trơn rêu, mút sân là cái hàng rào giăng ngang, đứng dưới mé sông nh́n lên, dăy rào che tầm nh́n, chỉ thấy thấp thoáng mái ngói lợp trải màu vừa xanh vừa mốc.

Nhà Trọng có một cái lạ nữa là bàn thờ lúc nào cũng chong đèn, ngày tháng này qua ngày tháng khác, năm này qua năm khác, ngọn đèn truyền thống từ đời cố Trọng, nội, rồi tới Trọng, không bao giờ được phép tắt. Chiều nào chị em tôi đi ngang qua cũng thấy Trọng lọ mọ ngồi lau cái bóng đèn hột vịt ám khói, châm dầu bằng cái vẻ mặt thành kính, nâng niu. Lúc đó, tôi ước thầm phải chi Trọng ngỏ lời thương, tôi sẽ làm hết thảy công việc đó thay Trọng suốt đời, đến khi trở thành bà già cóc kiết, tôi giữ lửa th́ hay phải biết. Nhưng Trọng th́ lại thích chị Ái hơn tôi, Trọng thương thầm chị cũng nhiều như tôi thương thầm anh vậy. Vậy mà anh không biết c̣n cắt cớ biểu tôi làm mai. Nên có bữa, tôi hỏi má cho hai chị em đi coi hát, đến cái đập vô xóm Chẹt, Trọng đă bồn chồn chờ sẵn, tôi trao chị cho anh, giả đ̣ đau chân để tụt lại đằng sau một khoảng xa xa. Tới sân ủy ban xă, Trọng với chị tôi mua vé vào coi hát, tôi ngồi ngoài đầu cầu, đập muỗi. Trọng không quên mua cho tôi một ly đá bào như để cảm ơn tôi lắm lắm. Ngồi buồn, nghe văng vẳng trong kia, tuồng th́ diễu nhau ong óng như gà kêu đẻ, nhưng nước mắt tôi chảy ṛng ṛng lúc nào không biết. Vài người trong đoàn hát thấy, họ hỏi, sao khóc ṃ vậy, tôi cười thưa, tại tuồng cải lương hay quá. Họ cười, sao nhạy nước mắt như vậy, đi hát đi, đem nước mắt ra để lấy nước mắt người ta.

Tôi thưa với má cho lên thị xă xin vô Đoàn Cải Lương Bông Tràm, lang thang nguyên một mùa nắng, mùa mưa về thăm má. Cũng có lúc gặp Trọng, kêu anh Hai ơi, anh Hai à, tuồng như anh em một nhà thương nhau lắm, (ai mà có biết thương thiệt). Cũng có lúc viện cớ qua thăm nom thằng Bầu, ôm nó lên, nựng nịu, đả đớt, coi nó giống Trọng chỗ nào, mà giống chỗ nào tôi cũng ưa. Cũng có lúc ngồi trân trân ngó chị Ái tôi mặc áo đỏ, chân xỏ guốc cao đi ngúc ngắc trong nhà, thấy không hợp mà cũng không muốn nói ra. Chị th́ lại nh́n tôi, săm soi guốc giày, quần áo tôi rồi tấm tắc, "Em sướng thiệt ..". Tôi cười. "Chị cũng sướng thấy mồ, anh Trọng hiền khô, lại thương vợ ..". Chị cười nhẹ, "Thương thôi th́ được cái ǵ. Chị không hợp với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy .." Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xă ḿnh nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu ǵ. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, th́ người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Ǵ mà ngày nào cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi ǵ hết trơn."

Vậy rồi tôi lại đi, một bữa má tôi lên thăm, mới vừa bước chân tới cửa đă vừa nói vừa khóc: "Con Ái tệ quá, nó bỏ chồng nó theo người ta rồi. Biết nó hư thân như vậy, má thà sanh ra cái hột gà, hột vịt c̣n hơn. Thôi, hết rồi, coi như đời này má không coi nó là con nữa." Rồi má hỉ mũi cái rột: "Con coi kỹ, có phải cái nhà thằng Trọng chỉ có đàn ông là sống được ?" Tôi không trả lời, Trọng mà rước tôi về bên ấy, chừng nào tôi bỏ đi.

Trời Ô Môi rộng vô cùng, đất thênh thang vô cùng bởi những khoảng trống mà chị Hai tôi bỏ lại. Má tôi xấu hổ v́ con gái một dạ hai ḷng, nhà có ǵ ăn cũng chắt chiu cho cha con Trọng, như bù đắp nỗi đau, nỗi thiệt tḥi. Tôi cười thầm má tôi hoài, buồng chuối xiêm, trái mướp, nắm rau với mấy cái bánh con con làm sao bù đắp nổi một con người, sao má không đem tôi qua bển để đền, tôi hy sinh liền cho má coi. Nhưng từ lúc chị Ái tôi bỏ đi, cứ mỗi lần qua nhà, Trọng lánh đi chỗ khác. Tôi buồn, trách. Thằng Bầu, mới sáu tuổi, nhưng trở thành xướng ngôn viên cho ba nó, biểu: "D́ Út đừng có giận, ba con nói D́ Út giống má con quá, nh́n D́, ba con chịu không nổi."

Mười năm rồi, không biết đă thay đổi ǵ chưa. Tôi hỏi thằng Bầu lúc rày ba nó làm ǵ mà đen thui vậy. Thằng Bầu nói, hết mùa, ba nó ra bến đ̣ ngoài thị trấn, chạy đ̣ dọc. Nhiều công chuyện lắm, ba con nói, c̣n coi sóc cái rẫy khóm ngoài liếp nữa.

Trọng không nghèo, nhưng cũng chưa đủ giàu để sửa lại ngôi nhà đă bệu rệu. Mối mọt, bù xè thi nhau tấn công vào những cây cột gỗ, bộ ngựa chân quí, mấy cái tủ thờ, trường kỷ. Tôi nằm nghe rơ ràng bù xè nhai cây trèo trẹo. Thằng Bầu nói, con mèo mướp càng già càng tệ, mỗi lần bắt được một con chuột là mỗi lần làm ngói rớt xuống, bể tan nát. Thật ra, với tài bươn trải, tháo vát, tần tiện, lại thêm má tôi giúp đỡ, Trọng có thể cất được một ngôi nhà khác, gọn gàng, vừa đủ để ở.

Tôi nói gần xa, chê chỗ này cây mục, chỗ kia kèo sắt găy. Trọng nói, anh cũng lo không biết căn nhà có qua nổi mùa mưa năm nay hay không. Không biết cha con anh có c̣n giữ ǵn được những bức liễn trạm trổ cầu kỳ, những bức tranh vẽ cảnh đồng quê, trời đất, trâu ḅ, trẻ con hiền ḥa, những tờ giấy dán tường vẽ truyện Trầu Cau, truyện Tấm Cám, rồi cái giường, cái ngạch cửa .. Bữa nào mưa lớn, hai cha con cũng chạy xất bất xang bang. Tôi hỏi chạy làm ǵ, thằng Bầu cười: "Chạy đi lấy đồ hứng nước dột đó, D́ Út." Tôi cười:

-Anh Hai à, để vậy hoài đâu có được, thôi cất nhà mới cho rồi, ông bà ḿnh rồi cũng hiểu cho ḿnh chớ chấp nhứt ǵ.

Trọng chỉ cười nhẹ, ngó ra khoảng sân nắng. Thằng Bầu cười: "D́ Út giống hệt Ngoại biểu, y chang. Ba con nói với con hoài, ba con hỏng muốn thay đổi ǵ hết, để má con c̣n nhớ được đường, nhớ được nhà mà về."

Trời ơi, tới bây giờ Trọng c̣n mong một ngày như thế, cái ngày mà chị tôi sẽ trở về. Chị sẽ về ư ? Sẽ về à ? Không biết! Chỉ biết anh giữ nguyên cảnh cũ nhà xưa là để chờ người đang sống. Tự nhiên bụng tôi thấy rầu. Bầu lại tṛn con mắt: "Để con nấu cơm đăi D́ một bữa, chút xíu nữa, cơm chín rồi, D́ ở lại ăn cơm với ba con, trừ Ngoại ra, lâu lắm nhà con mới mời được một người."

Càng lớn, thằng Bầu càng giống Trọng, tử tế, đàng hoàng, lại pha thêm một chút gàn gàn. Bữa giỗ, Trọng uống hơi nhiều, nó ngồi kế bên nhắc: "Ba, ông cố nói, uống rượu có chừng thôi, uống ít c̣n nhiều, uống nhiều là mất hết đó". Cao hứng cỡ nào Trọng cũng ngưng lại ngay đó, ai cũng lạ khi thấy thằng con nói vậy mà cha cũng nghe.

Bây giờ, Bầu vừa bước qua tuổi mười lăm, chưa chắc nó nhớ chuyện cũ. Hai d́ cháu lụi hụi trong bếp, tôi hỏi: "Bầu, c̣n nhớ má hôn con?", nó ngần ngừ một lúc, nh́n quanh, rồi nó thầm th́: "Con cũng hổng biết, con sợ ba con buồn .. Hồi má con đi, con mới chút tẳn chớ ǵ ..". Nó nói, có má cũng được, mà không có cũng được. Bây giờ, quần áo rách, nó tự may được rồi, nhà cửa, nó dọn dẹp gọn bân, nhưng cũng có lúc nó cần có má, để hỏi vài chuyện .. Tôi hỏi chuyện ǵ, nó cười, bẻn lẻn, dường như những câu chuyện đó, người ta chỉ dành để nói với má người ta. Tôi thương nó chút nữa đă gh́ đầu nó ôm vào ngực. Chợt nó hỏi:

-Sao D́ Út không lấy chồng, D́ ở vậy hoài Ngoại rầu lắm đó.

-D́ c̣n phải đi hát.

-D́ hát vui hay D́ lấy chồng vui?

Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải lấy ngay trân người ḿnh thương ḱa. C̣n đi hát th́ không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc đă vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai ǵ, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi .. Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong ḷng, tôi bảo, nhưng có một vai D́ thèm mà không ai cho đóng, vai ǵ hả, vai một người b́nh thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đ́a vác một mớ bông súng bước vô nhà .. Và để được nghe con trai ḿnh nói với ḿnh những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, D́ chỉ ước có vai b́nh thường vậy ..

Trọng đang nằm vơng, tôi nghe nhịp đưa vùn vụt rồi c̣ kẹt dùng dằng chậm lại, tôi biết anh có nghe lời tôi nói. Căn nhà tự nhiên lặng lẽ đến kỳ lạ, nghe tiếng thằng Bầu thở ngỡ ngàng, nghe cả tiếng ơ cá kho sôi tăm tăm trên bếp, tôi ngửi đâu đây mùi bông súng Đà Lạt thơm dịu, ngọt thanh, pha cái mùi tanh tanh của bùn dưới đáy ao. Không lẽ im re hoài, tôi nói với Trọng, rằng anh có nhớ chị Hai th́ cũng vậy thôi, người vẫn chưa về, thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói, như giữ vạn truyền thống nhà ḿnh đă trăm năm nay. Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao anh lại, như ngày xưa vậy, tôi làm cũng được lắm mà, gọn bân chớ ǵ.

Mà trời ơi, Trọng ác với tôi chi vậy, sao bắt tôi phải ḱm ḷng không được để nói ra, nh́n tôi mà không hiểu à ?

NGUYỄN NGỌC TƯ

(NGUYỄN THỤY VI sưu tầm)

 


ÔNG THỢ GIẦY  VÀ CÔ CON GÁI

(Cao Hành Kiện)

 

* Trích "Mua cần câu cho ông tôi",

Tác giả : Cao Hành Kiện, Nobel 2000

Nguyễn Hồi Thủ dịch từ tiếng Trung Quốc

 

Khi chúng tôi dậy sớm đi ra bờ sông th́ nh́n thấy Đại Kinh Tử, cô ta đă chết.

 

Tôi ra sông gánh nước, sáng sớm nước sông mát mẻ, chưa có người giặt giũ. Thím Trương đi vo gạo, nhà thím ở phía bờ sông cao. Tôi đứng trên cầu rửa, vừa xách thùng nước đến, ngửng đầu lên một cái th́ thấy nổi lềnh bềnh phía dưới gốc liễu nước cong queo một bọc quần áo. Tôi cho là ai đó trước đấy đă giặt đồ nhưng vô ư mới để quần áo bị nước cuốn đi. Quay đầu nh́n lại chỉ thấy có mỗi thím Trương. Tôi liền gọi :

"Thím Trương ơi, quần áo nhà thím bị nước cuốn đi ḱa!"

Thím đáp : "Làm ǵ có, tôi đang vo gạo mà"

Tôi mới đặt gánh nước lên trên bờ, đến tận nơi xem.

"Ối trời ơi, chết tôi rồi !"

Tôi hét lên. Thím Trương chạy ngay lại, rồi chúng tôi xô đến gần. Chẳng phải là một người hay sao ? Quần áo ǵ đâu ? Mặt ngửa lên, đầu vẫn ch́m trong nước, lại là một cô gái .. mà. Chẳng phải là cô con gái của ông thợ giầy, Đại Kinh Tử, hay sao ? Chân cẳng chúng tôi đều bủn rủn cả. Sáng tinh mơ, trên bờ sông chỉ có mỗi hai chúng tôi. Chúng tôi gào to :

"Ối làng nước ơi, lại đây, lại đây, có người chết đuối!"

 

Người đầu tiên là thím Trần từ trên dốc xuống, tay đang ôm "ra" giường. Sau này thím bảo nếu thằng Nhị Mao nhà thím mà không đái dầm ra giường th́ thím chẳng phải ra sông giặt đồ sớm như thế làm ǵ. Sau đó là lăo Lư chủ quán đậu phụ cũng nghe thấy tiếng gọi mà đến.

"Mấy người đứng nh́n ǵ thế ? Không nhanh mà kéo người ta lên à !"

Tiếng lăo Lư kêu, chúng tôi mới xuống nước vớt người, giầy cũng chẳng kịp cởi. Nhưng làm sao kéo lên được ? Tóc đă quấn hết cả vào rễ cây thế này, hai bím tóc dài tết thật đẹp, mầu tóc đen nhánh óng ả nhường nào giờ đă thành một mớ ḅng bong.

- Đă tắt thở từ lâu ! Lăo Lư nói thế. Chị có nhớ không ?

Đến lúc chúng tôi kéo được thi thể lên th́ trên bờ đă đông người. Ai cũng đều nh́n thấy, nó là như thế, và cũng đă hơn năm giờ sáng, hoặc nhiều lắm th́ cũng chưa đến sáu giờ. Trời đă sáng rơ, mặt trời tuy chưa ló dạng, nhưng bên kia sông, phía trên rừng táo, bầu trời vừa ửng hồng.

Sau đó, có người gọi : "Làm hô hấp nhân tạo đi !"

Bọn tôi mấy đứa con gái chẳng ai có cái tài đó, bọn đàn ông th́ không muốn động tay, người ta c̣n là một cô gái trinh mà.

Đă lâu thế rồi th́ c̣n cứu ǵ, mặt đă trắng bệch như tờ giấy, môi thâm đen ś, không có một tư sắc máu nào. Bụng lại chương ph́nh, ôi, trông tội nghiệp quá.

Một cô gái thật tốt, vừa dậy th́, đang độ mơn mởn đào tơ, chỉ khoảng mười bẩy, mười tám tuổi, ngoan ngoăn hiền lành, thật thà chân chất, hễ gặp người lạ hỏi chuyện là mặt lại đỏ bừng. Không bao giờ cô dính líu đến những chuyện lộn xộn đấu đá, lại cũng chả hề ai thấy cô từng điên khùng ǵ cả. Trong nhà giặt giũ áo quần, bếp nước đều một tay cô, lại c̣n trông nom đứa em nhỏ của cô là Tiểu Bảo nữa.

Mẹ cô mới bị bệnh mất năm trước. Trên cô c̣n có một chị gái, đă đi lấy chồng rồi, chỉ c̣n mỗi cô cùng đứa em trai và ông bố sống với nhau. Cái lăo già quỷ này không biết là loại ǵ, hễ cứ động đến là đánh đập ! Cứ như thể không phải con đẻ của y hay sao ấy chứ ? Bà mẹ quả thật là một con người tốt, đối với chúng tôi đều cứ như chị em. Hợp tác với người khác mở một sạp hàng bán rau, bà nuôi ba đứa con khôn lớn có phải dễ ǵ đâu. Một tay lăo già đóng giầy, phỏng kiếm được là bao ? Mấy năm đó cái ǵ cũng đều nằm trong "tổ chức", không cho phép làm tư, v́ như thế sợ sẽ thành tư bản chủ nghĩa ! Cái lăo già này c̣n có tật uống rượu, mà lăo uống như thùng thủng đáy, hễ mở mồm là chửi, giang tay là đánh. Vợ con là chỗ để lăo trút tất cả tức giận, làm ầm ỹ cả bốn bề phường xóm không ai được yên với lăo. Mẹ Đại Kinh Tử chưa quá năm mươi mà đă héo ṃn. Bà chết rồi, lại đến lượt con gái bị đánh. Thằng con trai th́ từ trước đến giờ lăo không nỡ đánh một cái. Có ai đó bảo Đại Kinh Tử mệnh bạc, đầu thai làm thân con gái. Giống như hễ là con gái th́ phải trả nợ, đó là nếp sống ở thị trấn nàỵ Trong thành phố th́ không thế, các cô gái trẻ đều trang điểm lộng lẫy, ăn mặc đẹp như hoa. Thế mà chưa bao giờ thấy Đại Kinh Tử mặc trên người một thứ quần áo vải hoa. Nói thật ra th́ có cô gái nào mà không thích đẹp ? Huống hồ một cô gái sáng sủa, tươi mát với đôi bím tóc đen nhánh mượt mà óng ả như thế. Ôi, nói những thứ này th́ có ích ǵ ? Không hiểu cái ǵ đă khiến cho cô bị sinh ra trong cái gia đ́nh như thế ?

Tại sao cô bị đánh ? V́ cơm nấu nát, v́ trời tối sang thăm bên hàng xóm, v́ đứng một lát ở bậu cửa, v́ có cậu bé nào đó t́m cô để nói câu chuyện, tất cả đều là những chuyện khó tránh bị chửi đánh. Ai đời lại dậy dỗ con kiểu đó không ? Mẹ mới mất, đang học trung học năm thứ nh́ đă bị bắt phải nghỉ, ông giáo Tôn ở trường trung học đến nhà vận động, nói hết lời, lăo già cũng không mở miệng. Đến lúc ông giáo Tôn vừa bước khỏi bục cửa, lăo già mới bảo : "Tao cho tiền để mày thành điên à ?". Học tṛ tổ chức tiết mục nhẩy, y bảo là bọn điên ; c̣n bảo học nhiều th́ để dùng vào việc ǵ ? Sớm muộn rồi cũng chỉ đem gả cho người khác mà thôi ! Anh bảo như thế th́ c̣n nói ǵ được với lăo nữa ?

Con gái chúng tôi vốn ngồi cùng bàn với Đại Kinh Tử, chị chị em em rất thân thiết. Đến nhà t́m Đại Kinh Tử, nói : "Ngày mai hợp tác xă có xe chở lợn sống lên huyện, chị em ḿnh đi vào thành xem phim đi, mẹ tớ bảo để tớ mua cả vé cho cậu nữa". Lăo già liền phát ngôn: "Phim phiếc ǵ ? Đừng có mà xem những thứ nhố nhăng !". Lăo bảo trong phim toàn những thứ ôm ôm ấp ấp th́ có ǵ là hay ho. Nhưng xem phim ảnh cũng có thể là giáo dục chứ, các vị thấy thế nào ?

Lúc c̣n chưa xẩy ra chuyện này, chị Trương nhà anh chả bảo về ông ta là: "Chỉ thiếu điều đánh lấy cái xích sắt". Cậu Ngô ở tiệm cắt tóc bên cạnh, vườn nhà cậu tiếp giáp với vườn nhà ông thợ giầy, có lần cậu này tưới vườn, Đại Kinh tử đang hái rau, hai người đứng nói chuyện bị ông lăo về bắt gặp, thế là lại một trận chửi rủa, toàn những thứ khó mà nghe cho lọt lỗ tai, lăo không hề sợ bẩn mồm, nhưng mọi người có thích bị bẩn tai đâu ! Chỉ tội con gái lớn như thế, không biết che mặt bằng ǵ ?

Đại Kinh Tử đến nhà chúng tôi, đều là chỗ hàng xóm láng giềng, cũng phải hỏi năm ba câu, tại sao bố cháu lại đánh cháu ? Cô chỉ khóc, chúng tôi thôi không dám hỏi thêm nữa.

Ngay cả đến sách lăo cũng cấm con bé đọc, cứ cầm quyển sách đọc là như đang làm chuyện bại hoại, len lén nhét vào lưng đem đi rồi lại len lén đem về. Có một lần, không nhớ cái quyển ấy gọi là ǵ ? - Đúng rồi, là : "Thanh niên Trung quốc", nó là một quyển khổ lớn, đúng, là tạp chí. Lăo nh́n thấy quyển sách, liền đem ngay nhét vào bếp ḷ, đốt luôn. Đó là quyển con bé nhà tôi mượn ở thư viện trường học, nên lại phải bồi thường mất mấy hào. Đó chẳng phải là sách giúp thanh niên học giỏi hay sao ! Lăo già, cả mấy chữ lớn ngoài b́a cũng không đọc được, chỉ thấy có ảnh nữ học sinh đang tập thể dục, nói rằng không mặc quần để lộ cả đùi ra. Con bé nhà tôi đến đ̣i lăo đền sách, lăo cũng nói y hệt như thế với nó, lại c̣n bảo : "Mày mà c̣n đưa cho nó xem những sách bậy bạ th́ đừng có bước vào nhà tao nữa !". Cái lăo quỷ này không phải chúng tôi nguyền rủa y, nhưng như thế là đáng kiếp cho y, bức chết con gái của chính ḿnh th́ bản thân số phận cũng chẳng thể nào kết cục đẹp đẽ được !

Các người hỏi thế lăo thợ giầy, y đă đến hiện trường chưa phải không ? Dĩ nhiên là lăo đă đến rồi. Nói thế nào th́ nói cũng vẫn là con của lăo chứ. Thể nào cũng có người đến gọi lăo thôi. Lăo xỏ vội giầy vào rồi chạy đến. Cà thọt cà thọt v́ một bên chân lăo hơi què, có lần đă bị bại liệt, chẳng qua v́ uống quá nhiều rượu. Thấy lăo đến, không ai nói năng ǵ, mọi người đều dăn ra xem hai cha con lăo nhận nhau như thế nào.

Lăo già khuỵu chân xuống, ngă quỵ trên kè đá bên sông, không ngóc lên được nữa. Lăo không khóc nổi ư ? Nằm đấy là đứa con gái của chính lăo sinh ra. Lăo run lẩy bẩy, ḅ đến bên cạnh con, nắm lấy tay Đại Kinh Tử rồi khóc hu hu, trên trán lồi lên tất cả đám gân xanh.

Quả tim ai không là da thịt. Đáng đời lăo ! Mà lạ thật, cũng thấy đáng thương.

Sau đó phải t́m một tấm ván để khiêng Đại Kinh Tử về nhà, đặt cô nằm ở gian giữa nhà cô. Mỗi người đều khuyên nhủ vài ba câu, rồi chẳng biết nói ǵ khác, chúng tôi giải tán. Từ nhà lăo đi ra, đă nghe được những điều chẳng có ǵ hay ho, trên đường lúc đó mọi người đều xầm x́ bàn tán. Cách vách tường là phường hàng dầu, ông kế toán Đại Ma Tử và mấy người nhà ông ấy mới kể cho chúng tôi nghe, đầu đuôi câu chuyện nó như thế nào ?

Tối ngày hôm trước, lúc đèn điện vừa sáng đă nghe tiếng ông già đập bàn quát mắng. Không phải đều là nhà bằng gỗ cả hay sao ? Cách một tấm tường ván th́ có ǵ mà không nghe thấy ? Lăo già không biết nghe từ cái mồm bép xép nào nói rằng Đại Kinh Tử đă nói chuyện với người đàn ông nào đó dưới rừng liễu hồng bên cạnh sông. Lăo đập bàn tra hỏi con gái. Trước hết chửi con gái không biết dơ mặt, bắt con phải khai ra, ngày hôm đó, từ giờ nào đến giờ nào, đi đâu, gặp ai. Sau đó là đánh đập, chửi rủa nào là đồ dâm đăng, dụ dỗ đàn ông, rồi những thứ không thể nào nghe lọt lỗ tai được, nói lại chỉ bẩn mồm. Một cô gái nhỏ làm sao chịu nổi ? Sau đó Đại Kinh Tử khóc, c̣n lăo già th́ đánh. Ma Tử cả gia đ́nh và hai bên hàng xóm không thể không nghe thấy, các người có thể đến hỏi xem. Thế không ai sang khuyên can ǵ à ? Ai mà muốn dính đến cái chuyện xúi quẩy như thế ? Lại không biết cái con quỷ thất đức nào đă rỉ tai cho lăo già cái tin đó. Kỳ thực, cô Đại Kinh Tử, chúng tôi đều nh́n thấy cô ấy lớn lên, hoàn toàn làm ǵ có việc như thế. Dù có nói chuyện cùng ai đi nữa, một cô gái lớn như thế, có thể dậy bảo một cách êm thắm bộ không được hay sao ? Ôi, đầu thai thành con gái quả thật là tội nợ.

Chết làm sao ? Chết như thế đấy. Tôi và thím Trương, chúng tôi mọi người tại bờ sông đều đă nh́n thấy.

Người xấu ư ? Chưa bao giờ nghe nói đến. Ấy, Các người hỏi ông thợ giầy, cái lăo già đó ư ? Ông ta không phải là người xấu, không thể làm việc như thế. Điều này chúng tôi cũng không thể nói ṃ được, dù người ta đă chết ; v́ ngay buổi chiều hôm ấy ông ta đă qua đời.

Mọi người đă ră đám hết rồi ư ? Thi thể đă khiêng về đặt trong gian nhà chính của ông thợ giầy. Ông lăo ở đó giữ xác chết, y ngồi ngây người trên một cái ghế đẩu nhỏ bằng gỗ. Cửa gian nhà chính nh́n ra đường cái, người qua đường đều nh́n thấy rơ. Đối diện bên kia đường là một tiệm tạp hoá, anh họ Điền to lớn đang đứng bên bệ tủ hàng. Đến giữa trưa, người từ quê ra chợ đều đă vắng, những kẻ ṭ ṃ quanh đường cũng đă về nhà ăn cơm. Từ sau bệ tủ của ḿnh anh chàng to lớn có thể nh́n thấy được bên trong gian nhà chính của ông thợ giầỵ Ông lăo vẫn ngồi, ngồi suốt. Trước tiên là đập đầu như người ngủ gật, sau đó là lệch người đi rồi ngă xuống đất không dậy nữa. Anh chàng cao lớn không để ư, mà cũng không muốn động đến ông lăo. Thấy ông ta cả nửa ngày không ngồi dậy, anh mới sang đường đi vào bên trong nhà, đỡ ông ta dậy thử xem, th́ thấy mặt đă tím như gan lợn, mồm cũng méo xệch đi, thế mới hô hoán lên. Chờ để kéo đến được nhà thương ở phía đường đồ gỗ th́ đă không cứu được nữa rồi. Anh chàng cao lớn kia đă tận mắt thấy, các người cứ đi hỏi mà xem. Chuyện là như vậy.

À, c̣n Tiểu Bảo ? Tiểu Bảo th́ nhờ được người chị cả đă lấy chồng về đem đi. Sau khi thu xếp xong hậu sự, ngay ngày hôm ấy họ đă bỏ đi, cái nhà ông thợ giầy chỉ trong phút chốc đă trống không, trên cửa dây xích khoá.

 

Các người ạ, cứ đến điều tra xem cũng được, các người đều là cán bộ huyện, là những kẻ có văn hoá, lại đă từng trải việc đời. Các người bảo là không, trong thành làm ǵ xẩy ra được chuyện như thế ư ?

 

 

Bắc Kinh, ngày 17 tháng 2, năm 1982.

Nguyễn Hồi Thủ dịch từ tiếng Trung Quốc

từ sách "Mua cần câu cho ông tôi",

tác giả : CAO HÀNH KIỆN, Nobel 2000

NXB Liên hiệp văn học, Đài Loan, 1989

trang 95-100.

 

(/O-O/ sưu tầm)


T̀NH NGƯỜI NƠI MIỀN BẮC

(Sao Nam Trần Ngọc B́nh)

 

Tác giả Sao Nam Trần Ngọc B́nh, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina. Bài viết của ông lần này kể về một kỷ niệm đặc biệt thời đi tù cải tạo tại miền Bắc.

 

*

 

Nhân đọc bài "Tạp ghi" của kư giả Lô Răng đăng trên Ngày Nay số 541 ngày 01 tháng 1 năm 2004, nói về chuyện ăn mía th́ tôi thấy tôi và bạn tôi, anh H. đă may mắn hơn nhiều, so với ông kư giả thuộc bậc đàn anh trong quân đội - nếu tính về cấp bậc cũng như về tuổi tác.

 

Hồi đó, chúng tôi bị đưa ra "cải tạo" ở Lào Cai. Trại giam ở trong một thung lũng, bao quanh là những ngọn đồi. Nơi chốn địa ngục này chỉ có sinh vật duy nhất là con vắt sinh sống mà thôi, theo như lời dân địa phương cho chúng tôi biết sau này. Tuy nhiên, tại nơi này chúng tôi vẫn có thể phóng tầm mắt để thấy lờ mờ dăy núi Hoàng Liên Sơn qua làn sương mù trắng đục. V́ nơi đây giao thông cách trở nên mỗi khi trại gần cạn lương thực là chúng tôi phải lội bộ đi tải lương về.

 

Cứ mỗi lần đi như vậy là phải vượt qua một cái đèo tuy không cao lắm nhưng bụng đói th́ dĩ nhiên chân phải run và v́ thế mỗi bước chân của người tù khốn khổ h́nh như lại làm cho đèo "cao" thêm và "dài thêm" ra, thêm măi h́nh như bất tận.

 

Kiếp tù khổ sai không án, ngày ngày th́ leo lên đồi chặt tre, đốn gỗ y như số phận của người lính thú đời xưa:

 

Chém tre đẵn gỗ trên ngàn

Thân tù "cải tạo" phàn nàn cùng ai

 

Một hôm, tù nhân lúc rảnh rỗi, tôi ra chỗ vắng hỏi anh T., anh bạn cùng khóa, xem có hy vọng ǵ thoát khỏi cảnh tù đầy này không th́ anh khuyến khích tôi cứ chịu đựng, sau này lời nói của anh lại đúng phong phóc mà không cần gieo quẻ như Quỷ Cốc Tử tiên sinh:

 

"Ráng giữ sức khỏe, sẽ đến ngày dù họ có muốn bỏ tù ḿnh để trả thù và đày đọa vợ con ḿnh ở nơi "nhà tù lớn" cũng không được nữa mà sẽ phải thả ḿnh ra cho ḿnh đi nước ngoài sống. Cứ yên tâm."

 

Đi lấy lương thực mà chúng tôi không có được một cái bao để đựng, nhưng do sáng kiến của anh em, chúng tôi buộc hai ống quần của bộ đồ trận của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà họ đă tịch thu được để phát cho mỗi người tù hai bộ, rồi đổ bột ḿ đến ngang chỗ đáy quần, buộc thắt ngang ở chỗ này rồi đeo vào cổ và trở về trại tù. Lần nào cũng vậy, thế nhưng lần này, khi đến kho th́ được lệnh trở về v́ trong kho trống rỗng, lương thực chưa về kịp, thế là, chúng tôi chẳng ai bảo ai đều lầm lũi vượt đèo cho mau để trở về trại tù trước khi trời tối.

 

Cứ lầm lầm, lũi lũi đoàn tù uốn éo, ṿng vèo, quanh co mải miết leo đèo, không ai nói với ai một lời, như đoàn âm binh đi giữa ban ngày. Chẳng ai bảo ai, như những người câm, chúng tôi cùng cúi đầu lặng lẽ bước, người phía trên, kẻ phía dưới như cùng thầm bảo nhau cố gắng thu ngắn khoảng cách giữa dốc đèo và đỉnh đèo. Một lúc sau, trong khi đang cố gắng leo dốc tôi nghe một tiếng "huỵch" ở phía sau, nặng nề vang lên. Giật ḿnh, tôi quay lại, phản xạ rất tự nhiên, vừa ráng chạy xuống đèo vừa nghĩ: "Chết rồi, thân ốc không mang nổi ḿnh ốc, lại c̣n phải lo cho ông này nữa". Tới chỗ anh bạn bị té, tôi ngồi xuống, nhẹ nhàng xoay người anh lại để anh nằm ngửa, nới thắt lưng cho anh dễ thở th́ cũng vừa lúc đó một giọng nói đầy ngạc nhiên từ sau lưng tôi vang lên:

 

- A, anh cũng học ngành y à !

 

Giật ḿnh, tôi quay đầu lại, ngửng lên th́ ra là anh y tá đi theo đoàn tù đang đứng ở phía sau lúc nào mà tôi không hay. Tôi bèn b́nh thản trả lời:

 

- Đây là kiến thức phổ thông mà, ở trong Nam, ai mà không biết điều này, cán bộ.

 

Vừa trả lời, tôi vừa đứng lên, lách ḿnh tránh lối, để nhường chỗ cho anh y tá ngồi xuống cạnh nạn nhân. Bằng những thao tác rất lanh lẹ và chuyên nghiệp, chỉ thoáng một cái là anh ta đă sửa soạn xong một liều thuốc, chích liền cho nạn nhân rồi nói:

 

- Anh ấy tỉnh ngay thôi.

 

Quả đúng như vậy, anh ta vừa dứt lời th́ nạn nhân mở mắt liền và cho biết anh tên là H., vừa lúc đó anh vệ binh đi theo đoàn tù tay cầm AK sẵn sàng "chơi' chúng tôi, nếu chúng tôi vô t́nh mà đi lạc khỏi đoàn chỉ cần lối 50 mét thôi v́ với khoảng cách như vậy họ cho là chúng tôi có ư định trốn trại, cũng vừa ở phía dưới đèo chạy đến chỗ chúng tôi đang đứng, nhanh nhẩu nói:

 

- Thôi, ta vào đây nghỉ cái đă.

 

Anh ta vừa dứt lời, không ai bảo ai, cả ba chúng tôi liền theo anh vệ binh đi ngược xuống phía dốc đèo. Được một quăng khá xa, rẽ vào một căn nhà lá bao quanh là một hàng rào đơn sơ làm bằng nan tre, sát bên lề đường.

 

Giữa cảnh núi rừng, một căn nhà trong tầm mắt, khiến khách bàng quang cảm thấy ấm ḷng, nhất là lại về mùa Đông. Khi chúng tôi vừa bước qua cổng, th́ một người đàn bà từ phía sau nhà chạy vụt ra bụi mía ngang hông nhà, tiếp theo đó là tiếng chặt mía "bụp, bụp" vang lên trong cảnh tịch mịch, vắng vẻ.

 

Một lát sau, bà ta trở vào nhà, từ cái cửa phía sau căn nhà, trên tay là rổ mía đă được chặt thành từng lóng, xếp ngay ngắn, tiến tới chỗ chúng tôi ngồi trên tấm ván ngựa bằng gỗ. Đặt rổ mía bên cạnh, bà mời chúng tôi, giọng nói dịu dàng như nói chuyện với người thân kèm theo nụ cười tươi nở trên môi:

 

- Mời hai anh dùng mía.

 

Nghe giọng nói, cách mời cùng những lóng mía được xếp ngay ngắn, tôi hiểu và đoán ra bà không phải là người địa phương mà là từ miền xuôi lên mạn ngược sinh sống.

 

Cùng nhau nh́n những lóng mía tươi mát xếp đều đặn trong rổ và sự thèm khát chất ngọt của cơ thể sau những năm tháng lao động vất vả mà không có đủ chất bổ bồi dưỡng, tôi và anh H. im lặng, quay lại nh́n nhau, rồi nh́n rổ mía, không nói ǵ.

 

Lệnh cấm tù không được tiếp xúc, nói chuyện với dân vẫn c̣n đó. Hai người cán binh vẫn c̣n ngồi kia. Họ với chúng tôi tuy cùng màu da, cùng máu đỏ, cùng con Hồng, cháu Lạc, nhưng tư tưởng họ mang trong đầu đă khiến họ trở thành những "ngoại nhân" ngay chính trên quê hương mà họ đang sống và họ đă thực sự trở thành những kẻ "xâm lược" ngay chính trên tổ quốc thân yêu mà ông cha để lại.

 

Lúc đó, cả hai chúng tôi đều im lặng, nhưng đều ngầm hiểu là đừng để v́ mấy lóng mía mà bị coi thường. Anh em "cải tạo" chúng tôi chắc chắn là "rách" hơn trong câu "Giấy rách phải giữ lấy lề". V́ thế, tuy cả hai không nói nhưng cũng đều đồng ư để cho chút c̣n "rách" của ḿnh khỏi bị tả tơi thêm nữa.

 

Tiếng nói chuyện râm ran, tiếng lọc xọc của chiếc điếu bát không ngớt vang lên, khói thuốc lào được liên tục nhả ra, quyện vào khí lạnh mùa đông như luyến tiếc cảnh ấm cúng trong căn nhà cứ lởn vởn quấn lấy nhau dịu dàng, xoắn xít.

 

Thấy chúng tôi ngồi im như hai pho tượng, ông chủ nhà mới chợt nhận ra, bèn đích thân lần lượt cầm từng chén trà một, mời chúng tôi, giọng lịch sự, ấm áp rơ ra ông ta là người từng trải:

 

- Mời hai anh dùng trà.

 

Ngụm nước trà tươi, có vị ngọt khi nuốt qua khỏi cổ, khiến người uống cảm thấy khoan khoái. Như biết ư, ông chủ nhà tiếp tục châm trà vào chén của chúng tôi khi thấy chén đă cạn và như để làm tăng hương vị của nước trà nên ông ta chêm vào:

 

- Trời lạnh mà uống trà nóng như thế này là thú vị đấy !

 

Sau ba tuần trà mà thấy chúng tôi vẫn không đụng tới rổ mía, bà chủ nhà vừa nói, vừa nh́n anh vệ binh như để nhắc khéo:

 

- Hai anh dùng mía đi, anh vệ binh đồng ư rồi mà.

 

Khi nói câu này, hẳn là bà cũng đă rành rẽ về cái lệnh cấm tù tiếp xúc với dân và cấm dân tiếp xúc với tù. Nghe bà chủ nhà nhắc khéo, có lẽ chẳng đặng đừng v́ là chỗ quen biết nên anh vệ binh vội vàng tiếp lời:

 

- Bà chủ nhà đă có lời mời, hai anh cứ tự nhiên, đừng e ngại ǵ, cứ dùng mía đi.

 

Được lời như "cởi hai tay" chúng tôi thong thả ăn mía, ăn vào tới đâu thấy ngọt tới đó mà là vừa ngọt lịm trong miệng và" ngọt lịm" cả trong tâm hồn.

 

Thấy chúng tôi đă dùng hết chỗ mía, anh vệ binh ngưng nói chuyện với ông chủ nhà, rồi quay qua chúng tôi giọng vui vẻ:

 

- Hai anh khỏe chưa, thôi chúng ta lên đường.

 

Vừa nghe thấy thế, bà chủ nhà thoắt một cái, lại dzọt ra ngoài vườn từ phía cửa sau của căn nhà và tôi lại nghe tiếng chặt mía "bụp, bụp" vang lên. Khi chúng tôi ra đến cổng th́ bà ta cũng bắt kịp và vừa ấn vào tay chúng tôi những lóng mía mà bà mới chặt vừa nh́n anh y tá lẫn anh vệ binh, vừa nói bằng lời vừa nói bằng mắt:

 

- Hai anh cứ cầm lấy, hai anh ấy đồng ư rồi đó.

 

Vừa dứt lời, bà ta liền quay người trở lại để vào nhà, không để chúng tôi có thời gian kịp nói lời cám ơn. Cùng lúc đó tiếng anh vệ binh lại vang lên:

 

- Thôi chúng ta đi kẻo muộn.

 

Khi ra tới đường cái, tôi c̣n ngoái cổ lại nh́n về phía căn nhà th́ vẫn c̣n thấy bà chủ nhà nhân hậu đang đứng tần ngần nh́n về hướng chúng tôi chứ chưa đi hẳn vào trong nhà.

 

Đi được một quăng, tới chỗ có mấy tảng đá to nằm bên lề đường có thể ngồi tạm được, đột nhiên cả hai người, anh y tá lẫn anh vệ binh ngừng lại và anh vệ binh nói với chúng tôi, giọng nói ôn tồn có pha chút lo ngại:

 

- Hai anh ngồi đây, ăn hết mía đi. Khi về trại nhớ đừng cho ai biết nhé, nếu Trại mà biết được th́ chết chúng tôi.

 

Nghe anh vệ binh dặn ḍ, tôi chợt thấy hiện ra trước mắt tôi bây giờ không phải là một anh cai tù vác AK nữa mà cũng chỉ là một thứ nạn nhân trong guồng máy kềm kẹp. Họ có thể cũng là con người với đầy đủ ư nghĩa của chữ người thật sự, có t́nh thương yêu chân thật, nhưng v́ phải sống trong một chế độ ḱm kẹp, nên đă không thể làm ǵ hơn là tự thu nhỏ ḿnh lại, thu nhỏ cả đến t́nh thương yêu đồng loại là thứ t́nh cảm cao quư nhất của con người, để mà tồn tại. Đến khi thấy bà chủ nhà thể hiện tấm ḷng nhân hậu cả hai mới chợt bừng tỉnh và đă t́m thấy "cái tôi" thực sự, sau bao năm bị nhận ch́m trong cách sống mà chế độ Cộng Sản đă cố t́nh tạo nên khiến cho người dân cứ phải suy nghĩ, hành động theo chỉ thị của Đảng để Đảng duy tŕ quyền lực bằng sự thông tin một chiều.

 

*

Ngày xưa, lúc c̣n nhỏ, khi đọc truyện "Tấm Cám" hay truyện "Cô bé Lọ Lem" th́ ai trong chúng ta mà chẳng reo vui khi thấy nhân vật chính trong truyện trong lúc lâm vào cảnh cùng khổ nhất th́ có một bà tiên xuất hiện ra tay cứu vớt.

 

Trong quăng đời lưu đầy cải tạo của chúng tôi, tuy không c̣n bà chuyện thần thoại, nhưng vẫn c̣n tấm ḷng của "bà tiên" thể hiện nơi bà chủ nhà tốt bụng. Dù phải sống lam lũ nơi thâm sơn cùng cốc, vất vả với cuộc sống hàng ngày, nhưng với tấm ḷng nhân hậu, bà đă "chia ngọt, xẻ bùi" với những người cùng khổ nhất bằng một chút "của ít, ḷng nhiều".

 

Cho đến tận bây giờ, dù đang sống đầy đủ trên đất nước Hoa Kỳ, mỗi khi dùng một món ǵ ngọt th́ kỷ niệm bữa ăn mía trong cảnh khốn cùng của người tù "không án" cùng với h́nh ảnh bà chủ nhà tốt bụng năm xưa lại hiện ra.

 

Bà thực sự đă là một "bà tiên" trong cuộc nhiễu nhương của đất nước Việt Nam sau năm 75. Tôi thường kể lại cho các con tôi nghe câu chuyện "ăn mía" mỗi khi có dịp. "Bà tiên mía" mà chúng tôi đă gặp trên miền Bắc tù đầy là một "h́nh ảnh vô giá" cho thấy là dù kềm kẹp, bạo lực, dối trá của chế độ Cộng Sản đă phủ khắp miền Bắc cả nửa thế kỷ, chúng vẫn không thể tiêu hủy được tấm ḷng tử tế trong con người. Và tấm ḷng ấy vẫn ở với những người Chiến Sĩ Cộng Ḥa dù lúc họ cùng đường, tù tội.

 

SAO NAM TRẦN NGỌC B̀NH

(Thi Đàn Việt Nam chuyển)

 

CÁI NẠNG

 

CÁI NẠNG

(Nguyễn Trung Dũng)

 

Người ta sinh ra, lúc trong bào thai, h́nh hài do bà mụ nặn. Bà mụ khéo tay th́ nặn ra đứa bé lành lặn xinh xắn. Bà mụ vụng về th́ nặn ra đứa bé xấu xí tật nguyền. Lại cũng do bà mụ, một cục bột dư th́ bà nắn ra cái ṿi, rồi tiện tay cắm vào chỗ dưới, đấy là con trai. Trường hợp nặn xong h́nh hài mà hết bột, ở cái chỗ lẽ ra bà cắm cái ṿi th́ bà chẳng kiếm đâu ra bột nữa để cắm. Trẻ sơ sinh không có ṿi th́ chỗ đó phẳng và được gọi là đứa bé gái.

 

Cái thuở đầu óc người ta suy nghĩ quá nông cạn, tưởng tượng vẽ vời thiếu tính thực tế, thần thánh hóa ra mọi chuyện mọi vật, th́ người ta tin rằng có bà mụ. Bà mụ của mỗi bào thai được bà tạo h́nh, đỡ đầu, trước khi sản phụ sinh ra đứa con. Vào dịp bạn bè của mẹ đến chơi ngồi nói chuyện, Điệp đă nghe họ nói về bà mụ và vai tṛ của bà trong công việc bà nặn ra thai nhi rồi được các bà vin vào lời các cụ ta xưa bảo là như vậy. Khi nói đến bà mụ nặn h́nh thai nhi, họ đă quên nhắc đến sự có mặt của ông bố và bà mẹ, là hai người trực tiếp kết hợp để tạo ra cái bào thai từ con tinh trùng và trứng.

 

Nếu đúng là có bà mụ mà người ta tin tưởng tuyệt đối như thế, th́ bà mụ quả là kẻ thù đáng ghét đối với Điệp. Lúc nặn ra h́nh hài nàng, bà mụ của Điệp đă vô tâm vô tính, đă lơ đễnh và quá vụng về trong lúc bà làm cái công việc này. Phải nhiều năm sau, lúc Điệp đă tṛn 18, Điệp mới ư thức được điều đó khi nghĩ về bà mụ mà bạn bè của mẹ đă có lần nói đến. Đấy là bởi Điệp thấy bà mụ lo cho nàng đă chẳng những bất công mà c̣n bất tài khi bà nặn ra h́nh hài nàng. Này là cái mũi, bột đâu sao bà không nâng lên cho cao. Này là cái môi, cái môi sao không đủ dầy lại mỏng quẹt. Này là đôi mắt, đôi mắt sao không tṛn như mắt bồ câu lại ti hí mắt lươn. Này là cái cằm, cái cằm th́ lẹm nom vô duyên quá. Này là cái trán, cái trán lại gồ lên ở mức bất b́nh thường. Này là đôi má, bà có mù mới bôi màu quá đen lên đôi má nàng. Nếu nhận xét và phê điểm, nhan sắc của Điệp ở dưới mức trung b́nh. Trung b́nh c̣n đỡ khổ. Dưới mức trung b́nh th́ thuộc loại con gái xấu ̣m. Từ khi tới tuổi biết soi gương ngắm mặt, Điệp đâm ra căm thù bà mụ.

 

Từ cái căm thù đó, Điệp căm thù lây sang bố mẹ nàng. Có lần nàng tự trách bố mẹ, rằng th́ là, thà đừng đẻ ra nàng c̣n hơn đẻ ra mà như thế. Nhưng mọi chuyện kể như đă rồi, kết quả sau những lần chung đụng xác thịt, bố đă để trong bụng mẹ một cái thai. Rồi tới tay bà mụ nặn cái khối thịt đó ra h́nh thù để đủ 9 tháng 10 ngày, nàng là đứa bé lọt khỏi ḷng mẹ.

 

Nỗi buồn cộng nỗi khổ bắt đầu từ lúc Điệp biết thế nào là Xấu và Đẹp. Nỗi tủi thân, và nỗi trách phận cũng bắt đầu từ lúc Điệp đă qua cái tuổi dậy th́, để mỗi năm lại cộng thêm một cái tuổi đời cho ḿnh già hơn. Cộng vào đó, cái sợ không có chồng đă khiến Điệp lo lắng dù biết rằng lo lắng cũng vô ích chẳng giải quyết được ǵ.

 

Một hôm, mẹ và con ngồi nói chuyện, bà mẹ của Điệp đă khôn khéo lựa lời ướm ư hỏi ḍ nàng rằng:

- Con đă 30. Ở tuổi này là tuổi gái có chồng, trai có vợ, đấy mới hợp lư. Mẹ sở dĩ hỏi là bởi mẹ thấy con cứ như thế này măi, mẹ đâm ra hơi lo.

Điệp nhấm nhẳng trả lời:

- Cái việc lấy chồng, con xét ra không đủ khả năng để làm ǵ hơn được. Mẹ hỏi con mà mẹ quên không nh́n thẳng vào sự thực là đứa con của mẹ như thế nào hay sao.

- Con mặc cảm. Xấu với Đẹp chưa hẳn là cái quyết định tối thượng để đàn bà con gái không có được một người chồng. Đấy, có nhiều đám cưới, mẹ thấy cô dâu và chú rể hoặc ngược lại bất cân xứng, vậy mà vẫn tổ chức đám cưới cưới nhau. Cái lúc trai gái hợp mắt phải ḷng, th́ trái có đắng cũng thành ngọt, quả bồ ḥn méo cũng ra tṛn, mọi chuyện đều như thế đấy con ạ.

- Mẹ nói là nói trên lư thuyết. C̣n thực tế, mẹ chẳng hiểu thực tế nó lại khác với lư thuyết mẹ cho là vậy. Mấy cái đám cưới như mẹ nói, con biết chắc họ lấy nhau v́ đồng tiền hoặc v́ cái bằng, c̣n chuyện xấu đẹp và t́nh yêu chỉ là ngoại lệ. Trường hợp đó rất ít có cơ may ở những người đàn ông hay con gái vô điều kiện nếu họ chẳng có tiền và cũng chẳng có bằng cấp như con. Điều này th́ con biết rơ hơn mẹ v́ con có cơ hội tiếp xúc với xă hội và con người bên ngoài.

Thấy mẹ ngồi im, Điệp lại được trớn nói tiếp:

- Mẹ đi chợ, mẹ muốn mua thứ ǵ ưng ư th́ dĩ nhiên mẹ phải chọn. Không bao giờ mẹ lại chọn một quả cam mặt ngoài đă nẫu, một bó rau lá đă úa, một hộp nước xốt đă rỉ sét, vậy th́ đối với những người đàn ông nh́n một người đàn bà, trước hết là họ thấy nhan sắc của người đàn bà đó như thế nào đă. Đẹp, họ bắt mắt vừa ḷng th́ họ mê, rồi yêu và rồi lấy. Con tự biết con không đẹp, v́ thế chuyện có người t́nh đă là chuyện khó, chưa nói đến người đó lại là người t́nh, người chồng.

- Con không nên bi quan thái quá như thế. Cái duyên cái số chưa tới đấy thôi, chứ khi tới, lúc người ta yêu nhau rồi, xấu đẹp làm ǵ c̣n đủ ư thức để so sánh, để cân nhắc. Mẹ lại nhớ đến câu bà nội con thường nói, "cái nết đánh chết cái đẹp", thế th́ chưa chắc "cái đẹp đă đè bẹp nổi cái nết" của con đâu.

Cuối cùng, bà mẹ của Điệp hí hửng kết luận:

- Mẹ có nhờ ông Kim xem số cho con, ông ấy bảo năm nay là năm tuổi của con tốt nhất. Ở vào cung này, duyên đẹp, phận tốt, ấy là có cưới xin gả bán chắc chắn rơ ràng rồi. Nghe ông thầy nói, mẹ hi vọng chuyện hôn nhân của con sẽ có đấy con ạ.

 

Một ngày chủ nhật nhằm rảnh rỗi, hai mẹ con tỉ tê tâm sự ngần ấy rồi thôi. Sau đó vài tuần, Điệp nhận được thiệp cưới của một người bạn. Lẽ ra với tấm thiệp đó, Điệp sẽ rất vui khi biết bạn đă lập gia đ́nh. Nhưng cái vui của người lại là cái buồn pha lẫn cái tủi của riêng ḿnh. Xưa nay, tính Điệp thường không mấy thích đến những nơi ồn ào đông người, v́ đă có vài lần đến những nơi ồn ào đông người như thế, Điệp thấy ḿnh lạc lơng cô đơn, đă buồn lại c̣n tủi. Là bởi v́ ở những nơi đó, giữa những nhan sắc của mọi người, nhan sắc của Điệp vẫn rơ ràng thua xa những người khác. Và đấy cũng là kinh nghiệm và lư do làm Điệp luôn luôn t́m đủ mọi lư do để từ chối tham dự mỗi khi có ai mời tiệc tùng. Nhưng lần này, việc từ chối xem ra quá bất tiện, v́ nếu từ chối, hậu quả chắc chắn sẽ làm mất ḷng bạn. Bạn lại là bạn chí thân chí thiết. V́ thế, chẳng đặng đừng, đúng cái ngày giờ ghi trên thiệp, buổi tối Điệp đă phải đến nhà hàng. Mẹ Điệp tỏ ra rất vui khi thấy Điệp nhận lời mời và đi dự buổi tối đó. Đấy có lẽ bà nghĩ rằng, sự giao thiệp rộng răi sẽ giúp Điệp có cơ hội biết người này người kia, và trong số người gặp gỡ, may ra Điệp sẽ có được một người để mắt nh́n đến.

 

Sáu nữ cộng với 4 nam được xếp ngồi chung một cái bàn tṛn. Họ đều là bạn học và bạn đồng nghiệp của cô dâu. Sáu, th́ 4 cô nhan sắc xem ra rất được. C̣n 2, một là Điệp, một là cô bạn ngồi đối diện với Điệp th́ lại rất thường. V́ thế, mấy người đàn ông con trai thường hay đá mắt, đánh lông nheo và rất hào hứng gợi chuyện với 4 cô có sắc đẹp hơn là nh́n hay nói với Điệp và cô gái có đôi mắt xếch kia.

 

Điệp rất nhạy cảm nên chẳng khó khăn ǵ để nhận ra ngay điều đó. Rồi bởi cái tính nhanh chóng nhạy cảm của Điệp, Điệp thấy không vui khi phải chứng kiến cái cảnh này. Cười gượng, cười góp, chỉ là những nụ cười giả tạo bề ngoài, c̣n bên trong ḷng Điệp, nàng héo hon và buồn tủi. Những người đàn ông th́ vô tâm nên thi nhau nói. Không thể gọi là nói mà là "tán" mới đúng với cái nghĩa cụ thể của nó. Giữa cái vui trong bàn tiệc, Điệp bỗng cảm thấy là ḿnh thừa. Cô gái xấu kia th́ vẫn tỉnh khô, ngồi rất thản nhiên và cười góp rất thoải mái.

- Cô sao không ăn. Ăn đi, chứ chẳng lẽ cứ ngồi mà không ăn ǵ cả à.

Người nói câu nói đó là lời của người đàn ông mà cái ghế của ông ta kê sát bên cạnh ghế của Điệp. Từ lúc vào nhà hàng và được chỉ định chỗ ngồi, Điệp ít khi nh́n ngang nh́n ngửa nên không mấy quan tâm đến ông khách ở bên. Khi nghe ông ta nói, Điệp mới liếc mắt qua ông ta để thấy diện mạo của người ngồi gần sát cạnh ḿnh. Cái ông này từ lúc vào đến bây giờ thường ít nói. Khác với mấy ông kia, họ lại nói gần như cướp lời nhau để làm vui ḷng mấy người đẹp. Có ông c̣n đem cả thơ ra đọc để chứng tỏ ông ta là người yêu văn chương chữ nghĩa. Có ông khoe việc làm ăn hái ra tiền như lá rụng mùa thu v́ ông là nhà địa ốc chuyên mua bán nhà cửa. Có ông đích thực hành nghề bác sĩ th́ bi ba bi bô cái chuyện bệnh tật và cách chữa chạy theo ông phải như thế này thế nọ. Một trận địa nổ ra khẩu chiến dù trong ôn ḥa nhă nhặn đôi khi vẫn được coi là căng thẳng với một chủ đích rơ ràng là phô trương, khoe khoang, để cố chiếm đoạt cảm t́nh của phái người đẹp. Riêng ông này, cái ông ngồi gần Điệp, th́ dường như ông chọn cách đứng ở bên ngoài lằn ranh, nghe bằng tai và nh́n bằng mắt, thỉnh thoảng chốc lát mới phụ góp một nụ cười. Đấy là một người hiền dễ thương theo như Điệp nghĩ.

- Tôi tên Kiệt. Xin lỗi, c̣n cô.

Theo phép lịch sự, Điệp cũng phải xưng danh khi người khác đă tự xưng danh tánh của họ ra trước.

- Tên tôi là Điệp.

- Ồ. Rất hân hạnh được gặp Điệp tối nay.

- Điệp cũng xin được nói thế với anh. Sao anh không cho chị đi, lại đi một ḿnh buồn thế.

- Tôi đâu không muốn đưa bà xă cùng đi. Nhưng chưa có bà xă th́ ḿnh lấy đâu bà xă mà đưa đi hả chị.

Câu nói hóm hỉnh của Kiệt đủ để xác nhận Kiệt vẫn c̣n một thân một ḿnh. Điệp nghe và hiểu được rằng, đó là tiếng của một con chim lẻ loi đang đứng trên ngọn cây cao chót vót hót gọi bạn. H́nh ảnh đó gợi cho Điệp nhớ đến con chim mà nàng thường thấy nó bay đến trong vườn cây sau nhà, đậu vắt vẻo trên một cái cành khô, chốc chốc há mỏ nhả ra một tiếng kêu nghe như than văn. Có lúc, Điệp đă đem con chim ví với phận ḿnh, cái khác biệt giữa chim và người tưởng chừng như giống nhau y hệt.

- Điệp đang nghĩ ǵ thế.

Nghe tiếng Kiệt hỏi, Điệp giật ḿnh. Không tiện đem cái ư nghĩ của ḿnh mới nghĩ nói ra với Kiệt, Điệp nhanh trí bắt qua chuyện khác để trả lời:

- Từ đêm nay trở đi, Loan chính thức đă có người bạn đời chung sống cùng nhau. Và cũng từ đêm nay trở đi, trong số bạn gái của Điệp lại có một người từ bỏ cuộc chơi.

- Rồi theo ṿng quay, Điệp cũng như Loan sẽ lên xe hoa về nhà chồng.

- Và anh cũng thế nữa chứ.

Lúc đầu, cả hai nói năng vừa phải chừng mực trong tính cách thận trọng giữ kẽ, đến bây giờ, có lẽ đă bắt được t́nh thân và tin nhau, họ chuyện tṛ râm ran cởi mở và đậm đà thắm thiết hơn. Nghe xong câu nói của Điệp "và anh cũng thế nữa chứ", th́ Kiệt vỡ ra một tiếng cười. Anh ta chẳng cần phải suy nghĩ nên có câu trả lời ngay:

- Dĩ nhiên đúng là như vậy. Ngặt một điều tôi như một con bướm bay trên những bông hoa, mà thực t́nh chưa có một bông hoa nào muốn cho tôi đậu xuống.

- Có thể giản dị là, Điệp cười trong khi đôi mắt nh́n thẳng vào mắt Kiệt. Chỉ có thể giản dị là anh kén chọn quá kỹ đấy thôi. Chứ hoa, có khối hoa trong thế giới loài hoa mà anh.

- Đúng và không đúng như thế đâu. Hoa quả thật có nhiều, nhưng chọn được một bông hoa hay bông hoa ưng chọn một con bướm lại là chuyện khác đấy Điệp ạ. Chuyện đó xem ra dễ mà đôi khi không dễ như ḿnh tưởng đâu.

 

Đánh ṿng ṿng như quả cầu lông của cuộc đối thoại giữa hai người tung bắt cứ thế liên tục hết chuyện xa rồi gần. H́nh như đó là sợi dây vô h́nh cuốn chặt hai người càng lúc càng khít chặt. Trước lúc bữa tiệc đêm tân hôn kết thúc, và sau màn cắt bánh, bánh được bưng ra bàn, đấy là lúc đă có người đứng dậy ra về. Kiệt quá giang xe của một người bạn, thấy người bạn ghé tai nhắc nhỏ, chàng biết đă tới giờ rời nhà hàng, th́ Kiệt vội vă quay sang Điệp nói:

- Đây là số điện thoại của tôi. Hi vọng sẽ nghe thấy tiếng Điệp trên đường dây nói nếu như Điệp c̣n muốn nhớ đến người trong buổi tối này.

Kiệt lấy một tờ "napkin" để trên mặt bàn, móc túi áo lấy cây bút, rồi ngoáy lên đó những con số. Đưa cho Điệp xong, Kiệt nghiêng người xuống phía dưới bàn, tay ṃ t́m cái ǵ đó nhưng t́m măi vẫn không thấy.

- Để Điệp giúp anh. Anh muốn lấy cái ǵ vậy.

Ngần ngừ một lúc, Kiệt mới buông một câu ngắn và cụt:

- Cái nạng.

 

NGUYỄN TRUNG DŨNG

(/O-O/ sưu tầm)

BÁN THÂN

 

BÁN THÂN
Truyện ngắn của Zhou-hua (Trung Quốc)

 

1. Hắn vốn là người siêng năng, nhưng số phận hắn - như người ta hay nói - đen như mơm chó. Nợ nần lút đầu. Thân thể hắn gầy nhom, nước da xanh mét, mắt lờ đờ. Bộ mặt lúc th́ cau có, gắt gỏng, lúc th́ im ỉm như đưa đám, trông bệ rạc chẳng khác cái nhà của hắn - nếu có thể gọi là "nhà" bởi vẻ lụp xụp tối tăm, ẩm thấp của nó.

Bữa nọ, đi đâu về trông hắn tươi tỉnh hẳn. Vợ hắn thấy lo, bởi khi nào trông hắn vui vẻ là sắp có "chuyện lớn", ít nhất cũng là đi khất nợ hoặc mượn nợ để mua rượu đổ vào mồm hắn.

Thế nhưng sự việc lại ngoài dự đoán. Hắn nói với vợ: "Nếu cảnh này cứ tiếp tục, cả nhà ḿnh cũng sẽ chết thôi. Tao nghĩ, cách hay hơn hết, mẹ mày nên cho thuê cái thân mẹ mày đi!", "Ǵ? Bán cái xác của tôi à?". Người vợ đang cho đứa con trai mới lên 3 tuổi ngậm vú thảng thốt nói với giọng run rẩy. Căn cḥi tranh im lặng hoàn toàn. Sau khi đă thở ra một hơi dài thật nặng nề, người đàn ông nói tiếp: "Hôm qua tao gặp bà Lưu. Bà ấy bảo, có lăo Triệu đă ngoài lục tuần rồi mà chưa có con. Ông ấy muốn mua thêm một t́ thiếp, nhưng mụ vợ không chịu. Mụ vợ chỉ bằng ḷng cho lăo ấy thuê một nàng hầu trong ṿng vài ba năm thôi. Lăo đă nhờ t́m cho một người đàn bà khoảng ngoài 30, đă qua sinh nở đôi lần, nhưng phải thành thực và siêng năng làm việc, nhất là phải biết phục tùng, lễ phép với bà vợ cả. Họ sẽ trả năm trăm lượng. Nếu trong thời gian đó đẻ được cho họ một đứa con trai th́ họ sẽ tăng gấp đôi số tiền. Tao thấy vợ mày được lắm. Mày tính sao? Ôi, một ngàn lượng bạc! Cả gia tài đấy mẹ mày ạ. Có nó nhà ḿnh sẽ đổi đời. Tao đă nhận lời bà Lưu rồi. Mẹ mày chịu thiệt vậy!".

Người đàn bà nghe chồng kể nín thinh chẳng nói lời nào. Tâm trí của chị như bị tê tiệt. Chị đau đớn hỏi chồng: "Tại sao không cho tôi biết trước?", "Cần ǵ, mẹ mày nghĩ coi, nếu không cho thuê mẹ mày đi, cả nhà này chỉ c̣n chờ chết đói. Giờ chỉ c̣n chờ kư tên vào giấy giao kèo thôi. Mà mẹ mày sao vậy, tao là chồng mà c̣n chịu được, mẹ mày có ǵ mà sợ !", "Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cha mày có nghĩ ǵ đến thằng cu Chít nhà này không? Nó mới lên 3 tuổi. Không có mẹ nó sống sao được?". Cu Chít là tên thằng bé trai mà chị đang ẵm trong ḷng - nó là đứa con trai duy nhất của chị. "Trời ơi, số phận tôi sao mà cay đắng thế này!?". Đột nhiên chị rên lên khiến thằng cu Chít ngạc nhiên nhả vú ra và kêu: "Mẹ! Mẹ!"...

2. Đêm trước ngày phải rời chồng con, chị ngồi im một ḿnh trong một góc nhà. Chiếc đèn dầu leo lét treo trên bếp, tỏa một đốm ánh sáng yếu ớt như con đom đóm. Chị ẵm thằng cu Chít trong ḷng và cúi gục đầu trên tóc của nó. Trong lúc ấy đầu óc của chị phiêu diêu tận đâu đâu. Nhưng hơi thở của đứa trẻ đă kéo chị về với thực tại. Chị khẽ gọi tên con một cách tŕu mến: "Cu Chít của mẹ ơi, mai mẹ phải đi xa rồi con!".

Thằng nhỏ ậm ừ không trả lời, chỉ cố rúc đầu vào sâu trong ngực mẹ. Dường như nó chẳng hiểu ǵ lời mẹ nó vừa than thở. "Mẹ đi lâu lắm. Mẹ đi măi 3 năm sau mẹ mới trở về con ạ!". Chị vừa nói với con vừa gạt nước mắt. Thằng bé ậm ừ có vẻ không bằng ḷng, rồi lại gục đầu vào ngậm vú mẹ. Chị cố nuốt nước mắt dặn ḍ tiếp: "Con phải ở nhà với cha. Cha sẽ lo cho con. Cha sẽ ngủ với con và đưa con đi chơi. Con phải ngoan ngoăn nghe lời cha...". "Cha đánh con! - thằng bé làu bàu. "Cha sẽ không đánh con nữa đâu" - chị dỗ dành con. Nhưng mắt chị không rời cái sẹo nhỏ c̣n in rơ nét bên má phải của đứa bé. Đó là dấu vết của trận đ̣n mà chồng chị đánh con khi đang say rượu.

Chị c̣n muốn nói với con nhiều hơn nữa, nhưng chồng chị đă đẩy cửa bước vào. Hắn ta đi thẳng đến chỗ chị ngồi, thảy ra bọc giấy nhỏ và nói: "Tao đă nhận được một nửa số tiền rồi. Số c̣n lại người ta sẽ trả nốt khi mẹ mày đến nơi. Thôi, cứ yên tâm, việc nhà đă có tao lo". Không khí im lặng hoàn toàn.

3. Vừa bước vào nhà mới, chị biết cuộc đời của chị kể từ nay sẽ không phải đói rét nữa, ít nhất cũng được vài năm. Nhà cửa và ngay cả người đàn ông đă thuê chị về làm t́ thiếp cũng đều hơn hẳn những ǵ chị vừa bỏ đi. Ông Triệu rơ ra là một người đàn ông đàng hoàng, nói năng từ tốn, khoan thai. C̣n bà vợ th́ cũng tỏ ra là một người đàn bà không đến nỗi độc ác lắm. Ngay buổi đầu tiên bà đă đem kể hết chuyện gia đ́nh của bà cho chị nghe. Bà kể chuyện từ ngày hai vợ chồng mới lấy nhau, từ cái đám cưới linh đ́nh, trọng thể cho đến nay đă 30 năm .. cho chị nghe.

15 năm về trước, bà ta đă cho ông một đứa con trai rất kháu khỉnh dễ thương, nhưng chẳng may khi đứa trẻ mới đầy năm th́ nó chết. Kể từ ngày đó, bà không c̣n sinh nở ǵ nữa. Chính v́ vậy bà rất lo sợ. Bà sợ ông sẽ cưới vợ khác để có con nối dơi tông đường. Măi đến thời gian gần đây ông vẫn không tỏ ư muốn lấy vợ khác. Có thể ông c̣n yêu bà hay là thế nào th́ bà cũng không biết rơ. Nhưng có điều chắc chắn là ông rất nóng ḷng sớm được có con. Bởi thế bà phải lo t́m người sinh con đẻ cái, nối dơi tông đường cho ông và làm cho ông vui ḷng không nghĩ đến chuyện lấy vợ khác ..

Chị nghe bà vợ cả kể chuyện th́ cũng cảm thấy vui vui trong ḷng, v́ dù sao ḿnh cũng đang đóng một vai tṛ cần thiết trong cái gia đ́nh này. Cuối cùng, bà vợ cả nói toạc ngay ước vọng của bà với chị, khiến chị không khỏi đỏ mặt ngượng ngùng: "Dù sao cô cũng đă sinh nở vài lần rồi, chắc chắn là cô kinh nghiệm về đường sinh nở hơn tôi". Nói xong câu ấy bà ta bỏ đi chỗ khác.

Đêm hôm đó ông chủ nhà cũng kể nhiều chuyện về gia đ́nh cho chị nghe. Chị ngồi bên cái rương gỗ sơn đỏ dành riêng cho chị đựng đồ đạc, một vật mà trong đời chị từ nhỏ đến lớn chưa từng dám một lần mơ ước đến. Chị đă mở to đôi mắt để nh́n cho rơ, để ngắm nghía cho thỏa ḷng ưa thích cái vật quư báu ấy. Ông chủ nhà đến ngồi bên chị và hỏi: "Cô tên ǵ?". Chị bẽn lẽn ngượng ngùng, lắp bắp trả lời không rơ ràng và đứng lên đi về phía chiếc giường. Ông ta cũng bước theo và vừa cười vừa hỏi: "Cô ngượng ngùng à? Hay là cô cứ xem tôi như chồng cô!". Giọng nói của ông dịu dàng và ông ta kéo chị vào ḷng: "Cô cũng đừng buồn. Tôi .. tôi ..". Ông ta đă không nói thêm, bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười và bắt đầu cởi quần áo .. Ngay lúc ấy chị nghe bên ngoài có tiếng bà chủ nhà đang lớn tiếng chửi mắng một người nào đó .. "Lại đây cô, ḿnh đi ngủ!" nằm sẵn trên giường ông chủ gọi chị đến.

.. Rồi cũng tới ngày đứa bé sơ sinh được mở mắt nh́n đời trước ánh sáng mặt trời êm dịu của mùa thu. Nó được người mẹ đẻ săn sóc, thay tă lót và cho bú mớm. Bọn đàn bà con gái trong nhà và hàng xóm lúc nào cũng quây quần đông đảo chung quanh. Người th́ khen cái mũi dọc dừa xinh xắn. Người th́ nức nở ca ngợi cái miệng của đứa bé rộng và tươi, mai sau thế nào cũng trở nên đại gia. Có người lại khen cả cái dái tai, cho rằng dái tai to như tai Phật thế là sẽ rất trường thọ .. C̣n bà vợ của ông Triệu th́ càng tỏ ra nghiêm khắc hơn, chẳng khác nào bà mẹ chồng đối với nàng dâu. Bà thường la rầy chị không được để cho đứa bé khóc, mất sức khỏe. Đứa bé được đặt tên là Hạo Dân.

Hạo Dân càng ngày càng trở nên kháu khỉnh, dễ thương, suốt ngày cứ bám lấy mẹ. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, chẳng mấy lúc sắp đến ngày măn hạn hợp đồng. Về phần chị, lúc này đầu óc của chị hoang mang rối bời giữa hai con đường. Tất cả đều xoay vần chung quanh mấy chữ "ba năm". Ngày xưa, khi rời chồng con, đem thân đến nơi xa lạ bán cả sức lao động lẫn thân xác chị thấy tiếng 3 năm" sau mà dài lê thê khủng khiếp. Nhưng đến bây giờ, không hiểu tại sao, chị lại thấy thời gian dường như đă mọc thêm cánh mà bay đi rất mau. Thời gian "3 năm" trôi qua vùn vụt, chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Trong tâm hồn chị, hai đứa con thằng cu Chít và thằng Hạo Dân đều là con của chị, do chị đă mang nặng đẻ đau, nên chị đều thương yêu chúng nó như nhau, mặc dù hoàn cảnh của mỗi đứa rất khác biệt. Nhiều lần ngồi ngoài sân cho thằng Hạo Dân bú, chị tưởng tượng giá như lúc ấy có thằng cu Chít ở đó. Chị sẽ đưa tay vẫy nó lại gần và nói chuyện cùng một lúc với cả hai anh em. Chị sẽ .. Nhưng đó chỉ là giấc mơ giữa ban ngày của chị mà thôi!

5. Mùa xuân đă đến. Bầy chim đă bắt đầu ca vang mừng mùa xuân sớm. Lúc này vợ chồng chủ nhà bắt đầu cho mời thầy đến, nhờ xem tuổi, bấm số, để định ngày làm lễ cho đứa trẻ .. xa rời vĩnh viễn người mẹ đẻ của nó!

Rồi ngày chia ly cũng đến. Mặt trời đă lên cao, tiết trời quang đăng. Bé Hạo Dân vẫn không chịu rời người mẹ đẻ, khiến bà chủ nhà phải dùng sức để lôi nó ra. Đứa bé càng gào khóc dữ dội. Nó đạp bà ta vung vít bằng đôi chân nhỏ bé. Nó cấu xé và bứt tóc bà ta bằng đôi bàn tay nhỏ bé, yếu ớt của nó. Người đàn bà đẻ thuê nước mắt ṛng ṛng: "Xin bà làm ơn cho tôi ở lại, đến chiều tôi sẽ đi". Bà chủ quay ngoắt lại nh́n chị với cặp mắt giận dữ: "Thu xếp quần áo, rồi cút xéo nhanh lên!".

Tiếng khóc, tiếng gào thét của đứa bé như mũi xiên đâm vào tai chị. Chị đứng gói mớ quần áo tư trang lại mà cử chỉ cứ lơ mơ như người mất hồn. Bà lăo Vương cũng luẩn quẩn bên chị để an ủi dỗ dành, nhưng thực ra là bà ta để ư ḍ la theo lệnh bà chủ xem chị ta đem theo những vật ǵ. Cuối cùng, chị ra đi vỏn vẹn với một gói quần áo cũ kẹp dưới nách. Khi chị ra khỏi cửa, tiếng gào khóc của bé Hạo Dân càng xé ḷng. Chị phải cắn chặt môi mới đủ sức lê bước. Cả 10 phút sau tai chị vẫn c̣n nghe văng vẳng tiếng khóc của nó. Dường như tiếng khóc ấy muốn bám theo chị măi măi. Chị bước đi như người bị mộng du, mặc cho trời nắng, mặc cho sức đuối, thậm chí có lúc tưởng chừng không thể nào lê chân nổi nữa. Nhưng chị vẫn cố đi, cố chạy như bị ma đuổi ..

Cuối cùng th́ chị cũng về đến đầu làng. Ngay cổng làng, chị ngồi phệt xuống bất động. Đôi mắt nhắm nghiền. Tai ù đặc. Thân thể ră rời. Đầu óc hoang mang rối bời. Trông chị phờ phạc như người ốm nặng. Người qua đường xúm nhau nh́n chị với vẻ ṭ ṃ. Lũ trẻ con đang nô đùa cũng bỏ cuộc chơi chạy tới xem, ḥ hét tưng bừng "bà khùng ḱa chúng mày ơi. Lại đây xem nào, nhanh lên!". Trong đám trẻ con ấy có cả thằng cu Chít, con của chị - nó là một trong những thằng to tiếng nhất. Mệt nhọc, chị đứng dậy lê bước tiếp. Bọn trẻ bu theo đến trước cửa nhà chị - giờ cũng vẫn chỉ là một túp lều tranh, nhưng trông rách rưới hơn, tối tăm nghèo nàn hơn. Thằng cu Chít chạy vào nhà đứng ngó ra, lấy làm ngạc nhiên thấy chị đứng ngay trước nhà nó. Chị gắng sức kêu: "Chít con!".

Thằng bé sợ hăi, chạy vào kêu cha nó. Nhưng không nghe tiếng người đàn ông. Trong bóng tối của căn nhà ẩm thấp, tồi tàn, hắn - người mà chị gọi là chồng - vẫn ngồi yên bó gối không ngẩng đầu lên. Đến chiều, người đàn ông nói với con: "Cu Chít, đêm nay ngủ với mẹ!". Thằng bé đứng bên bếp thút thít khóc. Thấy thế chị đến bên con, cầm tay đứa bé nói: "Cu Chít! Con cưng của mẹ. Lại đây với mẹ!". Thằng bé ngó chị vẻ xa lạ rồi giằng mạnh tay ra, chạy vọt nép vào sau cánh cửa, lấp ló nh́n chị với vẻ sợ hăi.

.. Đêm hôm ấy chị thao thức ôm cu Chít trong ḷng mà không sao chợp mắt được. Trong đầu chị lại nhớ tới thằng Hạo Dân với tiếng gào đứt ruột xé gan của nó ..

 

ZHOU HUA

(Sưu tầm liên mạng chuyển)

website counter