CHUYÊ.N THIÊ`N
Home | CHUYÊ.N THIÊ`N | CHUYÊ.N THIÊ`N (tt) | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | Va(n 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | THO' | CHUYÊ.N LA. | TIÊ?U LUÂ.N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | TA`I TU'? | VA(N TÊ'

0_2monk_1tho.jpg

SỨ GIẢ NHƯ LAI

SỨ GIẢ NHƯ LAI

 

Chú tên Chân Hạnh. Thày đặt cho chú cái tên ấy v́ chú ưa chơi, ưa ăn và ưa ngủ lắm. Nên cần phải học hạnh ăn, hạnh chơi, hạnh ngủ. Tôi thường gọi chú là "Sứ giả Như Lai". V́ trông chú rất đáng yêu, khuôn mặt trắng hồng, bầu bĩnh với đôi môi đỏ như son. Đôi mắt trong sáng toả ra một sự ngây thơ của một tâm hồn chưa biết ǵ về đau khổ. Nếu chú không mặc bộ quần áo vạt mẻ của chùa với cái đầu cạo nhẵn thín, th́ chú chỉ là một đứa trẻ 9,10 tuổi, chẳng có ǵ đặc biệt. Nhưng, dưới y áo của nhà chùa và cái đầu trọc, trông mặt chú sáng như trăng rằm. Mọi động tác thi vi chú làm, từ dáng ngồi tụng kinh, niệm Phật, tới việc lễ lạy và lối nói chuyện trẻ thơ, trong sáng v.v.. Ở chú, toát ra một nét hồn nhiên lạ kỳ. V́ sự hồn nhiên ấy, nên mọi người trong chùa - từ thày trụ tŕ xuống đến bà văi - ai ai cũng thương chú. Nghe đâu chú cũng có nhiều cơ duyên với Phật, nên một lần lên chùa, chú chẳng chịu về nữa. Dỗ dành thế nào chú cũng không nghe. Cuối cùng cha mẹ đành để chú ở lại, hy vọng chú chơi trên chùa vài ngày chán rồi lại đ̣i về.

 

Tưởng chơi mà hoá thiệt. Chú ở trên chùa đă sáu tháng rồi mà vẫn chưa chán. Chẳng biết trên đó có tṛ chơi nào cám dỗ chú lâu thế mà lần nào lên lễ Phật, tôi cũng đều gặp một khuôn mặt hớn hở của chú. Một lần tôi hỏi chú:

- Chú ở đây chơi có vui không ?

Chú trả lời tôi bằng một giọng rất "người - lớn - trẻ - con":

- Vui chứ ... Thày cho tui đủ mọi việc để làm. Nhưng chẳng ở không mà chơi đâu ...

- Vậy chú làm những việc ǵ mà có vẻ quan trọng thế?

- Ồ... Tui phải học nhiều lắm. Thày kêu tui học cho giỏi nơi trường đời, và cho thông ở trường đạo. Nên sáng sớm thức dậy lễ Phật xong là phải tới trường đời. Trưa về ngủ một chút - Chú càm ràm - Nhưng nói thiệt nghen. Tui không có ưa ngủ buổi trưa, nó phiền lắm! Mỗi lần nằm xuống chỉ có lim dim con mắt thôi hà. Nằm chừng một giờ, sau đó thức dậy học tiếp...

- Học ǵ?

- Phải làm bài tập ở trường đó mà.... Sau đó c̣n phải học... Phật!!

- Học Phật?

- Phải ... Học niệm Phật đó mà...

Tôi thả một câu thăm ḍ:

- À, niệm Phật th́ dễ ̣m. Ai niệm chẳng được. Cần ǵ phải học hả chú?

Chú trợn mắt căi:

- Chị đừng tưởng niệm Phật dễ nghe. Khó lắm đó!! Ăn, uống, đi đứng cũng c̣n phải học, huống hồ chi niệm Phật!! Ḿnh niệm đâu có phải nhắm mắt cà rù, cà ŕ rồi kêu là niệm Phật đâu...

- Thế thày dạy chú niệm Phật ra sao ?

Chú làm ra vẻ rất quan trọng:

- Khi niệm Phật phải nghĩ tới Phật mà không được nghĩ ǵ khác...

Tôi biểu đồng t́nh:

- Ừa .... Khó thiệt! Mỗi lần tôi niệm Phật, miệng niệm ́ xèo mà óc th́ cứ hay nghĩ lung tung... (Đổi giọng) C̣n chú. Mỗi lần chú niệm Phật th́ chú nghĩ ǵ thế ?

- Tôi nghĩ đủ thứ.. Có khi đói, tôi nghĩ tới cái ăn. Khi buồn ngủ, tôi vừa niệm vừa ngủ gục, nhưng nhiều khi không buồn ngủ, không đói th́ tôi nghĩ tới cái chơi ...

- Chú nghĩ cái chơi ra sao ?

- Tui thích chơi mấy đồ điện tử. Nên ba má tui đem tới nhiều lắm. Nhưng tui không có chơi được nhiều ...

- Sao vậy ?

- V́ có ở không đâu mà chơi ... Nội cái vụ niệm Phật cũng đủ hết ngày rồi.(Chú nói thêm) Buổi tối c̣n phải tụng thêm thời kinh tối trước khi đi ngủ nữa ...

- Chà .... Chú bận quá héng...!

Đang nói chuyện th́ nghe có tiếng thỉnh chuông trên chánh điện. Chú Chân Hạnh vừa ù chạy vừa nói:

- Chết tui rồi. Tới giờ tụng kinh. Tui đi nghen.

Một lần khác đến thăm. Tôi lại gặp chú đang quét lá sân chùa. Nh́n thoáng, sân chùa khá sạch, chỉ có vài chiếc lá vương văi trong sân. Nhưng chú ra cái dáng hăng hái lắm. Người chỉ có một khúc, mà cầm cây chổi cao hơn đầu. Muốn quét cho sạch, chú phải cầm gần cuối cán. Cây chổi nằm ngang phè. Chú loay hoay quét quét một cách rất chăm chú. Tôi chạy tới đỡ cây chổi:

- Nè...., Chú để tôi giúp chú một tay nghen.

Chú vẫn nắm chặt lấy cán chổi:

- Được mà.... Để tui... Chị không biết quét đâu!

- Ủa... Quét sân mà c̣n phải học hả chú?

- Phải đó. Thày mới dạy tui sáng mơi nè....

- Thày dạy sao ?

- Thày nói nhiều lắm, tui hông có nhớ hết... Chỉ biết là thày kêu khi quét sân th́ phải nghĩ là quét hết mấy cái ác nghiệp của ḿnh đó...

- Á... Chú cũng có ác nghiệp ha ??

- Tui đâu có biết!. Nhưng thày dạy sao, tui nghe vậy.

- Vậy là chú đang quét ác nghiệp của chú đó ha ??

- Phải...

Tôi chỉ một chiếc lá đang chạy lăng quăng theo gió:

- Coi ḱa ... "Ác nghiệp" của chú sao cứ chạy tới, chạy lui, không để chú quét ḱa...

Chú hăng hái:

- Chị dang ra chỗ khác cho tui quét nó coi..... Mấy cái ác nghiệp này khó quét lắm nghe, v́ cứ hễ tui đưa cái chổi tới là nó bay lăng xăng ra chỗ khác hà... Thiệt là bực ḿnh hết sức .....!!

Vừa nói, chú vừa đập cây chổi lên cái lá, kéo lê về cuối sân. Sốt ruột. Chú dở cây chổi lên nhặt lấy chiếc lá lon ton bỏ thẳng thùng rác...

Tôi lại chỉ một chiếc lá khác đang rơi:

- Ḱa chú...., Lại có một cái ác nghiệp khác đang rơi...

Chú chạy tới. Nhưng cây chổi vướng quá, chú quăng luôn qua bên, chạy theo cánh lá đang chao đảo trên không. Trong bầu trời ngập nắng của sân chùa, h́nh ảnh một chú bé với chiếc đầu trọc, mặc bộ quần áo vạt mẻ nâu ṣng, lăng quăng chạy theo cánh lá, vươn đôi tay như đang nắm bắt những hoa đốm trong hư không. Trông chú sáng ngời dưới nắng. Độ một lúc th́ chiếc lá nhẹ nhàng đậu gần chân chú. Chú nhặt lên, nhưng ngẫm nghĩ sao lại bỏ xuống. (Chắc v́ nhớ lời thày dạy là phải "quét" lá). Chú chạy lon ton đi lượm cây chổi rồi làm giống như  trước, ịn cây chổi trên chiếc lá kéo lê về cuối sân, nhặt bỏ thùng rác...

Tôi đứng ngoài vỗ tay tán thưởng:

- Hoan hô...!! Chú giỏi quá.... Ác nghiệp của chú chui vào thùng rác hết trơn rồi!!!

Trên trán lấm tấm vài giọt mồ hôi, nhưng khuôn mặt chú rạng rỡ mỉm cười, khoe khoang:

- Từ năy giờ tui bỏ thùng rác chín cái ác nghiệp rồi đó!

- Thiệt hả ? (Tôi nh́n quanh sân, chẳng c̣n một chiếc lá nào cho chú quét. Trầm trồ tán thưởng). Chà.... Chú giỏi thiệt. Ác nghiệp của chú sạch trơn rồi....!!! Bây giờ chú thấy trong người sạch chưa ?

Ngây thơ, chú hỏi lại:

- Sạch ǵ?

- Th́ sạch ác nghiệp đó...

Chú căi:

- Trong người tui đâu có lá mà sạch. Sân sạch thôi!

- À ....à ..... "Ác nghiệp" chỉ có trong sân chứ không ở trong người hả chú?

- Phải... Ngưng tay. Chú nh́n tôi rồi - bắt chước thày - hỏi lại:

- Chị lên chùa có chuyện chi hông? Sao chưa vô chùa lễ Phật. Đứng xớ rớ ở đây làm chi ?

Tôi suưt ph́ cười với cái lối nói chuyện ra dáng người lớn đó của chú. Nhưng thấy chú rất nghiêm trang, nên ráng nén cái cười xuống bụng và cũng nghiêm chỉnh trả lời:

- Tôi cũng tính vô lễ Phật rồi đó chứ. Nhưng (ra vẻ bí mật), chưa vô trỏng được v́ tôi đang gặp một vị "Sứ giả Như - Lai"...

Thấy chú ngơ ngác chẳng hiểu tôi nói ǵ. Tôi bèn nắm tay chú, ngồi xuống băng ghế đá ngoài sân chùa. Dưới gốc cây ổi với tàn lá xum xuê và giải thích cho chú nghe ư nghĩa của chữ "Sứ giả Như Lai" bằng sự hiểu biết về Phật giáo rất nông cạn của ḿnh:

- Chú biết không, "Sứ giả Như Lai" là hoá thân của chư Phật và chư Bồ Tát thị hiện vào trong các cơi để độ sanh (thấp giọng). Có một điều tôi muốn th́ thầm cho chú biết, bí mật lắm ngheng, chú phải hứa là không được nói với ai nghe ...

- Được. Tui hứa, không nói ai ....

- Tôi nghĩ chú cũng là một "Sứ giả Như Lai" đó....

Khuôn mặt chú tỏ vẻ rất ngạc nhiên, nhưng không kém phần sung sướng:

- Thiệt hả chị?

- Thiệt mà ... Bởi v́ tôi thấy chú giống lắm. Nhưng đây là điều bí mật, chú phải giữ kín.

- Tại sao vậy ?

Tôi cũng không hiểu tại sao, nên không có câu trả lời cho chú một cách rơ ràng. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi bảo:

- V́ nếu không giữ kín th́ nó... không c̣n là bí mật nữa, lúc đó ḿnh sẽ... trở lại người b́nh thường. Mà chỉ có Sứ Giả Như Lai mới được ở chùa thôi. C̣n người thường th́ phải về nhà sống với cha mẹ. Chú muốn làm người b́nh thường không?

Chú trả lời không do dự:

- Không. Tôi muốn ở chùa. Muốn làm Sứ giả Như Lai...

- Nhưng chú nhắm có giữ được nổi cái bí mật này không?

Chú hăng hái:

- Được chớ !

Tôi nói tiếp:

- Để tôi kể cho chú nghe về đức Phật. Trong nhiều kiếp Ngài đă từng là những Sứ giả Như Lai ...

0_monk_tuyet.jpg

SỨ GIẢ NHƯ LAI

Một trẻ, một nhí th́ thào nói chuyện có vẻ rất tương đắc. Chú rất thông minh. Nói tới đâu, hiểu tới đó. Tôi kể cho chú nghe những câu chuyện tiền thân của đức Phật. Chú nghe một cách say sưa ...

 

Sau lần nói chuyện đó. Chúng tôi trở thành bạn thiết. Hỏi ra, mới biết chú là con một trong một gia đ́nh giầu có. Cha mẹ chú đều là thương gia, có những cơ sở làm ăn buôn bán lớn lắm. Ban đầu chú muốn ở chùa chỉ v́ mục đích duy nhất là chú thích ăn chay, mà ở nhà th́ bà mẹ cứ ép chú ăn thịt, bà nghĩ rằng, c̣n nhỏ dại, không ăn thịt th́ không đủ chất dinh dưỡng nuôi chú lớn. Một lần tới chùa, ăn cơm chay ngon quá, chú không chịu về nữa. Ban đầu bà mẹ c̣n làm dữ, nhưng thấy thằng con cưng ḿnh khóc quá, cứ ôm cứng lấy chân thày mà không chịu về. Chẳng đặng đừng, bà bèn gửi con cho chùa vài ngày, thỉnh thoảng lên thăm. Ai dè, nó đ̣i cạo trọc đầu "cho giống thày" và tu luôn. Một vài lần lên chùa tôi có gặp mẹ chú. Lần nào cũng thấy bà ngồi nh́n con mà khóc thút thít... Chú càng thông minh, càng dễ thương th́ bà lại càng tiếc nuối ... Bà có một lối suy nghĩ rất kỳ cục là bà gần như đă mất hẳn đứa con yêu.

 

Chú học rất giỏi, tinh tấn. Thày dạy sao, chú làm y chang vậy. Đôi khi, ở đầu óc non nớt tuổi thơ, chú cũng có những suy nghĩ thật tức cười nhưng cũng đầy sáng tạo bằng sự tưởng tượng rất phong phú của chú. Chẳng hạn, một hôm vừa bước chân vào cổng chùa. Chú chạy lon ton ra đón tôi. Dường như chú đă mong ngóng tôi lâu lắm rồi, nên chỉ cần thấy thấp thoáng bóng tôi ngoài cổng là chú chạy ra ngay. Chẳng cần chào hỏi chi. Chú nắm tay tôi lôi đi sềnh sệch:

- Chị ra đây, tui chỉ cho chị coi cái này...

Tôi theo chú ra sân sau chùa. Chú ngừng lại ở một cái giếng giả, trên trồng đầy những loại hoa bốn mùa nở rực rỡ. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Chú đưa tôi ra đây coi cái chi ?

Chú chỉ vào cái giếng. Nh́n một cách lấm lét:

- Chị thấy hông?

- Thấy. Cái giếng !?!?

Chú th́ thào, nói rất khẽ như sợ có người nghe:

- Nhưng chị biết trỏng có ǵ hông?

- Th́ hoa thôi chứ có ǵ? Chú thấy có ǵ nói tôi nghe thử ?

Chú càng thấp giọng th́ thào nói khẽ:

- Tui vừa biết được đường xuống địa ngục đó ...

- Hả ?

Chú kiên nhẫn giải thích:

- Th́ chính là cái giếng này nè. Nếu chị đào nắm đất trên miệng giếng ra th́ cái miệng sẽ toang hoác. Đó là con đường xuống địa ngục đó...

Tôi lại suưt ph́ cười với lối lư luận ngây thơ của chú. Nhưng cũng thấp giọng - ra vẻ rất quan trọng và bí mật - th́ thào trả lời:

- Thiệt không chú ? Sao chú biết được hay quá vậy ?

- Tui mới ... nghĩ ra sáng mơi đây thôi. Nhưng tui biết chắc là đúng đó...

- Vậy mà tôi cứ tưởng đường xuống địa ngục ở đâu xa lắc. Ai dè nó gần xỉn, ngay tại vườn sau chùa ...

Chú vội đưa ngón tay chỏ chặn trên môi:

- Suỵttt!!! Chị đừng nói lớn quá coi chừng có người nghe. (Chú giải thích). Người ta biết được họ sợ sẽ ... té giếng, không lên chùa lễ Phật nữa...

 

Từ đó. Chúng tôi có 2 điều bí mật cần bảo trọng. Một là "Sứ giả Như Lai" của chú. Hai là cái giếng. Những lúc lên chùa lễ Phật, thế nào tôi cũng phải t́m chú, khi th́ tặng chú những cuốn sách kể những chuyện về tiền thân đức Phật, viết bằng những chữ to và đầy h́nh ảnh, khi th́ cho chú cái nón len để chú đội trong mùa đông, hoặc những thứ gia dụng hằng ngày. Cái chú thích nhất là cho chú sách nói về đức Phật, chú rất say mê đọc những câu chuyện tiền thân của ngài. Có khi, chú kể lại cho tôi nghe mẩu chuyện (mà chính tôi đă kể cho chú) về ḷng từ bi của đức Phật, hy sinh mạng sống ḿnh cho một con hổ đói mà mắt chú rưng rưng ...

 

*

Khoảng một năm sau th́ tôi phải từ giă chú để dọn về một nơi khá xa v́ công việc . Đời sống vội vă, ḍng đời cứ tiếp tục xuôi chảy, tôi không có nhiều cơ hội để trở về ngôi chùa cũ thăm chú nữa....

Mười lăm năm sau tôi trở lại ...Thấy thật bỡ ngỡ . Ngôi chùa xưa hoàn toàn đổi mới, vườn cây chung quanh chùa không c̣n nữa, thay vào đó là một nền xi măng khô, nóng để làm chỗ đậu xe . Chùa cũ bị đập sạch. Sân sau chùa, "con đường xuống địa ngục" cũng được san bằng, lấy chỗ cho một ngôi chùa khác lớn hơn, đẹp hơn, với ṿm mái cong cong. Vị sư trụ tŕ già đi rất nhiều so với số tuổi của thày (Có lẽ v́ nhiều chuyện phải lo toan).

 

Khác với năm xưa, trong chùa nay có nhiều tín chúng ra vào tấp nập, lúc nào cũng có những dịch vụ rộn ră, hối hả... Duy có một điều thiếu vắng là tôi không c̣n t́m thấy chú Chân Hạnh đâu nữa . Hỏi ra, mới biết khoảng ba năm trước, chùa có mời một vị thiền sư rất nổi tiếng tới thuyết pháp và ban cho những khóa tu tập thiền định. Sau những ngày đó. Chú xin phép thày cho chú đi theo vị thiền sư, quyết chí dấn thân vào con đường thiền quán. Ngoài ra, nghe đâu chú cũng c̣n tham gia trong chương tŕnh "Thanh Niên phụng sự xă hội", làm những thiện nguyện viên về những nơi hẻo lánh, để giúp những người bệnh tật, nghèo khó. Hạnh nguyện của chú đúng như một "Sứ giả Như Lai" - những ǵ tôi đă giải thích năm xưa cho chú nghe - bằng sự góp nhặt những mẩu truyện tiền thân đức Phật theo trí nhớ rất nông cạn của ḿnh. Rất tiếc, tôi đă không được gặp chú lần cuối trước khi chú đi. Giả dụ, nếu tôi có cơ duyên gặp lại, chắc tôi cũng chẳng nhận ra được chú, nghe bà văi nói chú dạo này lớn bộn, chú đă thọ giới tỳ kheo, và người ta thường gọi chú bằng Đại Đức .

 

Tôi xin trang nghiêm đặt một đoá hồng trên những hạnh nguyện của Đại Đức . Nguyện cho thày được hoàn măn trên con đường tu tập, đem lại lợi ích cho toàn thể chúng sanh được an vui, hạnh phúc ...

 

CHIÊU HOÀNG

(/O-O/ sưu tầm)


HỌC IM LẶNG


------------lời b́nh của Tung Sơn----------



Đệ tử phái Thiên thai thường học thiền định. Khi phái này chưa du nhập vào Nhật bản, có bốn người đệ tử giao hẹn nhau không nói một lời nào trong bảy ngày.

Ngày đầu bốn người đều im lặng. Họ chú tâm thiền định. Nhưng khi trời tối và những ngọn đèn dầu mờ dần, một người đệ tử không thể giữ im lặng được nữa, bảo người giúp việc: "hăy sửa đèn đuốc lại đi!"

Người đệ tử thứ nh́ ngạc nhiên khi nghe người đệ tử thứ nhất nói, anh ta bèn nhắc bạn: "Chúng ta đă giao hẹn nhau không nói câu nào kia mà".

Người đệ tử thứ ba nói: "Cả hai anh đều ngu xuẩn. Tại sao các anh lại nói chuyện?"

Người đệ tử thứ tư kết luận: "Tôi là người duy nhất không hề nói chuyện".

Trích quyển "101 truyện thiền" (zen flesh, zen bones; trang 92)



Lời bàn của Tung Sơn


Câu chuyện thiền trên đây khiến Tung Sơn nghĩ đến nhà xí thư viện Sorbonne. Nguyên là trên tường nhà xí thư viện này lúc nào cũng đầy những câu văn, những h́nh ảnh tŕnh bày những suy tư, những cảm tưởng thuộc t́nh tự, chính trị, triết học ... và t́nh dục dĩ nhiên! Có lẽ v́ nhà xí là một khung cảnh thích hợp cho sự suy tư chăng? Rất có thể v́ ở đó người ta được dịp cô đơn để gặp gỡ chính ḿnh, đối thoại với chính ḿnh một cách rất ư là thành thực mà không sợ cái nh́n soi mói của người khác. Những tư tưởng nhà xí cao siêu đó, dĩ nhiên, như tất cả mọi tư tưởng cao siêu khác, không làm vừa ḷng tất cả mọi người, nhất là đối với những người cho rằng tư tưởng là cái chi thanh cao vượt khỏi không gian và thời gian, nhất là khi đó lại là không gian và thời gian nhà xí, vốn chật chội, hẹp ḥi và có hương "nồng" và không "thanh thanh" như một nhà thơ đă tả. Sự phẫn nộ rất chân chính nói trên được phát biểu bằng nhiều cách khác nhau. Khi th́ đứng đắn, nghiêm trang: "N'écrivez pas sur les murs"(1) (dĩ nhiên chính câu này được viết trên tường). Khi th́ bao hàm một phán đoán đạo đức, khá tục tằn: "C'est con d'écrire de telles conneries sur les murs" (2) (dĩ nhiên câu này cũng được viết trên tường)... Nếu đọc qua những tư tưởng viết trên tường, người ta phải công nhận rằng những nhận định trên đây là đúng. Nhưng chúng bao hàm một mâu thuẫn lô gích trầm trọng: viết trên tường để phản đối sự kiện viết trên tường có nghĩa là tự ḿnh phản đối ḿnh, cũng mâu thuẫn như người dân đảo Crète khi anh ta tuyên bố rằng mọi người dân đảo Crète đều nói láo!

Câu chuyện thiền trên đây cũng có một giá trị tương tự câu chuyện nhà xí mà Tung Sơn vừa kể. Thật vậy, các người đệ tử thứ hai, thứ ba, thứ tư, bằng những lời phản đối khác nhau, đều làm một việc in hệt như người đệ tử thứ nhất: phá vỡ sự im lặng mà đáng ra, theo lời giao hẹn, họ phải giữ.

Câu chuyện này, về một phương diện khác, đă diễn tả khá rơ lư thuyết nhân duyên sinh của nhà Phật: câu nói của người thứ nhất đă gây ra những phản ứng của ba người bạn. Và trùng trùng duyên khởi! Ba người bạn khi phản ứng tưởng là ḿnh đă làm một chuyện tốt ngờ đâu cũng chỉ gây thêm ồn ào, và không đủ khả năng thiết lập lại sự im lặng muốn có. Câu mắng của người đệ tử thứ ba, sự tự hào ngu xuẩn của người đệ tử thứ tư không khỏi làm người thức giả bật cười.

Câu chuyện c̣n đặt ra một vấn đề khó giải quyết: trước câu nói của người đệ tử thứ nhất, ba người đệ tử kia phải làm ǵ để phản đối hoặc để làm cho người này thấy được giá trị của họ (đă im lặng)? Họ có thể hành động nhiều cách khác nhau ngoài lời nói. Hoặc trang nhă: bấm lưng người bạn làm dấu nhắc anh ta phải im lặng. Hoặc bạo động hơn: đá đít cảnh cáo anh ta đă phá vỡ im lặng (nhưng dĩ nhiên đừng hét!) ... Hoặc ... hoặc ...

Nhưng thật ra mọi biện pháp nói trên đều vô ích khi người ta đặt câu hỏi: im lặng để làm ǵ? Câu trả lời đă rành rành: im lặng để tĩnh tâm thiền định. Ôi, tâm đă không tĩnh, đă c̣n bị ngoại vật chi phối, đă c̣n muốn mắng nhiếc người khác, đă c̣n muốn khoe khoang th́ im lặng để làm ǵ?

Ôi! Nếu cái áo không làm nổi thầy tu, th́ sự im lặng cũng không làm nổi một vị thiền sư. Và dĩ nhiên lời nói ... !


TUNG  SƠN
(XO sưu tầm)

(1) đừng viết lên tường
(2) Viết những diều ngu xuẩn như vậy lên tường th́ thật là ngu


CHUYỆN NGƯỜI VĂN SĨ

CHUYỆN NGƯỜI VĂN SĨ

------(Nguyễn Tường Bách)------

 

Vùng nọ, có một người lữ hành cô đơn không ai bầu bạn. Suốt mấy mươi năm y rong ruổi từ vùng này qua vùng khác, không chủ ư, định hướng ǵ rơ rệt. Đời sống và hoàn cảnh đổi thay như ḍng nước chảy mau, tâm tư y cũng thăng trầm nhiều nỗi, nhưng dần dần đọng lại một điều ǵ khó tả.

 

Một buổi sáng nọ, trên một hoang đảo đầy nắng, trong cơn mơ tỉnh, dường như có ai kể cho y nghe một câu chuyện ngắn. Tỉnh dậy, y ghi lại câu chuyện khó hiểu ấy trên giấy.  Như mạch nước được khơi, kể từ đó y bắt đầu viết văn, tự cho ḿnh đă trở thành văn sĩ. Như những lần rong ruổi đường dài, y miên man trong thế giới tư tưởng nhiều màu sắc, đầy tự do phóng khoáng.

 

Truyện của y viết ra như nỗi niềm ào ạt tự ư tuôn trào, không trau chuốt, không giải thích. Bởi vậy không mấy ai hiểu và yêu truyện của y. Y thầm nghĩ: "Ư tứ của ta đối với người hiểu rồi th́ hóa ra dư thừa, c̣n đối với người chưa hiểu lại là tối tăm, hoang đường giả tạo; Mi viết ra làm chi!" Nhưng rồi, y lại tự nhủ: "Mọi sự trên đời, từ nhận thức đến cảm giác, đối với người đời cũng đều như thế, hỡi tên văn sĩ quèn, mi đừng thắc mắc".  Yêu văn chương của y nhất lại chính là y. Viết được một vài câu chuyện, y đóng thành một tập truyện. Rong ruổi trên đường, lúc nào y cũng mang theo tập sách đó trong túi đeo vai. Những lúc nghỉ ngơi, y lấy tập truyện đọc say mê như đọc lần đầu.

 

*

 

Đến một ngày, chàng văn sĩ thấy ḿnh không c̣n ư tứ viết truyện ǵ nữa. Tâm tư và quán sát nằm lạc loài từng mảnh không sao kết hợp được. Y giở tập truyện cũ ra đọc lại, cố t́m thử những bí quyết văn chương. Càng đọc, y càng yêu văn ḿnh, càng mong viết được những chuyện tương tự ..

 

Ngày qua ngày, người văn sĩ càng già yếu. Y không viết được câu chuyện nào nữa. Rong ruổi đường dài, đă bắt đầu gối mỏi chân ṃn, túi vải đeo vai ngày càng nặng. Tâm tư chỉ c̣n văng vẳng những mẩu chuyện đă viết, y buồn rầu tự nghĩ: "Văn nghiệp của ta chỉ chừng đó thôi ư ?" Bây giờ y không c̣n đọc tập truyện, v́ sau nhiều năm y đă thuộc ḷng rồi.

Một ngày kia, trên bước đường phiêu bạt, người văn sĩ già đến bên bờ một con sông nhỏ. Bên kia sông, cảnh vật xanh tươi, khác hẳn con đường đất đỏ phía bên nàỵ Người văn sĩ bây giờ đă già yếu cực độ, y đă vứt bỏ mọi thứ trong túi đeo vai cho bớt nặng, chỉ c̣n giữ lại tập truyện. Y không c̣n sức bơi qua sông, chỉ đi lần theo bờ. Bỗng thấy xa xa một chiếc cầu, y mừng rỡ đi nhanh tới đầu cầu. Vừa bước lên bực thềm, chân y run rẩy ngă sóng soài. Túi vải đập lên ngực như một cú đấm trời giáng.  Người văn sĩ già đau đớn muốn gục. Y bỗng nổi cơn giận dữ nh́n túi vải chỉ c̣n duy nhất tập truyện. "Ta đă cưu mang sinh thành ra mi, không lẽ bây giờ ta chết v́ mi!" Y lẩy bẩy mở túi vải, lôi tập truyện ra. Lạ thay, tập truyện đă biến thành đá tảng tự bao giờ. Nh́n kỹ, thấy nét chữ trên b́a c̣n sắc sảo, nhưng giấy đă biến thành đá, cân nặng chắc cũng cả trăm cân. Người văn sĩ trân trối nh́n tập thạch thư, không hiểu mộng hay thực. "Th́ ra ta đă mang ḥn đá tảng này hơn mười mấy năm qua. Ta già yếu không phải v́ tuổi tác mà chính v́ sức nặng của mi". Y dùng hết tàn lực đẩy tập thạch thư qua một bên. Ḥn đá rơi xuống chân cầu kêu một tiếng như tiếng kim loại chạm nhau. Vừa nghe tiếng kêu, người văn sĩ bỗng nhiên thấy ḿnh mạnh khỏe như hồi niên thiếu. Y nhẹ nhàng bước qua cầu.

 

Vừa bước qua cầu, cảnh vật hoàn toàn khác hẳn. Ở đây như có tiếng nhạc từ trên cao vọng xuống, đâu đây sự nức hương thơm. Khắp nơi trái cây chín đầy, lấp lánh ngũ sắc. Đi lần thêm một đoạn, bao nhiêu cung đài nguy nga tráng lệ hiện ra, tầng tầng lớp lớp. Người người ra vào mặt mày hoan hỉ, như có thần thông, nói không nghe tiếng, đi không chạm đất.

 

Bỗng có tiếng ai đi tới. Người văn sĩ quay người lại thấy một bà cụ, trên vai với đôi quang gánh. Nh́n kỹ, cụ bà gánh hai đầu hai cái giỏ, bên trong sóng sánh nước. Y kinh ngạc thấy nước không chảy ra, c̣n cụ bà đi đứng nhẹ nhàng như không. Biết gặp thần nhân, y vái lạy, hỏi:

 

- Phải chăng đây là nơi mà người ta gọi là Niết Bàn?

Cụ bà cười khanh khách:

- Đây chỉ là cảnh giới tam thập tam thiên, một cơi cao hơn cơi loài người đôi chút.

- Phải chăng các loài sống ở đây chính là chư Phật?

Cụ bà lắc đầu:

- Các loài thọ sinh ở đây phần lớn có hạnh nghiệp tốt đẹp, đặc biệt các hạnh nghiệp thuộc phạm vi ư thức. Các giống Thanh Văn, Duyên Giác, các giới tu tiểu thừa hay thọ sinh ở đây, trong cảnh giới sung măn như vầy. Các loài này c̣n cách Phật hay Bồ Tát rất xa.

- Nhưng có lẽ các vị này cũng đă đắc đạo ?

Cụ bà cười lớn:

- Hạnh nghiệp ư thức của chúng th́ tốt đẹp, nhưng có phải v́ thế mà phá được chấp ngă, phá được vô minh đâu. Ngươi không thấy các lâu đài nguy nga tráng lệ kia sao, đó chính là nơi ẩn náu kiên cố của ư thức của chúng, chúng bao giờ dám chịu rời xa, và v́ vậy không c̣n tiến bộ ..

Người văn sĩ ngập ngừng, cụ bà nói tiếp:

- Như có người dùng thuyền qua sông, khi tới nơi, tiếc con thuyền, không chịu rời bỏ ḍng sông, hoặc lên bờ tiếp tục vác chiếc thuyền đi tiếp.

Nghe tới đây, người văn sĩ rùng ḿnh, một cảm giác lạnh toát ập đến.

- Cũng có người, nương theo ngón tay thấy mặt trăng, chấp rằng ngón tay là mặt trăng. Cũng có kẻ, được thọ sinh ở đây, không c̣n thấy khổ đau, cho rằng đây là Niết Bàn, lại tiếp tục chịu cảnh sinh tử. Cũng có loài, tu được chút thần thông, thoát được vài trói buộc của thân, đă vội cho rằng ḿnh đắc đạo. Ôi, chấp trước của chúng sinh thật vô cùng vô tận...

Người văn sĩ cúi đầu ngẫm nghĩ, cụ bà nói tiếp:

- Trong mọi thứ chấp, th́ ngă chấp là vi tế nhất, nó đeo đuổi người học đạo tới mức cuối cùng. Nhớ rằng, "Ngă" không phải chỉ là thân tâm ḿnh, mà là toàn bộ nghiệp lực, kể cả đạo nghiệp. Ngă chấp và vô minh theo nhau như h́nh với bóng, tràn đầy khắp nơi, ngay cả trong cơi tam thập tam thiên nàỵ

Người văn sĩ ngẩng đầu nói:

- Nhưng dù sao các loài sống ở đây vẫn dể hiểu đạo hơn loài người.

Cụ bà cả cười:

- Không phải, kiếp người nhiều khổ đau, nhưng cũng v́ thế mới dễ hiểu đạo. Lúc ngươi đang mê man vui thú đọc văn chương của chính ḿnh và lúc tập thạch thư đau khổ rơi xuống bờ sông, lúc nào ngươi dễ hiểu đạo hơn? V́ không thoát nổi sự ràng buộc của chính văn chương ngươi, nên ngươi không c̣n sáng tạo được ǵ nữa. 

Người văn sĩ nghe xong, định nói điều ǵ, bỗng có tiếng chân người từ bờ sông lên. Nh́n kỹ th́ đó là một nhà sư, dáng đi mạnh bạo. Nhà sư nh́n đôi quang gánh của bà lăo, cúi đầu vái chào, hỏi:

- Chẳng hay người có thấy hai vị đạo sĩ áo trắng tới đây không?

Cụ bà đáp:

- Hai vị đó đă học xong đạo tiên, và đă rời đây để trở về chốn cũ.

Nhà sư bỗng nổi giận đùng đùng:

- Chúng cũng là kẻ tu hành sao có nhị tâm! Ta giao ước với chúng cùng chung học đạo, thế mà chúng đang tâm lừa dối, bắt ta đợi mấy ngày trên bến sông để chúng học lấy một ḿnh.

- Từ Đạo Hạnh, ngươi và chúng có duyên nghiệp sâu xa. Mọi sự đều có nhân duyên.

Nói xong, cụ bà ghé tai Từ Đạo Hạnh nói nhỏ điều ǵ, rồi lẳng lặng gánh nước đi tiếp. Từ Đạo Hạnh nghe xong quầy quả bước đi, xem chừng ḷng c̣n giận dữ. Người văn sĩ ngơ ngác một giây xong bước theo nhà sư. Y thấy ḿnh đi như bay, phút chốc đă về chốn xưa.

 

Tới một bụi cây nọ, bỗng Từ Đạo Hạnh lẩn vào gốc cây, xa xa vừa có bóng người đi tới. Nh́n kỹ, đó là hai người đạo sĩ mặc áo trắng. Đợi họ vừa tới gốc cây, Từ Đạo Hạnh quát lên một tiếng rất lớn, nghe như tiếng hổ gầm, nhảy xổ ra:

- Minh Không, Giác Hải, các ngươi là kẻ hai ḷng, nhưng đi đâu cho thoát tay ta.

Hai người đạo sĩ giật ḿnh rồi cười vang dội, người tên Minh Không cất tiếng nói:

- Từ Đạo Hạnh, ngươi được Phật bà truyền cho phép thu ngắn đường đi. Tưởng ǵ khác chư ngươi muốn làm hổ th́ ngươi sẽ được làm hổ! 

 

Người văn sĩ giật ḿnh đánh thót, th́ ra cụ bà chính là Đức Quán Thế Âm. Vừa nghe tiếng đấu phép, y chán ngán quay người bước đi, phút chốc đă đến cây cầu cũ. Nh́n xuống bờ sông, thạch thư vẫn c̣n đó, rêu xanh đă bám đầỵ Y nhón một bước, đă tới nơi, vận lực nâng ḥn đá lên. Nào ngờ thạch thư bây giờ nhẹ như bông. Y búng ngón tay, thạch thư biến thành tơ vàng, bay đong đưa trong gió ..

 

*

 

Tương truyền rằng, Từ Đạo Hạnh muốn báo thù cho cha là Từ Vinh, đi học phép tiên, cùng với Giác Hải, Minh Không. Sau khi bất ḥa trên đường học đạo, ba người lại chung nhau tu tập, Từ Đạo Hạnh được tôn làm sư huynh, Minh Không vừa là sư đệ, vừa là đệ tử. Báo thù cha xong, giết được Đại Điên, Từ Đạo Hạnh đi tu.  Huyền sử chép, Từ Đạo Hạnh chính là tiền kiếp của vua Lư Thần Tông, nhà vua lên ngôi năm 1128. Đến năm 1133 Lư Thần Tông bị bệnh, lông tóc mọc dài, kêu réo như hổ gầm. Minh Không đợi 20 năm mới trả được ơn thày, nấu một nồi nước, thả vào một cây đinh cho vua tắm, vua khỏi bệnh. Lư Thần Tông mất năm 1137

 

NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

(VNN POST chuyển)

website counter