VA(N 9

Home | CHUYÊ.N THIÊ`N | CHUYÊ.N THIÊ`N (tt) | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | Va(n 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | THO' | CHUYÊ.N LA. | TIÊ?U LUÂ.N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | TA`I TU'? | VA(N TÊ'

dantranh_quynhhuong.jpg
Tranh QUY`NH HU'O'NG


CHUYỆN RA MẮT SÁCH,

KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT

 

"Anh đă làm thơ, viết văn từ lâu rồi," một người bạn mới quen nói một cách tự nhiên và đoan chắc với tôi, "em đă đọc trên mạng lưới và báo chí th́ tại sao anh không thu thập lại và in ra sách cho mọi người đọc và giữ làm tài liệu chứ?". Tôi c̣n nhớ tôi chỉ nhún vai nói lại, "Để rồi xem đă!" Mấy năm trôi qua, nhiều người quen biết cũng lần lượt đem những tác phẩm của họ ra mắt. Họ hỏi tôi chừng nào mới đến lượt tôi. Viết lung tung vui đùa với mọi người th́ dễ, v́ không cần theo chủ đề ǵ, bạ đâu viết đấy. C̣n ra sách th́ cần phải có hệ thống không thể góp nhặt linh tinh không có một hay những chủ đề nhất định.

 

Tôi thật sự phục sự cần cù, kiên nhẫn của các nhà văn, nhà thơ đă bỏ thời giờ sắp đặt, in ấn, đi đây đó ra mắt sách. Mà cũng phải nói phải chọn đúng thời điểm nữa. Tôi nhớ cách đây khá lâu, hồi năm 1994, tôi gặp anh P .., học vấn của anh chỉ có lớp ba, lớp bốn, nhưng anh viết thơ, viết văn rất nhiều trong cơn cùng quẫn của anh bởi anh sang Hoa Kỳ theo diện trẻ vị thành niên không có thân nhân từ bên đảo. Anh thực sự mồ côi cả cha lẫn mẹ ngay từ nhỏ, sống trong cô nhi viện cho tới lúc bỏ đi bụi đời rồi canh me theo thuyền vượt biên. Anh sang đây lại theo bạn bè đi lang thang, x́ ke ma túy, không chịu học hành v́ mang một quan niệm sai trái tự hại bản thân cho ḿnh ở Việt Nam học chẳng tới đâu, th́ làm sao có thể học thành tài ở nước người.

 

Lúc tôi gặp anh, anh gần như sắp chết. Không nhà cửa, sống nương nhờ bạn bè. Anh đưa tôi chồng giấy dầy, "Ông thầy xem giúp tôi được ǵ không? Cuộc đời tôi chỉ có mớ chữ này!". Tôi tội nghiệp nh́n anh thương hại, cầm lấy tập giấy cũ kỹ viết lung tung, đọc đến nhức cả mắt, tôi cũng nói, "Để rồi xem đă!" Tôi ḷ ḍ đọc, chọn lọc ra vài chục bài, sửa lại đôi chút, rồi đánh máy, tự đóng thành sách cho anh tập thơ tiếng Việt đầu đời của anh. Tôi cứ tưởng chuyện khích lệ anh như vậy là xong, nếu anh chẳng may nhắm mắt, anh cũng không cảm thấy ḿnh ra đi trong thinh lặng. Mà anh không ra đi thinh lặng được, anh cầm tập thơ tôi tự đóng bằng khổ giấy 11 x 8.5 gấp đôi đánh máy hai mặt như một tập vở với h́nh b́a cứng đàng hoàng ra tiệm Kinko nhờ họ sao nguyên bản ra mấy chục tập thơ đem tặng cho người quen, người thân.

 

"Đúng là ông thầy đem súng cho giặc!" Một số người trách tôi v́ tôi đă giúp anh P .. hoàn thành tập thơ. Họ không hiểu là tôi chỉ giúp anh góp nhặt, đóng thành tập cho riêng anh thôi chứ tôi không nghĩ nó sẽ động vang trong cộng đồng. Anh P. cao hứng kể cho những người bạn Mỹ quen biết để họ dịch và đặt thành thơ bằng Anh Ngữ. Anh in thành một tập thơ Anh văn ra mắt sách ở một số trường đại học. Anh nghiễm nhiên thành A Homeless Vietnamese Poet, một nhà thơ Việt Nam vô gia cư, ở cuối thế kỷ 20. Sinh viên Mỹ bỏ tiền ra mua thơ anh, dư bao nhiêu anh lại bỏ ra in thêm, bán hoặc tặng tiếp. Không hiểu có phải gặp thời hay đúng thuốc cho người bệnh không, nhưng anh tự nhiên khoẻ lại, không c̣n x́ ke ma túy nữa, và cũng bắt đầu sống tự lập.

 

Hơn mười năm qua, lúc gặp lại anh, anh vẫn c̣n cười vui kể chuyện ngày trước. Con người đang hấp hối lúc tôi gặp bây giờ vẫn c̣n an nhiên sống giữa đời, tuy không như những người khác, nhưng có ai bảo thi sĩ là một người b́nh thường bao giờ. Anh P. cũng hỏi tôi, "Bao giờ ông thầy mới ra mắt sách đây?"

 

Tôi cũng cười trừ và nói như đă nói với những người bạn đă quen, "Để rồi xem cái đă!" Thời giờ tôi hạn hẹp, ai lại vất vả vác ngà voi. Phải chờ một lúc nào đó rảnh rỗi tôi sẽ thử thời vận một phen, c̣n bây giờ viết, viết và cứ viết thôi, chứ ra sách lại là một chuyện khác.

 

NGUYÊN ĐỖ

(Sưu tầm liên mạng chuyển)

 

Đoản Khúc

 

Đoản Khúc

NÓ VÀ TÔI

(Như Ly)

 

Nó hơn tôi hai tuổi, cao hơn cái đầu, học trên hai lớp, ở cạnh nhà, cách nhau chỉ một khu vườn nhỏ.

 

Tôi và nó chơi rất thân. Nó xử sự với tôi giống như một người anh. Mỗi khi tôi bị bọn nhóc khác chọc ghẹo, nó luôn đứng ra bảo vệ nên thường bị ăn đ̣n lia chiạ Mặc dù nó rất trầm tính nhưng ai đụng đến tôi là nó ăn thua tới cùng. Riêng tôi, tôi coi nó như một người bạn ngang hàng để lấy cớ ăn hiếp, đ́ nó tối đa, tơi tả. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy nó thật tội nghiệp và ḿnh lúc ấy sao mà du côn quá !

 

Nó không có anh chị em nên rất thích chơi với tôi. Phần tôi, tôi cũng là con một trong gia đ́nh nên hai đứa chơi thân và hạp nhau lắm lắm. Tôi th́ khôn trước tuổi, c̣n hắn th́ tánh nết khù khờ (con trai đứa nào đă khờ th́ khờ triền miên), lâu lâu mới khôn đột xuất một tí.

 

Chúng tôi chơi nhiều tṛ chơi với nhau, vui ơi là vui, và phần thắng lúc nào cũng thuộc về tôi 100%.

 

Có một lần, vườn cây trái nhà cuối xóm vừa chín tới, tôi canh lúc buổi trưa chủ nhà đang say ngủ liền dụ nó :

 

- Ê, mày cao, chân dài, mày leo cây mận nhé ? Mận nhà này ngọt vô cùng, ông bà già này ngủ trưa mê lắm, mày tha hồ mà hành động. Mày chỉ việc leo lên hái trái và quăng xuống, c̣n tao th́ tao hy sinh đứng ở dưới này canh chừng và nhặt bỏ vô bao, hai con mắt phải láo liên ḍm ngó nên cũng mệt không kém, mày chịu không ?

 

Không biết lúc ấy trí khôn nó phân biệt thế nào mà nó anh hùng nhận nhiệm vụ ngay. Những khi chúng tôi thành công th́ tôi trúng mánh lớn với một bao ny-lông to tổ bố đầy mận ngọt. Kế đó, chúng tôi khệ nệ ôm bao đựng trái chạy bay lên đỉnh đồi sau nhà, nằm lăn từ băi cỏ này tới băi cỏ khác, miệng th́ nhai nhóp nhép, tay th́ chuyền cho nhau những "chiến lợi phẩm" vừa thu hoạch được đến quả cuối cùng. Sau đó, hai đứa chúng tôi rủ nhau cùng nhảy xuống bờ ao gần đó nghịch ngợm cho mát dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè oi ả. Quả là thú vị thật ! Những lúc ấy chúng tôi trông "đen như mọi", Mẹ tôi thường bảo thế.

 

Tuy vậy, những vụ ăn trộm trái cây của chúng tôi đôi khi lại bị bể mánh. Những lần như thế là do chủ vườn cây có nuôi chó trong nhà, những con chó hung dữ -dữ hơn cả tôi- nhào ra sủa oang oang thấy mà ghét, cho dù tôi đă đứng yên chịu trận, chẳng dám nhúc nhích. Nếu ai mà bắt gặp tôi lúc đó hẳn sẽ khen lấy khen để rằng tôi có khuôn mặt dễ thương vô cùng tận. Ấy thế mà cái mặt của tôi vẫn không làm cho lũ chó im tiếng mà lại càng sủa nhặng xị lên nhiều hơn, vậy mới chết cơ chứ ! Vừa thấy chủ nhà lấp ló ở cửa, tôi đă can đảm ba chân bốn cẳng bỏ chạy ngay (chứ nếu là kẻ yếu bóng vía th́ đă đứng tim chết trân từ lâu rồi !). Tôi vừa chạy vừa ngoái cổ nh́n lại phía sau th́ thấy nó của tôi thân vẫn c̣n treo lủng lẳng trên cây, trước khi bị chủ nhà lấy cây thọc té xuống lộn ngă trên sân. Sau đó, họ nhào vô túm cổ và tát cho nó vài cái rơ kêu hoặc nhéo lên má và tai thật đau trong khi tôi th́ co gị chạy một mạch lên ngọn đồi, chờ nó trở lại. Tàn binh của tôi trở về với khuôn mặt thê thảm, đỏ tía cả hai tai và má, sau một trận đ̣n khốc liệt. Ôi, trông nó mà tôi héo hắt cả cơi ḷng ! Tôi giả vờ đeo cái mặt thật buồn của một ngày đưa đám, sẵn sàng chia sẻ nỗi đau muộn màng với nó, không dám nói một câu -không phải là tôi sợ nó chửi v́ nó chẳng bao giờ hé môi chửi rủa tôi, có lẽ nó nghĩ rằng nó sinh ra là để gánh những ǵ tê tái trên đời dùm cho tôi chăng ? Tôi ngồi nh́n nắng chiều mà ngậm ngùi cho hai đứa đă toi mất một kế hoạch to tướng !

 

Mỗi khi đi học, tôi có cái tật khi leo lên xe đạp là nhắm mắt nhắm mũi đạp, xem những ổ gà như đồ bỏ, thành thử tôi bị té hoài đến méo cả xe, rách cả người. Mẹ tôi nói măi không được nên bà phạt không cho đi xe nữa và thế là nó nhận thêm một nhiệm vụ mới là đưa đón tôi mỗi ngày hai buổi, bất kể nắng mưa : đèo tôi đàng sau lưng. Tội nghiệp cho thằng bé ốm nhom ốm nhách mà cứ ráng cong lưng chở tôi, miệng thở hào hển mỗi khi leo dốc, trong khi đó tôi th́ vô tư hát ca ư ử. Tuy vậy, tôi cũng khôn lắm cơ, mỗi lần được nó chở là tôi chờ đến khi ra ngoài ngơ mới nhảy lên xe, không thôi mẹ nó thấy th́ bà lại xót thương cho đứa con trai dại khờ của ḿnh và như vậy, tôi sẽ phải lầm lũi cuốc bộ một ḿnh đến trường, đếm từng viên đá sỏi rong rêu muộn phiền làm sao !

 

Theo tháng ngày trôi, tôi đă nhớn và đàng hoàng ra phết. Mỗi sáng đi học đều phải mặc áo dài tươm tất và vẫn dùng xe đạp để đến trường. Nhưng bây giờ, thay v́ đi chung xe đạp th́ hai đứa chúng tôi mỗi đứa chạy một chiếc. Giỏ xe của tôi mùa hè chất đầy hoa phượng, trông thật đẹp. T́nh cảm giữa nó và tôi vẫn gắn bó như thuở c̣n bé xíu. Vào những đêm trăng sáng, nó hay mang đàn ra ngồi sau hè vừa hát vừa đàn bâng quơ. Tiếng đàn trổi lên nghe thật du dương .. Những lần như thế, chắc hẳn nó đoán biết tôi sẽ đứng đằng sau hàng rào để lắng nghe cho nên giọng hát của nó lúc ấy nghe có hồn lắm cơ. Ừ, mà nh́n kỹ nó cũng đẹp dzai lắm chứ ! C̣n tôi, tôi của thời bấy giờ th́ tóc không c̣n dựng đứng và nồng nặc mùi chua lét của mồ hôi và nước ao nữa mà đă dài và đen huyền. "Những lọn tóc óng ánh, thẳng tắp trông cứ như mây !", nó thường bảo thế, nhưng chưa dám vuốt tóc tôi lấy một lần.

 

Những tháng ngày thơ mộng ấy chấm dứt vào ngày 30-04-1975, cái ngày hai đứa chúng tôi chưa kịp biết yêu, chưa biết lo toan cho tương lai. Ngày đó cả nước tôi nhốn nháo, tan hoang và đổ nát. Những chia ly, mất mát, đổ ập tới cùng một lúc. Căn nhà của tôi cư ngụ nằm gần phi trường nên gia đ́nh tôi đă tận mắt chứng kiến bao cảnh người chen chúc, đạp cả lên nhau để được leo lên máy bay di tản. Bố Mẹ tôi lúc ấy chưa có ư nghĩ phải bỏ nước ra đi; c̣n nhà của nó, bạn tôi, th́ phải tất tả dọn về quê Nội.

 

Măi sau này, Bố Mẹ tôi thấy không khí trở nên khó thở, mọi tự do không c̣n như trước nữa nên đă quyết định vượt biên, và kể từ đó, chúng tôi hoàn toàn mất tin tức về nhau. Nói cho ngay, trong thời buổi mạnh sống yếu chết ấy, chẳng có đứa nào trong hai chúng tôi có thời gian để bận tâm nghĩ đến việc sẽ liên lạc với nhau.

 

Cho đến bây giờ, ở phương trời xa xôi này, tôi vẫn nghĩ và nhớ tới nó (dù biết rằng ḿnh nay đă trở thành một phụ nữ nhưng .. trong đầu óc tôi lúc nào cũng in đậm h́nh bóng "nó của tôi"). Những kỷ niệm êm ái, ngọt ngào của thời thơ ấu không bao giờ có thể phai nhạt trong tâm tưởng tôi. C̣n nó, nó giờ này không biết hiện đang ở phương nào ? Nó đă có người yêu hay vợ con ǵ chưa nhỉ ?

 

Dù cho nó có như thế nào, điều tôi luôn cam chắc là nó cũng sẽ không thể quên được tôi như tôi vẫn luôn nhớ về nó. Ví dù người bên cạnh nó có đẹp đi chăng nữa nhưng cũng sẽ không thay thế được tôi trong ḷng nó đâu, phải không nhóc t́ kia ơi ? Bởi v́ đâu ? Bởi v́ cái bản tính cà chua và chút ǵ đó rất đặc biệt ở tôi mà đă làm cho nó ngay từ bé đă chẳng thèm chơi với bất cứ đứa nào trong xóm, ngoài tôi ra.

 

Nó của tôi ơi,

 

Đoản khúc này xin viết riêng cho hai đứa ḿnh của một thời thơ mộng nhé...

 

 

 

Như Ly

02-07-05

 

From: NguoiVietQuocGia@yahoogroups

 

Về HUYNH TRƯỞNG TRẦN THÚC VŨ

(Phan Anh Dũng)

 

 

* * *

 

Lửa bừng cháy rực ḍng thơ

Mà người thắp lửa bây giờ .. nơi đâu ?

 

Từ thơ ..

 

Tưởng tượng năm, mười năm nữa, có người nào đó đọc lại những ḍng "Thắp Lửa Vào Thơ" của anh, tôi nghĩ rằng người đó cũng sẽ cảm nhận được độ nóng hừng hực của lửa trong tim Trần Thúc Vũ phà vào những bài thơ anh viết. Chỉ buồn thay, những người bạn yêu thơ ấy sẽ không được cái hân hạnh nghe chính anh, Trần Thúc Vũ, đọc những bài thơ anh thuộc ḷng, những lời thơ và cung bậc đầy ắp nét hào sảng của người lính dăi dầu chinh chiến, của người tù không có bản án như anh.

 

Thơ anh như chính máu thịt của anh. V́ anh đă phải học thuộc ḷng những bài thơ sáng tác giữa ngục tù dài đăng đẳng 18 năm ấy, v́ giữa ngục tù khủng khiếp của chế độ, làm sao anh có được một mẩu giấy để ghi chép, làm sao âm thanh vần điệu ấy vượt ra khỏi bốn bức tường giam, và khi mà ḷng yêu nước và tự do là một trọng tội dưới mũi súng quân thù. Nên, thơ anh đă thẩm thấu vào máu thịt người cưu mang và khai sinh ra nó trong hoàn cảnh nghiệt ngă của quốc nạn 75. Và v́ thế, khi Trần Thúc Vũ đọc thơ anh ở một nơi anh được cất tiếng th́ nó như được tẩm đầy hơi thở, lời thơ ướp ngập máu nóng của người lính chưa hề biết uốn lưng trong cái độ dài khủng khiếp của đêm tối tù đày mà anh gánh chịu 18 năm. Cám ơn anh đă cho bằng hữu được nghe những lời thơ tâm huyết ấy, tiếng của các con chữ thi ca anh đọc, có công suất làm sống lại những tế bào ră rệu v́ tháng năm của cơm áo đời thường.

 

Tiếc và buồn v́ từ nay nhân gian sẽ vắng anh, vắng lời thơ sang sảng hào hùng làm sôi sục trong anh em tiếng kèn thúc quân thời trận mạc.

 

Đến người ..

 

Trần Thúc Vũ đến với anh em San Diego bằng một "tao ngộ chiến" t́nh cờ, anh lang thang theo nhà báo Hải Triều nhàn du xứ lạ, và ngay trong lần đầu tiên hội ngộ ấy, anh là thành viên của Hội cựu SVSQTBTĐ/ San Diego, rất tự nhiên như câu nói của anh: "Tôi xin được là một thành viên của Hội Thủ Đức San Diego" và khi được giới thiệu với anh em, anh đă chào kính một đàn em với câu nói cũng rất lạ: "Tôi chào trước v́ Dũng là người vào Hội trước". Anh làm tôi vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ trước một đàn anh có cung cách bộc trực ít thấỵ

 

Cũng từng là một người tù cải tạo dưới chế độ Cộng Sản, tôi biết ngay rằng, với tâm tính và cách hành xử quy luật như vậy, anh đă phải vô cùng khổ sở trong những tháng ngày tù ngục, và tôi không lấy làm ngạc nhiên khi được biết thêm anh là một tù nhân 18 năm vừa bị trục xuất ra khỏi nước dưới áp lực quốc tế.

 

Lần đến San Diego thứ hai nhân chuyến ra mắt sách của nhóm nhà văn quân đội, trong một ngẫu hứng, Trần Thúc Vũ đă ngâm bài thơ Hố Mắt tặng anh em trong quán Ngọc Lan. Trong âm thanh bi hùng của lời thơ anh đọc, tôi nh́n thấy lại thời xưa của chính tôi, của những ngày đêm chong mắt chờ giặc bên những xác đồng đội chưa được tản thương, và của những chiều chia nhau hớp cay của bi-đoong rượu đêm mưa dưới giao thông hào .. Anh đọc thơ và uống rượu y như ngày ấy, tiếc là không có chiếc nón sắt, súng đạn lăn lóc sau cuộc hành quân kế bên, và dăm ba anh em ta phạch ngực ngồi quanh bàn nhậu, nếu có, trời ơi, 30 năm thua trận, tù đày, chắc chỉ là cơn mộng dữ mà thôi !!!

 

C̣n ǵ nữa với anh, chắc phải kể đến việc anh trợn trạo nuốt một món ăn mà anh không sao nhai nổi, măi đến khi thanh toán xong món ăn đến đổ mồ hôi, anh mới thú thật, răng anh không c̣n nhai được thứ ǵ sau thời gian tù đày, nhưng anh em đă gắp cho th́ anh không thể nào từ chối. Chỉ mới là buổi sơ giao nhưng cái t́nh bằng hữu của anh trân trọng dường ấy. Kể ǵ đến .. t́nh nghĩa mai sau.

 

Cái trân trọng đó như một phản ứng tự nhiên trong anh, không khách sáo, không tŕnh diễn màu mè, chẳng trách ở buổi tiễn đưa anh lần cuối cùng, bạn bè khắp nơi đă kêu gọi, đă réo nhau đến với anh đông đủ, với tất cả tâm t́nh.

 

Anh Trần Thúc Vũ kính mến,

 

Sinh ra trong cơi nhân gian phù thế này, ai cũng phải đi qua ngưỡng cửa tử sinh, chúng ta trong thời trai trẻ há chẳng đă từng đêm ngày thách đố với sự sống c̣n qua lằn tên mũi đạn, há chẳng đă coi cái chết nhẹ như khói thuốc bay sao ? Chỉ có điều phải chi anh ra đi chậm hơn, để cùng anh em đi hết đoạn đường chiến binh như lời thề dưới chân Trung Nghĩa Đài trường Mẹ, để c̣n nh́n lại quê hương đẹp như ước mơ mà anh đă đổ máu xương xây đắp từ thuở hoa niên.

 

Vĩnh biệt anh, Trần Thúc Vũ, thơ anh vẫn măi cháy rực trong trái tim mọi người Việt Nam biết yêu Tổ Quốc Việt Nam.

 

 

Ngày QL 19/6

PHAN ANH DŨNG

(Người Việt Quốc Gia chuyển)

 

website counter