Cách đây khoảng
gần năm năm, tôi đến khu Nations Ford, thành
phố Charlotte thuộc Tiểu Bang North Carolina, thăm gia
đ́nh Kim Dung, con gái bà bạn đồng nghiệp "gơ
đầu trẻ" cùng thời với tôi ở Việt
Nam trước 1975. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe Nancy, con
gái Kim Dung, lúc đó mới mấy tuổi, đọc vanh
vách:
- Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một ḷng thờ Mẹ, kính Cha,
Cho tṛn chữ Hiếu, mới là đạo con!
Chẳng những thuộc
nhiều ca dao, bé Nancy c̣n biết kể chuyện cổ tích
cho tôi nghe:
- Ngày xưa, có anh Trương Chi,
Người th́ thật xấu, hát th́ thật hay.
Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây,
Con quan Thừa Tướng, ngày rầy cấm cung ..
và:
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị Em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng
quân ..
Tôi làm bạn với Nancy cả
ngày để nghe Bé đọc ca dao và xen vào những bài
hát, như Quốc Ca Việt Nam:
- Này Công Dân ơi! Đứng lên
đáp lời Sông Núi ..
Như :
- Khỏe v́ nước, kiến thiết quốc gia ..
Tôi c̣n ngạc nhiên v́ Nancy thuộc
cả thơ .. Bút Tre:
- Tin đâu như sét đánh ngang,
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần!
....
Th́ ra, do bà Ngoại cháu dạy. Bà
bạn tôi ở đây, khi bé mới được sanh ra
vào đúng ngày 25 tháng 12, cho đến nay (1994). Bà ru cháu
bằng Ca Dao, như đă từng ru Mẹ cháu, d́ và
cậu của cháu. Bà ru đi, ru lại, à ơi. Cháu nghe măi
rồi thuộc ḷng, cả những câu cháu không hiểu
nghĩa:
- Thương người tất
tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương
người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua, bần hàn.
Thương người quan, quả, cô đan ..
Thương người đói rét, nằm ran kêu
đường.
Thấy ai đói, rét th́ thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân ..
"Birthday" của cháu là 25 tháng 12,
nên cháu vẫn khoe với các bạn:
- Nen-Xỳ là em của Chúa!
*
"Cô Bé" tí nị thứ hai
mà tôi mới gặp, là cháu nội của bạn tôi (Anh Ba
Bà Chúa Xứ),: cháu Nguyễn Phi Yến, bốn tuổi.
Tôi ngồi bên cạnh Phi Yến,
nghe cháu nói:
- Thăm Nội rồi, cũng
đi thăm Ngoại nữa!
Cảm ơn bố mẹ cháu,
cảm ơn ông bà Nội, ông bà Ngoại cháu và những
người thân của cháu, đă cho tôi niềm hạnh
phúc được nghe cháu nói tiếng Việt.
Bà Nội cháu kể:
- Có lần Phi Yến nói sai, khi
hỏi tôi: "Bà là vợ của Ông Nội, phải
không?"
Tôi trừng mắt nh́n cháu. Nó
sợ quá, níu lưỡi:
- Cháu nói sai rồi ?
Tôi gật đầu:
- Đúng là cháu nói sai. Không bao
giờ cháu được nói .. vợ của Ông Nội, mà
phải nói là .. Bà Nội.
*
Thêm một Cô Bé nhỏ tuổi
hơn: mới ba tuổi: Nguyễn Thị Duyên Anh, cháu
ngoại Phan Trọng Sinh, tiếng Việt rành rẽ. Xin
theo dơi câu chuyện giữa hai bà cháu, như dưới
đây:
- Mặt bé giống mặt bà Phú!
- Cháu không thích Bà Ngoại nói
vậy!
- Tại sao ?
- Cái mặt của cháu là cái
mặt của cháu!
- Giống ai?
- Giống Mẹ!
Một cậu bé mười
tuổi, cháu ngoại của ông bạn tôi ở Seattle, WA,
cúi đầu, khoanh tay chào tôi, sau khi được ông
bạn tôi nói với cháu, tôi là bạn của ông từ xa
đến thăm:
- Thưa Ông, cháu mừng ông
mới tới.
Tôi xoa đầu cháu:
- Ngoan, ai dạy cháu nói tiếng
Việt sơi vậy ?
Cháu lễ phép:
- Thưa ông, Bà Nội cháu dạy
cháu.
*
Đó là những trẻ em có
được Bà nội hay Bà Ngoại bên cạnh, hay là
Mẹ của Bé không đi làm.
Cách đây ít năm, khi
được tin hiệu sách VN của ông bạn Trần
Long Hồ ở Virginia không c̣n hoạt động nữa,
tôi nghe xót xa trong ḷng. Tôi có lo xa quá không, khi nghĩ rằng,
chỉ khoảng vài chục năm sau, có thể sẽ không
c̣n hiệu sách VN nữa!
Nhưng người Việt c̣n,
th́ Tiếng Việt, chữ Việt c̣n, như vậy sách
báo chữ Việt ở các Cộng Đồng Việt Nam
Hải Ngoại sẽ không bao giờ thiếu. Mà chữ
Việt, tiếng Việt c̣n là do chúng ta, những
người Việt Hải Ngoại mang theo Quê Hương
và Văn Hóa Việt trải rộng khắp các nơi trên
Hoàn Vũ, truyền đạt cho Trẻ Thơ Việt
để măi măi Văn Hóa Việt được bảo
tồn và phát huy.
Thực ra, hy vọng này của
tôi chớm nở từ lần gặp một thiếu niên
Việt trong Thư Viện của thành phố Portland,
Tiểu bang Oregon.
Hôm ấy, nhờ tấm thẻ
của con gái, tôi được sử dụng một PC 60
phút. Trong khi chờ máy khởi động, tôi nh́n qua
người bên cạnh, cậu ta đang chăm chú nh́n
ecran: chuỗi h́nh thành phố Huế với Ngọ Môn,
điện Thái Ḥa.
Tôi buột miệng:
- Cháu là người Việt Nam?
- Cháu tên Ḥa, chào ông!
Tôi vui vẻ:
- Chào cháu. Tôi thiệt vui mừng
được nói tiếng Việt với cháu.
Ḥa nh́n tôi chăm chú:
- Cháu chưa gặp ông lần nào.
Ông ở xa mới tới?
Tôi gật đầu:
- Phải rồi. Tôi ở Cali lên
đây thăm các con.
- Chúc mừng ông đến
Portland. Thành phố chúng cháu hầu như quanh năm ít khi
thấy mặt trời. Mùa Đông thường có
tuyết. Nhiều khi lạnh cắt da. Nhưng chúng cháu
ở măi cũng quen ..
Rồi cậu ta ngập
ngừng:
- Ông có th́ giờ không? Xin vui ḷng
cho cháu biết vài điều mà cháu không hỏi ai
được!
Tôi vui vẻ:
- Cháu cứ nói đi!
- Vậy ông cháu ḿnh tắt máy. Cháu
mời ông ra pḥng khách để cháu tiện thưa
chuyện.
Nói xong, Ḥa thân mật cầm tay
tôi kéo đi.
Sau khi kêu hai ly nước
lạnh, Ḥa bắt đầu tâm sự:
- Thưa ông, cháu được
sanh ra và lớn lên ở thành phố này. Ngoài Ba Mẹ, cháu
không nói tiếng Việt với ai nữa. Trường
học tuy có bạn người Việt, nhưng chẳng
ai nói được tiếng Việt. Nhà trường không
dạy cháu địa lư Việt Nam, nhưng có chỉ qua
về quốc kỳ của nhiều nước. Cờ VN
nền đỏ, có ngôi sao vàng chính giữa. Nhưng ở
trước cửa nhà cháu lại treo cờ Mỹ và
một cờ nền vàng ba sọc đỏ. Mẹ cháu nói
đó là cờ Việt Nam! Điều này khiến cháu không
hiểu. Cháu có hỏi, nhưng Mẹ cháu nói để
bữa nào rảnh, Ba cháu sẽ kể chuyện Việt Nam
cho cháu nghe, cả chuyện tại sao gia đ́nh cháu lại
đang sống ở Hoa Kỳ? Nhưng rồi hầu
như ba cháu chẳng bao giờ rảnh, nên cho đến
hôm nay, cháu cũng chưa được biết ǵ về
Việt Nam! Mong ông chỉ dạy cho cháu ..
*
Ông cháu chúng tôi nói chuyện khá lâu,
cho đến giờ Thư Viện đóng cửa mới
chia tay. Tôi kể cho Ḥa nghe sơ lược về cuộc
chiến Việt Nam, nguyên nhân cuộc di tản vĩ
đại t́m Tự Do trong các năm 1975 1979.. và c̣n kéo dài
nhiều năm sau đó ..
Ḥa có xin địa chỉ của
tôi để liên lạc, nhưng cho đến hơn
một năm sau, tôi mới nhận được tin
của Cậu bé:
Portland, ngày ..
Thưa Ông,
Cháu kính thăm Ông an mạnh.
Hơn năm nay, sau khi được ông chỉ dạy,
cháu đă t́m đọc thêm sách báo Việt ngữ
để hiểu tường tận, lư do tại sao Ba
Mẹ cháu lại vượt biển t́m Tự Do,
để gia đ́nh cháu có được cuộc sống
hôm nay tại đất nước tuyệt vời này.
Cháu cũng đă lên Mạng
Lưới Toàn cầu để biết rơ về cuộc
sống không có Tự Do của người Việt trong
Nước.
Cháu biết ơn Hoa Kỳ, đă
hào phóng cho gia đ́nh cháu được nhận "nơi
này làm quê hương thứ hai", do vậy mà cháu
được học hành nên người có ích cho bản
thân cháu, và cho xă hội đang bao dung cháu.
Để đền đáp công
ơn của Cha Bác, cháu nguyện sẽ cùng gia đ́nh, bè
bạn và những thân hữu, hết sức, gắng công
bảo tồn và phát huy Văn Hóa Việt trên Quê
Hương Mới, để Chữ Việt, Tiếng
Việt măi măi tồn tại trong ḍng Sử Việt của
tất cả những người Việt Nam Hải
Ngoại.
Trong niềm tin tưởng
ấy, cháu chân thành kính chúc Ông sống lâu và hạnh phúc.
Trân trọng
Chàu Vơ Đức Ḥa, Portland, Oregon.
Tôi nhận thư trên vào một
ngày đầu Năm Mới 2005. Bức thư của cháu
đối với tôi, đúng là nguồn an ủi và
hạnh phúc.
HOÀNG NGỌC LIÊN
(Sưu tầm liên mạng chuyển)
NGHIA~ TRANG QUÂN -DÔ.I (Thu? -Du*'c)
(TÔ' NGUYÊN su'u tâ`m)
HAI BÀI THƠ,
HAI BÀI THƠ,
(một cho tử
thần, một cho bằng hữu của TRẦN THÚC
VŨ)
NSVN, 19/4/05: Kỷ
niệm 30 năm ngày Miền Nam và Quân Lực VN Cộng Hoà
bị bức tử.
Nhóm Nguyệt San VN, nhân kỷ
niệm ngày tang thương của đất nước,
trân trọng giới thiệu đến quư chiến
hữu QLVNCH và bà con VN trong và ngoài nước hai bài thơ mới
nhất của nhà thơ Trần Thúc Vũ - thuộc
nhóm Nhà Văn Quân Đội, người 2 lần tù 17
năm trong tay giặc, khi anh bất ngờ được
bác sĩ báo cho anh biết t́nh trạng "suy yếu
sức khỏe" của anh.
Trước đây vài năm, trên
Nguyệt San VN, chúng tôi có chạy bài viết của anh
kể lại chuyện anh bị hôn mê trong tù khi chân anh c̣n
bị cùm, y sĩ VC khám bệnh và "phán" anh đă
chết. Họ cho anh em tù khiêng anh đi chôn ngoài b́a
rừng.
Huyệt chôn anh đă đào,
chuẩn bị bỏ xác xuống chôn, anh biết ḿnh c̣n
sống, sắp bị chôn sống nhưng không đủ
hơi sức lên tiếng. Bất ngờ, trại bị
cháy, kẻng trại gơ vang, bộ đội VC bỏ xác
anh lại bên hố chôn và kéo tù về trại chữa cháy.
Sương đêm làm anh tỉnh lại và anh ḅ vào một
đám rẫy của người Dao, trốn trong một
hốc cây mục. Khi bộ đội VC chữa cháy xong,
dắt một số anh em tù quay trở lại chôn anh th́
xác anh đă biến mất, họ nghĩ cọp đă tha
xác anh, t́m không ra, họ trở về trại.
Sáng hôm sau anh được
cặp vợ chồng người Dao cứu đem về
một gian nhà sàn. Anh được tắm rửa, cho
ăn cháo, hồi tỉnh và b́nh phục dần sau một
tuần. Sau đó, không thể dấu anh măi, họ báo
trại giam, và anh bị áp tải trở lại trại.
Gần 25 năm sau, anh lê phần
đời c̣n lại trên đất khách, vọng nhớ
cố hương, xót đau vận nước. Khi
nhận được tin bác sĩ cho biết t́nh trạng
sức khỏe của ḿnh, không biết rồi mai sẽ ra
sao, nhưng trong anh bỗng như bùng lên sức sống,
ngạo nghễ đối diện, thách thức với
tử thần. Trong 2 ngày sau đó, anh đă viết hai bài
thơ lẫm liệt, một cho Tử Thần, một cho
bằng hữu một thời trong chiến trận ..
* NÀY TỬ THẦN
Ngươi đă đến,
đứng làm chi ngoài ngơ ?
Vào, cùng ta chơi nốt cuộc
tồn sinh
Cờ đă sẵn, đây
cuộc cờ định số
Ta bật hồng rọi thấu
cơi u minh
Ta đă sống, tất nhiên
rồi sẽ hóa
Tội cho ngươi lén lút
những mê cung
Ta như lửa sá ǵ ngươi
hù dọa
Thuở binh đao, sinh tử
đă bằng không
Ta dũng sĩ, ôm mối hờn
quốc nhục
Lạnh căm căm, lửa
bốc những canh khuya
Thân c̣n nợ núi sông chưa báo
đáp
Mới đành cam lưu luyến
buổi phân ĺa
Này tử thần, hăy chờ ta
bước nữa
Cơi trăm năm khoảnh
khắc có là bao ?
Hăy ngồi đó nhâm nhi, và hăy
ngủ
Choán thiên thu bằn bặt
những thương đau
Xong việc nước, ta lay
người thức dậy
Rủ ngươi về thiên
cổ một phen chơi.
Trần Thúc Vũ
13/4/2005
* BẰNG HỮU
Bạn ta thuở
trước c̣n những ai
Thoát chốc đó 50
năm mộng mị
(Năm mươi
năm mộng mị tang thương)
Cơn gió xoáy
những điêu linh vận nước
Bạn ta đó,
kẻ bỏ ta bất chợt
Nay anh linh u uẩn
nơi đâu
Năm mươi
năm ai c̣n ai mất
Năm mươi
năm thoắt cũng như không
Vẫn c̣n đó
những dấu chân trên cát
Này Lữ, này Đông,
này Linh, này Thức
Này Hào, này Châu ..
Nửa đêm,
trời bật khóc.
Kẻ c̣n lại lênh
đênh phiêu dạt
Góc biển chân
trời
Cười ra
nước mắt
Nước mắt
mặn trên môi người đă khuất
Nụ cười ai
như trận âm phong.
Giữa hai bờ
tử sinh lạnh buốt
Nương náu nơi
đâu
Giờ c̣n lại
quanh ta t́nh thâm hơn cốt nhục
Những trẻ
thơ
Tóc đă sương
pha
Thều thào câu
chuyện cũ...
Trần Thúc Vũ
Anaheim 14/4/05
(Tặng bằng
hữu c̣n lại, đă qua,
và riêng cho Lê Khắc
Anh Hào)
(/O-O/
sưu tầm)
(H́nh: PHÓ HÔ`NG VIÊ.T BA(`NG)
30 NĂM NH̀N LẠI CHIẾN TRANH
30
NĂM NH̀N LẠI CHIẾN TRANH
(TRẦN
TRUNG ĐẠO)
Thỉnh
thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có
nội dung bày tỏ thái độ không đồng ư
của người viết đối với số chính
sách của đảng và nhà nước, được
gởi ra từ trong nước. Các tác giả của
những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ,
địa chỉ, nhưng thường kư chung dưới
một tên gọi là "các cựu chiến binh lăo
thành". Những lá thư như thế chắc không
phải được viết bằng máy vi tính hiện
đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ
bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm
mực bằng tay được cất giữ kỹ
lưỡng từ lâu lắm. Nh́n vào tên tuổi và chức
vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ
Điện Biên và không ít là người của thời mùa
thu 1945 c̣n lại. Địa chỉ của các cụ tuy
khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể,
phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu
Tập Thể.
Trong suốt
bảy, tám mươi năm của đời ḿnh, các
cụ sống, làm việc và được rèn luyện
để thừa hành chỉ thị của cấp trên
chứ không quen đặt vấn đề, các cụ
tập chịu đựng đau đớn chứ không
được phép rên la. Và v́ thế, viết một lá
thư đă là một việc khó khăn, gởi lá thư
đó đến các cấp đảng và nhà nước
trung ương là một can đảm chưa từng
nghĩ đến và phổ biến lá thư rộng răi
ngoài quần chúng quả thật là một hành động
phi thường. So với việc ôm ngọn tầm vông vót
nhọn lao vào pḥng tuyến thực dân trong những ngày c̣n
trai trẻ, hành động viết lá thư gởi lên trung
ương đảng ngày nay có thể c̣n nguy hiểm
hơn nhiều. Những kẻ mà các cụ lo sợ sẽ
trả thù, dèm pha, nghi kỵ không phải bọn thực dân
mắt xanh, mũi lơ dễ phân biệt mà là những
người cùng tổ chức, cùng đảng, cùng gọi
nhau là đồng chí và ngay cả những kẻ c̣n
thuộc hàng con cháu các cụ.
Tôi h́nh dung
cái đêm các cụ tập trung nhau ở nhà một
người nào đó trong nhóm để thảo lá thư,
chắc phải bí mật, hồi hộp hơn cả
giờ ra trận và xúc động hơn cả đêm
cuối cùng bên cạnh vợ con trước ngày lên
đường đi Lai Châu, Hà Nam, Hà Bắc không biết
có ngày trở lại, của mấy chục năm về
trước. Các cụ lo sợ là phải. Những kẻ
mà các cụ chống đối ngày nay, không những
biết rơ nơi ăn chốn ở mà c̣n là người
quyết định các chỉ tiêu lương thực,
thực phẩm, tiền hưu trí, phụ cấp nhà ở
của các cụ. Những kẻ đó không những
nắm quyền sinh sát cho đoạn đời ngắn
ngủi c̣n lại của các cụ mà cũng có luôn cả
quyền xóa bỏ quá khứ mà các cụ vô cùng trân quư.
Tôi nghĩ
đến các cụ và thương các cụ rất
nhiều. Không phải sau khi đọc những lá thư
được gởi từ các khu nhà tập thể, không
phải sau khi đă ra được nước ngoài mà
ngay cả từ thời mới lớn tại miền Nam
trước 1975, h́nh ảnh các cụ vẫn rất
đẹp trong ḷng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ tất
cả những người Việt Nam sống bên kia sông
Bến Hải là cộng sản, trái lại tin rằng
ẩn khuất sau đám mây đen độc tài
đảng trị đó vẫn có những tấm
gương sáng của ḷng yêu nước chân thành. Dân
tộc nào trên thế giới cũng yêu thương và
gắn bó với đất nước của họ,
nhưng tôi vẫn có một niềm tin chủ quan rằng
con người Việt Nam nặng ḷng với quê
hương đất nước nhiều hơn các
giống dân khác. Bởi v́ không có một đất
nước nào, ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi ḍng
sông, mỗi con đường đă được ǵn
giữ bằng một giá đắt như ông bà chúng ta
đă phải hy sinh trong suốt ḍng lịch sử.
Những ngày
c̣n ở trung học, tôi học thuộc ḷng bài thơ
"Nhà tôi" của Yên Thao và "Bên kia sông
Đuống" của Hoàng Cầm. Cả hai bài thơ
được đăng trong tạp chí Bách Khoa
ở Sài G̣n, trong đó có những câu làm tôi rơi
nước mắt:
Đêm buông
xuống ḍng sông Đuống
- Con là ai? Con ở đâu về? Hé một cánh liếp - Con vào đây bốn phía
tường che Lửa đèn leo lét soi t́nh mẹ Khuôn mặt bừng lên như
dựng giăng Ngậm ngùi tóc trắng đang
thầm kể Những chuyện muôn đời
không nói năng. ("Bên kia sông
Đuống", Hoàng Cầm)
hay là:
Đêm nay tôi
trở về lành lạnh Sông
sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa Ống
quần nâu đă vá mụn giang hồ Chắc
tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ Làng
tôi đấy bên trại thù quạnh quẽ Trông im ĺm như một nấm mồ ma Có
c̣n không! Em hỡi mẹ tôi già? Những
người thân yêu khóc buổi tôi xa. ("Nhà
tôi", Yên Thao)
Tôi
thường tự nhủ, nếu được sinh ra
cùng thời với các cụ và có đủ can đảm,
con đường đẹp nhất mà tôi chọn có
lẽ cũng là con đường mà các cụ đă
đi:
Người
ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy ("Đất
nước", Nguyễn Đ́nh Thi)
Sau 1975, nghe
bài hát "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm
xưa" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư viết
trong thời chống Pháp, tôi cũng vô cùng cảm
động: "Tấm áo ấy bấy lâu nay con quư
hơn cơm gạo, người mẹ nghèo trong áo rách, áo
rách nên thương, áo rách nên thương, các con ra đi
đă mấy chiến trường, mang theo cả t́nh
thương của mẹ." Trong h́nh ảnh nghèo nàn,
đau xót đó đă toát lên một vẻ đẹp thiêng
liêng của t́nh mẹ và t́nh đất nước.
Năm ngoái,
trong một buổi thảo luận với các bạn
trẻ, t́nh cờ trùng hợp với thời gian Việt
Nam đang kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên
Phủ, một bạn đă hỏi cảm tưởng
của tôi đối với những người ngă xuống
trên pḥng tuyến Điện Biên Phủ trên
đường tấn công vào sào huyệt của
tướng De Castries. Tôi đă trả lời người
bạn trẻ rằng tôi rất có cảm t́nh và kính
trọng những người chết trên đường
đánh vào bộ chỉ huy của tướng De Catries.
Trả
lời như vậy không phải v́ tôi chưa suy nghĩ
kỹ. Thật ra, từ khi biết nghĩ về
đất nước, tôi đă suy nghĩ về cái
chết của những người Việt Nam đó
rất nhiều.
Khi nói
cảm t́nh với những người chết khi tấn
công vào Điện Biên Phủ không phải tôi không biết
rằng trong thời điểm đó đă có mặt
một chính phủ khác, h́nh thành như kết quả
của hiệp ước Hạ Long 1948 và sau đó trong
hiệp ước kư kết tại điện Élysée
giữa Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent
Auriol năm 1949. Theo nội dung chính của cả hai
hiệp ước, Pháp công nhận "nền độc
lập" của Việt Nam. Thật ra, đó chỉ là
chiếc bánh vẽ mà dân Việt Nam chẳng thể nào
ăn được. Sử gia Phạm Văn Sơn ở
miền Nam đă viết trong Việt sử toàn thư:
"Nhưng sau 80 năm sống dưới quyền Pháp,
nhân dân Việt Nam đă hiểu rơ người Pháp quá
nhiều, lại nh́n vào Bảo Đại và thành phần
chính của chính phủ Bảo Đại, nhân dân cũng
hết tin tưởng, v́ vậy mà cây bài quốc gia
tức cây bài Bảo Đại không có hiệu quả."
Là một sĩ quan cấp đại tá, phụ trách pḥng
quân sử thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội
Việt Nam Cộng Ḥa, lẽ ra ông phải viết khác
đi cho thích hợp với bối cảnh chính trị
Việt Nam sau hiệp định Geneva, nhưng không,
sử gia Phạm Văn Sơn đă có một cái nh́n sáng
suốt. Ông viết từ trái tim yêu nước và viết
cho hàng trăm năm sau chứ không phải để
thoả măn các nhu cầu chính trị nhất thời.
Đại tá Phạm Văn Sơn, người đă
chết trong trại tù Vĩnh Phú năm 1980, đă ví các
nỗ lực của thực dân nhằm tiêu diệt ḷng yêu
nước bền bỉ của nhân dân Việt Nam
chẳng khác ǵ là việc "cầm dao chém
nước", chẳng thể nào chẻ được
ḷng yêu nước của người Việt Nam.
Khi nói cảm t́nh
với những người lính chết trên
đường tấn công vào Điện Biên Phủ không
có nghĩa tôi không biết rằng ông Hồ Chí Minh là
một cán bộ của Đệ tam Quốc tế
Cộng sản và những người lănh đạo phong
trào Việt Minh phần lớn là đảng viên cao cấp
của Đảng Cộng sản Đông Dương. Lenin
đă khẳng định cuộc cách mạng chống
thực dân là một bộ phận của cách mạng xă
hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới và
cũng chính Lenin cho rằng các nước thuộc
địa lạc hậu có khả năng nhảy vọt
lên chủ nghĩa xă hội mà không cần thông qua giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Ngay từ ngày thành lập Đảng Cộng
sản Đông Dương, tư tưởng đó luôn luôn
là tư tưởng chỉ đạo cho cuộc cách
mạng xă hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
Tôi kính
trọng và quư mến những người đă ngă
xuống, đơn giản bởi v́ họ là những
người yêu nước. T́nh yêu họ dành cho nơi
chôn nhau cắt rốn là một t́nh yêu thuần khiết và
vô cùng trong sáng. Ḷng yêu nước của họ không
nhập từ đâu cả nhưng được hun
đúc bằng xương máu từ nhiều ngàn năm
lịch sử, lớn lên trong lời dạy bảo
của cha và lời ru của mẹ.
Trong cuộc
phỏng vấn ngày 26 tháng 2 năm 2005 của đài BBC, nhà
thơ Hoàng Cầm cũng đă xác nhận: "Lúc ấy
tôi c̣n trẻ (đỗ tú tài năm 1940), tham gia cách mạng
là v́ tinh thần yêu nước chứ cũng không biết
ǵ về các chủ nghĩa. Tôi viết các vở kịch
mang chất lịch sử, xuất phát từ ḷng yêu
nước." Một người như nhà thơ Hoàng
Cầm, có bằng tú tài, một tŕnh độ giáo dục
được xem là cấp cao của thời bấy
giờ, vẫn không biết ǵ về chủ nghĩa Mác-Lê
th́ hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu tâm hồn nông dân
chơn chất Việt Nam khác làm sao hiểu
được thế nào là duy vật lịch sử, duy
vật biện chứng, giá trị thặng dư, thời
kỳ quá độ và họ chắc cũng chẳng quan
tâm đến các ông Các Mác râu xồm hay ông Lê-nin trán hói là ai.
Tôi tin
tuyệt đại đa số những người
đă chết trong cuộc chiến chống thực dân là
những người hy sinh cho độc lập, tự do
đúng nghĩa. Họ ngă xuống cho thanh b́nh sớm
được văn hồi trên quê hương khổ đau
và bất hạnh Việt Nam. Họ ngă xuống trong nụ
cười, bởi v́ ngay cả khi nhắm mắt ĺa
đời họ vẫn tin rằng họ đang chết
cho Tổ Quốc, đang chết cho tương lai dân
tộc như tổ tiên họ đă chết trên sông
Bạch Đằng, trên bến Chương Dương,
trong đầm Dạ Trạch, giữa núi rừng Yên
Thế. Họ chết đi trong giấc mơ tuyệt
đẹp về một đất nước
tương lai, một đất nước của Hùng
Vương thương yêu và giàu mạnh. Tuyệt
đại đa số, nếu không muốn nói rằng
tất cả, đều tin như thế.
Tôi không tin
một người Việt Nam nào có thể lấy thân
mạng ḿnh lấp vào ổ súng thực dân hay lấy thân
ḿnh làm đ̣n kê để khẩu pháo khỏi rơi xuống
hố sâu chỉ để mong một ngày đất
nước Việt Nam sẽ biến thành một thiên
đường, ở đó con người làm theo năng
lực hưởng theo nhu cầu, muốn ǵ có nấy
như đă khẳng định trong kinh điển Mác-Lê.
Không! Những nông dân Việt Nam yêu nước từ
bỏ ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi
của non sông như một thời vang vọng từ Chí
Linh, Lam Sơn, Bạch Đằng, từ bốn ngàn
năm lịch sử. Họ đă từng ôm lấy nhau mà hát
"V́ nước, ruộng nương anh gửi
bạn thân cày, gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay... Áo anh
rách vai, quần tôi có hai miếng vá, miệng c̣n cười
buốt giá chân không giày, thương nhau, tay nắm lấy
bàn tay". Không ai gần gũi với đất
nước hơn là nông dân và cũng không ai yêu đất
nước hơn người nông dân. Cả đời
họ gắn liền với bờ ao, ruộng lúa. Họ
đánh Tây chỉ v́ một lư do đơn giản,
để được sống thanh b́nh, tự do trong
căn nhà tranh, bên bờ ao thửa ruộng của họ.
Ư nghĩa của quê hương trong ḷng người nông dân
trong sáng như thế đó.
Và cho dù những
người nông dân áo vải thô đó có tham gia vào
đảng cộng sản đi nữa, việc tham gia
của họ cũng chủ yếu là để
được tổ chức hóa nhằm mục đích
hợp đồng chiến đấu, đạt
đến chiến thắng dễ dàng hơn mà thôi.
Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia
nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở
Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại
Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long họ
sẽ gia nhập Dân xă Đảng. Đó là trọng
điểm của các đảng phái chống Pháp trong
những thập niên đầu của thế kỷ 20.
Trong ư thức đơn sơ của người dân
Việt, các tổ chức chống thực dân là những
chiếc phao họ bám để sang bờ độc
lập. Người dân hiền lành ngày đó làm sao biết
được con đường họ đi không dẫn
đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà
dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và
làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng
là chiếc bẫy buộc chặt cuộc đời
họ cho đến ngày nay.
Tôi sinh ra và
lớn lên ở miền Nam nhưng tôi nh́n lịch sử
từ hướng con tim và bằng lư trí chứ không nh́n
từ điện Kremlin, White House, khu Trung Nam Hải
Bắc Kinh hay bằng những kiến thức và lư
luận một chiều. Tôi học để hiểu
rằng cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp là
cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đó là cuộc
chiến giữa dân tộc Việt Nam bị trị
chống lại thực dân Pháp bóc lột và nô lệ
đất nước chúng ta. Cuộc chiến đó
bắt đầu khi tiếng đại bác của
tướng thực dân Rigault de Genouilly bắn vào Đà
Nẵng năm 1859 chính thức phát động cuộc
chiến tranh xâm lược cho đến khi chúng rút ra
khỏi Việt Nam vào năm 1954. Trong gần một
trăm năm đó, máu của hàng triệu người
Việt Nam đă đổ xuống khắp ba miền,
từ ruộng lúa Tiền Giang đến châu thổ sông
Hồng, từ Côn Đảo đến Réunion, từ
dải Trường Sơn trùng điệp đến núi
rừng âm u Việt Bắc. Bên tai tôi như vẫn c̣n nghe
tiếng hô "Việt Nam vạn tuế" của
Nguyễn Thái Học, lời dặn ḍ của Phan Chu Trinh,
tiếng gào thống thiết của Nguyễn An Ninh, lá
thư viết bằng máu của Phan Bội Châu, giọng
thơ hùng tráng của Lư Đông A, tiếng sóng Châu Giang
vỗ vào thân xác của Phạm Hồng Thái. Người
yêu nước bằng t́nh yêu trong sáng, không đánh thuê,
đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ư
thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một
quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ
chết, không bao giờ bị lăng quên.
Khoảng cách
giữa thương nước và hại nước không
phải là một chiếc cầu dài mà trái lại, rất
ngắn và mỏng như sợi tóc. Chiếc cầu
nhận thức đó ngắn đến nỗi nếu
chỉ bước thêm một bước nữa, một
người yêu nước sẽ tức khắc trở
thành kẻ bán nước. Đó là thực chất của
cuộc chiến gọi là "Chống Mỹ cứu
nước" sau 1954 đến 30 tháng 4 năm 1975.
Nhiều
người nh́n cuộc chiến Việt Nam như nh́n vào
màu nước biển. Tùy theo thời gian và chỗ
đứng của mỗi người, nước
biển có một màu sắc khác nhau. Nhưng màu thật
sự của giọt nuớc không thay đổi dù sáng,
trưa, chiều, tối, trong bờ hay ngoài khơi.
Tương
tự, cuộc chiến Việt Nam đă được
gọi bằng nhiều tên gọi: nội chiến,
chống đế quốc, ủy nhiệm, đánh thuê
v.v, nhưng bản chất của cuộc chiến
vẫn chỉ là một mà thôi. Như vậy, bản
chất của cuộc chiến từ 1954 đến 1975
là ǵ?
Trong các
định nghĩa về chiến tranh, tôi vẫn
đồng ư với định nghĩa của Karl von
Clausewitz nhất, "chiến tranh là sự tiếp tục
của chính trị bằng những phương tiện
khác" (War is the continuation of politics by other means). Và từ
định nghĩa đó, nh́n lại cuộc chiến
Việt Nam, thay v́ đi t́m nhăn hiệu quốc gia nào trên
từng vỏ đạn, trên mỗi chiến xa hay thử
nghiệm DNA, màu da, chủng tộc của từng xác
chết, có lẽ chúng ta phải t́m hiểu nguyên nhân và
mục đích của cuộc chiến đă xảy ra trên
đất nước ḿnh, không phải trong thời
chiến mà ngay cả trước và sau cuộc chiến.
Nói về mục đích chiến tranh, khoảng
năm 1970, tôi có đọc một cuốn sách của giáo
sư Nguyễn Văn Trung
Nói
về mục đích chiến tranh, khoảng năm 1970, tôi
có đọc một cuốn sách của giáo sư Nguyễn
Văn Trung. Tôi không nhớ chính xác tên của tác phẩm
nhưng nhớ rất rơ giáo sư đă dành nguyên trang
đầu để viết mỗi một câu: "Nói cho
cùng, cuộc chiến Việt Nam vẫn là cuộc
chiến tranh ư thức hệ". Câu nói đó kích thích
sự t́m hiểu của tôi rất nhiều về bản
chất và mục đích của cuộc chiến Việt
Nam mà các bên tham dự đang nhắm đến.
Ở miền Nam,
chúng tôi lớn lên với nhiều câu hỏi và rất ít câu
trả lời, trong khi đó, thế hệ trẻ miền
Bắc lớn lên có tất cả câu trả lời chờ
sẵn mà không cần đợi hỏi. Nếu ai hỏi
một trăm em, hay thậm chí một ngàn em học sinh
Việt Nam tốt nghiệp phổ thông về lư do của
cuộc chiến tranh được mệnh danh là
"giải phóng miền Nam", tôi tin người hỏi
sẽ nhận về những câu trả lời giống hệt
nhau, đó là "chống giặc Mỹ xâm lược
để thống nhất đất nước".
Giặc Mỹ xâm lược ? Phải chăng v́
"giặc Mỹ xâm lược" Nam Hàn, Nhật
Bản, Đài Loan, Tây Đức nên ngày nay các quốc gia
này mới trở nên những nước giàu có nhất nh́
trên thế giới. Thống nhất đất nước?
Vâng, không một người Việt Nam nào muốn cắt
đi phần da thịt của ḿnh hay muốn đất
nước ḿnh phải chia đôi, chia ba, nhưng nếu
để đổi sự thống nhất bằng sinh
mạng nhiều triệu người dân vô tội,
nhiều trăm ngàn người Việt Nam vẫn c̣n
đang mất tích, hàng vạn cô gái Trường Sơn
đă đánh mất tuổi xuân trong rừng sâu núi
thẳm, một nền kinh tế đi sau nhân loại hàng
thế kỷ, phải chăng là một giá nên đổi ?
Độc ác như Kim Nhật Thành nhưng sau cuộc
thử lửa 1950 đă không c̣n nuôi giấc mộng xâm
chiếm Nam Hàn lần nữa. Bạo chúa cỡ Erich Honecker
cũng chưa bao giờ dám nghĩ chuyện phiêu lưu
thống nhất nước Đức bằng con
đường vơ lực.
Trước
1975, tôi nghe rất nhiều về quốc gia, cộng
sản nhưng ai cũng bận đánh nhau, chẳng bao
nhiêu người dành thời gian nghiên cứu kỹ càng và phổ
biến rộng răi về thế nào là quốc gia và thế
nào là cộng sản. Một số không ít các nhà lănh
đạo miền Nam từng là sĩ quan trong quân
đội Pháp hay đă phục vụ trong chính quyền
thuộc địa Pháp nên cũng không thích nghe quá nhiều
những mẩu chuyện khơi dậy ḷng yêu nước
chống thực dân và họ cũng không đặt
nặng việc xây dựng một hệ ư thức quốc
gia dân tộc nào hoàn chỉnh. Một số người
được gọi là trí thức trong xă hội miền
Nam th́ xem việc chống chính phủ, chống Mỹ là
một thời trang, mặc dù nhiều trong số họ
ăn lương Mỹ. Xă hội miền Nam trước
1975 hẳn nhiên không phải là một xă hội lư
tưởng. Miền Nam có tham nhũng, có cậy quyền,
có lũng đoạn, có độc tài, có tham ô, có lăng phí,
nói chung có đủ các biến chứng tiêu cực của
một đất nước vừa thoát ra khỏi ách
phong kiến và thực dân. Nhưng đồng thời
miền Nam cũng có các điều kiện và nhân tố
cần thiết để xây dựng một xă hội dân
chủ pháp trị. Giống như việc trồng cây
ăn trái, những hạt mầm dân chủ cũng
phải được gieo, phân bón, tưới
nước, chịu đựng nắng mưa, gió băo, truớc
khi đâm chồi, nẩy lộc, đơm hoa và kết
trái. Mặc dù đang chập chững trên hành tŕnh dân
chủ hóa như thế, không có nghĩa là hàng triệu
người lính miền Nam chiến đấu không lư
tưởng. Một người lính nghĩa quân gác
chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh
du kích khỏi về giựt sập cũng là một
biểu hiện hùng hồn của lư tưởng tự do
và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh
tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là
vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc
cầu là nhiệm vụ sống c̣n mà người lính
nghĩa quân phải làm cho bằng được. Lư
tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng
vĩ đại bao nhiêu cũng bắt nguồn từ
những h́nh ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ư nghĩa
đó.
Trong suốt
20 năm từ sau 1954, nhân dân miền Nam, không có một con
đường nào khác hơn là phải chiến
đấu để bảo vệ quyền
được sống trong một xă hội họ đă
chọn lựa. Phát xuất từ chính sách chia để
trị của thực dân và hoàn cảnh trưởng thành,
không ít nhà lănh đạo miền Nam đă bắt
đầu cuộc đời chính trị hay binh nghiệp
trong hàng ngũ Pháp, nhưng giống như hàng triệu
người dân miền Nam khác, họ đă chung lưng nhau
chiến đấu để bảo vệ quyền
được nói những điều họ nghĩ,
quyền được sống nơi họ muốn
sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ
chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Dù quá
khứ khác nhau nhưng họ đều ngă xuống như
những người yêu nước. Trong trái tim của nhân
dân Việt Nam, Phạm Hồng Thái, Lương Ngọc
Quyến hay Đội Cấn, Đội Cung đều là
những anh hùng dân tộc. Đừng quên, những
người bị gọi là "Ngụy", là "theo
Tây", "theo Mỹ" kia không chỉ phải bảo
vệ miền Nam mà c̣n phải chiến đấu trong
điều kiện vô cùng khó khăn để giữ
từng cù lao, từng khoảng không gian của vùng
trời, từng hải lư của vùng biển Việt Nam.
Hạt cát Hoàng Sa vẫn c̣n đỏ màu máu của họ.
Thế
nhưng, số phận các quốc gia nhược tiểu
th́ ở đâu và thời nào cũng vậy, nếu
tương hợp với quyền lợi của
đế quốc th́ sống và ngược lại th́
chết. Bởi v́ mục đích của Đảng
Cộng sản Việt Nam rất tương hợp
với quyền lợi của Liên-Xô và Trung Quốc nên
"vinh quang này thuộc về Đảng Lao động
Việt Nam" như Lê Duẩn nói, trong lúc nhiều
cấp lănh đạo miền Nam phải tự sát hay
sắp hàng đi vào tù bởi v́ quyền lợi của nhân
dân miền Nam (chiến đấu để bảo vệ
và xây dựng các nền móng tự do dân chủ riêng ở
miền Nam) không c̣n tương hợp với sách
lược thế giới của tổng thống Richard
Nixon. Thật ra, không phải đợi đến khi
tổng thống Nixon thay đổi đường
lối chiến tranh mới dẫn đến sự
sụp đổ của miền Nam, chính sách của Mỹ
tại Việt Nam đă thất bại ngay từ trong
trứng. Đánh nhau với ba nước tiên phong và hùng
hổ nhất trong khối cộng sản quốc tế
(Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô) mà chỉ nhằm bảo
vệ miền Nam Việt Nam th́ sự thất bại là
vấn đề thời gian mà thôi. Danh tướng
Đức Erwin Rommel chẳng từng viết "Pḥng
thủ là tự sát" đó sao. Trong chiến tranh
Đại Hàn, nếu quân đội đồng minh không
đổ bộ Ichon, giải phóng Seoul, vượt vĩ
tuyến 38, chiếm cả thủ đô B́nh Nhưỡng
của Bắc Hàn, mà chỉ lo pḥng thủ miền Nam th́
số phận Nam Hàn chưa biết sẽ ra sao.
Sau 1975, chính
ông bí thư thứ nhất Lê Duẩn đă xác định
cuộc chiến từ sau 1954 đến 1975 là chiến
tranh ư thức hệ giữa cộng sản và tự do.
Trong diễn văn chào mừng chiến thắng vào
đầu tháng 5 năm 1975, ông Lê Duẩn không c̣n che
giấu tham vọng nhuộm đỏ cả nước
Việt Nam khi tuyên bố: "Vinh quang này thuộc về
Đảng Lao động Việt Nam quang vinh, người
lănh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp
tiền phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và
đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội".
Câu nói "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc..." đă trở thành một trong những câu
khẩu hiệu phổ biến nhất trong thời kỳ
đó. Câu khẩu hiệu dài ḷng tḥng này đă làm tốn
nhiều vải và mực nhất trong những năm mà
người dân không có áo mặc sau 1975. Ngoài ra, trong tác
phẩm được xem như là kinh điển, Dưới
lá cờ vẻ vang của Đảng, ông Lê Duẩn
cũng nhiều lần khẳng định mục đích
cuối cùng của cách mạng tại Việt Nam là
đưa đất nước tiến lên chủ
nghĩa xă hội hiện đại (công nghiệp, nông
nghiệp và khoa học kỹ thuật), tạo điều
kiện vững chắc cho chủ nghĩa cộng sản
khoa học trong tương lai. Nói chung, Đảng Cộng
sản Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1930 cho
đến nay, tuy khác nhau về chiến lược
của mỗi thời kỳ và hoạt động
dưới nhiều tên gọi (Đảng Cộng sản
Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác
ở Đông Dương, Đảng Lao động
Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền
Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn
nhất quán về tư tưởng và mục đích chính
trị.
Người
đọc sẽ thắc mắc, thế th́ công sức
của Đảng Cộng sản trong cuộc chiến
đấu chống thực dân Pháp đầy gian khổ
nhưng cũng rất vinh quang đó là ǵ?
Xin thưa,
từ nhỏ tôi được dạy rằng khi giúp
đỡ ai th́ đừng cầu ơn phước, v́
giúp người chỉ để mưu cầu lợi
lộc riêng tư th́ không phải giúp người mà chỉ
là một hành động đầu tư trên sự
khổ đau của kẻ khác mà thôi. Từ khi thành
lập Đảng Cộng sản Đông Dương cho
đến 1954, giới lănh đạo cộng sản
đă chiến đấu trong hàng ngũ người
Việt yêu nước, vâng, nhưng mục đích cuối
cùng của họ không phải là độc lập dân
tộc hay thống nhất đất nước. Ba
mươi năm, kể từ 1975, một khoảng
thời gian đủ dài và một vết chém đủ
đau để nhân dân Việt Nam ư thức ra rằng
thống nhất đất nước chỉ là
điều kiện tiền đề cho mục đích
cộng sản hóa toàn cơi Việt Nam. Hành động
đốt sách vở một cách không phân biệt, xóa bỏ
mọi tàn tích văn hóa cũ, đổi tiền năm
bảy lượt, bỏ tù hàng trăm ngàn người,
đày đi kinh tế mới hàng triệu đồng bào
là những bằng chứng hiển nhiên đến mức
không ai c̣n có thể chối căi được. Nếu
chỉ đánh Mỹ để giành độc lập dân
tộc và thống nhất đất nước, tại
sao họ đă thi hành các biện pháp đầy
đọa, trừng phạt, tẩy năo vô cùng thất nhân
tâm như đă làm sau 1975 đối với chính đồng
bào máu mủ của ḿnh?
Trong quan
điểm đó, Đảng Cộng sản không có công
trạng hay ơn nghĩa ǵ với dân tộc Việt Nam
cả. Họ chỉ là những người cho vay lấy
lăi nặng bằng máu xương của bao nhiêu thế
hệ Việt Nam. Hăy so sánh cách sống của những
ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương
đảng và cuộc đời của những
người được gọi là chủ nhân
đất nước đang lay lắt dưới gầm
cầu Long Biên để thấy cái mức lăi mà dân tộc
ta phải trả cho Đảng Cộng sản Việt Nam
cao đến bao nhiêu. Bất cứ người Việt
Nam có một chút kiến thức kinh tế, chính trị và
nh́n lịch sử một cách khách quan phải công nhận
rằng, nếu không có ư thức hệ cộng sản,
Việt Nam không những vẫn là một dân tộc
thống nhất mà c̣n có đời sống tự do, dân
chủ, nhân bản và giàu mạnh gấp trăm lần
hơn hôm nay.