BÀI VIÊ'T 1

Home
CHUYÊ.N THIÊ`N
CHUYÊ.N THIÊ`N (tt)
VA(N
VA(N (tt)
VA(N 1
VA(N 2
Va(n 3
VA(N 4
VA(N 5
VA(N 6
VA(N 7
VA(N 8
VA(N 9
THO'
CHUYÊ.N LA.
TIÊ?U LUÂ.N
BÀI VIÊ'T
BÀI VIÊ'T (tt)
BÀI VIÊ'T 1
BÀI VIÊ'T 2
BÀI VIÊ'T 3
BÀI VIÊ'T 4
TA`I TU'?
VA(N TÊ'

NGÀY BÁO-HIẾU MẸ CỦA NGƯỜI BẮC-MỸ

 

NGÀY BÁO-HIẾU MẸ CỦA NGƯỜI BẮC-MỸ

(Ngày Mother's Day)

 

* Khải-Chính Phạm Kim-Thư

 

Ngày Báo-Hiếu Mẹ của Người Bắc-Mỹ    ngày Mother's Day.

          

Ngày Mother's Day được người Bắc-Mỹ đặt ra để hằng năm vinh danh t́nh mẫu-tử vào ngày chủ-nhật thứ hai trong tháng năm để các con báo-hiếu mẹ. Vào ngày này, nhiều nhà thờ cũng như các gia-đ́nh đều mở tiệc để ca-ngợi công-lao của các bà mẹ. Người ta có tục-lệ gắn hoa cẩm-chướng (carnation) cho nhau. Bông cẩm-chướng màu hồng hay tím được gắn trên ngực là dấu-hiệu mẹ c̣n sống, và bông cẩm-chướng màu trắng là dấu-hiệu mẹ đă qua đời. Tục gắn hoa cẩm-chướng này chỉ áp-dụng cho ngày Mother's Day mà thôi.

 

Vào thời xa xưa, ngày Mother's Day được tổ-chức lần đầu-tiên ở Anh (England) dưới cái tên là Mothering Sunday. Ngày này có nghĩa là ngày ghi ơn sự săn-sóc nuôi-dưỡng của người mẹ đối với con-cái. Tuy-nhiên, không có tài-liệu nào nói rơ là ngày Mothering Sunday đă được tổ-chức vào ngày nào. Sau đó các nước khác cũng tổ-chức những ngày tương-tự như vậy.

 

Ở Hoa-Kỳ, vào năm 1872, bà Julia Ward Howe là người đầu-tiên đề-nghị tổ-chức ngày Mother's Day vào  mùng 2 tháng sáu Tây để dâng hiến cho ḥa-b́nh nhân-loại. Sau đó, vào năm 1907, bà Anna Jarvis ở thành-phố Grafton, W. Virginia, Hoa-Kỳ, đứng ra vận-động để ngày Mother's Day được chính-thức công-nhận trên toàn-quốc Hoa-Kỳ. Bà đă đề-nghị chọn ngày chủ-nhật thứ hai trong tháng 5 dương-lịch, (không thấy nói rơ lư-do tại sao cùng ngày đó để làm ngày Mother's Day).  Tục-lệ đeo hoa cẩm-chướng cũng bắt-đầu từ đây. Bà ANNA JARVIS được phái-đoàn của nhà thờ Andrews Church đưa ra quyết-nghị công-nhận là người sáng-lập ra ngày Mother's Day.

 

Vào năm 1914, vị tổng-thống thứ 28 của Hoa-Kỳ, Tổng-Thống Woodrow Wilson, đă phê- chuẩn nghị-quyết của Quốc-Hội Hoa-Kỳ về việc chấp-thuận ngày Mother's Day. Vào năm sau đó, 1915, Tổng-Thống Wilson tuyên-bố với quốc-dân chính-thức chấp-nhận ngày Mother's Day là ngày lễ hằng năm tại Hoa-Kỳ.

 

Một điều đặc-biệt là không những các người con tỏ ḷng biết ơn bà mẹ của ḿnh mà cả các nhà thờ, hội-đoàn, và bạn-bè đều tổ-chức những buổi họp mặt để ca-ngợi, vinh-danh, tặng quà, tặng thiệp, và tặng hoa cho các bà mẹ. Canada và Hoa Kỳ đều tổ-chức kỷ-niệm ngày Mother's Day  vào cùng một ngày với cùng ư nghĩa.

 

Vào năm 2005, ngày Mother's Day là ngày chủ-nhật mùng 8 tháng 5, tức là ngày mùng 1 tháng 4 năm Ất-Dậu. Kính chúc các bà mẹ được luôn-luôn an-lạc, hưng-vượng, và được vạn sự như-ư.

 

KHẢI CHÍNH PHẠM KIM THƯ

(BBT Làng Văn chuyển)

trainamky@aol

 

trainamky@aol.com wrote:

 

Ất Dậu, lại nghĩ về Tú Xương

(Hà Sĩ Phu)

Vế mời đối năm nay, lúc đầu tôi định viết rằng : Chúc vào Vê-kép-tê-ô, tê liệt ô dù, phát lộc phát tài, đừng phát xít ! (Vêkép-têô hay WTO là tên viết tắt của tổ chức Thương mại Quốc tế, được diễn dịch thành 4 chữ Việt để đưa vào câu đối). Tôi cũng đă có vế đối lại, nhưng rồi thấy cách chơi chữ ấy ngoắt ngoéo quá, khó đối quá, sẽ mất vui, nên đă đổi thành : Chúc cho Phát triển, Phát minh, Phát lộc, Phát tài, không Phát...Xít ! Mẹo chơi chữ chỉ tập trung vào chữ Phát Xít cuối cùng : cũng là Phát nhưng là tiếng Anh tiếng Pháp chứ không phải tiếng Việt. Chữ Xít lại viết hoa nên hàm ư rằng phát ǵ cũng được nhưng đừng phát ra cái ông Xít ta lin!. Thế là chữ Phát đa nghĩa, chữ Xít đa nghĩa. (Câu đối Hán Nôm nhiều khi c̣n thâm thúy và đa nghĩa hơn cả câu đối thuần Hán nữa).

Theo tin bạn bè cho biết, đă có khoảng 30 vế đối lại, trong đó có những câu rất được. Xin nêu mấy câu ra đây làm ví dụ :

1/ Hai câu của nhà thơ Tân Văn ở Canada :

- Mong đợi Công tâm, Công lư, Công b́nh, Công chính, bớt Công... an !
- Xin hăy Tương thân, Tương trợ, Tương sinh, Tương ái, chớ Tương... tàn !

2/ Hai câu của bút danh Hà thành tạp bút :

- Buồn v́ Tăng lương, Tăng giá, Tăng chi, Tăng thuế , sẽ Tăng... xông !
- Để cho Dân bàn, Dân biết, Dân làm, Dân kiểm, kẻo Dân... khinh !

3/ Một câu của bạn Sầu Đông :

- Cầu rằng Cầu Phước, Cầu Thọ, Cầu Tài, Cầu Lộc, chẳng Cầu... Vinh!

C̣n các câu khác đều có ư hay nhưng đa số bị thất luật, cụ thể là hỏng về luật đối bằng trắc. Có những trường hợp có thể linh hoạt châm chước về bằng trắc, nhưng trong trường hợp này, để đối lại các cặp từ Phát triển, phát minh, phát lộc, phát tài, phát xít th́ cần giữ luật đối bằng trắc đối với từng chữ th́ câu đối mới hay được (xin phép không thể giải thích ở đây v́ sẽ dài ḍng).

Nhưng với câu đối, th́ điều cốt lơi vẫn nằm ở nội dung, ở cái hàm ư, và nhất là ở cái sắc thái của tư tưởng và t́nh cảm muốn diễn đạt.

Thôi th́ Phát ǵ cũng được, miễn là đừng Phát xít Hít-le, đừng phát ra cái ông Xít-ta-lin ! Cái thói muốn dùng bạo lực để áp đặt đối với con người, dù trong gia đ́nh hay trong xă hội , dù là thói Gia trưởng hay Tù trưởng cũng đều thuộc phạm trù Luật Rừng, nó là tàn tích của Thú tính mà trên đường tiến hóa ta chưa gột rửa hết. Dân chủ hóa là quá tŕnh dai dẳng chống Thú tính trong quá tŕnh hoàn thiện Con người, đó vốn là chuyện của muôn đời, nhưng không hiểu sao bỗng dưng Tết này tôi lại nghĩ đến nó mà nảy ra lời chúc ấy.

Xuất đối rằng : - Chúc cho Phát triển, Phát minh, Phát lộc, Phát tài, không Phát... Xít !
và tôi đă tự đối như sau: Xin hăy Thu lôi, Thu vũ, Thu dung, Thu phục, chẳng Thu... ḿnh !

(Thu và Phát vốn là một cặp đối nhau. Thu ǵ cũng được, thu sấm sét giông băo, thu phục nhân tâm lại càng tốt, nhưng đừng thu ḿnh lại trong cái tôi ích kỷ nhỏ bé để cầu an).

- Kể ra cũng chẳng có ǵ mới. Năm Canh Th́n 2000, tôi cũng mời đối : Trời đă sang CANH đừng vị KỶ ! (mà đă có nhiều vế đối lại rất hay!). Con người càng văn minh càng gắn chặt cá nhân ḿnh vào cộng đồng. Một người sống được trên đời là từng giây từng phút chịu ơn Nhân Quần nhiều lắm. Nếu không nghĩ việc trả nợ Nhân Quần mà chỉ lăm lăm vơ mọi thứ cho ḿnh th́ chỉ là kẻ ăn quịt. Vị kỷ là ăn quịt. Thu ḿnh lại, tuy có nhẹ hơn, cũng là quên nợ.

Luật Rừng đi đôi với Vị Kỷ đều là những bản năng thú tính, chưa tiến hóa. Dân chủ đi đôi với tự do cá nhân, giải phóng cá nhân, là biểu hiện tiến hóa cao hơn. Nực cười thay nhiều người đạo đức giả, hô hào chống Chủ nghĩa Cá nhân nhưng lại khư khư giữ chế độ Chuyên chính, không biết rằng Chuyên chính là cái nền thuận lợi nhất để cho chủ nghĩa Cá nhân vị kỷ cực đoan phát triển ! Đă chuyên chính ư, th́ dù là chuyên chính tập thể chăng nữa, trước sau thế nào cũng vơ vào cho cá nhân hàng tỷ đô la, hàng tấn vàng gửi Ngân hàng nước ngoài cho mà xem, trong khi dân th́ cứ việc tự hào đứng ở bậc nghèo gần nhất thế giới !. Cuộc sống xa hoa của gia đ́nh Markos, của Sadam Hussein, của Brê-giơ-nép, Ceau Cescou, cha con Kim Nhật Thành, gia đ́nh Suharto .. là những ví dụ sinh động về tính tất yếu giữa Chuyên Chính và Vị Kỷ.

- Câu đối năm xưa mong đừng Vị Kỷ, năm nay mong đừng Phát Xít th́ chung quy cũng chỉ là chúc cho quá tŕnh Phát triển Nhân tính, như cụ Tú Xương chúc cho Vua quan, sĩ thứ người trăm nước (trong nước), sao được cho ra cái giống Người thôi.

Tôn Ngộ Không múa cây thiết bảng, tung hoành, đằng vân giá vũ măi mà vẫn không vượt khỏi ngón tay của Phật Bà Quan Âm, c̣n tôi múa may chữ nghĩa mấy năm nay vẫn chưa vượt khỏi lời chúc Tết của cụ Tú Vị Xuyên.

Dám chúc cho cả đám vua quan cao ngạo vị kỷ và đám lê dân đáng thương đáng giận sống cho ra cái giống người ! Lời chúc thật oai hùng và bất hủ. Tú Xương là một nhà câu đối, một nhà thi hỏng vĩ đại, một nhà chúc tết kiệt xuất mà ta mến yêu. Vậy nên xin mượn lời chúc Tết bất hủ ấy để kết thúc lời tâm sự đầu năm này (*) .

HÀ SĨ PHU

[Xuân Ất Dậu]


(*) Trước khi kết thúc cũng xin bộc lộ chút ḷng ghen tỵ với cụ Tú Xương : Cụ chúc cho cả VUA QUAN, cả SĨ THỨ và mọi người trong nước sống cho ra cái giống NGƯỜI ! Lời chúc Tết nặng ngàn cân thế mà cụ chẳng hề hấn ǵ, mà sao chưa mắc cái tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại đến nhân dân và lănh đạo kể cũng lạ. Chứ tôi th́ viết câu ǵ cũng phải nhẹ nhàng, ư tứ, vậy mà cứ sắp đến Tết là y như rằng bị Công An gọi lên thẩm vấn về tội viết lách gây nguy hại đến An ninh Quốc gia!Tết Át Dậu này cũng vậy, xuưt nữa th́ tôi mất cả Tết, mất cả Câu đối. Vậy xin được thắp nén nhang trước bàn thờ Tú Xương, nhà thơ bậc thày về câu đối và chúc Tết (sống giữa thời nô lệ cách đây hơn một thế kỷ), để khấn rằng: Chạch ơi, mày đẻ ngọn đa ! Để tao được viết như là .. Tú Xương !

 

Cũng có người cho rằng câu chúc nổi tiếng kia có thể của một người nào đó thêm vào bài Chúc Tết của Tú Xương, nhưng tôi nghĩ nếu đúng như vậy mà không biết người viết thêm kia là ai th́ điều ấy cũng không quan trọng, khi câu chúc ấy hoàn toàn nhất quán với văn phong và con người Tú Xương.

 

(TRAI NAM KỲ sưu tầm, Vntvnd chuyển)


CHỬI
MẤT GÀVĂN HÓA ?


Nói chuyện con trong văn học nghệ thuật dân gian, nếu chỉ điểm qua truyền thống cao siêu, những t́nh ư tinh tế không đề cập đến chuyện chửi mất , th́ quả một khiếm khuyết trầm trọng. Trầm trọng thiếu tính cách .. nhânn, chửi mất cũng một nét văn hóa.

dụ một trích đoạn chửi mất miền Núi Nùng Sông Nhị :

Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con nhà tao con , sang nhà mày thần đanh đỏ mỏ ..

Miệt Núi Ngự Sông Hương, lời chửi c̣n ngân nga hơn :

Hôm qua tau mất con mái dầu khoang cổ. Hôm ni tau mất con mái nổ khoang bông. Con bắt gái trốn chúa lộn chồng. Thằng bắt là đàn ông ba đời điđợ ..

Tụi bay hăy vén mái tai, gài mái tóc, chống cửa ngơ cho cao, chặt hàng rào cho thấp nghe tao chửi ..

Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh, bay ăn cho ngă miếu sập đ́nh, cho mồ cha bay chết hết, để một ḿnh bay ăn.

như thế người chửi cứ ca cẩm hằng giờ, hằng buổi. Lời lẽđây chủ yếu vần , câu chữ tầm thường, khuôn sáo, nhưng không phải không văn chương. Nh́n dưới góc độ dân tộc học, cũng một khía cạnh văn hóa.

TÁC GIẢ (???)

Sưu tầm liên mạng chuyển

YÊU NHAU: qua e_cadao

 

YÊU NHAU: qua e_cadao.com

của nhà văn Hà Phương Hoài

(Mậu Binh)

 

Do một thói quen, t́nh cờ, tôi lạc vào kho tàng e_cadao.com của nhà văn Hà Phương Hoài. Thử gơ máy săn t́m hai chữ "yêu nhau". Thử xem "Người xưa âu yếm ra sao nhỉ".  Màn vi tính vụt hiện lên 58 câu mướt rượt.

 

Th́ ra cổ nhân vẫn không ngại lắm khi nói về đề tài tế nhị này. Thích nhất vẫn là mấy câu quen thuộc đầu môi:

 

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay (7181)

 

T́nh th́ thôi! Nhưng mà ai cởi áo cho ai đây?

Lại nghĩ đến Chử Đồng Tử với cha chung nhau 1 cái khố vải. Nghèo th́ thôi! Thế nên ngày nàng Tiên Dong t́nh cờ quây băi cát tắm chơi, mới hết hồn khi thấy họ Chử nằm phơi củ cải chịu trận. Kể như số trời đă định. Chàng họ Chử bèn trúng số độc đắc. Khi không thành Pḥ-mă-gia.

 

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát giang cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua (7156)

 

Đúng là thứ t́nh yêu Platonic. Nhưng chàng hay nàng vượt qua được nhiêu đó đoạn đường chiến binh th́ cũng đành ngó nhau cười ruồi. (Khác nào cháu ngoan Bác Hồ vượt Trường Sơn với đôi dép râu và mă tấu. Chưa xanh cỏ đă là may chín kiếp.)

 

Yêu nhau đắp điếm mọi bề

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng (7298)

 

Hay thiệt t́nh. Lệch vai vế, tiền tài, lệch tuổi ? Th́ cũng như Mỵ Nương ráng kê hoài mà chàng Trương Chi nghèo mạt, lùn t́, rỗ huê vẫn thác không nhắm mắt. Hạt lệ công nương nhỏ xuống chiếc chén bạch đàn kia là một đ̣n kê tuyệt hảo ? 

 

Yêu nhau anh muốn lại gần

Cầu không tay vịn anh lần anh đi (7183)

 

Lần kiểu này th́ quả là liều mạng, chí t́nh. Lính Mũ Xanh, Mũ Đỏ cũng chóng mặt  té cái đụi trước khi tới gần được mục tiêu nàng.

 

Yêu nhau bốc bải giần sàng

Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng chẳng ăn (7182)

 

Câu này đem dán ở các trại cải tạo, trại tỵ nạn, th́ hợp t́nh biết mấy. Thương hay ghét nhau mà chĩa được vài đũa chất tươi, chất béo th́ đời lại lên hương tức th́.

 

Yêu nhau chẳng lọ chiếu giường

Dẫu rằng tàu lá che sương cũng t́nh (7178)

 

Câu này mới thật là lẳng hết chỗ nói. Người b́nh dân cũng biết ứng dụng lối dùng chữ ẩn tàng: "ư tại ngôn ngoại". Câu trên nói đến "chiếu giường" , mà tầu lá chỉ dùng để "che sương" th́ có phí của trời không ta ?

 

Yêu nhau xa mấy cũng gần

Ghét nhau cách một bàn chân cũng lià (7153)

 

(Câu này chép sai, hay MB tôi nhớ sai: "Ghét nhau sát vách, cận lân cũng ĺa, cũng huề") Những viên thuốc giảm đau, huyễn tưởng này đôi khi cũng có tác dụng tốt. Thế nên người trên rừng cứ việc nằm tương tư người dưới biển. Mệt nghỉ.

 

 

Thử "yêu em" thấy 7 câu. Và "yêu anh"  có 12 câu.  Thật cám ơn  nhà văn Hà Phương Hoài đă dụng tâm lương khổ tom góp được hơn 50 ngàn câu ca dao. Rồi kỳ cạch gơ máy, loại bớt những câu trùng dụng để c̣n gần 30 ngàn câu. (Bạn tôi gơ máy theo điệu c̣ mổ. Vậy mà kiếm được cuốn sách Ca Dao nào là mua liền. Mổ liền.) Nhạc sĩ Hoàng Vân đă giúp phần database để việc sắp xếp, t́m kiếm mau lẹ, hiệu quả. Nhạc sĩ Julia Thuỷ đă góp công sưu tập hơn 200 bài dân ca đủ thể loại.

 

Thử chưa xong th́ đêm đă gần tàn, tôi vén rừng ca dao mà ra. Thật cám ơn bạn Hà Phương Hoài với bằng hữu, đă kiến tạo được một kho tàng ca dao vĩ đại nhất, đầy đủ nhất, chưa từng thấy. Đúng là tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả.

 

MẬU BINH

 

0_aga_trong1.jpg

ĐỨC CẦM

 

ĐỨC CẦM

 

Nói cách nào đó th́ ít nhiều Đông - Tây cũng gặp nhau ở .. con gà. Không phải ngẫu nhiên mà h́nh ảnh chú gà trống trở thành biểu tượng của nước Pháp và xuất hiện nhiều trên các nóc nhà (ống khói), thậm chí ở cả thánh đường. Với phương Đông, con gà c̣n được .. trân trọng hơn, xem như biểu tượng của những ǵ tốt đẹp nhất.

 

Từ xa xưa, tiếng gà gáy đă gắn bó mật thiết với đời sống con người và làm hao tốn không ít giấy mực của giới văn chương, hội họa. Đến cả Đường Bá Hổ, một danh gia văn vơ song toàn thời nhà Minh, cũng từng viết "Sinh b́nh bất khẳng đa ngôn ngữ - Nhất minh thiên môn vạn hộ khai", xem gà như bậc chính nhân quân tử, b́nh thường không nhiều lời nhưng khi đă lên tiếng th́ khắp nơi hưởng ứng. Thôi Đạo Dụng cũng đề cao gà không kém khi viết "Thâm sơn nguyệt hắc phong vũ dạ - Dục cận hiểu thiên đề nhất thanh", nghĩa là dù trong đêm đen mưa gió của núi thẳm, chỉ cần một tiếng gà gáy là đă đến với b́nh minh.

 

Ngày mới bắt đầu từ tiếng gáy của gà, nhà nhà cùng đón chào buổi b́nh minh trong ư nghĩa lành mạnh của ánh sáng đẩy lùi bóng tối; hay nói theo ngôn ngữ thời nay, tiêu cực, nhũng nhiễu vẫn phải sợ người công minh chính trực. Trong cách nh́n được h́nh thành lâu đời như vậy, giới làm ăn - đặc biệt với người Hoa -xem năm Ất Dậu như: năm thuận lợi, may mắn, phát đạt cho doanh nghiệp và càng thuận lợi hơn cho người khởi nghiệp kinh doanh. Không chỉ có thế, h́nh ảnh gà trống khi cất tiếng gáy luôn chọn chỗ đứng cao nhất, trong tư thế rất đĩnh đạc cho thấy một tinh thần vươn tới mănh liệt và nhất là vươn tới trong minh bạch. Chính do dáng vẻ kiêu hùng, mạnh mẽ của gà mà trong hội họa Trung Hoa, bên cạnh những ngựa, tôm, các họa sĩ rất thích chọn vẽ tranh gà v́ có nhiều h́nh thế đẹp, hùng dũng .. Và cũng dễ hiểu khi nhiều doanh nghiệp chọn biểu tượng là h́nh một chú gà trống oai hùng.

 

Ở góc độ khác, cảnh gà trống, gà mái dắt đàn gà con t́m thức ăn, chăm chỉ nhặt từng hạt thóc hay khi bới được côn trùng, gà mái liền "chóc chóc" gọi bầy con đến là một h́nh ảnh đầm ấm và không lạ với mọi người. Do vậy, người xưa khi nói về kinh doanh, về thương trường, thường xem gà như biểu tượng trong làm ăn; biết làm ăn và làm ăn giỏi nhờ tính chăm chỉ, cần mẫn, không chê chuyện nhỏ, "năng nhặt chặt bị" và dù môi trường, hoàn cảnh nào cũng kiếm ăn được.

 

Ngày nay, trong các doanh nghiệp người Hoa, mùng 2 và ngày 16 âm lịch hằng tháng đều cúng Thần Tài, dù cúng lớn hay nhỏ, trong mâm cỗ phải có con gà mái ngậm cọng hành. Những đức tính tốt của gà th́ đă rơ, riêng cọng hành, phát âm tiếng Hoa là "c̣ng" đồng âm với chữ thông thoáng, thuận lợi do vậy chuyện làm ăn của doanh nghiệp cũng sẽ hanh thông, cát tường; cúng gà mái v́ gà mái đẻ trứng, dấu hiệu của hoạnh tài, hoạnh lộc. Ngoài ra, c̣n một ư nghĩa khác thực tế hơn xuất hiện về sau này, đấy là dịp để mọi người trong doanh nghiệp gần gũi nhau và cùng chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong chuyện làm ăn của công ty. Rồi mùng 2 Tết Nguyên Đán, ngày khai niên (do ngày mùng 1 ăn chay), người ta thường cúng gà trống bởi gà trống là biểu tượng của sự hùng dũng, quyết tâm trong mọi chuyện.

 

Con gà c̣n được coi trọng hơn khi người xưa xem gà là "đức cầm", tức loài gia cầm mẫu mực nhất trong số các loại gia cầm gần gũi con người, mà biểu tượng của đức cầm" là con gà trống. Mào gà là biểu tượng của văn, cựa chỉ về ; khi "so cựa" thi đấu tới cùng, không lùi bước dù có phải mang thương tích, thậm chí mất mạng, đó là dũng; có miếng ăn ngon, quên ḿnh, lo cho bầy con trước, đó là nhân; mỗi sáng đều cất tiếng gáy báo hiệu b́nh minh đến (Kê bất loạn khiếu", tức gà không gáy lung tung), đó là tín. Cho nên sẽ không lạ, không phải đợi đến năm Con Gà, trong các dịp khai trương, khánh thành, mừng sinh nhật .. người ta vẫn có thể và thường tặng nhau những món quà có h́nh ảnh con gà như một lời chúc về "ngũ đức" tốt đẹp cho bạn bè, người thân.

 

Trong văn hóa chính thống của phương Đông, h́nh ảnh con gà luôn là biểu tượng của cái tốt, không một chút vẩn đục. Dù có lâm vào t́nh cảnh ngặt nghèo nhất th́ người ta vẫn chọn đầu gà c̣n hơn đuôi trâu" (Kê khẩu ngưu hậu). Cuộc sống hiện đại ngày nay đă vô t́nh gán ghép cho gà nhiều h́nh ảnh và ư nghĩa xấu. Một sự nhầm lẫn đáng tiếc.

 

(Sưu tầm liên mạng chuyển)

 

OAN CON GÀ

 

OAN CON GÀ

 

Ai nấy đều biết gà là con vật có ích cho đời sống nhiều mặt, nhưng thật buồn cười khi người đời lại mượn từ gà để ám chỉ những điều không mấy tốt đẹp.

 

Người nào nhỏ con có vẻ thiếu thước tấc th́ bảo rằng giống gà tre. Người to xác nhưng khờ khạo bị chê gà tồ. Không nh́n rơ sự việc mà để mắc phải lầm lẫn, thường hay bị kẻ khác lừa gạt lại cho là gà mờ. Đang gặp chuyện rắc rối mà không thể giải quyết được th́ bảo gà mắc dây thun.

 

Người có việc cần làm gấp nhưng cứ lúng túng hoặc đợi chờ cái ǵ đó, lóng ngóng măi chưa làm được, đứng ngồi không yên lại gọi gà mắc đẻ. Đối với kẻ kém khả năng nhận xét, nhận biết, không phát hiện được cả những cái dễ thấy th́ bảo rằng mắt gà mờ. Chê người viết chữ xấu nguệch ngoạc, không rơ ràng, có câu chữ như gà bới. Ai đó hèn kém, thiếu khả năng giao tiếp với bên ngoài, quanh năm suốt tháng cứ quanh quẩn xó nhà, liền bị chê gà què ăn quẩn cối xay. C̣n những kẻ vô lại sống lang thang và làm điều xằng bậy, được gọi là mèo mả gà đồng.

 

Người nào đă làm việc không tốt nhưng lại tự hô hoán lên để ḥng che lấp lỗi của ḿnh (nhưng vô t́nh lại tự phanh phui ra cho mọi người biết), bị cười chê gà đẻ gà cục tác. Khi cảnh cáo gián tiếp ai đó có tính ba hoa chích cḥe được nghe câu gà ghét tiếng gáy.

 

Đối với người thiếu tinh thần tự giác, không làm tṛn bổn phận của ḿnh lại hay rách việc khi vắng mặt chủ nhà, bị chỉ trích vắng chủ nhà gà bươi bếp. Nếu chê trách ai đó ỷ vào thế thuận lợi của ḿnh mà hung hăng với người khác, được nghe câu gà cậy gần chuồng. Những nàng choai choai chưa chồng nhưng đă có nhiều bồ bịch quan hệ, bị người đời mỉa mai gà luộc bảy nước.

 

Để khuyên răn và cũng gián tiếp phê phán những thành viên trong một gia đ́nh hay một tổ chức nào đó, thường hay đả kích xung đột lẫn nhau th́ có câu gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 

Một khi những người anh em thân thiết mà lại làm hại lẫn nhau th́ người đời sẽ chê trách gà nhà bới bếp nhà. Và những kẻ rước quân xâm lược về giày xéo quê hương, đất nước th́ muôn đời bị nguyền rủa cơng rắn cắn gà nhà.

 

Trước thềm năm mới Ất Dậu hy vọng mọi người hăy sống với nhau v́ trách nhiệm chung, tránh kiểu ông nói gà, bà nói vịt.

 

LÊ NAM ÍCH

(Sưu tầm liên mạng chuyển)

website counter