Va(n 3

Home | CHUYÊ.N THIÊ`N | CHUYÊ.N THIÊ`N (tt) | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | Va(n 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | THO' | CHUYÊ.N LA. | TIÊ?U LUÂ.N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | TA`I TU'? | VA(N TÊ'

dantranh_quynhhuong.jpg
Tranh QUY`NH HU'O'NG

PHÉP LẠ

 

PHÉP LẠ

(Bồ Tùng Ma)

 

Bồ Tùng Ma là tác giả được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Ông tên thật là NGUYỄN TÂN, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

 

*

 

Tổng ngồi thu h́nh trên chiếc ghế xô-pha đưa mắt nh́n một lượt khắp căn pḥng khách của ngôi nhà vừa mua. Anh hài ḷng gục gặc đầu. Tất cả mọi thứ ở đây đều hài ḥa với nhau, kể cả cái tủ thờ kiểu cổ.

 

Chỉ c̣n một tuần nữa là Tết. Trời se lạnh, một cái lạnh dễ chịu của miền Nam California, nên cửa sổ vẫn để mở và ḷ sưởi không cần bật lên. Hôm nay là ngày nghỉ, vợ anh vừa đi đâu đó về. Anh ngạc nhiên thấy Hoa không đem về những đồ mua sắm như anh đă nghĩ.

-Không mua ǵ hả ?

Hoa không trả lời, chỉ lắc đầu rồi đi xuống bếp. Trái với thói quen nhăn nhó hay nói câu ǵ đó một cách khó chịu khi về đến nhà, lần này vợ anh có vẻ âm thầm lặng lẽ. Một lát sau Hoa trở lại pḥng khách, ngồi trên ghế xô-pha đối diện anh , nh́n mông lung ra ngoài cửa sổ. H́nh như chị định nói ǵ đó nhưng rồi lại đứng dậy đi vào pḥng tắm.

 

Tổng định đến bàn thờ sửa lại hai bức ảnh của ông bà cụ thân sinh cho ngay ngắn th́ nghe tiếng Hoa ở sau lưng:

-Anh. . . b́nh tĩnh nghe nói nàỵ

Tổng ngạc nhiên quay lại nh́n vợ. Hoa cúi gầm mặt xuống, im lặng. Anh hỏi:

-Ǵ vậy ?

Anh biết có việc chẳng lành, nhưng không đoán ra việc ǵ. Có ai bị tai nạn ? Hoa bị mất việc ? Hoa làm mất một món nữ trang ? Hoạ . .

-Anh b́nh tĩnh nghe nói đâỵ

Tổng bực ḿnh gắt lên:

-Th́ cứ nói đi!

-Tôi muốn .. li dị .. Anh cũng thấy là chúng ta sống với nhau không có hạnh phúc, luôn luôn gây gổ, gia đ́nh như cái địa ngục.

 

Tổng ngồi phịch xuống ghế, im lặng. Hai tiếng "li dị" được Hoa nói ra sau khi đă ngập ngừng, rào trước đón sau. Như thế nghĩa là chị nói thật, chớ không phải nói dỗi như mọi khi trong những lúc gây gổ. Dù sao nó vẫn đột ngột quá, anh không kịp chuẩn bị tinh thần. Anh cảm thấy tim ḿnh đau nhói lên. Đến lúc này Tổng mới nhận ra một cách rơ ràng rằng anh đă yêu vợ mănh liệt như thế nào. Có thể nào một người mà suốt 20 năm nay, cùng ăn một mâm, cùng ngủ một giường với ḿnh, bỗng chốc trở thành xa lạ. Có thể nào trái tim ḿnh mà lại không phải của ḿnh. Dù sống với nhau không hạnh phúc, nhưng không phải quá đau khổ đến nỗi phải rời bỏ nhau. C̣n con cái, c̣n gia đ́nh đôi bên, c̣n bạn bè thân thuộc, c̣n ngôi nhà hai vợ chồng mới mua chưa trả xong nợ, c̣n ngày Tết sắp đến, c̣n cái bàn thờ .. Không lẽ vợ anh mang tất cả những thứ này vứt bỏ hết vào thùng rác sao.

 

Anh mong đây chỉ là một cơn ác mộng. Có thể lắm chứ. Anh đă từng gặp những cơn ác mộng, từng đau nhói trong tim, từng hỏi đó là mộng hay thực

và đă từng bừng tỉnh dậy, vui mừng thấy ḿnh vừa trở lại với đời sống thực bên cạnh vợ con. Tổng đập mạnh tay xuống ghế , đưa mắt nh́n chung quanh, nh́n vợ anh. Tất cả đều là thật, thật giống như chiếc ghế này, như ngôi nhà này, như vợ anh đang ngồi đó, như anh đă từng sống qua 50 năm trên cơi đời này, như lịch sử mấy chục triệu năm của loài người và như những tiếng c̣i hụ của xe cảnh sát vừa đi ngang qua khu nhà anh.

-Anh nói ǵ đi chứ !

Nghe vợ nói, Tổng bỗng lóe lên một tia hy vọng: "Nó bảo ḿnh nói tức là c̣n cần ư kiến của ḿnh và nó có thể đổi ư". Anh định lựa lời để cứu văn t́nh thế th́ nghe Hoa tiếp tục:

-Sau khi đi-voọc, tôi .. vẫn ở vậỵ Không có đàn ông cũng chẳng sao. Anh đừng tưởng ..

-Thôi im đi, muốn làm ǵ th́ làm!

 

Tổng đứng dậy, tiến về phía bàn ăn. Anh lẩm bẩm: "Nó muốn an ủi ḿnh hay sợ ḿnh làm một cái ǵ liều lĩnh nên mới nói vậy. Khi nói vậy tức là nó đă có quyết tâm. Vậy là hết."

 

Anh ngồi trên bàn ăn, chống cằm suy nghĩ và nhớ lại khoảng thời gian anh mới gặp Hoa. Ở VN vào cái thời trai thiếu gái thừa do những cuộc chiến tranh liên tiếp, một phụ nữ như Hoa, dù khá đẹp nhưng đă có một mặt con với người bạn trai, không dễ ǵ kiếm được một tấm chồng như Tổng, một "trai tơ" chưa đầy 30 tuổi vừa ra khỏi trại "cải tạo". Lúc ấy Hoa bám theo anh như đỉa đói và họ đă kết hôn với nhau. Thật ra, Hoa bám theo anh cũng c̣n một nguyên nhân khác: Tổng có người chị đang định cư tại Mỹ, lâu lâu gởi về cho anh một thùng quà. Vào thời kỳ mà nay người ta gọi là "bao cấp"

ấy, ai có thân nhân ở nước ngoài chẳng khác ǵ có mảnh bằng Cao đẳng ở thập kỷ 30.

 

Vợ anh đêm ngày chỉ sợ người ta "chớp" mất anh, chiều chuộng anh đủ điều. Đến khi có chương tŕnh Mỹ nhận cựu tù nhân chính trị, Hoa càng chiều chuộng anh nhiều hơn, đến nỗi anh cảm thấy thương hại và từ sự thương hại này anh càng yêu vợ hơn. Thấy vợ hay ghen bóng ghen gió, Tổng nói:

-Anh lớn tuổi hơn em nhiều, lại không đẹp trai, em khỏi lo.

Tin đồn khi đến Mỹ những người ra đi theo chương tŕnh này sẽ được tiếp đón như những bậc anh hùng và được truy lănh một số tiền lớn khiến Hoa càng háo hức vui mừng hơn, nh́n chồng với đôi mắt say sưa ái mộ . Dĩ nhiên ít ai tin chuyện này, kể cả Tổng, nhưng anh không buồn cắt nghĩa cho Hoa hiểu v́ không nỡ làm cụt hứng vợ trong lúc chị đang vui.

 

Khi bước chân xuống sân bay Los Angeles, Hoa chỉ thấy hai vợ chồng người chị của Tổng đến đón, mấy ngày sau vợ chồng con cái phải sắp hàng đợi nguyên cả tiếng đồng hồ để xin trợ cấp, Hoa bất măn ra mặt khiến ngay cả viên chức của văn pḥng trợ cấp cũng ngạc nhiên. Nhưng vốn tính nhạy bén, nên Hoa nh́n nước Mỹ từ một góc độ khác, thực tế hơn bằng cách học nghề làm móng tay rồi xin làm tại một tiệm vùng Mỹ đen. Thấy Hoa làm ra tiền, Tổng cũng làm theo, nhưng anh không theo kịp vợ anh được, anh không muốn ngồi kỳ cọ chân cho phụ nữ, mà có muốn cũng không ai cho, ngay cả đối với những bàn chân sù ś hôi hám, việc này không dành cho đàn ông. V́ thế Tổng càng ngày càng thua kém vợ trong việc kiếm ra tiền. Mảnh bằng Tú Tài với ba Chứng Chỉ Đại Học của anh cọng lại vẫn thua xa bằng Tiểu Học và bằng thợ móng tay của vợ anh. Từ đó Hoa bắt đầu nh́n anh bằng cặp mắt khác, từ ái ngại đến coi thường.

 

Khi có tiền Hoa chưng diện hơn và đi mỹ viện sửa lại cái cằm, cặp môi, mí mắt và bộ ngực .. cho đẹp thêm ra; trong khi Tổng vốn là người ăn mặc xuề x̣a, thêm cái vẻ khắc khổ của khuôn mặt, làm anh thua vợ anh thêm một bước nữa. Nhưng anh không hề ngờ anh thua vợ anh một bước rất xa như hôm nay.

 

Tổng đưa mắt nh́n Hoa. Chị nửa nằm nửa ngồi trên ghế xô-pha, đôi mắt lim dim như đang ngủ, miệng hé mở khoe hàm răng trắnh tinh đều đặn, bộ ngực nhô cao, phập phồng theo nhịp tim. Một người đàn bà đẹp với cái tuổi chín muồi này có khi c̣n hấp dẫn hơn một cô gái đôi mươi. Dù đă quen mắt nh́n vợ ḿnh, nhưng Tổng cũng không khỏi xao xuyến trong ḷng, nhất là vào lúc mà anh đang cảm thấy sắp mất Hoa. Tổng đứng dậy, đến ngồi bên Hoa, đưa hai tay ôm chân chị:

-Em nói thật sao ?

Hoa vùng ngồi dậy:

-Anh làm ǵ vậy ?

-Chúng ta vẫn c̣n là vợ chồng mà.

-Không, tôi la lên bây giờ.

Tổng vừa thẹn vừa giận, bỏ tay ra. Măi một lúc sau anh mới nói:

-Em nghe anh nói đây.

-Ǵ ?

-Em suy nghĩ kỹ đi. Biết bao nhiêu cái rắc rối nếu chúng ta li dị nhau. Anh ..  đề nghị .. chúng ta vẫn là vợ chồng, nhưng em muốn làm ǵ th́ làm, anh không bao giờ ngăn cấm, nhăn nhó. Thậm chí ..

Anh định nói "thậm chí em có bồ anh cũng không để ư" nhưng anh ngừng lại kịp. Tổng đứng dậy đi vào pḥng ngủ nằm xuống chờ đợi phản ứng của vợ. Mấy phút sau Hoa ngồi dậy, đăm chiêu suy nghĩ. Rồi chị tới đứng trước cửa pḥng nói:

-Nhưng anh không được đụng đến tôi.

Thấy Tổng im lặng, Hoa hỏi:

-Sao ?

Tổng gật đầu. Anh xoay mặt vào phía trong, cố ư không cho Hoa thấy vẻ mặt nhăn nhó gần như khóc của anh. Tổng không biết anh đă có lỗi ǵ để vợ ḿnh lấy cớ li dị, ngoài "lỗi" đem Hoa qua Mỹ để ra nông nỗi này. Anh buộc miệng định nói: "Em lấy lư do ǵ để xin li dị", nhưng anh không dám nói, anh sợ Hoa lại bảo "Anh b́nh tĩnh nghe nói này".

Khuya hôm đó anh đang nằm ngủ th́ nghe có tiếng ồn ào ngoài pḥng khách và tiếng đứa con trai lớn:

-Má vào pḥng ngủ với ba đi, tụi con xem TV, nói chuyện ồn ào sao má ngủ được.

Đó là tiếng Đàm, đứa con trai lớn của anh và Hoa, năm nay 18 tuổi. Đàm là đứa con thương anh nhất trong số ba đứa con trai, kể cả đứa con riêng của vợ anh. Anh mở mắt nh́n ra thấy nó th́ thầm ǵ với mẹ nó, vẻ mặt cau có, dáng điệu vùng vằng, rồi đến bật TV lên cùng ngồi xem với thằng em. Ngày mai chúng không phải đi học nên hôm nay thức khá khuya. Hoa bảo chúng vặn TV nhỏ lại rồi uể oải vào pḥng, trùm mền nằm ở mé giường, cửa vẫn để mở cho đến khi Đàm đến khép lại.

 

Suốt mấy tháng Tổng và Hoa vẫn nằm ngủ theo cách như vậy. Tổng là người đàn ông khoẻ mạnh, có những thèm muốn của một người đàn ông, có khi mănh liệt, nhưng anh không dám "đụng" đến Hoa, mà chỉ chờ đợi. Làm sao một người đàn bà b́nh thường như Hoa, đêm hôm khuya khoắt ngủ cạnh chồng, lại không có một lúc nào đó quay qua ôm chồng, để hai vợ chồng trở về cuộc sống b́nh thường. Và biết đâu biến cố vừa qua là một chương mới cho những trang c̣n lại của đời sống vợ chồng như trước đây. Anh nghĩ vậy và mỉm cười như người đắc thắng. Nhưng Tổng đợi măi, đợi măi vẫn không hề thấy có ǵ thay đổi. Cho nên một hôm, lựa lúc thuận tiện nhất vào khoảng 6 giờ sáng, thời điểm mà trước đây Hoa rất thích .. , Tổng quay qua ôm lấy chị. Thoạt đầu Hoa ngỡ ngàng, nhưng sau vùng ra la lớn:

-Anh làm ǵ kỳ vậy!

Hoa ngồi dậy mở cửa vào pḥng tắm, ở trong đó khá lâu, xong ra ngồi trang điểm.

Tổng vừa bẽ mặt vừa tức, anh nghiến răng lấy tay ṿ cái mền như muốn xé nát nó ra, nhưng rồi b́nh tĩnh hỏi:

-Hôm nay nghỉ, đi đâu sớm vậy ?

Hoa không trả lời mà nói:

-Tôi đă bảo đừng đụng đến tôi, không có đàn ông cũng chẳng sao.

Nói xong, Hoa ra nhà xe, lái xe đi.

"Hay nó có bồ. Người ta nói đàn bà ngoại t́nh hay giả vờ chiều chồng lắm, sao nó lại như vậy ? Hay nó không thích đàn ông thật."

Tổng vừa lẩm bẩm vừa thay áo quần chuẩn bị đi làm.

 

Nhưng rồi sự giao thiệp, sự đua đ̣i theo lối sống Mỹ và sự vắng mặt bất thường của Hoa khiến Tổng nghi ngờ. Anh không muốn t́m hiểu v́ không muốn thấy sự thật phũ phàng, anh tự dối ḿnh để sống êm vui. Anh t́m ra sự thật để làm ǵ? Lấy chứng cứ để hành hung vợ, anh không dám; để ly dị vợ, anh không muốn; để đem vợ ra bêu xấu, một việc anh không hề nghĩ đến v́ các con. Hoa là mẹ của con anh mà. Cứ thế cho đến một hôm Đàm nói nhỏ với anh:

-Sao ba hiền quá, sao ba để má như vậy ? Ai cũng biết cả ..

-Chuyện riêng của ba má ..

-Không phải chuyện riêng, chuyện chung của gia đ́nh.

Tổng thở dài:

-Ba biết làm ǵ bây giờ. À, con có biết mẹ con từng muốn li dị với ba không ?

-Biết.

-Mẹ có nói tại sao không ?

-Mẹ nói mẹ không chịu nổi cái mặt .. nhăn nhó của ba. Thấy mặt ba .. ǵ .. à, một đống .. ǵ .. à hăm tài, mẹ ghét quá. Mẹ không muốn thấy ba, ba không giống như mấy người bạn của mẹ .. Ba làm mẹ mất mặt.

-Nhưng ba có làm ǵ mẹ đâu.

-Con không biết. Ba thử "làm ǵ" mẹ đi!

Anh làm ǵ bây giờ nhỉ ? Anh không đủ khả năng, mà cũng không ai giúp anh việc này được, may ra chỉ có phép lạ.

 

Thế rồi một hôm, sau chuyến đi xa ba tuần lễ trở về, mới bước vào nhà Tổng đă thấy Đàm đứng nơi ngưỡng cửa. Nó buồn rầu nói:

-Ba này! Mẹ nói bây giờ mẹ lớn tuổi, mắt kém, không b́ kịp với mấy cô thợ trẻ. Lâu nay mẹ kiếm ít tiền lắm. Mẹ ..

Nó không nói tiếp mà bảo anh đi theo nó ra vườn sau, chỉ Hoa đang nằm ngủ trưa trên vơng.

 

Trong ánh sáng chói chang của một ngày hè, Tổng thấy vợ anh phờ phạc xanh xao. Phấn son không đủ che đậy hai mí mắt thâm quầng và làn da xanh tái nhăn nheo của chị. Khuôn mặt Hoa được phẫu thuật nhiều lần nay trông như một cái mặt nạ vô hồn. Thân h́nh chị ngắn ngủn và cuộn tṛn lại quanh cặp vú đồ sộ lệch lạc v́ chiếc vơng có chiều dài quá ngắn và chiều ngang quá hẹp. Chị ngủ say sưa nhưng mỏi mệt, miệng há ra, hơi thở nặng nề có âm thanh kḥ khè rất nhỏ. Thỉnh thoảng chị ú ớ nói một câu ǵ đó khiến một tí nước bọt phun ra. Tổng thấy ḷng ḿnh se lại. Anh lẩm bẩm:

-Phép lạ đây chăng ?

 

(/O-O/ sưu tầm)

 


QUÊ NHÀ, QUÊ NGƯỜI

(Nguyễn Thụy Vân Na)

 

Thùy Trang lặng lẽ nh́n những bông tuyết trắng tinh rơi là là, chầm chậm ngoài khung cửa kiếng. Một nỗi niềm ǵ rất miên man, rất thanh thản mà cũng rất rộn ràng đang chiếm ngự tâm hồn nàng.

 

Bây giờ đă là cuối tháng Giêng nơi đây, và cũng là cuối tháng Chạp nơi quê nhà nàng bên kia bờ Thái B́nh Dương xa thẳm. Sự khác biệt cả về thời gian lẫn không gian chưa lúc nào lại được Thùy Trang cảm nhận một cách sâu sắc hơn là giữa phút giây này, vào một buổi chiều Ba mươi Tết nơi xứ người.

 

Xứ người ! Âm hưởng của hai tiếng đó nghe sao xót xa và mông lung quá trong ḷng Thùy Trang, một cô gái tị nạn VN đă định cư trên đất Mỹ từ mười năm qua. Thật khó mà xác định được đâu là biên giới giữa "quê nhà" và "xứ người", khi nói tới Mỹ quốc là vùng đất mà cả triệu người VN đă tự nguyện -- và đôi khi c̣n cố sống, cố chết t́m đến. Vùng đất mà Thùy Trang và đồng bào của nàng đă chọn làm quê hương mới không thể nào lại được coi là "xứ người", nhất là khi, xét cho cùng , hầu như không một người VN nào thực tâm muốn rời bỏ nó để trở về sinh sống nơi quê hương cũ. Đó là chưa kể tới những ràng buộc về pháp lư và sinh kế mà những người từng là dân tị nạn có với Mỹ quốc mến yêu.

 

Nhưng vẫn có một cái ǵ đó không yên ổn trong tâm tư Thùy Trang khi nàng phải chấp nhận rằng vùng đất định cư sau cùng này chính là "quê nhà" của ḿnh. Không, không thể nào lại như thế được, nhất là vào những buổi chiều cuối năm vừa buồn mênh mang vừa "êm như một giấc mộng" như thế này... (lấy ư của một nhà văn VN mà Thùy Trang từng đọc hồi c̣n nhỏ nơi quê mẹ VN).

 

Rơ ràng là trong tâm hồn Thùy Trang đang có sự giằng co mănh liệt giữa hiện tại và quá khứ, giữa thực thể và cội nguồn, cũng như giữa cái mới và cái cũ. Thùy Trang mơ hồ nhận chân rằng đây chính là cuộc xung đột ngấm ngầm giữa hai nền văn hóa mà bản thân nàng, một cô gái VN ở vào lứa tuổi không c̣n đủ trẻ trung để có thể dứt bỏ hoàn toàn cội nguồn dân tộc, nhưng lại bị coi như quá già để trọn vẹn hội nhập vào xă hội mới.

 

Chỉ sau một thời gian dài sinh sống nơi quê hương mới Thùy Trang mới nhận chân được đâu là sự thật của đời ḿnh. Không quá lạc quan mà cũng không quá bi quan, Thùy Trang cảm thấy cuộc sống nơi đây quả thật chẳng dễ dàng ǵ cho những dân mới nhập cư như nàng, nhất là những người c̣n mang nặng một mớ quá khứ ngập tràn của nền văn hóa cũ, của những tư duy cũ và của những tập quán cũ. Trong khi đại đa số những người tị nạn VN lớn tuổi đă đến định cư tại Mỹ quốc hoặc Âu châu, hoặc Úc châu .. đều cảm nhận một tâm trạng chung là "vỡ mộng", một số không nhỏ người tị nạn VN ở lứa tuổi ba mươi hoặc ngoài ba mươi như Thùy Trang, không nhiều th́ ít, cũng cảm thấy điều đó. T́nh trạng nầy rơ ràng không phải là do lỗi của nơi được gọi là "quê hương mới" hay "xứ người", nhưng chính là v́ những thành phần dân tị nạn như Thùy Trang đă đặt quá nhiều kỳ vọng vào quê hương mới mà lúc đầu vẫn được coi là "vùng đất tuyển chọn" hay "vùng đất hứa".

 

Có sống ở Mỹ mới thấy rằng đồng tiền làm ra từ xứ sở nầy không phải là dễ. Có đi làm việc ở đây mới thấy rằng dân Mỹ chẳng phải là dân ngồi đó mà hưởng thụ các thành quả của máy rô-bô hoặc máy điện toán. Có ngồi không ở nhà lănh tiền welfare hoặc ăn food stamps mới thấy hết cái nỗi ngượng ngập, nhục nhằn của kiếp sống nhờ vào trợ cấp xă hội. Có bon chen học hành tại các học đường Mỹ mới thấy rơ những mồ hôi, nước mắt mà ḿnh phải đổ ra để giật cho được mảnh bằng tại đây, mặc dầu trên lư thuyết, th́ ở Mỹ học hành theo kiểu nào rồi người ta cũng có thể ra trường, cũng có thể "mang hia, đội măo"! Có đi xin việc, đi thuê nhà, đi khám bệnh hoặc thưa kiện nơi đây mới thấy rằng những Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, và Martin Luther King, trên thực tế, cũng chỉ là niềm ước mơ không hơn không kém. "Tôi có một giấc mơ", nhưng giấc mơ đó chẳng hề biến thành sự thật. Hỡi Tiến sĩ King, người có buồn v́ sự thể nầy chăng?

 

Có thể nói rằng người phụ nữ VN nào càng suy tư nhiều th́ càng "vỡ mộng" nhiều. Có sống ở ngay trên đất Mỹ mới thấy câu "nhất trẻ con, nh́ phụ nữ .." mà từ nơi quê nhà phụ nữ VN đă háo hức truyền tụng, như một giải tỏa cho các ẩn ức do quan niệm "trọng nam, khinh nữ" gây ra-- chỉ là những lời nói có tính cách "nịnh đầm" mà thôi. Khi một đối tượng được "cưng", được "chiều chuộng" trong xă hội Tây phương th́ đối tượng đó không hẳn là được người ta tôn kính hoặc nể sợ. Hơn ai hết, người phụ nữ bản xứ mới là kẻ đủ thẩm quyền để phán xét xem xă hội nầy coi trọng phụ nữ tới đâu !

 

Trước thực trạng đó, không phải chỉ riêng giới đàn ông VN định cư trên đất Mỹ mới gặp khó khăn trong vấn đề chọn lựa người bạn trăm năm, Thùy Trang nghĩ vậy. Người phụ nữ VN, tuy được coi là "có giá" hơn trên đất Mỹ, nhưng khi đặt vấn đề chọn lựa, th́ lại cũng không dễ ǵ chọn được một người chồng hợp ư ḿnh, v́ đối tượng chọn lựa dù sao cũng vẫn bị hạn hẹp hơn là ở ngay tại quê nhà. Phụ nữ gốc VN, ở lứa tuổi ba mươi trở lên, đặc biệt cảm nhận nỗi khó khăn nầy, trong khi lớp người trẻ hơn-- cả nam lẫn nữ, hầu như không phải đối phó với t́nh trạng đó. Các đối tượng nam giới lớn tuổi hơn Thùy Trang và các bạn gái của nàng th́ phần nhiều đă lập gia đ́nh. Số c̣n lại th́, v́ cuộc sống bỗng dưng khó khăn không ngờ trước được

nơi đất Mỹ, đă thản nhiên chọn con đường sống độc thân để khỏi gây thêm phiền lụy. Các đối tượng ngang bằng hoặc nhỏ tuổi hơn Thùy Trang th́ coi như đa số chỉ biết đi làm, sinh hoạt và suy tư theo lối Mỹ. Họ hầu như khó có thể cảm thông với những đ̣i hỏi tinh thần của người phụ nữ, mà nếu tuổi đời ngang bằng họ, th́ tuổi tâm lư lại cao hơn, nghĩa là phụ nữ thường có khuynh hướng hiểu biết hơn, sâu sắc hơn là nam giới!

 

Đó là chưa kể cái tâm lư chung của các bạn trai là vẫn thích lấy người vợ trẻ tuổi hơn họ, và ngược lại, những chị em bạn gái vẫn mong muốn lấy được người chồng già dặn hơn ḿnh. Điều nầy cũng đủ để giải thích v́ sao những thiếu nữ như Thùy Trang, cho tới giờ phút nầy vẫn c̣n là những thiếu nữ ôm ḷng chờ đợi măi vị "Hoàng tử của ḷng em"!

 

Giải pháp tốt đẹp nhất dường như là lấy chồng người Mỹ bản xứ. Điều này hồi mới đầu, xem ra thật đơn giản, nhất là nếu các bạn gái ngồi tính toán chuyện đó ngay từ lúc họ c̣n ở VN, chưa sang tới Mỹ. Nhưng phần lớn các bạn gái ở vào lứa tuổi của Thùy Trang, chỉ cần sau vài ba năm sinh sống nơi quê hương mới, đă cảm thấy điều này thật hết sức khó thực hiện. Chuyện lấy chồng người Mỹ bản xứ chưa hề là khó khăn đối với các thiếu nữ đă được giáo dục ngay trên đất Mỹ, từng chung đụng với nếp sống Mỹ lúc vừa mới lớn khôn, từng sử dụng Anh ngữ thông thạo như người Mỹ bản xứ. Nhưng đối với lứa tuổi của Thùy Trang, mà đa số chỉ được hưởng thụ nền giáo dục từ cấp đại học, ngôn ngữ dù sao vẫn c̣n là một trở ngại trong t́nh yêu là lănh vực đ̣i hỏi phải có những mối cảm thông hết sức tinh tế và nhạy bén, đ̣i hỏi nhiều mẫu số chung nhất. Ngay cả một thông dịch viên thượng thặng cũng không thể nào phiên dịch trọn vẹn những cảm xúc tận cùng trong t́nh yêu nam nữ từ một thứ ngôn ngữ nầy sang một thứ ngôn ngữ khác được...

 

Ngày xuân, đêm xuân nơi "xứ người" càng làm cho ḷng Thùy Trang thêm ngổn ngang trăm mối. Thật cũng lạ, hạnh phúc dường như lúc nào cũng chỉ là một cái bóng ! Người ta càng đuổi theo, nó càng chạy tới. Cuộc đời thật quá sức dài khi người ta chỉ coi nó như là một gánh nặng và không biết phải làm ǵ để mang tới cho nó một ư nghĩa đích thực, v́ thế nhiều người lại chỉ muốn nó chấm dứt thật sớm. Nhưng cuộc đời lại quá ngắn ngủi đối với những ai coi nó là một cơn may để hưởng thụ, bởi v́ mọi người, thật ra chỉ có một cuộc đời để sống mà thôi!

 

Ôi, những cô gái VN đă và đang bước vào lứa tuổi ba mươi nơi "xứ người"! Cái tuổi ba mươi, cái tuổi lưng chừng trong cuộc hội nhập rộn ràng vào xă hội mới từ những vết hằn của phong tục cũ, tập quán cũ, t́nh cảm và ước mơ cũ. Đôi lúc, Thùy Trang vẫn có ư tưởng ngông cuồng rằng phải chi nàng đừng có kư ức, đừng mang nặng một hoài niệm nào th́ cuộc đời này sẽ dễ dàng, thanh thản biết bao! Hay, nói theo lời một thi sĩ VN nơi quê nhà xa xôi ấy: "Khi khổ quá, tôi muốn làm rơm cỏ, Những cầu mong ḿnh rất đỗi vô tri .."

 

Ôi ! Nhớ làm sao những đêm gần giáp Tết, khi này mẹ, này cha, này chị, này anh, này em, này cháu cùng quây quần bên bếp lửa hồng "trông bánh chưng chờ trời sáng, đỏ hây hây những đôi má đào ..", như lời nhạc Trịnh Lâm Ngân đă viết trong ca khúc "Xuân này con không về." Và nhớ làm sao những buổi chiều Ba mươi Tết khi phố phường bỗng dưng im ắng lạ, mặc dù ngoài đường vẫn không ngớt bóng người qua lại, ai cũng hấp tấp vội vàng như sợ trễ chuyến đ̣ ngang đưa người về nơi mái ấm xa xa. Làm sao người ta lại có thể quên được h́nh ảnh đoàn tụ êm đềm, nồng nàn t́nh cảm gia đ́nh lúc mọi người cùng quây quần lại, làm lễ rước ông bà về chung vui ba ngày xuân với con cháu ?

 

Rồi c̣n niềm vui nào hơn niềm vui canh thức để nghênh đón giây phút giao thừa ? Giữa lúc "gần xa pháo nổ ran", toàn thể gia đ́nh, trong t́nh trạng đông đủ nhất có thể có được, tụ tập lại trước bàn thờ ông bà để cùng nhau chào mừng khoảnh khắc thiêng liêng nhất của một năm trời mà cứ ngỡ như là cả một đời người.

 

Mùi trầm hương ngào ngạt, mùi thơm của hoa đào, hoa mai ngày Tết, mùi pháo nổ đón xuân sang, mùi bánh tét, bánh chưng mới nấu như cùng nhau quyện lại, tạo thành một thứ hương vị nồng nàn của ngày Tết mà dễ chừng như không có thứ hương vị tự nhiên hoặc nhân tạo nào khác có thể so sánh được.

 

Thế rồi, nào quần áo mới, nào tiền ĺ x́, nào những lời chúc tụng, nào những ly rượu mừng, nào những lộc hái đầu năm, nào mứt, nào bánh, nào hạt dưa .. Người ta tưởng chừng như đang có trong tay hàng trăm thứ mà bấy lâu nay ao ước chỉ trong cùng một khoảnh khắc xuân sang !

 

Màn đêm đă bắt đầu ngự trị trên toàn thể cảnh vật. Vẫn cái im ắng nhẹ nhàng và vô t́nh như ngay giữa thời khắc nầy trên thế gian không hề có biến cố nào trọng đại đang diễn ra vậy. Nhưng không, đêm nay đúng là đêm Ba mươi, một đêm Ba mươi không phải của mọi con người dửng dưng trên xứ sở nầy, nhưng là cái đêm Ba mươi ngày nào của Thùy Trang và những người cùng cảnh ngộ, cùng một suy nghĩ và cùng mang một niềm giao cảm ngày Tết như nhau. Đây là một đêm Ba mươi mà Thùy Trang cảm thấy bao quá khứ như đang dồn dập hiện về với muôn vàn kỷ niệm hiu hắt, mông lung ..

 

Bất giác Thùy Trang khe khẽ thở dài. Ngoài kia, tuyết vẫn rơi hoài ..

 

 

NGUYỄN THỤY VÂN NA

(/O-O/ sưu tầm)

 

NHỮNG CA KHÚC NGÀY XƯA

 

NHỮNG CA KHÚC NGÀY XƯA

 

Tôi c̣n nhớ một câu chuyện cách đây đă gần ba mươi năm. Một ngày giá rét ở núi rừng thượng du Bắc Việt, chúng tôi một nhóm tù gồm mấy anh em đang lang thang dọc bờ suối để chặt cho đủ chỉ tiêu một bó nứa hai mươi cây. Khi đi ngang qua một ngôi nhà sàn của đồng bào thiểu số, chúng tôi nghe một bài hát vẳng lại. Đó là một bài hát quen thuộc khá b́nh dân, rất phổ biến ở miền Nam là bài Một Trăm Phần Trăm do Hùng Cường và Mai Lệ Huyền hát. Hồi ấy đă là cuối năm 1977, có lẽ đây là một cuốn băng cassette chiến lợi phẩm do một anh bộ đội dân tộc nào đó mang về cho gia đ́nh. Bỗng dưng không ai nói ai, chúng tôi cùng chậm chân lại, rồi đứng hẳn, cùng im lặng lắng nghe. Giờ phút đó, phải nói chúng tôi uống từng lời hát, nuốt từng âm điệu, sung sướng như chưa bao giờ được nghe một bản nhạc hay như thế trong suốt cuộc đời ḿnh. Phần tôi, trong những ngày xưa ấy, tôi cũng không tâm đắc ǵ với hai giọng hát trên và cũng không mặn nồng ǵ với những ca khúc tương tự. Nhưng giờ đây, đó là những điều đă mất, đó là cái ǵ thuộc về máu thịt của miền Nam, đó là cái ǵ thuộc về dĩ văng, thuộc về kỷ niệm. V́ hiện tại là chúng tôi, những thằng tù đă mất tất cả, đang cầm mỗi đứa một con dao tông, đứng bên bờ suối, dưới một cái nhà sàn, thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, xa Sài G̣n tới 1,200 cây số đường chim bay.

 

Mỗi năm Tết đến, bọn tù chúng tôi sau một buổi cơm chiều Ba Mươi, có bát cơm trắng và miếng thịt mỡ, ai cũng hân hoan và phấn khích thức ngủ đón Giao Thừa. Bài hát mà chúng tôi năm nào, giờ Giao Thừa cũng hát đi hát lại hằng chục lần là bài LY RƯỢU MỪNG của Phạm Đ́nh Chương. Sở dĩ bài này không thuộc loại nhạc vàng hay cấm kỵ, là v́ bài hát có những câu mừng anh nông phu vui lúa thơm, người công nhân ấm no, th́ đúng đường lối cách mạng rồi. Với lại c̣n có thêm mẹ già đợi con, từ lâu mong con mắt rưng rưng lệ nḥa, ngày ấy quê hương yên vui, đón anh về, th́ đă là con người, anh bộ đội hay chúng tôi th́ cũng mủi ḷng như nhau, ai đó cũng khóc thầm mà ai biết cho ai. Chúng tôi quây quần bên nhau cùng hát, biết hát và chưa hề hát, hát với tất cả tấm ḷng, hát say sưa như chưa bao giờ hát say sưa như thế. Hát như thế là chúng tôi để cho ḿnh trôi về dĩ văng, như mới hôm qua, hôm kia đây. Hát để nhớ về Sài G̣n, hát để nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà.

 

Sau này trở lại miền Nam, về với gia đ́nh, mỗi năm bài Ly Rượu Mừng trong nhà hay đâu đó lại vang lên, giữa khói pháo mịt mù, lại thấy mắt ḿnh cay v́ khói pháo hay v́ những giọt lệ dưới khóe mắt. Nhớ lại những ngày tháng cũ, nhớ bạn bè xa khuất hay nhớ tới thân phận ḿnh ?

 

Phải chăng, bây giờ chúng ta ở đây có những bản nhạc, những ca khúc đă nghe từ nửa thế kỷ, vẫn rộn ràng gây xúc động biết bao cho chúng ta. Mỗi lần cuối năm Âm Lịch, những bản nhạc Xuân lại vang lên, gợi lại cho chúng ta bao nhiêu nỗi nhớ, bao nhiêu kỷ niệm. Những bản nhạc ấy chúng ta nghe đă hằng trăm lần, đă thuộc từng câu, nhớ từng nốt nhạc, nó làm chúng xúc động hơn ngh́n lần một bản nhạc mới ra đời hay mới nghe đâu đây một đôi lần ..

 

Mỗi bài hát, của riêng mỗi người đều mang theo những màu sắc, âm thanh của một ngày tháng cũ xa xưa nào đó, cho nên đối với người này bản nhạc có thể có ư nghĩa, quay quắt tuyệt vời, với người kia là tầm thường vô vị. Những ca khúc được hát lên trong một đoạn đời nào đó, sẽ được nhắc lại, vẽ lại bây giờ, đó là giai điệu của một mối t́nh, một h́nh ảnh, một tháng, một ngày, một phút giây. Khi tiếng hát được cất lên, chúng ta không nh́n ra người hát, không nhớ tới người viết. Nó là nỗi niềm riêng của mỗi người, là châu báu không thể ban cho ai. Chính những ḍng nhạc đó đă tiềm ẩn sẵn đâu đó trong vùng sâu kín của tâm hồn, đang trỗi dậy gọi chúng ta về với những ngày tháng cũ.

 

Cũng v́ như thế, những tiếng hát ngày xưa mà chúng ta đă nghe quen, giờ đây tưởng chừng như tiếng th́ thầm, ngọt bùi thân ái như tiếng nói của một người quen thân. Cũng v́ như thế, bây giờ có những giọng hát trẻ trung, có thể so bề tài sắc lại là phần hơn, nhưng đối với chúng ta đó vẫn là một điều ǵ c̣n mới mẻ và hăy c̣n xa lạ v́ thiếu một đoạn thời gian, một đoạn đường đi chung, có hạnh phúc mà cũng có khổ đau. C̣n ǵ quí hơn một bài hát cũ, một giọng hát xưa, gọi lại những tháng ngày đă mất. Đó là một người bạn cũ, một người tri kỷ mà chúng ta có thể gởi gắm vào đó những điều thầm kín nhất của ḷng ḿnh.

 

Mùa Xuân tha hương của những người đă bỏ xứ ra đi, của đàn chim phiêu bạt bên chân trời trong chiều nay lạnh giá. Bên những cành hoa đào, những khóm thược dược hay những chậu hoa lan, bên những khay mứt kẹo, cùng với những mâm bánh chưng bánh tét để đón những năm Tết tha hương, quả thật chúng ta không thể thiếu những ḍng ḍng nhạc Xuân rộn ràng mừng Xuân đón Tết.

 

Khi mà những ca khúc đă đi vào ḷng người th́ không ai có thể xóa bỏ đi. Trong những xứ mà chế độ c̣n hà khắc, có những bài hát người ta có thể cấm những ca sĩ hát ở nơi công cộng, người ta có thể cho những người tŕnh diễn hát bài này hay bỏ bài kia, nhưng không ai cấm cản nỗi người ta nuôi trong ḷng những ca khúc mà người ta đă có nhiều kỷ niệm, đă mang trong ḷng một thời. Những ca khúc được nghe, chúng ta đâu có cần tới một lư lịch dọc-ngang hay vuông-tṛn của tác giả, có ai buồn nghĩ tới tác giả đang ở trong hay ở ngoài đất nước hay tổ quốc. Nghe tới những điều cấm kỵ như bỏ tổ quốc ra đi, chống lại cách mạng như là những luận điệu để lên án một người mang tội phản quốc, không đủ lư lịch hoàn hảo để cho tác phẩm của họ được tŕnh diễn trước công chúng.

 

Ngày xưa chúng ta đă hát Văn Cao, đă yêu Đoàn Chuẩn - Từ Linh, đă ngậm ngùi theo Doăn Mẫn, đă từng hát những ca khúc của Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Tư .. và đến cả Lưu Hữu Phước. Nào chúng ta có nhớ ai Bắc, ai Nam, ai bên nớ, bên ni. Nhưng những ǵ c̣n măi lại trong ḷng người mới đáng quí, c̣n cung điện kia, tượng đài nọ, lăng miếu hay mộ bia cũng như ngày thứ huân chương, tước vị đều là những thứ rất dễ phôi phai, đổ nát.

 

 

HUY PHƯƠNG

(Sưu tầm liên mạng chuyển)

 

CHAT ROOM

 

CHAT ROOM

 

Người viết: MINH THÙY. Tác giả cho biết bà quê quán Sài G̣n, hồi nhỏ học trường Gia Long, sau đó là Văn Khoa, ban Văn chương Mỹ; Năm 1989 đi cùng con gái vượt biên đến được nước Đức. Hiện đang sống ở thành phố Mainz, Germany, làm nghề Travel Agency. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một truyện ngắn về các t́nh huống t́m người kết hôn để có thẻ xanh ở lại Mỹ. Sau đây là bài thứ hai.

 

***

Nhóm Chat Room - Amazon bắt đầu sôi nổi từ khi có mặt 2 tay đầu hói Diễn, Đức. Đầu hói, là do Hoa Dung đoán ṃ đặt tên chứ cả nhóm chỉ biết 2 người qua lư lịch trích ngang, c̣n dung nhan với cái đầu bị vắng tóc ít hay nhiều th́ cả hai dấu kỹ.

Ra mắt buổi chat đầu tiên Diễn viết:

- Tụi tui chỉ mong được làm người t́nh không chân dung của tất cả quư vị thôi.

Hắn ḷng ṿng chối quanh khi Quỳnh bắt bí phải tŕnh diện nhan sắc mới cho tham gia Chat Room của cái nhóm Amazon toàn đàn bà.

- Không có ngoại lệ ở đây, ai muốn vô chơi phải lên h́nh, có khi phải lăn dấu tay, lấy mẫu DNS trước cho chắc, biết đâu có tên terrorist nào dở hơi định vào Chat Room này khủng bố tinh thần cô đơn tụi tôi th́ sao !!?

Đức than thở:

- Sao khó khăn quá vậy mấy bà .. ngoại, thân em trôi nổi từ trong nước ra nước ngoài, đến nay gần nửa thế kỷ vẫn mồ côi vợ th́ mấy bà biết nhan sắc của em thê thảm cỡ nào rồi.

- Dám hắn là Chí Phèo vừa mới trốn khỏi bệnh viện tâm thần, có ngày lên cơn tưng tửng sỉ vả bọn ḿnh.

Ư kiến của Điệp làm cả nhóm thất kinh, yêu cầu tạm ngưng để tất cả 14 bà hội ư chat riêng, duyệt tŕnh đơn xin gia nhập của hai ông. Hai đầu hói bắt đầu nản chí anh hùng định xin ra, Phượng ra tay cứu vớt:

- Muốn biết người biết ta th́ cứ để bên địch lên tiếng chát chét vài hôm đi, xem hai ông phát ngôn ra sao rồi có ǵ bác đơn người ta chưa muộn, mà ḿnh được tiếng ăn ở có đức.

- Bọn tui đâu có ngán, nếu cần cứ đem Webcam ra dùng, th́ biết mặt nhau liền, chỉ sợ mấy bà thấy mặt hai đứa tôi lại phải khóc thầm ân hận là: Sao ngày xưa anh không đến sớm với em hay ngậm ngùi hát câu: Duyên trăm năm đă lỡ, t́nh một thuở c̣n vương ..

- Kiêu ngạo vừa thôi ông .. ngoại, hôm qua Dung nằm mơ thấy anh Diễn, mặt lưỡi cày, mũi cà chua, mắt ốc nhồi, lỗ tai lừa, chân đi ṿng kiềng.

- Tui mơ thấy anh Đức cống thở ra toàn mùi thơm khí amoniac.

- Nằm mơ mà ngửi được mùi th́ xin bái phục các bà.

Sau cùng hai ông cũng vô được ṿng bán kết, với 7 phiếu thuận, 7 phiếu chống. Trận chung kết chưa xác định thời điểm nên hai ông cứ chat chat liên tục, dù âm thịnh dương suy. Từ ngày có hai đầu hói, những kỷ niệm vụn vặt thời học tṛ bớt nghe kể lể, không khí sôi nổi với những chuyện đùa, chuyện thời sự. Người trong nhóm ở rải rác mấy nước: Việt Nam, Mỹ, Úc, Canada, chỉ có Phượng một ḿnh bơ vơ bên trời Âu, nước Đức.

Diễn ở vùng Florida, mở màn buổi chat:

- Quư vị nghĩ sao khi Hoa Kỳ định tiến công Irak ? Cậu em út tui đang học Đại học lại muốn đăng kư đi lính Mỹ. Ông bà già rầu quá.

- Làm ǵ phải có danh chính th́ ngôn mới thuận. Không có lư do cụ thể mà cứ ào ào nhảy vào nước người ta, đúng là khách không mời mà đến.

- Có lư do chứ, nhưng nỗi ḷng biết tỏ cùng ai.

- X́, không tỏ th́ ai cũng biết chán ra rồi. Dân Mỹ lúc đầu khoái lắm, tưởng đâu vô Irak rồi th́ xăng dầu sẽ chảy đầy đường, giờ mới thấy rầu, xăng cứ tàng tàng lên giá hoài.

- Có ai biết chuyện Aristotle và Alexandre đại đế không? Để Dung kể nghe, Alexandre là vị Vua thông minh theo học thầy là Aristotle. Với mục đích xây dựng ḥa b́nh cho Hy Lạp, ông đem quân tiêu diệt các nước lân cận để tránh bị xâm lăng, tấn công. Cứ thắng trận ở nước này xong, ông lại đem quân đánh nước khác, chiến tranh kéo dài liên miên. Khi lên ngôi Hoàng đế, ông tâm sự với thầy:

- Con sẽ đưa quân càn quét Ai Cập và Thổ nhĩ kỳ.

- Rồi sao đó ? Aristotle hỏi

- Con sẽ dẹp luôn nước Ba Tư, nêu cao ngọn cờ Hy Lạp.

- Rồi sao nữa ?

- Con sẽ thu phục cả Trung đông vào tay ḿnh.

- Rồi sao nữa ?

- Sau đó th́ con mới ngủ được b́nh yên.

Aristotle mỉm cười, nói: Con ơi, thế sao con không ngủ b́nh yên ngay từ hôm nay đi, có hơn không ?

 

***

Hôm nào chat room vắng bóng hai đầu hói th́ buổi chat xoay ra hỏi thăm t́nh h́nh mấy người vắng mặt.

- Cả tuần nay sao không nghe Thanh lên tiếng, nó lặn đâu ?

- Nó bận tổ chức sinh nhật cho con gái.

- Nghe nói đó là con nuôi ?

- Không, con ruột, nhưng nó thuê người ta mang bầu giùm, đẻ giùm.

Phượng sửng sốt: - Có chuyện đó nữa, sao làm được ?

- Xứ Mỹ này mà, chỉ cần x́ tiền ra là muốn làm ǵ cũng có, nó thuê người ta đẻ hộ bằng cách cấy tinh trùng, nghe đâu phải trả đến 100.000 đô. Nó không muốn đẻ, giữ dáng người cho đẹp, để chồng khỏi chê.

- Vậy mà ông chồng cứ kiếm cớ lặn về Viêt Nam thăm em gái hoài. Hương ở Saigon, chừng hai, ba tháng là thấy mặt hắn nhởn nhơ ở mấy câu lạc bộ tennis, chưa bao giờ từ chối buổi thi hoa hậu hay tŕnh diễn quần áo thời trang nào.

- Làm cách nào mà Thanh thành millionaire mau thế ?

- Nó trúng mánh nhờ mua bán Stock (cổ phần) của Microsoft, vừa khi Stock lên giá cao, nó bán hết, lời gấp đôi, thành triệu phú. C̣n bà Kim nuôi Stock như người ta nuôi heo, chờ heo nặng kư, bán cao giá lời nhiều, bất ngờ Stock xuống giá ào ào, chị Kim chỉ c̣n nước khóc.

- Tham th́ thâm, em ơi, he .. he

- Thế đứa con gái của Thanh giống ai? Sao tao nghi nó giống cái bà mang bầu đẻ thuê giùm quá ?

- Lại Tào Tháo nữa, tao có đến chơi nhà nó, thấy đứa bé giống cha nó lắm.

- Dung lại nghi nó giống ông Phi mới vô nhóm.

- Phi nào vô đây ?

- Phượng tuần trước không vô Chat Room chưa biết, thêm một đầu hói mới xin gia nhập, họ Tôn, khai báo ở vùng Los Angeles.

- Hê, mấy người phải thông báo cho tui biết trước để bỏ phiếu chứ.

- Đừng khó tính em ơi, anh Phi c̣n đơn côi chưa dzợ, là bác sĩ ở bệnh viện, ai đang sống ḿnh ên thử nhào dzô đi.

- Lư lịch lấy đâu ra, độ chính xác bao nhiêu phần trăm?

- Nghe Thanh nói h́nh như hắn ta là bạn của bạn chồng nó, hồi xưa ở bên xóm Gà, Gia định, là cháu trăm đời của Tôn ngộ Không.

- Hậu duệ của Tôn ngộ Không th́ phải ở trong Sở thú chứ sao ở xóm Gà? Nè, hắn họ Tôn Thất hay Tôn Quang.

- Quan tâm chi chuyện đó: Tôn Thất th́ làm quan, Tôn Quang th́ làm ruộng, vấn đề là có nhiều money hay không thôi.

- Hắn là bác sĩ mà không có pḥng mạch riêng, vẫn kéo cày ở bệnh viện th́ chắc đời c̣n đ́u hiu, Thanh có biết mặt hắn không?

- Có lẽ không, nhưng chắc đầu hắn cũng hói như hai tay Diễn, Đức.

 

***

 

Nhân vật đầu hói thứ ba cũng trốn không đưa h́nh. Mấy ông được lợi là vào Web Site của nhóm xem h́nh, biết mặt, biết lư lịch cả 14 người, nhưng không tay nào đủ khí phách chịu tŕnh diện, lư lịch mơ hồ nhưng phát biểu có tôn ti trật tự nên cả nhóm thôi không thắc mắc. Anh Phi xé lẻ chat riêng với Phượng:

- Phượng có vẻ âm thầm nhứt trong nhóm, sao ít lên tiếng vậy.

- Th́ mọi người nói hết phần rồi, ḿnh làm cột đèn đứng nghe.

- Anh lại thích sự im lặng của Phượng.

- Biết tui bao nhiêu tuổi mà xưng anh ngon ơ vậy, coi chừng nhỏ tuổi hơn chị đấy.

- Không sao, lớn tuổi hơn th́ làm anh lớn, ít tuổi hơn th́ làm anh nhỏ vậy.

- Thử trả lời Phượng câu này rồi hăy tự phong chức cho ḿnh: đố anh, cái tượng Nữ thần Tự Do ở New York đi giày hay chân đất vậy, trả lời ngay, 10 giây thôi.

- Có khi đi giày, có khi chân đất. Mùa đông lạnh, tuyết rơi th́ Nữ thần mang giày, mùa hè nóng th́ bà đi chân không, hóng gió cho mát, trả lời vậy được không?

- Láu cá, trả lời nước đôi. Đố anh chơi chứ Phượng cũng đâu có biết, v́ đă qua Mỹ bao giờ đâu.

- Úm ba la, ḿnh với ta tuy hai mà một, ta với ḿnh láu cá như nhau. Đố lại Phượng, nhà văn nào từng viết câu này: Trên quyển sổ đời số mệnh tên chúng ta cùng ở một hàng.

- Tưởng ǵ, dễ ợt, đó là Shakespear, viết ở vở kịch Romeo and Julliet, nhưng liên quan ǵ số mệnh ở đây.

- Thế Phượng không thấy tên anh với Phượng cùng có một vần hay sao?

Phượng lặng thinh, thở ra. Từ lâu cô đă quen chấp nhận số phận ḿnh: tôi sinh ra đời dưới v́ sao cô độc - thờ ơ trước những lời ngụ ư trêu ghẹo của đám đàn ông ở mấy party, đám cưới. Sau lần chia tay ly dị với Hưng, cô cay đắng thấy ḿnh mất hết niềm tin ở cuộc đời, con người.

- Phượng, sao im lặng vậy. Cho anh xin lỗi. Nếu có dịp mời Phượng sang Mỹ chơi....

Phượng lặng im offline, tắt computer.

 

***

Trong đầu Phi dường như chất chứa rất nhiều bài thơ, bài hát trữ t́nh một thời xao xuyến tâm hồn giới trẻ, nhưng anh lại không nhớ hay lẫn lộn tên tác giả. Không hôm nào Phượng không nhận ít nhất một cái mail của Phi. Cô ít vào chat room của nhóm bạn, sợ có lúc không kềm được ḷng ḿnh, tỉ tê bật mí tâm sự th́ thành tṛ cười cho cả nhóm.

Em có về ăn cưới những v́ sao,

để chân bước trên gịng sông loáng bạc,

ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc,

yêu một người mà cảm thấy mênh mông....

Phượng có biết tác giả mấy câu thơ đó không?Anh đang đi lạc đây, Phượng ơi...

 

Những cái mail của Phi chỉ đôi gịng vớ vẩn, trôi nhẹ nhàng vào trái tim đóng băng của Phượng. Có lúc cô ao ước muốn biết Phi như thế nào, lập tức viết mail nhờ Thủy Cúc ở San Jose t́m hiểu điều tra, chưa kịp gửi mail đi đă vội delete, xóa đi. Cô sợ. Cô không dám đối mặt với sự thật. Phượng đă đủ ê chề thất vọng với đời. Tuyệt vọng lần nữa biết cô c̣n sức lực, ư chí đứng dậy đi tiếp được nữa không. Cái ǵ mơ hồ xa xôi mới đẹp. Phượng tự an ủi ḿnh mà cảm thấy thương thân.

 

Phượng là hoa đỏ hay hoa tím? Có hôm ngồi ở thư viện của bệnh viện gơ computer trong đêm, anh nhớ Phượng quá sức. Nơi anh ngồi, dọc theo cửa sổ là những bụi hoa hồng trắng lóng lánh sương đêm, giữa sân có cây phượng tím, không biết ai trồng từ lúc nào. Buổi chiều, sau mấy giờ căng thẳng ở pḥng mạch, anh hay ra ngồi ở ghế đá bên cây phượng đó, chờ một cánh hoa nào vô t́nh rơi xuống vai anh, tưởng đó như là Phượng.

Bao giờ th́ Phượng rơi xuống đây, bên anh?

 

***

Nh́n trên bản đồ thấy gần, chạy xe ra khỏi trung tâm thành phố Los Angeles hơn một giờ mới tới bệnh viện. Thật ra đó là khu dưỡng bệnh dành cho người giàu, hơn là bệnh viện chữa trị cấp thời, ở trên một khu đồi thấp, khung cảnh đẹp êm đềm. Tuấn thả Phượng ngay trước cổng sắt, dúi vào tay Phượng cái Mobil phone.

- Chừng nào muốn về chị bấm số Handy là em sẽ lên đây đón chị, em c̣n phải chạy vài việc riêng nữa, o.k.

Chưa hết câu, Tuấn đă vù xe biến mất. Phượng hơi lo, nhưng không dám kỳ kèo Tuấn theo ḿnh làm body guard. Dân Mỹ quư thời giờ như vàng. Người nào cũng ôm hai ba job, đời cứ xoay như con lật đật.

Qua Mỹ mới hai hôm, Phượng chưa dám cho ai biết tin, kể cả nhóm Chat Room Amazone. Cả đám biết Phượng qua Mỹ mà không thông báo trước dám đăng báo từ Phượng. Chính cô cũng bất ngờ với quyết định của ḿnh.

Chiều thứ ba, Mai làm việc ở phi trường Frankfurt gọi điện thoại tiết lộ:

- Chuyến bay Lufthansa trống nhiều chỗ, để giá rẻ cho nhân viên, em nhận hai vé bay qua Los Angeles, chị có xin nghỉ phép được th́ bay cùng với em.

Trưa hôm sau hai chị em đă ngồi trên máy bay.

Ông gác cổng da đen lật đi lật lại cuốn sổ danh sách nhân viên, rồi mở computer.

- Cô thông cảm, không có ai ở đây mang tên TON hết, cô có nhầm lẫn không ?

Chính Phượng cũng tra t́m với ông, chỉ thấy có 6 nhân viên người Việt, 4 người mang họ Nguyễn, người họ Lê và người họ Trần.

- Tôi làm việc ở đây hơn 20 năm, chưa hề thấy tên này. Cô có tấm h́nh nào của người bạn đó không, tôi biết mặt hết mọi người ở đây, từ ông Giám đốc đến nhân viên, bệnh nhân, người cũ và mới, hỏi tôi c̣n hơn điều tra cảnh sát.

Phượng cám ơn ông ta, cười như mếu, chính cô có biết mặt người đó đâu. Ông gác cổng nh́n cô thương ha.i.

- Tôi nghĩ ra kế này, cô vào căn-tin ngồi nghỉ, vừa quan sát mọi người, bao lâu cũng được. Bộ dạng cô có cho đeo đầy súng trên người cũng không dám thành tên terrorist dấm dớ nào đâu, chừng nào t́m ra người quen th́ cho tôi biết, o.k?

Phượng ngồi chán chê ở căn-tin, đi loanh quanh các dăy hành lang, gặp nhiều nhân viên da vàng tóc đen nhưng khi cất tiếng hỏi mới biết đa số là dân Tàu hay Mễ. Cái con người mỗi ngày gửi mail cho cô dường như không có trên đời này. Trời tối dần, đa số bệnh nhân trở về pḥng, cô đi vô định lên lầu năm, lầu sáu. Một bác lao công tóc bạc, trán hơi hói, độ 60 tuổi, mặc áo xanh, đang đẩy cái xe điện lau hành lang sạch bóng. Hiện đại thật, lau chùi hành lang cũng toàn bằng máy, có đâu phải g̣ lưng, chùi bằng tay vất vả cực khổ như hồi xưa.

Nỗi hy vọng hồi hộp từ hồi trưa mới đến đây rơi rụng hết. Cô xách cái túi có gói quà từ nước Đức dành cho Phi thất thểu quay lại căn-tin chờ Tuấn đến đón. Tim cô bất ngờ đập mạnh, cái bảng hướng dẫn vào thư viện treo cạnh căn-tin, lúc mới vào cô chẳng để ư. Phượng bước nhanh đến đó. Đúng như Phi mô tả, ở góc thư viện là một dăy computer để bệnh nhân vào Internet đọc tin tức, gửi mail .. Vài người đang lóc cóc gơ phím, Phượng chọn cái bàn computer cạnh cửa sổ. Cô muốn ứa nước mắt. Bên ngoài cửa sổ là dăy hoa hồng trắng, giữa sân cỏ là cây phượng tím và cái ghế đá . Thế c̣n anh, anh đang ở đâu ?

Cô kín đáo quan sát từng người đang dán mắt vào khung h́nh, thất vọng: Tất cả đều tóc nâu hay vàng. Cô gơ phím:

- Chào anh, hôm nay Phượng rảnh rỗi, có nhiều chuyện để chat, anh có bận ǵ không? Phượng có điều muốn hỏi anh đây !

Im lặng. Cái tên Phi không thấy bật xanh, chưa thấy dấu hiệu báo Online. Phượng nh́n đồng hồ, quá sớm. Phải sau 9 giờ tối anh mới vào chat room. Thường giờ này anh c̣n đi một ṿng thăm bệnh nhân Phi từng kể như vâ.y. Cô đốt thời gian vào Internet đọc tin tức, chưa dám gửi mail báo tin cho đám bạn. Nhất quyết hôm nay ở đây cho đến tối. Cho đến khi nào t́m ra được Phi, cái ông bác sĩ đó, người mọi ngày gửi đến cô những lời dịu dàng tha thiết.

- Phượng đó à, hôm nay vào chat sớm thế, anh mới vừa rời pḥng mạch xong, rất mệt, nhưng chat với em là vui, hết mệt ngay, có chuyện ǵ, kể anh nghe đi.

Phượng xúc động, ngày chưa Tết sao ḷng ḿnh như Tết, như có tiếng pháo nổ ḍn dă ấm áp đêm giao thừa. Anh có mặt thật trên cơi đời này, chứ đâu phải là ma. Niềm tin của cô chưa chết.

- Tự dưng em chợt nhớ nhà văn Remarque, từng viết: không cần cứu vớt những giấc mộng bởi v́ giấc mộng sẽ tự hồi sinh. Hăy cứu lấy niềm tin v́ nếu không có niềm tin th́ người ta biết sống bằng cái ǵ? Đố anh câu đó trong tác phẩm nàọ

- Chịu thua, đầu hàng, em đọc nhiều thật đó, dám thành cái tủ sách biết đi.

- Chịu thua sớm vậy, dở tệ. Ở tác phẩm Một thời để yêu và một thời để chết.

- Thế chúng ḿnh đang ở thời nào đây, theo em?

- Em không biết, có lẽ chính anh mới là người cho em biết.

- Nói nghe kỳ bí quá. Hôm nay nhớ em lẩn thẩn anh làm ra mấy câu thơ này, gửi tặng em, đừng chê thơ con cóc nhé:

cũng chỉ là gian dối

ôi nhỏ của ḷng ta

đợi chờ gần măn kiếp

nhớ thương muốn bạc đầu

mà em chừng xa lạ

như chưa từng quen nhau

c̣n ǵ trông ngóng nữa

đời ta .. đời ta đâu ..

Phượng biết không, anh chờ em chín đỏ trái sầu, chờ em muốn bạc đầu rồi đây ..

 

Phượng đứng bật dậy, trong đầu cô như vang lên chát chúa tiếng nổ của cái pháo đại cuối cùng ở tràng pháo dây. Mặt cô tái xanh, trái tim như bị thắt lại, đưa mắt quan sát những người đang gơ phím. Chỉ c̣n lại 3 người, và một người mới vào ở góc pḥng, quay lưng về phía cô đang dán mắt vào màn h́nh, say mê gơ. Cô từ từ đi đến sau lưng người đó. Màn h́nh trắng, những ḍng chữ đen nhảy múa .. H́nh như ở đó là mái tóc bạc, hơi hói, bộ áo xanh lao công cô gặp ở hành lang, một gương mặt gầy khô, mệt mỏi, nhẫn nhục.

- Phượng có thấy câu thơ: ôi nhỏ của ḷng ta .. nghe da diết quá không ..

 

Cô đi như kẻ mất hồn, qua khu sân cỏ, qua cổng bệnh viện, thẳng ra đường chính. Ông gác cổng buông tờ báo, nh́n theo Phượng lắc đầu.

 

Người đàn ông vẫn tiếp tục gơ: Phượng đâu rồi, sao đang chat mà bỏ đi, hello, Phượng ơi ..

 

Trong bóng đêm chẳng c̣n nh́n thấy cây phượng tím .. Cũng chỉ là gian dối. Ôi nhỏ của ḷng ta .. C̣n ǵ trông ngóng nữa. Đời ta .. đời ta đâu ..

 

MINH THÙY

(SƯU TẦM LIÊN MẠNG chuyển)

 

website counter