BÀI VIÊ'T

Home
CHUYÊ.N THIÊ`N
CHUYÊ.N THIÊ`N (tt)
VA(N
VA(N (tt)
VA(N 1
VA(N 2
Va(n 3
VA(N 4
VA(N 5
VA(N 6
VA(N 7
VA(N 8
VA(N 9
THO'
CHUYÊ.N LA.
TIÊ?U LUÂ.N
BÀI VIÊ'T
BÀI VIÊ'T (tt)
BÀI VIÊ'T 1
BÀI VIÊ'T 2
BÀI VIÊ'T 3
BÀI VIÊ'T 4
TA`I TU'?
VA(N TÊ'

tree_hienddai.gif

T̀M-HIỂU VỀ LỄ GIÁNG-SINH,

 

T̀M-HIỂU VỀ LỄ GIÁNG-SINH,

CÂY NÔ-EN, và ÔNG GIÀ NÔ-EN

(Khải-Chính Phạm Kim-Thư)

 

            Lễ Giáng-Sinh là lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa Jesus. Tuy lễ Giáng-Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên-Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này th́ mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự-nhiên do không khí Giáng-Sinh mang lại.

 

            Không phải chỉ những người tin theo đạo Thiên-Chúa mới đi lễ nhà thờ, chăng đèn kết hoa trước nhà, và trưng-bầy cây Nô-En (Noel) trong pḥng khách mà mọi người dù theo bất-cứ đạo nào cũng tổ-chức ăn-mừng lễ Giáng-Sinh. Người người đều vui, cảm-thông, và hưởng trọn niềm ấm-cúng thanh-b́nh cùng yêu thương trong mùa Giáng-Sinh đầy hy-vọng v́ Mùa Giáng-Sinh đă tạo cơ-hội giúp mọi người bỏ hết những hận-thù và ích-kỷ nhỏ-nhen nếu có mà họ không thể thực-hiện trước đó được.

 

Có rất nhiều người cảm-thông ư-nghĩa của mùa Giáng-Sinh một cách tự-nhiên mà không thắc-mắc hay băn-khoăn ǵ. Nhưng nếu t́m-hiểu thêm ư-nghĩa của Lễ Giáng-Sinh, Cây Nô-En, và Ông Già Nô-En, chúng ta sẽ thấy thú-vị vô cùng.

 

I. LỄ GIÁNG-SINH 

            Tiếng Anh gọi Lễ Giáng-Sinh là Christmas, tiếng Anh cổ thời xưa gọi Lễ Giáng-Sinh là Cristes Maesse. Từ Cristes Maesse có nghĩa ngày lễ của Chúa (Christ's Mass). Ngày Lễ Giáng-Sinh được tổ-chức vào 25 Tháng 12 dương-lịch để kỷ-niệm ngày sinh của Chúa Jesus Christ và được coi là ngày nghỉ lễ chính-thức của các nước có người theo đạo Thiên-Chúa.

 

            Câu truyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity.  Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng-Trinh tự-nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ-thai này do quyền-lực thần diệu của Thượng Đế tạo ra trong khi bà Mary c̣n đồng-trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ (manger) v́ lúc đó trong nhà trọ (inn) không c̣n một pḥng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi-nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel. Khi được 12 tuổi, Chúa Jesus đến giáo-đường ở Jerusalem và đă làm kinh-ngạc các giáo-sư về môn Mosaic Law với sự hiểu biết của ngài.

 

            Khi lớn lên, Chúa Jesus chọn được 12 người Tông Đồ cùng ngài đi khắp nơi ở Palistine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực-hiện các phép-lạ. Một trong những phép-lạ đó là phép "Loaves and Fishes"(những ổ bánh ḿ và những con cá). Chuyện phép-lạ này được người ta truyền lại là khi Chúa Jesus thuyết-giảng ở một đám đông trong lúc họ rất đói, người ta chỉ t́m thấy 5 ổ bánh ḿ và 2 con cá. Thế mà nhờ Chúa Jesus làm phép trên 5 ổ bánh ḿ và 2 con cá này rồi ra-lệnh cho các đệ-tử của ngài phân-phát đồ ăn cho tất cả mọi người. Sau khi mọi người được phát đầy-đủ đồ ăn và ăn một cách no- nê, người ta thấy 12 chậu đồ ăn vẫn c̣n đầy.

 

            Nhờ việc đi rao giảng lời của Thượng Đế, ngài đă có rất nhiều tín-đồ và đồng-thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản-bội, bị Pontius Pilate - người lănh-đạo dân Do-Thái lúc bấy giờ kết-án, và bị chính-quyền La-Mă đóng đinh trên thập-tự giá. Những người Thiên-Chúa giáo tin là ngài đă cải-tử hoàn-sinh và sự phục-sinh này đă cứu-vớt được bao linh-hồn. 

 

            Theo những tài-liệu liên-quan tới ngày sinh-nhật của Chúa Jesus, người ta thấy Chúa Jesus không phải sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có thể vào tháng 4 hay tháng 5 và có lẽ trước đó 3 năm, tức là cách đây (2004) là 2007 năm. Tây-lịch được tính theo năm đầu-tiên sau khi Chúa sinh ra đời. Theo niên-giám La-Mă, Lễ Giáng-Sinh đầu-tiên được tổ-chức ở La-Mă vào năm 336 Tây-Lịch Kỷ-Nguyên. Tuy-nhiên, ở miền đông đế-quốc La-Mă, một buổi lễ được tổ-chức vào ngày 6 tháng giêng để kỷ-niệm chung cho ngày sinh-nhật và ngày rửa-tội của Chúa Jesus. Cũng vào ngày 6 tháng giêng này ở Jerusalem thuộc Do-Thái (Israel) người ta chỉ tổ-chức lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa mà thôi.

 

Măi vào thế kỷ thứ IV, hầu-hết các nhà thờ ở miền đông đế-quốc La-Mă mới chấp-nhận tổ-chức sinh-nhật Chúa Jesus Christ vào ngày 25 tháng 12. Trong lúc ấy ở Jerusalem, người ta vẫn chống-đối việc tổ-chức Lễ Giáng-Sinh. Nhưng về sau này, Lễ Giáng-Sinh lại được chấp-nhận ở Jerusalem. Các nhà thờ ở nước Armenia, một nước ở Tây-Á, đă không chấp-nhận Lễ Giáng-Sinh. Họ tổ-chức ngày sinh-nhật của Chúa vào 6 tháng giêng. Sau khi Lễ Giáng-Sinh, 25 tháng 12, được thiết- lập ở miền đông đế-quốc La-Mă, ngày kỷ-niệm lễ rửa-tội của Chúa được tổ-chức vào 6 tháng giêng, ngày mà ba vị thông-thái (Magus) từ miền đông đế-quốc La-Mă đến Bethlehem để chiêm-ngưỡng Chúa Hài Đồng. 

 

            Những tục-lệ cổ-truyền về Lễ Giáng-Sinh bắt nguồn từ sự trùng-hợp ngày sinh của Chúa với những ngày lễ kỷ-niệm về nông-tang và mặt trời vào mùa đông (Winter Solstice) của những người không theo đạo Thiên-Chúa. 

 

            Ở La-Mă, ngày 17 tháng 12 là ngày lễ Saturnalia để kỷ-niệm thần Saturn. Đây là thời-gian ăn chơi tưng-bừng nhất và là dịp để mọi người trao-đổi quà kỷ-niệm. Ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh-nhật của Thần Mithra, Thần Toàn-Chân Thái-Dương, thuộc xứ Ba-Tư. Năm mới của người La-Mă là ngày 1 tháng giêng dương-lịch. Vào những dịp này người ta trang-hoàng nhà cửa bằng cây lá xanh tươi và hoa đèn rực-rỡ. Trẻ con và người nghèo được trao quà tặng.

 

            Lửa, đèn, và nến là vật tượng-trưng của sự ấm-cúng và sự sống, nó luôn-luôn liên-hệ với các lễ-lạc vào mùa đông của cả những người theo đạo Thiên-Chúa và các đạo khác. Từ thời trung-cổ, cây thông, một loại cây vạn-niên-thanh, là biểu-hiệu cho sự sống và luôn-luôn liên-hệ với Lễ Giáng-Sinh.

 

II. CÂY NÔ-EN

            Tiếng Nô-En mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là Noel và có nghĩa là Giáng-Sinh. Cây Nô-En có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô-En thường là cây thông nhân-tạo làm bằng ni-lông (nylon) hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang- trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang-hoàng khác như giấy bạch-kim để giả làm tuyết-phủ, kẹo xanh trắng đỏ có h́nh cây gậy ba-toong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy-tinh, h́nh thiên-thần, và cây thánh-giá, v.v. Cây thông sau khi được trang-hoàng như thế có tên là cây Nô-En. Dưới chân cây Nô-En người ta có các gói quà do những người trong gia-đ́nh mua để tặng cho nhau. Cây Nô-En là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng-Sinh.

 

            Việc dùng cành thông và ṿng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà để biểu-lộ sự ước-mong vĩnh-cửu cho đời sống con người là cổ-tục của người Ai-Cập (Egyptian), Trung-Hoa, và Do-Thái. Việc tôn-thờ cây thông và ṿng hoa rất được thông-dụng ở Châu-Âu đối với người không theo đạo Thiên-Chúa. Tục-lệ này vẫn c̣n tồn-tại sau khi họ nhập-đạo Thiên-Chúa.

 

            Người ở các nước Thụy-Điển, Đan-Mạch, và Na-Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang-hoàng nhà-cửa và vựa lúa với các loại cây vạn-niên-thanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma-quỉ. Họ c̣n dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh. Phong-tục này c̣n có ở Đức. Người ta đặt cây Nô-En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.

 

            Cây Nô-En hiện-đại ngày nay có được là do phong-tục của Tây-Đức. Cái khung-cảnh chính của vở kịch nổi tiếng hồi trung-cổ về sự-tích Ông Adam và Bà Eve là một cây thông có treo những quả táo gọi là Cây Thiên Đàng tượng-trưng cho Vườn Địa Đàng (Garden of Eden). Người Đức dựng Cây Thiên-Đàng (Paradise Tree) trong nhà vào ngày 24 tháng 12, ngày hội tôn-giáo, để kỷ-niệm Ông Adam và Bà Eve. Người ta treo những miếng bánh bít-qui (biscuit) gọi là wafers trên Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho dấu-hiệu của Chúa Jesus đứng ra chuộc tội cho nhân-loại. Sau này người ta thay thế bánh Wafers bằng bánh cúc-ki (cookie) có đủ h́nh-dáng khác nhau. Cả những cây đèn-cầy hay nến cũng được dùng làm biểu-tượng của Chúa đứng ra chuộc tội cho nhân-loại.

 

Trong cùng một pḥng có trưng-bày cây Nô-En vào mùa Giáng-Sinh, người ta c̣n dựng một Kim-Tự-Tháp Giáng-Sinh (Christmas Pyramid). Đây là một cấu-trúc bằng gỗ h́nh tam-giác với các kệ để đồ (shelves). Bên trên các kệ này có bày các pho-tượng nhỏ và trang-trí bằng cây vạn-niên-thanh, đèn cầy, và một ngôi sao. Vào khoảng thế-kỷ thứ 16 th́ Christmas Pyramid và Paradise Tree được kết-hợp lại thành cây Nô-En (Chistmas Tree). Phong-tục này đă được thịnh-hành trong giáo-phái Tân-Giáo của Luther ở Đức vào thế-kỷ thứ 18. Nhưng măi tới một thế-kỷ sau đó, cây Nô-En mới ăn rễ sâu vào truyền-thống của người Đức.

 

            Cây Nô-En được du-nhập vào đất Anh từ đầu thế-kỷ thứ 19 và rất được thịnh-hành vào giữa thế-kỷ đó. Sở-dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng-Tử Albert, chồng Nữ-Hoàng Victoria. Ở Anh, vào thời đó, người ta gọi cây Nô-En là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang-trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc-biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu.

 

            Phong-tục trưng-bầy cây Nô-En vào dịp Giáng-Sinh đă được những người di-dân gốc Đức mang vào Bắc-Mỹ từ đầu thế-kỷ thứ 17. Sau đó cây Nô-En được thịnh-hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Nô-En c̣n thịnh-hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai-đoạn này.  Ở Trung- Hoa, Nhật-Bản, và Việt-Nam, phong-tục trưng-bày cây Nô-En là do các nhà truyền-giáo Âu-Tây mang vào từ thế-kỷ thứ 19 và 20.

 

III. ÔNG GIÀ NÔ-EN

            Từ thủa bắt-đầu, Ông Già Nô-En có tên là "Saint Nicholas". Theo truyền-thuyết th́ Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám-Mục người Hy-Lạp ở vào thế-kỷ thứ 4. Nicholas được nổi-tiếng về ḷng tốt của ông. Tuy-nhiên các nhà sử-học không thể xác-quyết sự-kiện về đời sống cũng như sự hiện-hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô-En có tên là "Santa Claus". Tiếng "Santa Clause" được dịch từ tiếng Đức Sinter Klaes. Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô-En có tên là "Le Père Noel".

 

            Truyện thần-thoại về Ông Già Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí-mật cho những người gặp cảnh khó-khăn. Ngoài-ra, Ông Già Nô-En c̣n có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục-truyền, Ông Già Nô-En được sinh-ra ở hải-cảng cổ Lycia của thành-phố Patara thuộc Tiểu-Á Tế-Á (Asia Minor). Khi c̣n trẻ, Ông Già Nô-En đi du-lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám-Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Ông bị tù trong vụ hành-hạ những người Thiên-Chúa-Giáo thuộc triều-đại Hoàng-Đế La-Mă Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều-đại vua Constantine Đại-Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham-dự Hội-Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương-lịch. Nicaea là một thành-phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội Đồng Council of Nicaea có mục-đích xác-nhận ḷng tin vào Thiên-Chúa và kết-tội chủ-thuyết Arianism, một chủ-thuyết chối bỏ Chúa Jesus.

 

Vào thế-kỷ thứ 6, lăng-tẩm của ông Già Nô-En rất nổi-tiếng ở Myra thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Vào năm 1087, những người thủy-thủ và lái-buôn Ư đă cải-táng ngôi mộ của ông và mang di-hài ông về Bari, Ư Đại-Lợi. Sự cải-táng này đă là một sự-kiện lịch-sử và được người ta làm lễ kỷ-niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương-lịch. Từ đó tiếng-tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đă trở nên một trung-tâm hành-hương đông đảo nhất. Lăng-tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo Đường thuộc South Nicala, Bari, Ư Đại-Lợi .

 

            Truyền-thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu-tiên được kể về một phép-lạ rất nổi-tiếng là khi ba vị sĩ-quan bị kết-án tử-h́nh rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đă từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm-họa. Ḷng ngưỡng-mộ đối với Ông Già Nô-En bành-trướng ra khắp thế- giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.

 

            Ông Già Nô-En đă được chọn làm vị thánh hộ-mệnh của nước Nga, Hy-Lạp, các hội từ- thiện, các công-đoàn, các trẻ em cùng thủy-thủ đă được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành- phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đă có hàng ngàn nhà thờ ở Châu-Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng-Đế La-Mă Justinian Đệ-Nhất xây vào thế-kỷ thứ 6 ở đô-thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành-phố lớn nhất của Turkey (Thổ-Nhĩ-Kỳ).

 

            Các phép-lạ của Ông Già Nô-En đă là đề-tài ưa-thích cho nhiều nghệ-sĩ thời trung-cổ.  Ngày hội truyền-thống về Ông Già Nô-En trở thành cơ-hội cho các nghi-lễ của Boy Bishop, một phong-tục phổ-biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị Giám-Mục và ở tại chức cho tới ngày Holy Innocents'Day, tức ngày 28 tháng 12 dương-lịch.

 

            Sự biến-đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng-Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đă xảy-ra lần đầu-tiên ở Đức, rồi đến các quốc-gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa-số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô-En được tổ-chức vào dịp Giáng-Sinh và Năm Mới. Những di-dân người Ḥa-Lan theo đạo Tin-Lành ở thành-phố New Amsterdam, bây giờ là thành-phố New York City, đă gọi Nicholas là Nhà Ảo-Thuật Nhân-Đạo và sau trở thành Ông Già Nô-En, tức Santa Claus.

 

            Ở Hoa-Kỳ và Anh-Quốc, Nicholas là thánh hộ-mệnh của mùa Giáng-Sinh. Theo truyền- thống, Giáng-Sinh là ngày hội của gia-đ́nh và của trẻ con. Người ta trao-đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không c̣n được ghi lên lịch, nhưng việc tổ-chức kỷ- niệm Ông Già Nô-En th́ được tùy-nghi tổ-chức theo mỗi nơi.

 

            Ngày nay tục-lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh-hành. Tùy theo từng địa-phương, người ta tổ- chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành-phố, thường là vào từ trung-tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương-lịch. Trong cuộc diễn-hành Ông Già Nô-En này, người ta làm những xe hoa thể-hiện đặc-tính của từng hội-đoàn hay các cơ-sở thương-mại và cũng thể-hiện ư-nghĩa của mùa Giáng-Sinh. Ngoài ra, người ta c̣n có các ban nhạc diễn-hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng-Sinh. Mặc dầu thời-tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không-gian mà mọi người vẫn tham-dự cuộc vui một cách tưng-bừng và náo-nhiệt.

 

            Ở mỗi nhà vào dịp Giáng-Sinh người ta c̣n mua những đôi vớ hay tất (pair of socks) đỏ treo bên cạnh ḷ sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần-gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí-mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng-tượng ra Ông Già Nô-En với h́nh-dáng của một ông già béo mập, vui-vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng-Sinh (Christmas Eve).

 

            Để kết thúc bài này, chúng tôi xin quư-vị hăy ḥa vào niềm-vui Giáng-Sinh trong ư-nghĩa trong bài thơ tôi của sau:

 

Mùa Giáng-Sinh

 

Lạy Chúa! Mùa Giáng-Sinh, mùa sống-động,

Đem vui-tươi nhộn-nhịp cho muôn loài.

Dù cỏ cây vùi dưới tuyết ban mai,

Cố vươn sức-sống để tỏ niềm ngưỡng-mộ.

 

Lạy Chúa! Chúng con là người khác đạo,

Cũng cảm-thông niềm vui Chúa Giáng-Sinh.

Khắp không-gian ngút-tỏa sắc hương lành,

Đem hy-vọng chuông rền-vang ấm-áp.

 

Bao mỹ-ư hướng ngôi cao của Chúa,

Bao thiện-tâm do ơn Chúa nảy-sinh.

Gương Chúa sáng rạng-rỡ ánh b́nh-minh,

Nhân-loại tối-tăm, đèn trời dẫn lối.

 

Mùa Chúa Giáng-Sinh, đất trời mở hội,

Bao người hớn-hở, khắp chốn hoan-ca,

Ngàn trước ngàn sau đầm-ấm chan-ḥa,

Măi-măi yêu thương sum-vầy hạnh-phúc.

 

 

KHẢI CHÍNH-PHẠM KIM THƯ

 

 

Ghi-Chú: * Bài này được trích trong cuốn Kiến-Văn, trang 87, của tác-giả Khải-Chính Phạm Kim-Thư do Làng-Văn xuất-bản tại Toronto, Canada, năm 2001.

 

Trích đoạn bài viết của GS

 

Trích đoạn bài viết của GS. NGUYỄN CHÂU

 

Nhân mùa Lễ Tạ Ơn,

bàn về:

CÁC THỨ ƠN NGHĨA TRONG CUỘC ĐỜI

 

Trong cuốn "VĂN MINH VIỆT NAM" ở phần Sinh hoạt t́nh cảm, tác giả Lê Văn Siêu đă băn khoăn đặt câu hỏi:

- Cái ǵ làm cho con người thành một con người ?

Câu hỏi mới nghe qua thấy có phần ngờ nghệch, v́ đă gọi là "con người" sao lại c̣n hỏi: cái ǵ làm "con người thành một con người?".

Trong quá tŕnh tiến hóa của của muôn loài trên trái đất, có lẽ loài người là phức tạp nhất. Và v́ sự phức tạp này mà từ thời thượng cổ, người ta đă đi t́m một định nghĩa cho con ngườị Câu hỏi: Thế nào là người ? đă được đặt ra. Và trong Lịch sử Triết học đă có khá nhiều chuyện lư thú về định nghĩa con người.

Chuyện thứ nhất: "Một hôm, nhà hiền triết Platon khi giảng sách cho các môn đệ, đă bảo rằng "người là một con vật có hai chân, mà không có lông vũ." Triết gia Diogène châm biếm câu nói đó một cách tài t́nh, dí dỏm. Hôm sau, ông mang đến một con gà sống, vặt trụi lông, quăng ra giữa lớp học của Platon mà bảo:

- Đấy ! Con người của Platon !

Platon bị Diogène chế nhạo là v́ đă đưa ra một định nghĩa quá ư thô thiển và thiếu sót về con người.

Diogène là một nhà hiền triết Hy Lạp một thời được nhiều người biết đến, v́ ngay giữa ban ngày sáng sủa, ông cầm đèn đi lang thang ở ngoài đường; hỏi đi đâu, Diogène đáp:

- Tôi đi t́m con người.

Thái độ này của Diogène đă làm cho nhiều người đương thời nghĩ rằng ông ta là một kẻ khùng. V́ đối với đa số th́ chung quanh Diogène toàn là người cả sao lại c̣n đi t́m người ? Diogène khùng điên, ngớ ngẩn hay Diogène quá sâu sắc? Thế nào là một con người đầy đủ nhân tính? Những sinh vật gọi là người trong xă hội đầy tranh chấp, hận thù, ngu muội, kiêu căng, hung tàn, độc ác và đầy dục vọng chung bản năng với loài thú có xứng đáng với danh nghĩa con người chăng?

Th́ ra công cuộc cầm đèn lang thang giữa ban ngày đi t́m "con người" của Diogène là một hành tŕnh t́m nhân tính, t́m một con người đầy đủ đặc tính làm người.

Cũng nên biết thêm: Diogène là một hiền triết không có nhà cửa, vợ con, ông sống lang thang như một người tiền sử, mọi rợ, chỗ ở là một cái thùng đựng rượu trống.

Triết thuyết của Diogène là thuyết khinh thường cuộc đời. Ông không có dụng cụ, đồ đạc ǵ ngoài cái bát để ăn cơm và uống nước. Nhưng, một hôm, nhân khi đi qua một con suối, ông thấy một người đàn bà chụm tay lại vốc nước lên uống, ông đă suy tư và nhận thấy cái bát của ông là không cần thiết, ông đập vỡ cái bát và từ đó bốc cơm bằng tay, vốc nước uống.

Đông phương xưa, Khổng Phu tử đă từng than:

-  Vi nhơn nan! Vi nhơn nan! Làm người khó thay!


CÁI G̀ LÀM CHO CON NGUỜI THÀNH NGƯỜI

 

Trở lại với nỗi băn khoăn của nhà nghiên cứu Văn Hóa dân tộc, Lê Văn Siêu. Sau khi đặt câu hỏi, cụ Lê Văn Siêu đă đưa ra câu trả lời rằng:

- "Không phải cái mặt, mà là cái ḷng người ta ăn ở với nhau.

- Vậy th́ cái ǵ làm cho xă hội loài người thành một xă hội của loài người?

- Nhất định cũng không phải những dụng cụ chứng tỏ một tŕnh độ tiến hóa kỹ thuật mà là những t́nh người khi sử dụng những dụng cụ ấy trong cuộc sống chung với nhau." (Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam, trang 101)

Trên đây là đoạn "Khai lối" của Lê Văn Siêu vào nếp sinh hoạt t́nh cảm của xă hội Việt Nam. Lê Văn Siêu đă bắt đầu từ T́nh Vợ chồng, thứ đến là t́nh Cha con, thứ ba là t́nh anh em, họ hàng, thứ tư là t́nh Thầy tớ, thứ năm là t́nh Thầy tṛ và bè bạn.

Nội dung của năm chương sách tác giả Lê Văn Siêu đă phân tích và làm nổi bật những nét độc đáo và đặc thù của những mối liên hệ t́nh cảm và cách bộc lộ t́nh cảm trong cuộc sống. Theo Lê Văn Siêu nếp sống tế nhị này của người Việt chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim trong khung cảnh tế nhị của nếp sống dân tộc không thể dùng phương pháp duy lư Tây phương để phân tích một cách gọi là khoa học thực nghiệm được...

Theo Lê Văn Siêu th́ "cái ḷng ăn ở với nhau" là yếu tố cần thiết để con người thành người nghĩa là biểu lộ đầy đủ nhân tính.

Cái ḷng ăn ở với nhau ở đây phải chăng là T́nh, Nghĩa và Ḷng Biết Ơn?


ƠN LÀ G̀ ?

 

ƠN cũng thường gọi là ÂN (gốc Hán Việt). ƠN là những việc làm, những hành vi giúp ích, đem lại phúc lợi cho người khác (tha nhân) do ḷng thương yêu, từ ái thúc đẩy, chứ không bắt nguồn từ một ư chí vụ lợi nào cả. ƠN là một biểu lộ cao quư của t́nh yêu, một t́nh cảm ban bố vô điều kiện...

Chữ ÂN này Hán tự viết theo lối hội ư gồm chữ Nhân (có nghĩa là: do từ, bởi do...) phía dưới là chữ Tâm (có nghĩa là trái tim, là ḷng yêu thương) như vậy "ơn" là hành động phát xuất từ ḷng. Hán tự c̣n một chữ ÂN có bộ Tâm nữa vói ư nghĩa là sự lo lắng, là t́nh cảm đậm đà như trong từ ngữ "ân cần". Một chữ đồng âm "ân" khác có nghĩa là thịnh vượng, đầy đủ, chẳng hạn: "ân phú" là giàu có. Chữ "ân" này không có bộ tâm, nghĩa là không thuộc về t́nh cảm.

 

NHỮNG THỨ ÂN HAY ƠN TRONG CUỘC ĐỜI

 

Đời sống t́nh cảm của con người ở đời rất phong phú và phức tạp. Sự phức tạp của t́nh cảm thường phát xuất từ vấn đề t́nh nghĩa. T́nh là ḷng yêu thương và nghĩa là ư thức về điều hay lẽ phải, về những cái nên làm, đáng làm. T́nh là những biểu lộ của trái tim, nghĩa là những hành vi từ khối óc, trí tuệ. Con người có đủ Tâm Trí th́ t́nh nghĩa mới điều ḥa và cuộc đời mới hạnh phúc an vui.

Xưa nay, người đời sợ nhất là những kẻ vô t́nh và bất nghĩa, hoặc những người bội nghĩa vong ân. V́ nhân loại đă chịu biết bao nhiêu nỗi đau thương do hành vi vô ơn bạc nghĩa gây nên! Do đó vấn đề "ƠN NGHĨA" rất cần t́m hiểu sâu xa.

 

Tuy xuất phát từ Tâm, nhưng mỗi hoàn cảnh biểu lộ đều có một số dị biệt, cho nên cần khảo sát xem có bao nhiêu thứ ƠN trong cuộc đời.

1.- ƠN CHA MẸ

 

Ca dao Việt Nam ghi nhận:

Ơn cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trongnguồn chảy ra
Một ḷng thờ mẹ kính cha
Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con.

Ơn cha mẹ thường được nói đến một cách tổng quát như "ba năm dưỡng dục, chín tháng cưu mang" hoặc "Cha sinh mẹ dưỡng đức cù lao"... Chúng ta có thể tạm liệt kê như sau:

Ơn sinh sản: mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày... chịu đủ thứ nhọc nhằn vất vả khi con nằm trong bụng. Khi con ra đời mẹ phải chịu nhiều đau đớn, khổ sở. Cha th́ phải lo ngược xuôi để nuôi sống và sắm sửa vật dụng cho đứa con tương lai, lo chu toàn cấp dưỡng cho người mẹ, cầu mong cho "mẹ tṛn con vuông".

Ơn nuôi nấng: bú mớm, bồng ẳm, chăm sóc, nâng niu... mẹ cha phải thường trực lo lắng cho đứa bé.

Ơn thuốc thang, canh thức, dỗ dành khi ốm đau.

Ơn dạy bảo: từ sơ sinh đến lớn khôn cha mẹ đều luôn luôn lo uốn nắn, dạy bảo để trau dồi đức hạnh và trí tuệ để con nên người.


2.-ƠN THẦY VÀ BẠN

 

Ơn Thầy: con người sinh ra nếu không được giáo dục th́ đời sống sẽ rất gần với bản năng thú vật, do đó con người phải học tập, phải được giáo huấn. (Sách xưa có câu "Dưỡng nam bất giáo như dưỡng lư, dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư: nuôi con trai mà không dạy th́ như nuôi lừa, nuôi con gái mà không dạy th́ như nuôi heo!"). Trong quá tŕnh giáo huấn để nên người, thầy là người nhiều công lao và hao tổn tâm trí nhất. Thầy khai sáng kiến văn và đạo lư.

 

Ơn Bạn: trong quá tŕnh thành nhân, bạn cũng là một thành phần rất cần thiết. Con người cần có bạn như "chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay, ngựa có bạn cùng đua, nước đua mới mạnh". Bạn là người đồng trang lứa, cùng thanh khí tức là cùng một ước mơ, sở thích, chí hướng với ḿnh ... thường chung vui, chia buồn, khuyến khích, cổ vũ ḿnh trong những lúc gặp trở lực, nghịch cảnh hoặc thất bại. Trong học vấn, bạn có khi giúp ta hữu hiệu hơn thầy: Học thầy không tầy học bạn. T́nh bạn càng thắm thiết chân thành bao nhiêu th́ ơn bạn càng sâu xa bấy nhiêu.

 

Ở đây cũng cần phân biệt rơ hai thành phần thường hay bị nhầm là một, đó là bạn và bè. Người ta thường gọi chung là bạn bè, nhưng thực sự th́ BẠN và BÈ rất khác nhau.

 

, nghĩa đen là nhiều khúc gỗ, nhiều cây tre, cây nứa kết lại với nhau trong lúc khẩn cấp hoặc cần cấp để vuợt qua sông, để chạy nước lụt... Qua cơn khẩn cấp th́ bè không cần thiết nữa, người ta ră bè ra, gỗ tre rời sẽ đem về làm những việc khác. Trong cuộc sống con người cũng vậy, lúc nguy nan khẩn cấp, v́ vấn đề sống c̣n và tự vệ, nhiều người khác nhau về nhiều mặt vẫn có thể kết bè với nhau để giải quyết hoặc đối phó với những việc xảy ra trước mắt. Chẳng hạn, mọi người trong khu vực bị nước lũ đe dọa kêu gọi nhau ra cùng đào đất đắp bờ ngăn nước; trên đường dài nhiều ngựi tụ với nhau thành bè nhóm để cuộc đi đỡ lẻ loi, để vui, để đối phó với những bất trắc trên hành tŕnh... Khi thủy nạn đă qua, cuộc đi đă đến nơi, đến chốn... nhóm người đă đồng hành này sẽ tan ră, ai lo phận nấy, ai về nhà nấỵ không có trách nhiệm ǵ với cuộc sống của nhau cả. Đó là tính chất của "Bè": kết hợp với nhau v́ một mục đích và tư lợi nhất thời và trước mắt. Trái lại, BẠN đúng nghĩa phải là những nguớ đồng cảm, đồng tâm, cùng một chí hướng, kết hợp với nhau v́ t́nh nghĩa, có trách nhiệm hỗ tương đối với cuộc sống của nhau, chia buồn, chung vui, vinh quang cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia ...

Kinh nghiệm và sách sử đă cho ta thấy rất nhiều t́nh bạn cao quư, keo sơn, ân nghĩa tṛn đầy, thủy chung như nhất.


3.- ƠN T̀NH NHÂN.- (ƠN L̉NG)

 

Sau ơn sinh thành, dưỡng dục, ơn thầy, ơn bạn là ơn người t́nh. Đây là một loại ân sâu nặng nhưng người đời thường ít quan tâm để nhắc nhở. Thật vậy, b́nh thường, con người khi đến tuổi yêu đương ai cũng khao khát có được một T̀NH NHÂN đích thực, nghĩa là một người bạn khác phái "tâm đầu, ư hiệp" tức là có chung một tần số rung cảm của tâm hồn trước cuộc đời và vũ trụ. Một đôi t́nh nhân đích thực phải là hai tâm hồn ḥa hợp một cách tự nhiên chứ không phải là cố gắng điều chỉnh cá tính của ḿnh cho thích hợp với cá tính khác biệt của người kia nhằm mục đích chiếm hữu cho được những ǵ ḿnh thích nơi người mà ḿnh cho là yêu.

(Sự điều chỉnh để cho vừa ḷng đối tượng đang chinh phục, qua thời gian sẽ bị lệch lạc trầm trọng hơn, v́ tính t́nh cố hữu chỉ có thể che dấu chứ không thể nào thay đổi được. Một nhà tâm lư học Pháp đă nhận định rằng: "La nature chassée, revient au galop" nghĩa là "Bản tính tự nhiên bị xua đuổi nó sẽ phi nước đại trở về". Thật vậy, tính t́nh con người bị ư chí khống chế v́ hoàn cảnh, khi có dịp bộc lộ nó sẽ rất vũ băo.)

T́nh nhân hoặc vợ chồng là những nguồn ân ngọt ngào và tha thiết nhất trong cuộc sống của một con người b́nh thường. Người t́nh đích thực là một người biết cho và biết nhận, sẵn sàng ban ơn và chịu ơn của đối tượng. Ân t́nh là sự thông cảm, bao dung, tha thứ, an ủi, vỗ về ... khi gặp gian nan nghịch cảnh ...

 

"Xin chàng chớ có giận hờn,
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che"

Ơn ḷng là ơn của sự tương tri ... biết nhau một cách chân thật.

Kiều đă nói Thúc Kỳ Tâm:
"Nàng rằng:" Muôn đội ơn ḷng..."
Và Thúc sinh đă khẩn khoản:
Sinh rằng:"Từ thuở tương tri
Tấm riêng những nặng v́ nước non..."


Câu chuyện "Phạm Công-Cúc Hoa" là một điển h́nh về ơn ḷng: Phạm Công là một học tṛ nghèo, Cúc Hoa là con một quan Tri Phủ bề thế, cao sang. Trọng tài, mến đức và thương cảm hoàn cảnh người học tṛ mồ côi cha đang lo nuôi đưỡng mẹ già ... Cúc Hoa đă đem ḷng yêu thương tha thiết. T́nh yêu mănh liệt của Cúc Hoa đă buộc quan Tri Phủ phải gă nàng cho Phạm Công. Cúc Hoa đă giữ đúng đạo làm vợ, làm dâu ... để chồng rảnh rang lo học hành. Truyện kể rằng đến ngày lên Kinh đô ứng thí, Cúc Hoa đă dốc hết tiền của dành dụm đưa cho chồng làm lộ phí. Phạm Công đă rớm nước mắt chia đôi với vợ số tiền nhỏ ấy để cả hai cùng sống c̣n ... Cái khăn quàng cho đỡ rét Cúc Hoa trao cho, Phạm Công cũng xin vợ được xé làm đôi mỗi người một nửa ... Ôi! Ân t́nh này làm sao quên được! Cho nên, sau khi đỗ Trạng Nguyên, Vua ép gả công chúa hai lần, Phạm Công đều xin vua tha mạng v́ đă có người vợ nghèo và hai con nhỏ ở quê nhà. Tức giận, vua đă toan dùng đến cực h́nh để trị tội "khi quân" nhưng Phạm Công vẫn một mực từ chối...

 

Phạm Công-Cúc Hoa là truyện hư cấu để nói lên những ân t́nh sâu nặng của t́nh yêu đích thực. Chuyện thực xảy ra trong đời, chúng ta có bà Trần Tế Xương và nhất là bà Phan Bội Châu. Cụ Phan đă khóc và kể ơn người bạn đời một cách thảm thiết! Cụ Phan đă viết thư cho con trước khi cụ bà mất như sau:

"Này con! Chúng con ôi! Cha mày e chết ở rày mai, có lẽ mẹ mày không được một phen gặp nhau nữa! Nhưng nếu Trời thương ta, cho hai ta đồng chết, th́ gặp nhau ở suối vàng cũng vui thú biết chừng nào!

"Nhưng đau đớn quá! Mẹ mày e chết trước ta, Ta hiện giờ nếu không chép sơ những việc đời mẹ mày cho chúng con nghe, thời chúng con rồi đây không biết rơ mẹ mày là người thế nào, có lẽ bảo mẹ ta cũng như người thường thảy cả.......

"Bây giờ ta ư lúc sắp sửa chết, mà chưa chết, đem lịch sử mẹ mày, nói với mày:

"Mày nên biết, nếu không có mẹ mày thời chí của cha mày đă hư hỏng những bao giờ kia! .....................

"Bây giờ nhắc lại, trước khi ta xuất dương, khoảng hơn mười năm, nghèo đói mà lại bạn bè nhiều, khốn cùng mà chí vững, thiệt một phần nửa là nhờ ơn mẹ mày...."

 

Mối ân t́nh ấy làm sao cầm được giọt nước mắt biết ơn? Ôi! những người t́nh, người vợ, người chồng ... t́m nhau, đến với nhau, chẳng phải v́ tiền, v́ của, hay v́ những hào nhoáng bên ngoài ... mà là v́ những t́nh cảm cao cả và cao quư, v́ những rung động tâm thức chung, riêng giữa trường đời thường dẫy đầy vị kỷ, nhỏ nhen!

 

Ôi! những người t́nh, những cặp vợ chồng đă chỉ biết trải ḷng ra để thương yêu và thông cảm nhau, không hề mảy may đặt vấn đề quyền lợi với nhau mà chỉ thấy có một trời thương yêu không bờ giới, Không những chỉ lo cho thân thể và linh hồn của nhau mà c̣n lo lắng cho cả ḍng họ của nhau để rồi tự nguyện hy sinh hết thân tâm v́ nhau. Người t́nh đích thực thường cảm thấy vui thú, hạnh phúc khi được hy sinh cho người ḿnh yêu.

Xin trích vài câu khóc vợ của cụ Phan Bội Châu để tạm kết phần "ÂN T̀NH":

"T́nh cờ gặp khách năm châu, hơn ba mươi năm, chồng có như không, cố đứng vững mới ghê, ngậm đắng, nuốt cay tṛn đạo mẹ.

"Khen khéo giữ nền tứ đức, ngoài bấy chục tuổi, sống đau hơn chết, thôi về mau cho khỏe, đền công trả nợ nặng vai con.

"Ba mươi năm cầm sắt khéo xa nhau, mưa sầu gió thảm chỉ bóng làm chồng, ngồi ngó trẻ con rơi lệ nóng.

"Dưới chín suối thân bằng như hỏi đến, lấp biển dời non, nào ai giúp bác, chỉ c̣n ḿnh lăo múa tay không".


4.- ƠN TRI NGỘ

 

Đây cũng là một nguồn ân đem lại nhiều hạnh phúc và lạc thú trong cuộc đời, nhất là đối với những ai từng gặp đổ vỡ v́ nhầm lẫn hoặc bị nhiều ngộ nhận.

Có một người bạn tâm giao là điều mà hầu hết mọi người đều ao ước. Bạn tâm giao không phải là để nhờ vả ǵ nhau trong cuộc sống vật chất. Đây là sự gặp gỡ kỳ diệu giữa phần tâm linh của hai người tuy sống riêng biệt mỗi người một phương, một cảnh khác nhau, cách xa, nhưng cứ nghĩ đến nhau th́ lại thấy vui, thấy được ấm ḷng và không thấy ḿnh cô đơn, trống vắng. Trông thấy nhau th́ vui, vắng nhau th́ nhớ, cùng vui, cùng buồn...

Trong các ngành thuật như cầm, kỳ, thi, họa... có một tri kỷ là điều thật cần thiết. V́ nếu không gặp được tri kỷ th́ lấy ai mà "tỏ nỗi hàn ôn", lấy ai "gởi gắm niềm tâm sự", t́m đâu ra người hiểu được ḿnh qua một khúc đàn, một nước cờ, một lời thơ, một nét họa.

Không có ơn tri ngộ, ta sẽ rơi vào tâm trặng cô đơn khắc khoải của Tố Như:

 

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngă tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"

(Xưa nay những buồn hận trời khó hỏi
Thời thế vần xoay ta vẫn trong nỗi oan này
Không biết ba trăm năm sau
Trên đời có ai sẽ khóc Tố Như chăng?)

Gặp được một người bạn hiểu được tâm sự của ḿnh ai mà không cảm thấy sung sướng, thấm thía t́nh người và biến ơn tri ngộ?

Ơn tri ngộ sẽ làm cho cửa ḷng ta mở rộng đến những t́nh yêu bao la và cho ta gặp được chính ḷng ta ... giúp ta trở thành con người đầy đủ nhân tính hơn...

Cuộc tri ngộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê trong văn học sử Việt Nam là một t́nh bạn tâm giao thắm thiết đến nỗi khi Dương Khuê tạ thế, Nguyễn Khuyến đă cảm thấy mất đi hầu hết hứng thú của cuộc đời:

 

"Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua, không phải không tiền, không mua!
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?
Giường kia treo những hững hờ
Đàn kia có gảy, ngẩn ngơ tiếng đàn..."

(Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê)

 

Ơn tri ngộ cũng có tác dụng xóa hết biên thùy của giai cấp.


5.- ƠN XĂ HỘI - QUỐC GIA

 

Đây là những ơn thiên về lư trí. Không ai có thể sống mà không cần đến xă hội v́ sống đích thực là sống-cùng và sống-với người khác. Do đó, mọi người trong xă hội đều phải biết ơn lẫn nhau. Cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe cộ, thuốc thang, giải trí ... vân vân đều là những công ơn trong cuộc đời. Trong cảm thức này, người đời đă luôn luôn cảm ơn nhau trong các sinh hoạt hỗ tương hàng ngày.

 

ƠN QUỐC GIA tức là ơn những người khai quốc và trị quốc, lo mở mang bờ cơi, giữ ǵn an ninh, thăng tiến cuộc sống v́ phúc lợi của muôn người. Ngày xưa trong thời quân chủ ơn này được gọi là "ơn vua lộc nước" hoặc là "ơn mưa móc" v́ vua thường được đồng hóa với quốc gia, vua là con trời cho nên có mưa, có sương (móc) ...  thấm nhuần thần dân.


6.- ƠN TRỜI, ƠN THIÊN NHIÊN, SÚC VẬT

 

Hầu hết người Việt Nam thuần túy đều tỏ ra biết ơn tất cả những ǵ đem lại an sinh cho loài người. Ca dao ghi nhận:

 

"Ơn Trời mưa nắng phải th́
Nơi th́ bừa cạn, nơi th́ cày sâu..."

Và đối với Trâu, người nông dân đă xem như một thành viên trong sản xuất, một "người" bạn:

 

"Trâu ơi! ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cái cày với nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa c̣n bông,
Th́ c̣n ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn."

Súc là những con vật được thuần hóa và nuôi trong nhà. Súc vật hỗ trợ rất đắc lực cho sự sống con người từ sức lao động đến thực phẩm, thuốc men...

Trong nhiều xă hội, nhất là xă hội Âu, Mỹ ... súc vật có một vị trí khá đặc biệt trong gia đ́nh. Chó, mèo, lợn ... thường trở thành "bạn" gần gũi của con người, được nâng niu và thương quư rất mực ...

Trong tinh thần biết ơn thiên nhiên vũ trụ này, người Việt xưa đă tôn thờ và tạ ơn cả Ngũ Hành. Mỗi làng theo truyền thống đều có miếu Ngũ Hành thờ năm bà: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ (Cây cối mùa màng tốt tươi th́ tạ ơn Bà Thủy, Bà Mộc; Thợ rèn th́ cúng tạ ơn Bà Hỏa, Bà Kim; c̣n Bà Thổ th́ nhà nào cũng phải cúng v́ tất cả đều nhờ ơn đất mới có chỗ nương tựa).


7.- ƠN THIÊNG LIÊNG:

 

 Về mặt tôn giáo có các ân sau đây:

Ân Tam Bảo:

Giáo lư Phật có nói đến bốn ân lớn. "Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ". Tứ trọng ân gồm: Ơn Cha mẹ, Ơn thầy bạn, Ơn quốc gia, xă hội và ân Tam Bảo.

Ân Tam Bảo là ơn Phật, Pháp và Tăng.

a.- Ân Phật Bảo: ơn trường từ bảo vị vương cung, thê tử quyến thuộc để xuất gia t́m đạo giải thoát cho chúng sanh, chịu sáu năm khổ hạnh tu tŕ, tham thiền 49 ngày dưới gốc cây Tát-ba-la để chứng ngộ và ơn thuyết pháp giáo hóa trong 49 năm.

b.- Ân Pháp Bảo: nhờ Pháp ta mới biết lối tu hành, khử ác, hành thiện ... để thoát ly khổ đau, sanh tử ... được thanh tịnh an vui.

c.- Ân Tăng Bảo: ơn các bậc xuất gia tu hành phiên dịch, diễn giảng kinh điển giữ Pháp luân thường chuyển ...

Ơn Chúa:

Thiên Chúa Giáo có "Kinh Lạy Ơn" nội dung có những ơn như sau: "Chúng tôi lạy ơn đức Chúa trời thiêng liêng sáng láng vô cùng đă cho tôi đặng làm người, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và lại cho phần xác tôi ngày hôm nay đặng mọi sự lành, lại cho ngôi hai xuống thế làm người chịu chết trên cây thánh giá v́ tôi...

Tóm lại, con người sinh ra và sống ở đời là đă chịu rất nhiều những ơn huệ của nhau. Đối với người có tấm ḷng thanh cao rộng mở th́ sự ghi ơn rộng khắp muôn nơi. Trái lại đối với người ích kỷ, ḷng dạ lúc nào cũng mưu cầu lợi lộc cho bản ngă của riêng ḿnh th́ không có ǵ gọi là ân nghĩa cả, mọi tương giao chẳng qua chỉ là trao đổi, lợi dụng nhau ... Khi không c̣n giá trị để lợi dụng, hoặc nhận thấy không thể lợi dụng được nữa th́ xoay lưng, sấp mặt, thậm chí t́m cách triệt hạ người đă giúp ḿnh từ những ngày "vạn sự khởi đầu nan" để chứng tỏ là tôi không hề mang ơn ai.

Nhân Ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, chúng tôi xin t́m hiểu sơ lược các thứ ơn trong cuộc đời và xin nhắc lại một vài điều ân nghĩa trong truyền thống dân tộc Việt qua hành vi làm ơn và đền ơn.


THI ÂN & BÁO ÂN

 

Hầu như đa số người đời khi thi ân đều do sự thúc đẩy t́nh cảm, của ḷng nhân ái, của cái mà Mạnh Tử gọi là "Trắc ẩn chi tâm," hành động giúp đỡ đồng loại bộc phát, không bao hàm mong cầu sự báo đáp nào cả. Câu nói mà bà phiếu mẫu "mắng" Hàn Tín là một biểu lộ cụ thể. Người làm ơn nhằm mục đích buộc người ta biết ơn ḿnh th́ thực chất đây không phải là ơn mà chỉ là một loại nợ, tạm ứng mà thôi. Người làm ơn đích thực không cần báo. Làm ơn không cầu báo, "thi ân rồi quên đi" không bao giờ nhắc lại, không kể cho người thứ ba nghe biết th́ chắc chắn không có oán.

Trong Kinh Luận Bảo Vương Tam Muội, trích dẫn bởi Mười Điều Tâm Niệm, điều thứ 8 ghi rằng: "Thi ân đừng cầu đền đáp, v́ cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ".

"Đức Phật đă dạy bằng một h́nh tượng rất cụ thể: "COI THI ÂN NHƯ ĐÔI DÉP BỎ" nghĩa là xem việc giúp đỡ kẻ khác là một cách "Thi ân mạc niệm." Đừng bao giờ nhớ là ḿnh đă có làm ơn cho ai. Kinh Phật c̣n có nói: "Người bố thí hàm ân người được bố thí." Thế th́ vấn đề ân nghĩa và báo đền không c̣n ǵ quan trọng nữa.

Thế nhưng, về mặt đạo lư làm ơn là một hành vi thuộc t́nh cảm, dù người làm ơn không nghĩ đến chuyện được biết ơn, đền ơn, người nhận ơn vẫn thường không quên ơn. Đó là nguyên ủy của ngày Thanksgiving tại Bắc Mỹ.

Thật vậy, người da đỏ bản xứ khi giúp đỡ cho di dân Anh đang đói lạnh, bệnh và chết trong mùa đông khắc nghiệt vào năm 1620, họ không có một ư tưởng lợi lộc nào, hành vi này khởi từ ḷng nhân mà thôi. Lễ Tạ Ơn đầu tiên mà di dân Anh cử hành ở Plymouth vào mùa thu năm 1621, đă kéo dài nhiều ngày chung vui giữa di dân và người da đỏ bản xứ.

Thanksgiving là ngày vừa tạ ơn trời vừa tạ ơn người.

 

 

 

GIÁO SƯ NGUYỄN CHÂU

(THI ĐÀN VIỆT NAM chuyển)

0_thuyentrensong_blue.jpg

T́m Sông

 

T́m Sông

TRẦN TRUNG ĐẠO
(Nhân đọc ư kiến của nhà văn Trần Hoài Thư trên Talawas)


Cách Boston ba giờ lái xe về phía Bắc có một địa điểm du lịch được gọi là Lost River. Thỉnh thoảng vào mùa lá vàng (foliage), trên đường đi xem lá rơi trên đỉnh White Mountain về, tôi và gia đ́nh dừng lại ở Lost River. Chúng tôi có khi c̣n tham gia một tṛ chơi nhỏ gọi là t́m sông. Lư do, khi đứng trên mặt đất bạn chỉ thấy núi rừng trùng điệp chứ chẳng thấy sông hay suối nào cả. Nhưng nếu áp tai vào mặt đất để lắng nghe, bạn sẽ nghe tiếng nước chảy róc rách. Và nếu bạn chịu khó đi t́m theo những chiếc thang được đặt sâu vào ḷng đá hoa cương, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trong ḷng núi, những con nước đang chảy. Nơi này là những tia nước nhỏ rỉ ra từ kẽ đá và nơi khác là một ḍng nước mạnh hơn đang tuôn. Chúng chảy một cách tội nghiệp, chảy một cách tức tưởi nhưng dường như không biết mệt mỏi là ǵ. Người ta bảo những con nước đó phát xuất từ một ḍng sông lớn nhưng chảy lạc và mất dần trong rặng White Mountain. Ḍng sông tưởng đă chết. Nhưng không, sau hàng trăm năm, những con nước nhỏ vẫn rỉ, vẫn chảy xuyên qua kẽ đá hoa cương. Và như thế, theo thời gian, kẽ đá bị đục lớn hơn. Những con nước nhỏ dần dần thông qua được, hội tụ vào sông lớn để chảy ra Đại Tây Dương.

Đọc bài viết ngắn của nhà văn Trần Hoài Thư về số phận hẩm hiu của các nhà văn, nhà thơ miền Nam sau 1975, tôi muốn viết vài ḍng để chia sẻ với anh. Thật ra, những ưu tư, thắc mắc của anh dễ hiểu và cũng rất dễ trả lời. Văn học Việt Nam cho đến nay vẫn là văn học của kẻ thắng trận và lịch sử Việt Nam vẫn đang được viết bởi kẻ thắng trận. "Ai giải thích được lịch sử th́ kẻ đó thắng" như một người nào đó đă nói, và trong cùng ư nghĩa, kẻ thắng có độc quyền giải thích lịch sử. Tôi cũng muốn nói với anh, văn học miền Nam, giống như ḍng sông Lost River kia, tưởng đă chết, nhưng không, vẫn chảy trong chịu đựng âm thầm và bền bỉ.

Nhớ lại chuyện nước ḿnh tháng 5 năm 1975. Khi đứng nh́n những tác phẩm văn học miền Nam, từ triết Tây của giáo sư Lê Tôn Nghiêm cho đến triết Đông của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, từ truyện dài của các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn cho đến các tác phẩm vừa in xong của các nhà văn thuộc nhóm Sáng Tạo, từ thơ Vũ Hoàng Chương cho đến thơ Trần Tuấn Kiệt bị tập trung để đem đi đốt trong chiến dịch gọi là "Bài trừ văn hóa đồi trụy", không ai nghĩ văn học miền Nam c̣n một cơ hội nào khác. Nhưng rồi văn học miền Nam, đă theo chân những người cầm bút, ra biển. Nhờ đó mà chúng ta có Tháng ba găy súng, Đại học máu, Thép đen, Ra biển gọi thầm, Ḷ cừ, Tôi phải sống và hàng trăm, hàng ngh́n tác phẩm có tên và không có tên khác. Tác giả của chúng là những nhà văn miền Nam trước 1975, là những nhà văn vừa lớn lên ở hải ngoại, là những bác HO già ghi lại tháng năm tù, là những cô gái ngồi nhớ lại chặng đường vượt biên đầy nước mắt của ḿnh. Bên cạnh giá trị văn chương, những tác phẩm đó c̣n chứa đựng giá trị của máu xương. Người đọc, dù đồng ư hay không, dù đứng bên này hay bên kia ngọn núi ư thức hệ, vẫn không thể phủ nhận sự hiện diện của những tác giả và tác phẩm đó trong ḍng văn học Việt Nam hải ngoại như những chứng tích của một khoảng lịch sử đầy khắc nghiệt của dân tộc chúng ta.

Tôi thường nghe nhiều người tự nhận là những kẻ thức thời lớn tiếng: "Hăy quên đi quá khứ và hướng về tương lai". Ai không biết điều đó, nhưng có tương lai nào mà không bắt đầu từ quá khứ? Trong khoảnh khắc chúng ta đang sống bao giờ cũng có bóng dáng của hôm qua và mầm mống của ngày mai. Xin đừng nhân danh tuổi trẻ khi ḿnh không c̣n trẻ nữa. Hăy để chính thế hệ trẻ Việt Nam được lên tiếng nói, được đọc và được sống như tuổi trẻ với tất cả đặc tính của thế hệ họ, nhiệt t́nh, nông nổi, bướng bỉnh và hướng thiện. Tại sao ngăn cấm các em biết về quá khứ của cha ông chúng? Sang hay hèn, vinh hay nhục, công hay tội của những người đi trước, các em đều nên biết và cần phải biết. Biết không phải để sống vùi trong quá khứ nhưng để vượt qua, không phải để rồi giẫm lên những hầm hố nhưng để khỏi đặt chân vào.

Một số người cho rằng việc giới thiệu các tác phẩm nói về chiến tranh, tù ngục là khơi dậy ḷng thù hận trong tuổi trẻ một cách không cần thiết và không thích hợp cho hướng phát triển của đất nước trong thời đại mới. Những ư kiến đó, nếu không phát xuất từ ước muốn thỏa hiệp, có thể từ ḷng tốt. Vâng, không một người Việt Nam có ḷng với đất nước nào muốn đào sâu chuyện thù hận, ân oán, trái lại, ai cũng mong được sớm xóa đi những phân hóa, ngăn cách trong ḷng dân tộc Việt Nam. Nhưng thù hận không thể xóa bỏ bằng sự che đậy và chia rẽ không thể lấp kín bằng lăng quên mà phải bằng thái độ dám nh́n thẳng vào sự thật và nói lên sự thật. Câu ngạn ngữ quen thuộc "Yêu nhau không phải chỉ nh́n nhau nhưng cùng nh́n về một hướng" thoạt nghe có vẻ cải lương nhưng lại thích hợp với những người Việt có ḷng trong hoàn cảnh này. Người Việt có ḷng đều thương nhau, đều nh́n nhau nhưng chưa thật sự cùng nh́n về một hướng. Do đó, để "giải oan cho cuộc biển dâu này", những người Việt quan tâm đến văn học và đất nước Việt Nam, trước hết, cũng nên tập nh́n về một hướng, hướng của sự thật.

Tôi được nghe kể lại chuyện một nhà nghiên cứu văn học trong nước thăm viếng thành phố Boston. Trong một buổi uống trà riêng tư với các nhà văn Việt Nam tỵ nạn ở đây, nhà nghiên cứu văn học này đă thú nhận, nếu không có dịp ra nước ngoài ông ta sẽ không bao giờ biết những ǵ đă xảy ra bên trong những trại tù mệnh danh là những "trại cải tạo". Và ông cũng thố lộ một cách thành thật, nếu không đọc các tác phẩm của văn nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài, ông sẽ không biết có một ḍng văn học gọi là văn học Việt Nam hải ngoại. Ḍng nào chính thống, ḍng nào lai căng, ḍng nào dân tộc, ḍng nào phản dân tộc, là phán xét của người đọc và của lịch sử. Đó không phải chỉ là chuyện ba mươi năm trước hay ba mươi năm sau, mà có thể của trăm năm hay ba trăm năm tới. Nhà biên khảo văn học kia là một giáo sư văn chương, có phương tiện, được phép đi đây đi đó mà c̣n ngạc nhiên như thế, 50 triệu thanh niên Việt Nam sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến và chưa bao giờ có dịp ra khỏi Việt Nam, sẽ hiểu thế nào về văn học miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại hiện nay? Sự hiểu biết một chiều nào cũng dẫn đến ư thức cực đoan, và ư thức cực đoan nào cũng là tai họa cần tránh cho đất nước ḿnh.

Cái giá để được ra biển của Lost River là phải đục xuyên qua rặng White Mountain dày nhiều cây số và cái giá để được tiếp tục sáng tác của văn nghệ sĩ miền Nam là kiên nhẫn chịu đựng, giẫm lên những băi ḿn biên giới, băng qua núi rừng, vượt qua biển cả, sống sót từ các trại Cổng Trời, An Điềm, Suối Máu, Hàm Tân. Ba mươi năm sau, như Lost River vẫn chảy, nhịp tim của văn học Việt Nam hải ngoại vẫn đập đều nếu chúng ta biết lắng tai nghe.

 

TRẦN TRUNG ĐẠO

(THI ĐÀN VIỆT NAM chuyển)

website counter