Nếu chàng gan dạ
và can đảm cùng ḿnh như thế th́ hẳn chàng có
nhiều lá gan và không chỉ chàng dành riêng cho vợ mà c̣n cho
người khác nữa:
Đàn ông năm
bảy lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.
Đó chỉ mới
là "toan tính" thôi chứ chưa chắc đă dám hành
động rơ ràng dứt khoát như trường hợp
của phe tóc dài dưới đây:
Hai tay cầm hai
quả hồng
Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai
Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Thương chồng th́ ít, thương trai th́ nhiều.
Như thế,
cuộc sống lứa đôi của cặp vợ
chồng trên đây không có ǵ bảo đảm sẽ
tồn tại với thời gian, không thể nào ăn
đời ở kiếp đến răng long đầu
bạc được. Người chồng ở đây
là một người chồng đau khổ. Anh đau
khổ là phải v́ lỗi là do chính anh chứ không phải
nguyên do nào khác. Vợ anh không thương anh mà đem ḷng
thương trai là do anh đần độn quá sức:
Một là em lấy
chồng quan
Hai là chồng lính, ba là chồng dân
Nhưng em không chịu lấy chồng đần
Về nhà cha mẹ mắng, ra đường chị em
khinh.
Cái quan niệm
chọn chồng của người đàn bà ở trên
thật minh bạch. Lấy ai cũng được, sang
hèn ǵ cũng xong nhưng không thể đi nâng khăn
sửa túi cho một anh ngu đần, ăn nói vụng
về luôn luôn gây phật ḷng người khác. Có một câu
chuyện kể rất tiếu lâm về một anh
chồng đần độn kiểu này như sau:
Một anh chồng trong một gia đ́nh nọ, vừa ngu
vừa vụng về. Hễ mở miệng ra là đem
bực ḿnh đến cho người khác. V́ thế, trong
mọi giao tiếp, bà vợ phải cấm chỉ anh ta,
không cho nói ǵ hết. Một hôm, hai vợ chồng
được mời dự bữa tiệc đầy
tháng con của một người bạn. Bà vợ dặn
chồng là suốt bữa tiệc, phải im lặng hoàn
toàn. Anh chồng nghe lời. Đến dự, mặc cho
thiên hạ nói ǵ th́ nói, suốt buổi anh thủ khẩu
như b́nh. Đến lúc tiệc tan, mọi người
chia tay nhau ra về, mỗi người đều nói
một lời chúc tụng nào đó cho cháu bé. Anh chồng
buộc ḷng phải phát ngôn. Anh bèn nói với chủ nhà, là
mẹ của đứa trẻ sơ sinh: "Chị
thấy đó, từ đầu tiệc đến
giờ, tôi hoàn toàn không có nói điều chi cả. Lỡ
ngày mai cháu bé có chết, chị đừng có đổ
thừa là tại tôi đấy nhá".
Cánh đàn ông chúng ta
thường tự nhận ḿnh là "đần ông"
để vuốt ve, thỏa măn tự ái của các bà
chứ nếu các bà thật sự chê chúng ta là ngốc, là
đần th́ ta đành phải xách xe không chạy mút
chỉ cà tha thôi:
Một đêm quân
tử nằm kề
C̣n hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm.
Hay :
Một ngày dựa
mạn thuyền rồng
C̣n hơn chín tháng nằm trong thuyền chài.
Nàng không chịu
lấy chồng ngu đần đă đành rồi nhưng
nếu anh chồng thuộc loại "quanh quẩn xó
bếp", tối ngày bám váy vợ, nàng cũng chê trách nữa:
Chồng người
đi ngược về xuôi
Chồng tôi ngồi bếp để
"buồi"chấm gio!
Ngay cả đến
chuyện người đàn ông ngủ trưa hoặc sáng
xỉn chiều say cũng bị chê trách:
Giàu đâu đến
kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.
Và có lẽ không có ǵ
"đau khổ" và bực ḿnh hơn là lấy
phải một anh chồng "vô tích sự", chẳng
làm ăn ǵ được. Nàng phải nhắc khéo chàng
nhưng liệu chàng có khứng chịu hay không lại là
chuyện khác:
Có chồng phải
"ấy" ai ơi
Cớ sao anh lại khơi khơi nằm kề?
Từ Đông sang Tây,
một ngàn năm trước hay một triệu năm
sau, bất cứ ở đâu, thời nào cũng có
những người đàn bà không đoan chính, tự do
xả láng sáng về sớm. Có chồng th́ càng dễ
"lăng ba vi bộ", v́ đă có người
đứng mũi chịu sào rồi mà.
Có chồng càng dễ
chơi ngang
Đẻ ra con thiếp con chàng con ai?
Và c̣n ra cái
điều "thách thức" nữa các cụ ạ:
Con tôi đi kiếm
về đây.
Có cho nó gọi bằng thầy th́ cho.
Không những thách
thức mà c̣n trâng tráo, đanh đá, trơ mặt ngồi
xổm trên luân thường đạo lư nữa mới là
kinh hăi. Trong đời, bạn đă từng gặp
loại người đàn bà này chưa?:
Lẳng lơ cũng
chẳng có ṃn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ.
Tuy nhiên dù có lẳng
lơ hay chính chuyên th́ cuối cùng không ai có thể sống
măi trên cơi đời đầy dẫy oan nghiệt này, và
ai cũng như ai, cũng nằm sâu dưới 3
thước đất chứ có khác cái ǵ đâu.
Lẳng lơ
chết cũng ra ma
Chính chuyên chết cũng đem ra ngoài đồng.
Trường hợp
nàng gặp phải một anh chồng ba phải, phổi
ḅ, không quan tâm thắc mắc ǵ đời sống của
nàng, ra cái điều rộng lượng th́ nàng cũng có
quyền rong chơi với ngày tháng chứ:
Em đây là gái năm con
Chồng em rộng lượng, em c̣n chơi Xuân.
Thà là như thế
c̣n hơn là cái cảnh đêm nay để cửa chờ
chồng, đêm mai th́ chờ ông láng giềng:
Đêm qua để
cửa chờ chồng
Đêm nay để cửa chờ ông láng giềng.
Ngày xưa, khi
người chồng qua đời, người vợ
để tang 3 năm, sau đó có quyền lấy chồng
khác. Tuy thế, cũng không ít trường hợp chưa
măn tang, người đàn bà đă vội có người
đàn ông khác:
Mả chồng c̣n
đó trơ trơ
Đă cùng người khác đợi chờ năm canh.
Bên cạnh đó
cũng có những người vợ rất đàng hoàng,
đoan chính, nhỏ nhẹ thưa với người
đi theo tán tỉnh ḿnh rằng "cám ơn những t́nh
cảm anh dành cho tui nhưng xin anh đừng đến
nhà tui nữa kẻo chồng tui ghen":
Có ḷng th́ tạ ơn
ḷng
Anh đừng đến nữa mà chồng em ghen
Trong đời
sống hàng ngày, vợ chồng chia bùi xẻ ngọt
với nhau. Không ai có thể săn sóc lo lắng cho nhau tận
t́nh như vợ với chồng. Thử h́nh dung ra cảnh
người chồng đau nằm liệt giường,
người vợ lo thuốc thang, chân thấp chân cao
bưng thuốc đến cho chồng uống, vừa
đi vừa vái trời cho chồng mạnh khỏe
để cùng ăn đời ở kiếp. Làm sao ta không
thương hết ḿnh những người vợ như
thế được:
Cầm con dao sắc,
cắt một củ gừng
Bỏ vô nồi đất, sắc lại vài phân
Cái tay em bưng, cái chân em bước
Mái tóc em xước, cái lược em rơi
Vừa đi vừa vái ông trời
Cho chồng em mạnh, ở đời với em.
Nếu người
đàn bà thương chồng nhiều đến thế
th́ hẳn nhiên là cũng thương con ngập ḷng. Nàng
bương chải đi làm nuôi con, mặc cho áo rách, vai
sờn:
Em đi làm muớn
nuôi ai
Cho áo em rách, cho vai em ṃn
Em đi làm mướn nuôi con
Áo rách mặc áo, vai sờn mặc vai.
Một h́nh ảnh
khác cho thấy sự buôn tần bán tảo và bương
chải ngược xuôi, đầu tắt mặt tối
để lo sinh kế gia đ́nh của người
đàn bà đến nỗi vú nàng xẹp, lưng nàng teo:
Một ngày ba trận
trèo đèo
V́ ai vú xẹp, lưng teo hỡi chàng?
Nh́n chung, qua những
vần ca dao, chúng ta có thể h́nh dung và hiểu được
những suy nghĩ cùng tâm t́nh và cách sống của dân gian.
Cũng qua ca dao, người xưa đă để lại
cho chúng ta một kho tàng về kinh nghiệm sống trên
mọi lănh vực, trong đó đáng kể nhất là kinh
nghiệm nói về bản chất không thể thay
đổi ở một số người, hay nói nôm na là
khi đă thành "tật" rồi th́ khó mà chữa
được:
Trời nắng
rồi lại trời mưa
Tính nào tật nấy có chừa được đâu.
HUỲNH VĂN PHÚ
(Thi
Đàn Việt Nam chuyển)